Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Visàkhà, vị đại thí chủ thời Đức Phật .

08/04/201319:49(Xem: 5298)
Visàkhà, vị đại thí chủ thời Đức Phật .


Visakha, Vị Đại Thí Chủ của Phật

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Ngôi tự viện nằm phía Đông thành Savatthi là do bà Visakha, vị nữ thí chủ nhiệt thành của Đức Phật, dâng cúng. 

Bà được Đức Phật ngợi khen là đứng hàng đầu các bà tín nữ. Nhưng hơn nữa, câu chuyện sau đây của bà Visakha và những lời dạy bảo của ông cha bà cho thấy rằng vào thời bấy giờ người ta đối xử rất nghiêm khắc đối với hàng phụ nữ. Mặc dầu thái độ gắt gao đối với nữ giới và mặc dầu cuộc sống của người phụ nữ có rất nhiều giới hạn, nhờ đức tin dũng mãnh nơi Giáo Huấn của Đức Phật, bà Visakha đã có khả năng vượt lên trên những giới hạn ấy.

Bà Visakha sanh trưởng tại thành Bhaddiya, trong vương quốc Anga. Cha bà là Dhananjaya, quan giữ kho của nhà vua và mẹ bà là Sumanadevi. Lúc vừa lên bảy, bà nhiệt thành lắng nghe những lời giảng giải rõ ràng và trong sáng của Đức Bổn Sư và chứng đắc tầng thánh thứ nhất (nhập lưu). Theo tập tục thời bấy giờ, vào năm lên mười sáu tuổi bà được gả cho Punnavaddhana, con của quan giữ kho tên Migara.

Sau đây là câu chuyện được ghi nhận. Khi cha mẹ Punna khuyên bảo chàng nên chọn một người xứng đáng để làm bạn trăm năm thì chàng nói, ‘Chỉ khi nào có thể tìm được một cô gái có đủ ‘Năm Vẻ Đẹp’, con sẽ làm y như lời cha mẹ dạy’. Ông bà nói, ‘Nhưng Năm Vẻ Đẹp ấy là gì, hỡi con yêu dấu?’ ‘Vẻ đẹp của tóc, vẻ đẹp của thịt, vẻ đẹp của xương, vẻ đẹp của da và vẻ đẹp của thời niên thiếu,’ Punna nói.

‘Người phụ nữ quý giá phải có tóc như đuôi công, khi tháo xả buông xuống thì đụng chí mắt cá rồi cuộn trở lên. Đó là điểm đầu tiên, Vẻ Đẹp Của Tóc.’

‘Cặp môi của nàng màu đỏ hồng, tươi như bí rợ, đều đặn xinh xắn và mềm dịu. Đó là điểm thứ nhì, Vẻ Đẹp Của Thịt.’ 

‘Điểm thứ ba, Vẻ Đẹp Của Xương, răng của nàng trắng trẻo và khít khao đều đặn, sáng chói như một xâu chuỗi ngọc sắp đứng ngay hàng thẳng lối, hoặc như xa cừ bằng phẳng bóng láng.’

‘Da của nàng, không dùng đến gỗ trầm, son, hoặc trang sức nào khác mà bóng láng mịn màng như tràng hoa súng và trắng trong như tràng hoa Kanikara. Đó là Vẻ Đẹp Của Da, cái đẹp thứ tư.’

‘Thứ năm và cuối cùng, Vẻ Đẹp Của Thời Son Trẻ, là dầu có sanh đẻ mười lần, nét xuân xanh của nàng cũng giống như người vừa có một con.’ (1).

Tức thì bà mẹ của Punnavaddhana cho thỉnh một trăm lẻ tám vị bà la môn, dâng cúng nồng hậu và nhờ họ tuôn ra đi khắp nơi tìm một thiếu nữ có ‘Năm Vẻ Đẹp’. Trước khi chư vị bà la môn lên đường bà tặng tiền bạc rất hậu và trao cho mỗi vị một tràng hoa bằng vàng đắt giá, và nói: ‘Nếu ông tìm ra một thiếu nữ với ‘Năm Vẻ Đẹp’ ấy, xin hãy đeo cho nàng cái tràng hoa bằng vàng này.’

Nghệ Thuật Chọn Một Cô Gái

Theo lời dặn, các vị bà la môn tủa đi khắp nơi trong các thành phố lớn, nhưng tìm không ra một thiếu nữ như được mô tả. Có một vài vị đến Saketa nhằm một ngày hội, và dân chúng đang vui vẻ dự lễ. Được biết rằng vào ngày ấy tất cả dân chúng - dầu là những người mà bình thường không bao giờ ra khỏi nhà - đều ra ngoài với đàn tỳ nữ, đi dài trên bãi cát dọc theo sông. Và được biết rằng vào ngày ấy những thanh niên thuộc giai cấp chiến sĩ, giàu sang và có địa vị, đứng dài theo bên đường. Khi thấy một phụ nữ trẻ đẹp và cùng giai cấp đi ngang qua thì đến tặng tràng hoa.

Visakha lúc ấy khoảng mười sáu tuổi, trang sức đẹp đẽ, khoan thai từng bước trên bãi cát theo ven sông cùng với rất đông tỳ nữ. Nhưng rồi một cơn mưa thình lình kéo đến, và các thị nữ vội vã chạy nhanh vào núp mưa trong một gian nhà trống bên đường. Nhưng Visakha thì không, mặc dầu mưa to, vẫn giữ dáng đi nghiêm trang bình thường.

Các vị bà la môn thấy vậy hỏi cô: ‘Này công nương, những người tùy tùng của công nương đã bươn bả chạy vào để đụt mưa để giữ cho y phục và đồ trang sức khỏi bị ướt át; nhưng công nương thì chậm rãi như thường, ắt phải mắc mưa.’ Để trả lời Visakha nói: ‘Này thưa ông, không nên nói vậy. Tôi mạnh khoẻ hơn những cô ấy nữa, nhưng có những lý do chánh đáng để không hấp tấp.’

‘Có bốn hạng người sẽ mất phẩm cách khi chạy rong ngoài đường; và ngoài ra còn một lý do khác.’

‘Một vì vua áo mão chỉnh tề, cân đai sáng chói mà bỏ chạy quanh quẩn trong triều đình, ắt sẽ mất phẩm cách. Làm như vậy vua chắc chắn sẽ bị phê bình bất lợi, và người ta sẽ chỉ trích. ‘Tại sao vị vua ấy cũng chạy nhảy giống như thường dân?’

‘Cùng thế ấy, thớt ngự tượng nai nịch đầy đủ, đàng bệ oai nghiêm, sẽ mất phẩm cách nếu đâm đầu bỏ chạy ngoài đường; nhưng nếu khoan thai dõng dạc tiến bước thì ắt là nghiêm chỉnh thích nghi.’

‘Một nhà sư cũng mất phẩm cách trong khi chạy. Hấp tấp vội vã, xốc xết y bát, mất vẻ khả kính của một tu sĩ, vị ấy sẽ bị dân chúng chỉ trích, ‘Tại sao vị sư ấy chạy rong như người cư sĩ thường?’. Nhưng nếu trầm tĩnh và trang nghiêm bước từng bước, nhà sư ắt giữ được phẩm cách của mình.

‘Một phụ nữ cũng mất phẩm cách trong khi chạy. Bỏ chạy ngoài đường như vậy người ta sẽ khiển trách, ‘Tại sao thiếu phụ ấy kém thận trọng, chạy ngoài đường như đàn ông để mất hết nề nếp đoan trang phong nhã như vậy?’

‘Đó là bốn hạng người mất phẩm cách trong khi chạy.’

‘Nhưng, còn một lý do khác là gì?’ các vị bà la môn hỏi.

‘Này quý ông, khi sanh con gái, cha mẹ hết lòng dưỡng nuôi chăm sóc, gìn giữ cho con nguyên vẹn tay chân và các bộ phận lớn nhỏ trong thân; bởi vì phụ nữ chúng tôi là những món hàng để bán, chỉ là hàng hóa để đấu giá, và cha mẹ nuôi dưỡng với chủ ý sẽ trao đổi với một gia đình khác trong cuộc hôn nhân. Vì lẽ ấy trong khi chạy, nếu chúng tôi vấp phải lai quần hay vật gì khác dưới đất và té gãy tay hay gãy chân, chúng tôi sẽ là gánh nặng cho gia đình. Còn quần áo mà chúng tôi đang mặc, dầu sao đi nữa nó sẽ khô. Vì có những ý nghĩ tương tợ trong tâm, thưa các ông, nên tôi không chạy.’ (2)

Các vị bà la môn xem xét và nhận thức rằng thiếu nữ này có đủ ‘Năm Vẻ Đẹp’, hoan hô nàng và trao tặng tất cả những tràng hoa bằng vàng rồi đem tin mừng về cho Migara, quan giữ kho.

Mười Điều Khuyên Dạy

Lễ thành hôn được cả hai bên, nhà trai và nhà gái, chuẩn bị rất trọng thể. Dhananjaya, quan giữ kho, cho con mình nhiều của hồi môn quý giá, trâu bò, tôi trai tớ gái và cung cấp tất cả nhu cầu cần thiết cho Visakha, và sau cùng khuyên dạy con: ‘Này con yêu dấu, có những điều làm cho phẩm hạnh được đoan trang và lối xử thế được tốt đẹp mà con phải thận trọng gìn giữ, ngày nào còn sống chung với chồng con:

1. Ngày nào sống chung trong nhà với cha mẹ chồng, không nên đem lửa trong nhà ra ngoài.

2. Không nên đem lửa ở ngoài vào nhà.

3. Chỉ cho những người cho.

4. Không cho những người không cho.

5. Cho cả hai, những người cho và những người không cho.

6. Ngồi một cách an vui.

7. Ăn một cách an vui.

8. Ngủ một cách an vui.

9. Trông nom gìn giữ lửa.

10. Tôn trọng các vị trời trong nhà.

Và ý nghĩa thật sự của mười điều khuyên dạy là:

1. Nếu con nhận thấy cha mẹ chồng hay chồng có chi lỗi lầm, không nên đem chuyện xấu trong nhà thuật lại cho láng giềng, đầu này hay đầu kia; bởi vì không có lửa nào có thể tệ hại như lửa ấy.

2. Nếu có người láng giềng, đàn ông hay đàn bà, nói xấu cha mẹ chồng hay chồng, không nên đem những lời phỉ báng ấy về nhà lặp lại vào nói rằng, ‘Người nọ, người kia nói xấu điều này hay điều khác về ta’; bởi vì không có lửa nào tệ hại như lửa ấy.

3. Chỉ nên cho mượn những người mượn rồi trả lại.

4. Không nên cho mượn, những người mượn rồi giữ luôn không trả lại.

5. Những thân bằng quyến thuộc nghèo khó cần con giúp đỡ, con phải giúp đỡ họ, dầu họ có ở trong vị thế có thể hoặc không thể trả lại được.

6. ‘Ngồi một cách an vui’ có nghĩa là khi thấy cha chồng, mẹ chồng hay chồng đến gần, con phải đùng dậy để tỏ ra mình tôn trọng chớ không nên ngồi yên.

7. ʮ một cách an vui’ có nghĩa là con không nên ăn trước khi cha chồng, mẹ chồng hay chồng bắt đầu ăn. Phải coi dọn đầy đủ cho cha mẹ chồng và chồng rồi chừng đó, và chỉ đến chừng đó, con mới ăn.

8. ‘Ngủ một cách an vui’ có nghĩa là con không nên đi ngủ trước khi cha chồng, mẹ chồng và chồng đi ngủ. Con phải lo làm đủ bổn phận lớn nhỏ của người vợ và chừng đó, khi đã làm xong, mới nằm xuống ngủ.

9. ‘Trông nom gìn giữ lửa’ có nghĩa là con phải xem cha chồng, mẹ chồng và chồng như lửa. Mỗi khi có việc với cha mẹ chồng và chồng phải hết sức thận trọng, như khi làm việc với lửa.

10. ‘Tôn trọng các vị trời trong nhà’ có nghĩa là con phải coi cha chồng, mẹ chồng và chồng như chư thiên và kính trọng như chư thiên trong nhà.

Cô Visakha rất giàu lòng quảng đại. Trong ngày cưới của cô rất đông người tới gởi tặng phẩm. Tất cả những quà cưới ấy, cô đem ra phân phối cho nhiều gia đình khác nhau trong thành phố.

Cô Visakha cũng rất hảo tâm và thận trọng ân cần. Được biết rằng ngay lúc nửa đêm vào ngày cưới của cô, một trong những con ngựa cái của cô sắp đẻ, cô lập tức cùng tỳ nữ đốt đuốc ra sau chuồng, nấu nước tắm và xoa bóp dầu, hết lòng chăm sóc ngựa.

Ta cũng được biết rằng cha chồng cô, quan giữ kho Migara, vào lúc ấy là tín đồ nhiệt thành của giáo phái Nigantha (Jaina). Tuy nhiên, do sự nhận thức sáng suốt và bản năng thấy xa hiểu rộng của cô, cô cung thỉnh Đức Thế Tôn về biệt thự sang trọng của cha chồng. Nhờ cô mà toàn thể gia quyến đều theo về với Đức Phật và Giáo Huấn của Ngài, và ông cha chồng chứng đắc Tu Đà Hườn, tầng thánh thứ nhất. Vì lẽ ấy mà Visakha được tôn vinh là ‘Mẹ của Migara’, mặc dầu nàng chỉ là con dâu.

Bà Visakha nổi danh là vị nữ thí chủ (dayika) quan trọng nhất của Đức Phật. Niềm tin và lòng thỏa thích phục vụ đạo pháp (Buddhasasana) của bà thật vô bờ bến. Bà cho xây dựng một ngôi chùa rộng lớn (Pubharama) và dâng đến Đức Phật và chư Tăng.

Vào ngày ngôi chùa đã hoàn tất và lễ khánh thành đang được cử hành, bà Visakha cùng các con và các cháu đi nhiễu vòng quanh ngôi tự viện, long trọng hát lên năm câu kệ với giọng điệu lảnh lót và thâm trầm khác thường, vì lời nguyện sâu kín của bà trong quá khứ xa xưa nay đã hoàn mãn viên thành.

Khi nghe tiếng hát của bà chư tăng bạch với Đức Phật: ‘Bạch Đức Thế Tôn, chúng con không bao giờ nghe bà Visakha ca hát. Vậy mà hôm nay, bà cùng với các con và các cháu đi vòng quanh chùa ca hát. Có phải bà mê sảng vì quá hoan hỷ không, Bạch Đức Thế Tôn?’ Nhân cơ hội này, Đức Phật giải thích:

‘Này chư tỳ khưu, không phải bà đang vui đùa ca hát. Vì một lời nguyện từ xa xưa nay đã viên thành tốt đẹp nên bà đi vòng quanh chùa để bày tỏ niềm hoan hỷ,’ và Ngài thuật lại câu chuyện trong quá khứ đã đưa đến lời nguyện của bà. Rồi Đức Phật dạy:

‘Cũng như từ đống hoa người ta nhặt từng cành để làm thành tràng hoa, cùng thế ấy được làm người chúng sanh phải thâu nhặt nhiều lần những hành động tốt.’ (3)

Chú thích:

(1) Buddhist Legends, Burlinghame, Quyển ii, trang 61.

(2) Buddhist Legends, Burlinghame, trang 61 (có sửa đổi chút ít).

(3) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 53.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1535)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4035)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3559)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7460)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9266)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16773)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14863)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 11337)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 12206)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13963)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]