Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ

18/01/201211:38(Xem: 3553)
Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ

QUAN ĐIM CA PHT GIÁO VPHN
Như Hạnh

Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền.

Bình đẳng về giới tínhmột cách tổng quát xoay chung quanh các vấn đề chính mà tôn giáo cũng có ảnhhưởng trực tiếp hay gián tiếp như: khái niệm về đàn ông và đàn bà và khả năngtâm linh của họ; quyền được học hỏi và thực hành các giáo lý; cơ hội về các vaitrò trong tổ chức; địa vị, sự kính trọng, và quyền hành trong gia đình; bìnhđẳng trong các vấn đề luật pháp như ly dị; quyền được hưởng những phương tiệngiáo dục; quyền được theo đuổi nghề nghiệp; quyền lợi chính trị, vân vân.

Như đã đề cập kháiniệm của tôn giáo về bản tính của người đàn ông và nhất là người đàn bà có rấtnhiều ảnh hưởng đối với tình trạng hiện thực của người phụ nữ trong đời sốngtôn giáo và xã hội. Ngày nay vì ưu thế của văn minh Tây phương, đa số mọi người(kể cả người Đông phương) nuôi dưỡng những thái độ rất nông cạn về văn hóa vàtôn giáo Đông phương. Một trong những thái độ này là tôn giáo và văn hóa Đôngphương "đè nén" phụ nữ. Văn hóa và tôn giáo Tây phương trái lại chấpnhận bình đẳng giới tính.

Thật ra thì "đènén" phụ nữ hầu như là một đặc tính chung của văn hóa nhân loại. Cũngđúng thật rằng phong trào nữ quyền là một hiện tượng mới và bắt nguồn ở Tâyphương. Điều này chứng tỏ rằng những hạt giống bình đẳng giới tính cũng có hiệndiện trong văn hóa tôn giáo và trong tâm thức của người phụ nữ. Nhưng các điềukiện thuận tiện cho tranh đấu nữ quyền phát triển ở Tây phương nhờ ở các thayđổi về mặt trí thức, kinh tế, chính trị, xã hội. Những ai theo dõi vấn đề nàyđều nhận thấy rằng tranh đấu nữ quyền hiện nay không còn là một hiện tượngthuần túy Tây phương nữạ Những người phụ nữ tự giác (self-conscious) ở khắp cácnền văn hóa đã bắt đầu đóng góp đáng kể cho việc xác nhận quyền lợi, phẩm tính,và vai trò tích cực/lãnh đạo của người phụ nữ trong đủ mọi phương diện của đờisống.

Bài viết ngắn này nhắmtrình bày một cách tổng quan những thái độ căn bản của truyền thống Phật Giáocó liên quan đến các vấn đề then chốt về bình đẳng giới tính và nữ quyền như đãnêu ra ở trên. Phật Giáo có một lịch sử lâu dài hơn hai ngàn năm trăm năm vàtrải rộng ra trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho nên lập trường của Phật Giáovề bất cứ một vấn đề gì cũng hết sức là đa dạng. Nói cách khác, quan điểm vàthái độ của người Phật tử còn chịu cả ảnh hưởng của các nền văn hóa/tôn giáotrong các quốc gia mà Phật Giáo có mặt như Ấn Giáo, Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo,vân vân.

Đức Phật thuyết giảng suốtgần nửa thế kỷ. Giáo lý của ngài bao gồm các vấn đề từ triết lý, vũ trụ quan,tâm lý học, nhận thức luận, chính trị, xã hội, kinh tế, đạo đức, bình đẳng giớitính vô cùng sâu rộng, vượt qua trí tưởng tượng của một Phật tử Việt Nam bìnhthường. Để có thể đóng góp một cách thiết thực cho nhân loại, để biến cộng đồngPhật Giáo thành một cộng đồng khả kính, người Phật tử phải có nhiệm vụ tìmhiểu, suy niệm về các khía cạnh phong phú của Phật Pháp cũng như tạo điều kiệnvà phương tiện để thực hiện những lời dạy của Đức Phật trong đời sống. PhậtGiáo không phải chỉ là cúng kiếng cầu phước lễ bái. Thái độ ù lì, thụ động, vàgiáo điều là những gì hoàn toàn tương phản với Phật Giáo.

Xin trở lại với vấn đềphụ nữ. Sự hiện diện và đóng góp của giới phụ nữ trong cộng đồng Phật Giáo ViệtNam là điều rất hiển nhiên. Trong các sinh hoạt tôn giáo chúng ta thường thấysự hiện diện của phụ nữ đông đảo hơn là nam giới. Rủi thay, đây lại là một lý dođể một số người hạ thấp Phật Giáo. Rất nhiều người nói rằng "đến chùa chánlắm, toàn là đàn bà." Đây là một câu nói sặc mùi kỳ thị giới tính (sexist)cũng như hoàn toàn vô nghĩa lý. Thứ nhất, không bao giờ nghe ai nói "đếnchùa chán lắm toàn là đàn ông." Thứ nhì, cái phẩm chất của một tôn giáotùy thuộc khả năng và đức độ của giới lãnh đạo cùng với trình độ hiểu biết vàcách hành sử của các tín đồ của tôn giáo ấy. Phẩm chất của một tôn giáo tuyệtnhiên không phải chỉ được qui định bởi sự tham gia của giới tính. Cũng tựa nhưgiá trị của một trường đại học là ở nơi tài nguyên, thư viện, trường sở, khảnăng của ban giảng huấn, và trình độ của sinh viên. Không có bằng cớ khách quannào chứng minh rằng một trường đại học có nhiều nữ sinh hơn nam sinh là mộttrường có phẩm chất kém và ngược lại.

Nói chung, hiện nay sựhiện diện của phụ nữ trong các cộng đồng Phật Giáo khắp thế giới rất là hiểnnhiên. Những phụ nữ này không chỉ tham gia với tư cách là những tín đồ hay thíchủ mà còn là các tu sĩ và thầy dạy. Nhưng kinh điển và truyền thống Phật Giáomô tả người phụ nữ ra sao? Trong lúc mà hầu hết các tôn giáo bị xem là có tínhcách phụ hệ (patriarchal), lập trường của Phật Giáo như thế nào? Giáo lý PhậtGiáo có thể đóng góp những gì cho sự bình đẳng giới tính, cho nữ quyền?

Phụ nữ trong Ấn Giáocổ thời:
Phật Giáo khởi thủytrong bối cảnh văn hóa Ấn Giáo. Trên mặt tư tưởng Phật Giáo chia sẻ với Ấn Giáomột số khái niệm nền tảng tuy rằng Đức Phật đưa ra những lối giải thích khác.Điểm dị biệt chính là ở chỗ Đức Phật không chấp nhận những cơ chế nghi lễ cănbản của Ấn Giáo đặt trên nền tảng của hệ thống giai cấp. Điều này cũng đóng gópcho quan điểm của Đức Phật về nhân phẩm và vị trí của người phụ nữ. Do đó, muốnhiểu thái độ của Đức Phật về vai trò của người phụ nữ, chúng ta cần có một kháiniệm căn bản về vai trò của người phụ nữ trong Ấn Giáo.

Ấn Giáo cổ thời dựatrên kinh Veda (khoảng 2000-1500 trước công nguyên) là một thế giới quan nhấnmạnh về nghi lễ tế tự. Theo tư liệu có được, chúng ta biết rằng trong các thầnlinh được thờ phượng có một số nữ thần; và trong số các tác giả của những thánhthi có một số là phụ nữ. Phụ nữ tương đối được kính trọng và được quyền tham dựvào đời sống tâm linh. Nhưng bởi vì Ấn Giáo cổ thời nhấn mạnh vào nghi lễ vàtín niệm rằng nghi lễ là bí quyết kiểm soát vũ trụ, cho nên dần dà (vào khoảngtừ 1000-700 trước Công nguyên) xuất hiện những kinh văn với những chỉ dẫn phứctạp về việc thực hành nghi lễ.

Sự đào luyện cácchuyên viên về nghi lễ càng trở nên cần thiết. Chương trình đào luyện này đòihỏi nhiều thời gian và ở những trung tâm xa nhà với các chuyên giạ Cho nên chỉcác đàn ông trong giai cấp tu sĩ mới được hưởng đặc quyền này. Một trong cácnghi lễ quan trọng nhất của Ấn Giáo là tang lễ. Con trai được xem là thiết yếutrong việc thi hành tang lễ để giúp vong linh người cha đạt được cõi trời. Chínhvì thế mà nảy sinh ra các nghi lễ để ngăn chặn việc sinh con gái, bởi vì congái bị xem như gánh nặng cho gia đình cho đến khi đi lấy chồng --- nhiệm vụchính yếu của người phụ nữ. Vai trò của người phụ nữ là làm vợ và sinh đẻ (làmmẹ). Người vợ phải hoàn toàn phục tùng chồng và cha mẹ chồng. Mặc dù trong cáckinh Upanisads (khoảng 700-200 trước Công nguyên), các kinh thư nhấn mạnh kinhnghiệm huyền bí (mystical) và khổ hạnh, chúng ta thấy có đề cập đến một vài phụnữ khổ tu, thế nhưng khổ tu vẫn được xem là đặc quyền của nam giới. Một tâm lýthường tình là các nhà khổ hạnh (hầu như của tất cả mọi tôn giáo) đều xem phụnữ là những "cám dỗ" cần tránh xa.

Đến khi Phật Giáo vàKỳ-na Giáo (Jainism) xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, nhưmột thành phần của nỗ lực củng cố cơ chế Ấn Giáo, các tu sĩ Ấn Giáo bắt đầusoạn thảo ra các kinh thư (được gọi chung là dharma-sastras, đại khái là cácsách về qui luật tôn giáo) qui định đời sống xã hội dựa trên các phép tắc mà họsoạn ra. Do đó, địa vị của phụ nữ càng bị thấp đị Theo những kinh thư kia, nhấtlà các bộ có ảnh hưởng nhất xuất hiện vào khoảng 100 năm trước Công nguyên, phụnữ không được phép đọc kinh Veda, không được thi hành nghi lễ hay tế tự ngoạitrừ với tư cách phụ trợ cho đàn ông.

Nếu bảo rằng những kinhthư này (hay là Ấn Giáo nói chung) chỉ toàn đưa ra những quan điểm tiêu cực cótính cách kỳ thị phụ nữ thì cũng không công bình lắm. (Bởi vì suốt lịch sử ẤnGiáo, cho đến hiện nay, lúc nào cũng có sự hiện diện của các nữ thần và cácthầy dạy đạo (guru) phái nữ được tôn sùng bởi các tín đồ thuộc cả nam lẫn nữgiới). Một cách hết sức vắn tắt, các kinh thư này hàm chứa những quan điểm đadạng về phụ nữ. Chẳng hạn, cũng có nhiều đoạn nhấn mạnh về tầm quan trọng củangười phụ nữ trong gia đình, khuyến khích chồng phải kính trọng vợ, các nghi lễkhông thể được thi hành hoàn hảo nếu không có sự trợ giúp của người vợ, vânvân. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận định rằng theo quan điểm chung của cáckinh thư này thì địa vị của người phụ nữ vẫn hoàn toàn dưới nam giớị Đại kháilà người phụ nữ luôn luôn cần được "bảo vệ" bởi cha, chồng, hay contrưởng. Không bao giờ nên để cho người phụ nữ được độc lập. (Ở đây chúng takhông khỏi liên tưởng đến quan niệm "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử" của nhà Nho). Nói tóm, các nhiệm vụ của người phụ nữ chỉlà phục dịch chồng và chăm sóc nhà cửa. Người phụ nữ phải luôn luôn vâng lời vàkính trọng chồng dù là người chồng bê tha hoang đàng. Người đàn ông có quyền lydị vợ, người phụ nữ lại không hề được phép ly dị chồng. (Đức Phật, trái lại,luôn luôn nhấn mạnh sự hỗ tương. Người vợ có bổn phận đối với chồng. Ngườichồng cũng có những bổn phận tương đương đối với vợ).

Thái độ của Phật Giáo

Lúc Phật Giáo xuấthiện thì khái niệm nghiệp (karma) đã mang những tầng lớp ý nghĩa đa dạng và sâuđậm hơn là ý nghĩa "hành động nghi lễ" trong Ấn Giáo cổ thời. Mộttrong ý nghĩa của khái niệm "nghiệp" mà Phật Giáo nhấn mạnh là tráchnhiệm cá nhân của con người về hành động của mình. Nói tóm, theo quan điểm củaPhật Giáo thì định mệnh của một người sau khi chết (hay trong kiếp sau) là donơi "nghiệp" (có nghĩa là các hành động có ý chí và các hậu quả củacác hành động này, tức là nghiệp riêng) của người ấy cùng với sự trợ lực củacác "nghiệp" có tương quan với những người khác (tức là nghiệpchung), chứ không giản dị được qui định bởi sự thực hành tang lễ đặc biệt dựatrên vai trò của con trai trưởng như trong Ấn Giáo cổ thời. Có lẽ phần nào vìquan điểm này (biểu lộ đa dạng trong các nền văn hóa khác nhau) cùng với các dữkiện kinh tế, xã hội, cho nên đến tận ngày hôm nay đa số người ta vẫn vui mừngkhi sinh con trai hơn là con gái, hay là cảm thấy chưa trọn vẹn nếu chưa có con trai.

Từ quan điểm của PhậtGiáo cái nhu cầu phải có con trai ít ra không còn là một thiết yếu nghi lễ nữa (Dođó, chúng ta nên lưu ý rằng trong các quốc gia mà phần đông dân số theo PhậtGiáo, chẳng hạn như Việt Nam, cái tinh thần trọng con trai hơn con gái có thểđược giải thích như sau: một là vì nhu yếu chung của các xã hội nông nghiệp,cần con trai để có nhiều bắp thịt cầy bừa. Hai là ảnh hưởng của Nho Giáo, mộtthế giới quan chúa trọng nam khinh nữ. Người đàn bà vì lý do gì không biếtkhông sinh được con trai bị xem là một món hàng khiếm khuyết, cũng là cái cớ đểông chồng mừng rỡ đi lấy vợ khác "kiếm đứa con trai". Cái thái độ"phải có con trai" này tuyệt nhiên không quan hệ gì với thế giới quanPhật Giáo cả). Một ví dụ cụ thể trong kinh Phật là khi vua Pasenadi buồn vì vợông là hoàng hậu Mallika -- người sau này dẫn dắt chồng vào Phật Giáo -- sinhcon gái, Đức Phật đã trách nhà vua rằng buồn phiền vì vợ sinh con gái là mộtthái độ hết sức sai lầm, bởi vì một người con gái có trí tuệ và đức hạnh khôngnhững không kém mà còn ưu việt hơn con trai.

Nói tóm lại, với sựxuất hiện của Phật Giáo, người phụ nữ được nhiều kính trọng hơn và được xem lànhững cá nhân (chứ không phải chỉ là những món đồ sở thuộc đàn ông). Họ đượcnhiều độc lập hơn, tự do hơn để tự theo đuổi nếp sống mà họ lựa chọn. Phật GiáoNguyên Thủy không xem người phụ nữ giản dị như một công cụ sinh đẻ, và mục tiêuduy nhất của người phụ nữ không phải chỉ là hôn nhân. Người phụ nữ có quyềnchọn không lập gia đình (mà người khác không nên dè bỉu) và được quyền trởthành tu sĩ, nghĩa là theo đuổi đời sống tâm linh. Một tập tục của Ấn Giáo làsati, hiện vẫn còn lưu hành trong một số cộng đồng tín đồ, theo đó thì cáchhành sử cao thượng nhất của người vợ khi chồng chết là chịu chết theo chồngtrên giàn hỏa. Góa phụ không được phép tái giá và bị xem là "điềm gở."Phật Giáo trái lại cho phép góa phụ được tái giá.

Có một số tôn giáo xemhôn nhân như một nhiệm vụ tôn giáo, một thánh lễ (sacrament). Hôn nhân có nghĩalà người đàn ông và người đàn bà được Thượng Đế kết hợp, cho nên chết sống gìcũng cứ phải ở với nhau. Ly dị là một tội lỗi. Thái độ của Ấn Giáo cũng thế, hônnhân là một nhiệm vụ tôn giáo, không phải là cơ hội để "lãng mạn."(Ví dụ như đi quân dịch là một nghĩa vụ trong một quốc gia có chiến tranh.Những người đi quân dịch đâu cần thiết phải thật sự yêu nghề lính. Người takhông có quyền viện cớ là không yêu nghề lính để không làm nghĩa vụ này hay làgiải ngũ sớm hơn hạn định!) Chính vì thế mà trong xã hội Ấn Độ có cái tập tụchôn nhân được dàn xếp bởi gia đình chứ không phải do hai người liên hệ tự quyếtđịnh. (Nếu xem hôn nhân là một nhiệm vụ tôn giáo thì tập tục này chưa hẳn đã làchậm tiến!)

Phật Giáo xem hôn nhânnhư một khế ước (contract) giữa người đàn ông và người đàn bà. (Vì thế mà hônlễ không phải là một nghi lễ tôn giáo trong truyền thống Phật Giáo. Gần đây cómột số Phật tử làm hôn lễ trong chùa. Điều này cũng không có gì là sai quấy,nhưng chúng ta phải hiểu rõ lý lẽ đằng sau). Do đó, Phật Giáo tuy không khuyếnkhích (bởi vì Phật Giáo nhấn mạnh từ bi, tôn trọng sự hài hòa xã hội, hiểu rằngly dị không phải là một biến cố vui mừng) nhưng cho phép ly dị. Hơn nữa, PhậtGiáo còn cho quyền đàn bà ly dị đàn ông.

IB. Horner, một tronghai vị phụ nữ tiên phong trong việc truyền Phật Giáo qua Tây phương, một ngườicó công lớn với Phật Giáo, tóm lược những điểm chính của quan điểm bình đẳnggiới tính trong các kinh điển của Phật Giáo nguyên thủy như sau:

Đức Phật đạt giác ngộlà vì sự hữu ích cho các tăng, ni, nam cư sĩ, và nữ cư sĩ; ngài đã dạy Pháp chotất cả bốn nhóm này -- trong thuật ngữ Phật Giáo gọi là "tứ chúng".(Đó là nhìn từ khuôn khổ nội tại của lịch sử Phật Giáo. Từ một viễn cảnh rộnghơn, chúng ta có thể nói rằng Đức Phật đạt giác ngộ vì lợi ích cho chúng sinhthuộc tất cả mọi giới tính, cho cả người xuất gia lẫn người tại gia).

Đức hạnh hay thói xấucủa "tứ chúng" có ảnh hưởng tương tự đối với sự tồn tại hay diệt vongcủa trí tuệ và tu tập Phật Giáo. Nói cách khác, một vị tăng, ni, nam cư sĩ, haynữ cư sĩ, có trí tuệ, giới luật, tự tin, thực hành Pháp đều có thể làm rạng rỡcho cộng đồng Phật Giáọ

Phụ nữ có cùng nhữnggiới hạn và khả năng tâm linh giống như đàn ông.

Ni có thể phát triểntâm linh giống như tăng.

Đức Phật nói rằng mụctiêu của ngài là làm sao cho tăng, ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ hiểu thấu, phântích, và giải thích Pháp một cách rành mạch.

Đức Phật luôn luôn dạynhững giáo lý tương tự cho cả đàn ông lẫn đàn bà, đôi khi ngài còn nỗ lực mộtcách đặc biệt để dạy giới phụ nữ.

Đức Phật công nhậnrằng phụ nữ có thể đạt được các thành quả tâm linh caọ Bằng chứng là trong nhómcác tín đồ của Đức Phật có hàng trăm phụ nữ đạt được những thành quả tâm linhkhác nhau.

Đức Phật nói rằng đờisống tâm linh thiết lập bởi ngài sẽ không hoàn hảo nếu không có phụ nữ tu tậpgiáo pháp.

Phụ nữ và việc xuấtgia

Phật Giáo là một trongnhững tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáođoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo. Hầu như người Phậttử nào cũng biết nguồn gốc của giáo đoàn ni giới này là từ bà Maha-prajapatiGotami, dì và cũng là kế mẫu của Đức Phật. Sau khi Đức Phật thành đạo, bàGotami trở thành một trong những đệ tử đầu tiên của ngài. Bà đi theo Đức Phậtkhắp mọi nơi cần mẫn tu học, nổi tiếng là người có trí tuệ và đức hạnh rất caọCó rất đông phụ nữ luôn luôn theo bên cạnh Gotami để học đạọ

Theo kinh điển PhậtGiáo Nguyên Thủy thì bà Gotami đến gặp Đức Phật để xin được chấp nhận cho phụnữ xuất giạ Bà xin ba lần, ba lần đều bị từ chối. Thế rồi Gotami và nhóm phụ nữtheo bà cạo đầu, đắp y vàng để tỏ ý thành khẩn và quyết tâm đến xin Đức Phật.Lần này họ gặp cả Ananda, thị giả của Đức Phật. Ananda nói hộ cho Gotami balần, lại cũng đều bị từ chối. Ananda thay đổi "chiến thuật" và hỏi ĐứcPhật rằng nếu phụ nữ xuất gia tu tập những lời của chính Đức Phật dạy, họ cókhả năng thành tựu tâm linh hay không. Đức Phật trả lời có và cho phép Gotamivà nhóm phụ nữ theo bà được xuất gia trở thành tu sĩ. Đối thoại giữa Ananda vàĐức Phật khẳng định một điểm quan trọng là Đức Phật luôn luôn công nhận rằngphụ nữ cũng có khả năng tâm linh chẳng khác gì nam giớị

Việc Đức Phật thoạt đầungần ngại không chấp thuận lời yêu cầu của Gotami không thể được giải thích làngài có thái độ kỳ thị giới tính. Những lý do mà Đức Phật từ chối lúc đầu hếtsức là phức tạp. Chỉ xin đưa ra một lý do: Đó là 2500 năm trước đây, thuở sơkhởi Đức Phật và các đệ tử của ngài sống như những nhà tu khổ hạnh "khôngnhà". Lang thang trong rừng, đêm đến ngủ dưới gốc cây. Rừng rú lại đầy dãthú và đạo tặc, không thuận lợi lắm cho giới phụ nữ. Kinh điển Phật Giáo cònghi lại một số trường hợp các vị ni bị đạo tặc hãm hiếp. Một số kinh điển cũngghi rằng sau khi chấp thuận cho Gotami xuất gia, Đức Phật đặt thêm tám giớiluật đặc biệt cho ni giới. Những giới luật này đại khái đặt địa vị của họ dướităng giớị Cũng có kinh ghi lại lời "tiên tri" rằng vì có phụ nữ gianhập giáo đoàn mà Phật Pháp sẽ bị "giảm thọ" mất 500 năm. Trong khuônkhổ của bài viết ngắn này, không tiện đi sâu vào chi tiết, tôi chỉ xin vạch rarằng đó là những thêm thắt sau này của các tác gia Phật Giáo có đầu óc kỳ thịgiới tính.

Tuy rằng Đức Phậtkhông hẳn là nhà sáng lập tôn giáo duy nhất và đầu tiên chấp nhận cho phụ nữxuất gia, nhưng đó là một hành động rất cách mạng vào thời đó. IB. Horner nhậnđịnh rằng những gì mà Đức Phật làm cho giới phụ nữ "rạng rỡ như một ngọnđèn sáng trong lịch sử của tự do". Điều mỉa mai là IB. Horner và giới phụnữ có đầu óc tiến bộ hôm nay có thể cảm kích hành động của Đức Phật, nhưngtruyền thống Ấn Giáo lại chỉ trích ngài là phá hoại trật tự xã hội. Bởi vì theoquan điểm này vai trò cao cả nhất của phụ nữ là làm vợ và làm mẹ. Cho phép phụnữ độc lập theo đuổi đời sống tâm linh thì còn ai để phục dịch đàn ông, rửachén, nấu bếp, sinh đẻ?

Trong kinh điển PhậtGiáo Nguyên Thủy có bộ Therigatha, ghi lại một số bài thơ, kệ tụng về kinhnghiệm tâm linh của những người phụ nữ Phật Giáo ưu tú đầu tiên. Những bài kệtụng này vẫn được tụng đọc, nghiên cứu như những gương sáng cho các thế hệ Phậttử đời sau. Những người phụ nữ Phật Giáo đầu tiên này thuộc đủ tầng lớp: Từnhững người quí tộc có học, cho đến các nhà tu khổ hạnh, góa phụ, nội trợ,những người bị chồng hất hủi, cho đến cả các kỹ nữ. Mỗi người một kinh nghiệmriêng, mỗi người một hoàn cảnh riêng, một tâm tư riêng, nhưng họ đều chia sẻmột điểm chung: tin nơi Phật Pháp và khả năng tâm linh của chính mình như làngười phụ nữ.

Vị trí của phụ nữtrong truyền thống Phật Giáo

Những thái độ tích cựccăn bản của Phật Giáo về phụ nữ trên thực tế cũng được phản ánh trong các quốcgia Phật Giáo. Trong tất cả các quốc gia Phật Giáo không có sự cách biệt(segregation) giới tính. Trong nhiều tôn giáo lớn hiện nay phụ nữ vẫn khôngđược phép gia nhập tăng lữ giới (priesthood). Trong một số xã hội, phụ nữ thậmchí còn bị cấm không cho vào các nơi thờ phượng. Trong các quốc gia Phật Giáongười phụ nữ có quyền công khai đi lại và tham gia vào mọi sinh hoạt tôn giáovà xã hội chứ không bị kiểm soát gò bó chẳng hạn như trong các quốc gia HồiGiáo. Theo một số bộ luật truyền thống của Tích Lan (một quốc gia Phật Giáo) đànbà được phép ly dị và lấy chồng sau khi ly dị. Góa phụ cũng được phép tái giávà không có sự kỳ thị đối với góa phụ.

Tuy thế chúng ta cũngkhông thể chối bỏ được sự hiện diện của các thành tố phụ hệ và thái độ kỳ thịgiới tính trong các xã hội Phật Giáo ngày nay. Điều này là bởi vì đặc tính phụhệ của các xã hội mà Phật Giáo du nhập (không có nghĩa là các xã hội mà PhậtGiáo không du nhập thì không như thế). Đức Phật nói rằng đàn ông và đàn bà bìnhđẳng. Thế nhưng đa số các xã hội Đông phương vốn phụ hệ cho nên các cộng đồngPhật Giáo của những xứ này cũng bị rập theo khuôn mẫu đó. Do đó, quan điểmtriết lý chung của Phật Giáo là phụ nữ và nam giới là bình đẳng và họ đều cókhả năng tâm linh như nhau, trên thực tế vẫn có những kỳ thị giới tính.

Điều này cho chúng tathấy rằng lý tưởng và thực tại không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau. Đức Phậtcông nhận phụ nữ bình đẳng với nam giới. Thế nhưng trên thực tế, xã hội có chongười phụ nữ quyền bình đẳng hay có đủ điều kiện và phương tiện để người phụ nữthực hiện lý tưởng này hay không lại là một chuyện khác. Quyền bình đẳng củaphụ nữ không phải chỉ giản dị được thực hiện bằng một lập trường triết lý haytâm linh mà còn tùy thuộc vào những điều kiện xã hội, chính trị, văn hóa, tậptục, và tâm lý con người nữa, và nhất là nỗ lực tích cực hữu thức của ngườiPhật tử. Nói tóm lại, những lý tưởng Phật Giáo không phải tự nhiên được thànhtựu (do quyền năng của chư Phật, Bồ-tát) mà phải do chính các Phật tử thực hiệnnhững lý tưởng ấy. Để có thể làm được như thế, người Phật tử phải nỗ lực tạo ranhững điều kiện và phương tiện thuận lợị Cũng tựa như những phát minh khoa học,nếu như không hội đủ hoàn cảnh thuận tiện, thiếu những hỗ trợ tài chính, nhữngphát minh ấy cũng chỉ mai một đi trong ngăn tủ của nhà khoa học mà thôi.

Do đó, tuy rằng ĐứcPhật cho phụ nữ thụ giới xuất gia hoàn toàn (nghĩa là trở thành tu sĩ). Giáođoàn ni giới được truyền từ Ấn Độ sang Tích Lan vào thế kỷ thứ ba trước Côngnguyên. Truyền thống này kéo dài khoảng một ngàn năm và trong thời gian nàytruyền qua Trung Quốc. Nhưng vào khoảng thế kỷ thứ mười hay mười một sau Công nguyên,giáo đoàn ni giới Tích Lan, vì chiến tranh và các rối loạn chính trị, không cònkhả năng truyền giới nữa vì không có đủ số ni để làm việc này. Thế rồi cũngkhông có nỗ lực để tái thiết lập truyền thống này nữa.

Ngày nay truyền thốngtruyền giới toàn phần cho phụ nữ chỉ còn ở các xứ theo Phật Giáo Đại Thừa nhưĐài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, và Việt Nam chứ không còn ở các quốcgia theo truyền thống Nguyên Thủy (hay Theravada mà các Phật tử Việt Nam thườnggọi một cách không chính xác là "Tiểu Thừa"). Ở các quốc gia này phụnữ chỉ được thụ giới "bán phần" thôi. Ngay cả ở Tây Tạng, phụ nữ khôngthể vượt qua được giai đoạn "tập sự" (thuật ngữ Phật Giáo gọi làsa-di ni).

Một số phụ nữ ở cácquốc gia này thường lý luận rằng họ chỉ muốn trở thành Phật tử chứ không cầnphải là phụ nữ Phật tử. Vấn đề bình đẳng hay giới tính hoàn toàn không liên hệgì đến sự thành tựu tâm linh. Họ chỉ quan tâm đến tâm linh chứ không tranhgiành "bình đẳng" hay địa vị gì cả. Lý luận này thoạt nghe có vẻ nhưbày tỏ một thái độ không chấp trước. Phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy nó khôngkhông vững vì những lý do như sau:

Một là trên thực tếvẫn có rất nhiều phụ nữ muốn được thụ giới xuất gia làm ni. Lối suy nghĩ củanhững phụ nữ này hết sức là chính xác, bởi vì một giáo đoàn Phật Giáo mà thiếusự hiện diện của phụ nữ là một giáo đoàn không thể hiện được một xã hội bao gồmcả "tứ chúng" như lý tưởng mà Đức Phật đề ra. Hai là lý luận trên biểulộ một thứ thái độ chịu đựng tiêu cực kết quả của một tâm thức bị đè nén. Phụnữ trong một số cộng đồng Phật Giáo kể cả cộng đồng Phật Giáo Việt Nam thườngđược khuyến khích nuôi dưỡng những hình ảnh tiêu cực về chính mình. Đại kháinhư sinh ra là đàn bà là kết quả của những nghiệp xấu. Lối tu tập duy nhất dànhcho đàn bà là tụng niệm, cầu xin, chịu đựng, phục dịch, để hi vọng kiếp sauđược sinh làm đàn ông.

Nhưng như chúng ta đãthấy, người phụ nữ bị đè nén, kỳ thị, và luôn luôn phải chịu đựng những thiệtthòi là hậu quả của những khía cạnh chậm tiến bất công của một số xã hội Đôngphương. Chúng ta không thể dùng triết lý Phật Giáo ra để biện bạch hay chấpnhận tệ trạng này. Điều may mắn là đa số các phụ nữ hiện thời, nhất là các phụnữ Tây phương theo Phật Giáo (đa số có giáo dục cao), hiển nhiên không chấpnhận nuôi dưỡng những hình ảnh tiêu cực về người phụ nữ. Trái lại, họ tiếp tụctìm hiểu, giải thích quan điểm Phật Giáo về phụ nữ và tạo điều kiện để thựchiện quan điểm này trong đời sống. Điều này chứng tỏ như Đức Phật đã nói nhữngngười Phật tử có trí tuệ, giới luật, tự tin làm rạng rỡ cho Phật Giáọ Chúng tacó thể nói thêm rằng, ngược lại những người Phật tử thụ động, thủ cựu, bạcnhược chỉ làm cho Phật Giáo chậm tiến thôi.

Những nghiên cứu vềPhật Giáo hiện đại cho thấy rằng trên toàn thế giới, giới phụ nữ trong PhậtGiáo (cả tu sĩ lẫn cư sĩ) không còn cam tâm chấp nhận những bất công nữa. Họtham gia tích cực vào nhiều phạm vi sinh hoạt. Sự đóng góp của họ nằm trên mọilãnh vực từ học thuật, tu tập cho đến các họat động xã hộị Họ không ngừng khaiphá lại xác định lại vai trò của người phụ nữ trong Phật Giáo. Họ không hài lòngchỉ làm những người đi theo mà còn đảm nhận cả vai trò lãnh đạo. Họ đã đem lạinhững thay đổi cho nhiều thái độ và lối suy nghĩ.

Kết Luận

Nếu như chúng ta cóthể dùng một loại suy, như đã sử dụng ở trên, một cộng đồng tôn giáo cũng nhưmột đại học. Người Phật tử Việt Nam thử đặt câu hỏi là chúng ta có thư việnphong phú không? ban giảng huấn có khả năng không? trình độ sinh viên có caokhông? Quan sát những thực tại Phật Giáo Việt Nam khó lòng cho phép chúng tatrả lời là có.

Không thể nói là tronggiới phụ nữ Phật Giáo Việt Nam không có người có học cao. Nhưng mà khi quay vềPhật Giáo thì, cũng y như nam giới, đa số không có ý chí tìm hiểu để vượt quamột vài khái niệm lỗi thời giam nhốt Phật Giáo vào trong một mớ nghi lễ mòn mỏi.Tệ hại nhất là ngay cả những phụ nữ có học và độc lập cũng chấp nhận nhữngnhững hình ảnh rất tiêu cực về phụ nữ. Nhiều người thậm chí còn xem việc khinhthường vị trí và thân xác đàn bà là một đức hạnh.

Những thái độ trên chỉlà hậu quả của sự hiểu biết hạn hẹp, thiếu sót về Phật Giáo của chính nhữngPhật tử. (Đề tài này sẽ được phân tích trong những bài viết khác). Cộng đồngPhật Giáo Việt Nam cần tạo điều kiện để huấn luyện cho người phụ nữ hiểu thêmvề Phật Giáo cũng như vai trò và tiềm năng của họ như những người phụ nữ PhậtGiáo.

Trongsố những phụ nữ đang đóng góp rất tích cực trong các cộng đồng Phật Giáo thếgiới hiện nay bao gồm các phụ nữ thuộc rất nhiều quốc gia từ Đông sang Tây. Có điềuđáng tiếc là hình như chưa thấy có người nào thuộc cộng đồng phụ nữ Phật tửViệt Nam cả.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14871)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24865)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13594)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 11020)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
06/01/2020(Xem: 13181)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 8541)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
08/12/2019(Xem: 28169)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30715)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 27120)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16102)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]