Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nhận định về sự bình đẳng trong Phật giáo

08/04/201319:51(Xem: 3387)
Vài nhận định về sự bình đẳng trong Phật giáo


Vài nhận định

về sự bình đẳng trong Phật giáo

Thích Lệ Thọ

Giới học giả đã bỏ ra không ít thời gian và giấy mực để bàn về chuyện bình đẳng hay không bình đẳng giữa Tăng và Ni với những giới luật chênh lệch từ thời đức Phật. Nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi cũng thường lưu tâm khi có những ý kiến mới, nhằm đúc kết những nhận định khách quan với lòng mong mõi là đáp ứng được phần nào về mặt nhận thức cho giới học giả. Trong khi chờ đợi cộng đồng Phật giáo thế giới tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất qua logic, Lịch sử, Khảo cổ, Ngôn ngữ học… và đặc biệt là sự thể nghiệm tâm linh của Ni đoàn!

Đầu tiên chúng ta hãy nhận định đức Phật là người như thế nào? Nhà Khoa học, Tâm lý học, sử học, Toán học, Y học, nhà Minh triết…cộng tất cả những cái ấy lại cũng chưa đủ để chỉ cho bậc Toàn Giác như Ngài! Vì những gì Ngài nói ra đã hơn 2600 năm: “trong vũ trụ này không phải chỉ có trái đất là có sự sống và mầm sống là do duyên sinh…”, vậy mà mãi cho tới ngày nay các nhà khoa học và ngành không gian của con người mới phỏng đoán được ngoài trái đất này còn có vô số sự sống khác: “Hai nhà khoa học Charles Lineweaver và Tamara Davis, Đại học New South Wales ở Sydney (Australia) mới đưa ra phỏng đoán trên sau khi dùng phương trình Drake để tính xác suất của sự sống trong vũ trụ. Theo đó, ở các hành tinh có điều kiện tương tự trái đất, sự sống có thể đã hình thành và đang phát triển song song với chúng ta. Và như lời đức Phật nói sự sống này là Duyên sinh: “Jeffrey Bada và Antonio Lazcano, Đại học California ở San Diego (Mỹ), đã nhận định những mầm sống đầu tiên trên trái đất có lẽ đã không hình thành ở điều kiện nhiệt độ rất cao như người ta vẫn tưởng, mà ở nhiệt độ giá lạnh dưới các lớp băng dày cách đây hàng tỷ năm. Và sự sống cũng không chỉ xuất hiện một lần, mà nhiều lần…” (vnexpress 16/6/2002) Các nhận định trên cho chúng ta suy luận tiếp, với trí tuệ siêu việt của Đức Phật đã vượt xa các khối óc khoa học thượng thặng ngày nay! Như vậy, chắc chắn rằng trong đời sống của Ngài không có hành động dư thừa và phát biểu thiếu thận trọng mà đặc biệt là đưa ra các giới điều cho hàng đệ tử được thanh tịnh thân và tâm! Nên chuyện chấp nhận cho nữ giới xuất gia làm Tỳ khoe Ni là cả một vấn đề nan giải trong bối cảnh của xã hội Ấn Độ lúc đó, khi phải trở thành đời sống “khất sĩ”, phải đối mặt với thú dữ, cướp bóc, thời tiết khắt nghiệt…và đặc biệt là phải đưa ra những giới cấm nào cho thích hợp để Tăng Ni sinh hoạt chung một đoàn thể mà không phát sinh tình cảm! Vì nó là bức tường ngăn cản bước chân của Hành giả tiến đến giải thoát. Chỉ đặt chừng ấy vấn đề thôi thì đủ thấy cả một tấm lòng “bi mẫn” và trí tuệ siêu việt để giải quyết vấn đề chứ không đơn giản như bao nhiêu học giả đã lấy lăng kính của thế kỷ 21 soi ngược lại trước Công nguyên, rồi cho rằng đức Phật thiếu Từ bi thiếu bình đẳng giữa Tăng và Ni. Đó là những chi tiết hết sức quan trọng, nhưng có bao giờ các học giả tự đặt mình vào hoàn cảnh Nữ Khất sĩ? chứ đừng nói là đã trải qua đời sống Tu sĩ! Nên “Diana Y. Paul giải thích giới luật: “Bản văn đầu tiên được dịch dưới đây trình bày sự lệ thuộc của Ni đoàn đối với Tăng đoàn, cho thấy Ni đoàn bị mất đi quyền tự trị, và bị tước đoạt quyền lực để định nghĩa những bổn phận tôn giáo mà nữ giới phải thực hiện. Không giống như hệ thống tổ chức bên Thiên chúa giáo, các ma-sơ không bị lệ thuộc bên các linh mục. Chư Ni Phật giáo trong xã hội Ấn Độ cổ đại bị phụ thuộc vào chư Tăng, cơ cấu tổ chức của chư Ni cũng lệ thuộc hệ thống tổ chức của chư Tăng. Họ được chư Tăng trực tiếp hướng dẫn trong các buổi họp của nhị bộ Tăng”. (Buddhismtoday-Quan điểm Phật giáo về nữ giới-so sánh luật Tỳ Kheo và Tỳ Khoe Ni dựa trên giới bổn tiếng Hoa-Liên Hiếu dịch)

Chúng ta thử đặt lại vấn đề tại sao đức Phật đã chấp nhận phụ nữ làm Tỳ kheo Ni mà lại cho họ giữ nhiều giới hơn Tăng? Sao Ngài lại bất công đến thế? Trong khi Ngài đang kêu gọi xã hội lúc bấy giờ xoá bỏ giai cấp, vậy mà Ngài lại thiết lập giai cấp trong đoàn thể của Ngài? Nên Susan Murcott phát biểu: “Tăng đoàn quản lý Ni đoàn, các giới luật và quy tắc của chư Ni lại nghiêm khắc hơn chư Tăng. Mục đích của các giới nghiêm khắc này là để kềm chế bản chất ngang ngạnh của phụ nữ và để giành quyền hành tuyệt đối cho chư Tăng. Các vấn đề vừa nêu trên, Tỳ-kheo-ni In Young Chung nhận định: “Mặc dù, hầu hết các học giả và các nhà nghiên cứu Phật giáo đều tán thành Tỳ-kheo-ni dưới quyền Tỳ-kheo Tăng là do có quá nhiều giới thêm vào cho Tỳ-kheo-ni và Bát Kính Pháp buộc họ phải tuân thủ, tôi vẫn không đồng ý với những ý kiến này. Hơn nữa, dựa vào thực tế của đời sống khi các giới hình thành, nếu khảo sát hoặc so sánh các điều luật của cả Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni một cách tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy rằng các điều luật ấy hết sức thực tiễn và cảm thông cho đời sống tu sĩ cả Tăng lẫn Ni. Điều này phải được nhìn nhận một cách sâu sắc về “đời sống khất sĩ” của chư Ni như đã mô tả trong Luật Tạng. Thật sai lầm khi chúng ta chỉ dựa vào sự hiện diện của các giới trội hơn cho Tỳ-kheo-ni mà lại khái quát hoá quan điểm của Phật giáo về phụ nữ nếu không khảo sát nguồn gốc của các giới đó hoặc bối cảnh xã hội”

Từ đây, chúng ta có thể suy luận thêm cùng một vấn đề chênh lệch về giới, nhưng các học giả đều có mỗi góc độ nhìn khác nhau. Và những người “trong cuộc” lại có cái nhìn thực tiển và chính xác hơn! Ngay điểm này, chúng ta có thể tạm chia ra làm hai khái niệm:

1/ Học giả: là một chuyên gia đi thu thập dữ liệu, nghiên cứu, so sánh, thậm chí chẻ sợi tóc ra thành ngìn mảnh nhỏ để đi đến kết luận: 1+1=2 mà không cần trải qua thực nghiệm!

2/ Hành giả: là người giai đoạn sau của Học giả, là sau khi nghe rồi suy nghĩ, thấy sự việc đó đúng, đi đến thực hành (Văn như tư, tư như tu). Nên Hành giả là người: 1+1=1. Hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, nên đứng về mặt khách quan nhận xét thì các Học giả đúng về mặt so sánh số lượng với số lượng Tỳ Kheo Tăng giữ 250 giới, Tỳ Kheo Ni giữ 348 giới. Nhưng ngay nơi 2 danh từ Tăng và Ni đã nói lên sự khác khác biệt giữa hai giới tính.

Như vậy, chúng ta suy luận thêm, đức Phật là người biết rõ tâm sinh lý của chúng sinh! Vì Ngài đã chứng nghiệm tự thân: “Chính bản thân ta chịu sanh, già, bệnh, chết, sầu khổ và phiền não, khi nhận chân được sự nguy hiểm của chúng, ta đã tìm kiếm cái không bị sanh (ajaata), không bị già, (ajara) không bị bệnh (abyaadhi'm), không bị chết (amata), không bị sầu khổ (asoka'm), không bị phiền não (asankili.t.tha'm), sự an tịnh tối thượng vượt thoát khỏi mọi trói buộc - ta đã chứng đạt niết-bàn. Tuệ nhãn và tuệ tri sau đây đã xuất hiện trong ta; sự giả thoát của tâm trở thành bất động. Đây là đời sống cuối cùng. Ta không còn phải tái sanh nữa”. (Niết bàn và sự chấm dứt luân hồi-Buddhismtoday). Cho nên Ngài đã mạnh dạn chỉ dạy cho hàng đệ tử phải gìn giữ giới luật như thế nào, và Tỳ kheo cần phải giữ bao nhiêu và Tỳ Kheo Ni cần phải giữ bao nhiêu là đủ, để đạt được Trí tuệ và đạo quả Giải thoát! Như vậy, trong sự chênh lệch này đức Phật không hề có sự nhầm lẫn và Ngài đã có sự cân nhắc hết sức tận tường và tinh tế. Vì những người nữ đầu tiên phát tâm xuất gia là Mẹ và những nhưng người thân thuộc của Ngài, nên chắc chắc là Ngài không phải bị sức ép của xã hội, phong tục tập quán và bất cứ một thế lực nào! Đứng ở góc độ này Việt Nam có câu Ca Dao khá giống cách xử sự của Ngài: “thương con cho roi cho vọt, ghét con thì cho ngọt cho bùi”! Như thế, giới luật của Ngài cho Tăng và Ni giữ là cả một tấm lòng bi mẫn như một người “Cha” đối với tất cả các “con”, chứ không phải vì chư Tăng có cùng giới tính với Ngài nên được giảm bớt giới cấm!

Làm sao Ngài không biết sự khác biệt về cơ thể vật lý và tâm sinh lý của Nam và Nữ ! Trong chúng ta đây điều thừa nhận rằng: Người nữ hầu như 80% là sống thiêng về tình cảm và người Nam có đến 85% sống thiêng về lý trí. Nên chúng ta không thể quy nạp đoàn thể Tăng già như một tập đoàn Dầu hoả Rockerfeller hoặc công ty phần mềm của Bill Gate là dù Nam hay Nữ khi hội đủ điều kiện làm việc là cùng tuân thủ chung một nội quy của tổng giám đốc đưa ra! Hay phải theo văn hoá Tây phương, phụ nữ phải được hưởng ưu tiên trên mọi lĩnh vực, hiểu như thế là hết sức tai hại và sai lầm với lộ trình hướng đến Vô ngã trong đạo Phật!

Thật ra, chư Tăng giữ 250 và chư Ni 348 giới ( theo Bắc tông) chỉ là con số tượng trưng cho giới “Tướng”, chứ giới “Tánh” không hẳn là dừng lại ở đó! Ví dụ: giới không được uống rượu, nhưng chúng ta phải hiểu là không được dùng những chất kích thích! Không được khởi tâm nghĩ đến chất kích thích, chứ không thể hiểu một cách đơn giản là chỉ có cấm không được uống rượu mà thôi! Nên giới luật của Tăng Ni là khác hẳn với điều lệ của xã hội. Vì vậy, giới còn được ví: người mù được sáng mắt, giữa biển khơi tìm được hải đảo như châu báu lấy hoài không biết chán! Còn người phá giới như tên bắn, như thác đổ, như ngựa chạy và như xe đang vào đường đèo mà bị bể bánh đứt thắng….những lời dạy đó bàng bạc khắp nơi trong giáo lý của Ngài cho chư Tăng qua các kinh Tứ Thập Nhị Chương và phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa…nhưng có học giả nào phản ảnh đức Phật đã bất công cho Tỳ kheo giữ thêm ngoài 250 giới?

Có thể nói đây là vấn đề lớn và khó cho các Học giả và những ai mới bắt đầu nghiên cứu giáo lý Phật giáo, nó không giản đơn như chuyện 1+1=2, nên một hành giả đã phát biểu: “nếu chẳng một phen sương thấm lạnh, hoa kia đâu dễ ngửi mùi hương”! Vì vậy, Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni có chênh lệch giới điều là không hẳn trong đạo Phật bất bình đẳng mà đó là nhu cầu cần thiết cho từng cơ thể vật lý và tâm sinh lý của mỗi Hành giả đang trên đường tìm đến giải thoát. Một khi đã hết bệnh thì tất cả các loại thuốc đều trở thành vô nghĩa, nên trước khi vào Vô dư y Niết Bàn Ngài đã khẳng định: “trong suốt 49 năm ta chưa hề nói một lời!” Vậy mà ngày nay chúng ta cứ đem cái đầu óc phân tích, hý luận chia chẻ giáo lý của Ngài ra hàng tỷ mảnh vụn, rồi phê phán chổ này không logic, chổ kia không công bằng…trong khi hai phạm trù Phân tích và thực nghiệm hoàn toàn trái ngược nhau. Hãy mạnh dạng buông bỏ tất cả thì chúng ta sẽ thấy được trong đạo Phật là bình đẳng tuyệt đối!

Delhi, 18/06/2002


-- o0o --

Nguồn: nigioingaynay.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 14170)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28436)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/03/2012(Xem: 9333)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
04/03/2012(Xem: 46282)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
15/02/2012(Xem: 4155)
Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.
26/01/2012(Xem: 10996)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
18/01/2012(Xem: 3286)
Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền... Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
06/11/2011(Xem: 3223)
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bổn Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Đại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.
15/10/2011(Xem: 3510)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
19/06/2011(Xem: 5517)
Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567