Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Sư Bất Như Mật Đa thứ 26 (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)

28/09/202011:22(Xem: 19959)
Tổ Sư Bất Như Mật Đa thứ 26 (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)



26_TT Thich Nguyen Tang_To Bat Nhu Mat Da



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay, 28/9/2020, SP giảng về Tổ thứ 26 PG Ấn Độ, Ngài Bất Như Mật Đa.

Tổ Bất Như Mật Đa là một thái tử , con vua Đức Thắng, ngài thông minh và hiền lương , theo ông nội, mộ Phật pháp, được Tổ thứ 25 Bà Xá Tư Đa nhận làm đệ tử xuất gia tu học, về sau ấn chứng truyền thừa, trở thành Tổ thứ 26.

Tổ Bất Như Mật Đa dẫn đồ chúng đến miền Đông Ấn Độ để giáo hóa, đến nơi vào yết kiến vua Kiên Cố.


Tổ trình với vua là muốn đem pháp Phật để độ cho chúng sanh theo phương châm “tùy bệnh dữ dược”, tức là “tùy theo bệnh trạng mà cho thuốc”, chúng sanh đa bệnh, Phật Pháp đa phương, Phật Pháp phổ độ trên thế gian này tuyệt vời ở điểm này, con rất thích, vì con là 1 dược sĩ, con hiểu được tính năng của thuốc, người dược sĩ phải uyển chuyển và tùy duyên khi cho cung cấp cho bệnh nhân.


Vua hỏi Pháp Phật có hàng phục được yêu thuật hay không? Vì vua sợ ngài không thắng nổi.


Tổ trả lời một cách rất tự tại và tự tin rằng “ Phật pháp rất chơn chánh, dù thiên ma cũng hàng phục được, huống là yêu thuật mà không dám chống hay sao ?”

Ngoại đạo nghe lời này tức giận và dùng tà thuật hoá một quả núi đè trên đầu của Tổ.
Tổ dùng tay chỉ quả núi bay ngược lên đầu của nhóm ngoại đạo Phạm chí.


Vua và ngoại đạo khuất phục và xin cứu độ.

Bạch Sư Phụ, đoạn biểu diển tà thuật này rất ly kỳ và con rất thích thú, mới thấy là Pháp Phật thần thông diệu dụng bất khả tư nghì, không thể mô tả thành lời được.


Con ráng cố gắng tu để đạt được Tâm Phật kiên cố vững chắc ,thong dong tự tại đi khắp mười phương , độ cho cha mẹ, cho tất cả con cháu biết Phật pháp và tiếp tục hộ trì Phật pháp khắp nơi.


Con kính sám hối, con chưa được chút tâm chơn, vọng tưởng của con ở ngoài tầm tay.

Tổ thứ 26 Bất Như Mật Đa gặp một đồng tử An Lạc, cha mẹ mất sớm , đi xin ăn nhưng bản tánh can cường và thông tuệ nên mọi người yêu mến. Họ nói Anh Lạc họ gì, chú bảo là “ đồng một họ với mọi người”, đó là “ giác tánh”, họ giác ngộ, chữ tánh trong chữ Hán có nghĩa là “họ”, đây là cách chơi chữ và diệu nghĩa nằm dưới mặt chữ.

Sau đó chú Anh Lạc gặp Tổ Bất Như Mật Đa và ngài hỏi Anh Lạc có biết mình là ai không ? Anh Lạc thưa “Con nhớ xưa đồng trong pháp hội, Ngài giảng Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa, con giảng Tu-Đa-La thậm thâm. Duyên xưa lại gặp, nên nay con mới cung đón ngài”.

Tổ cho biết chú Anh Lạc này vốn là hậu thân của Bồ Tát Đại Thế Chí ra đời để kế nghiệp, làm Tổ thứ 27, Tổ Bất Như Mật Đa.

Tổ thứ 26 Bất Như Mật Đa truyền ấn pháp cho Anh Lạc xuất gia và đặt pháp danh cho Anh Lạc là Bát Nhã Đa La (ghép tên của 2 người từ kiếp quá khứ) và ấn chứng cho ngài Bát Nhã-Đa La trở thành Tổ thứ 27.

Bạch Sư Phụ, mỗi vị Tổ ra đời đều hoằng dương Chánh Pháp của Phật trao truyền suốt 25 thế kỷ qua không gián đoạn .


Chánh Pháp chỉ có một vị duy nhất, đó là vị Giải Thoát, tuy cách mỗi vị Tổ diễn đạt có khác , nhưng tất cả đều đồng là Tâm Phật , chiếu sáng trong tất cả chúng sanh, vì Vô minh che mờ mà chúng sanh không nhận ra, nay gặp Phật, nghe học Chánh Pháp, chúng sanh đoạn trừ vô minh, tâm Phật sẽ lộ ra, hiện tiền bây giờ và tại đây.


Cuối buổi giảng, Sư Phụ diễn đọc bài thơ “Nghĩ về Corona” của Sư Cô Tường Vân rất hay:


"Dịch bịnh sẽ qua đi

Khi người nhiều từ bi

Bớt sát sanh hại vật

Giảm lòng tham sân si

Đừng tàn phá thiên nhiên

Để mọi loài bình yên

Bớt đi cảnh tang tóc

Nhân loại ít lụy phiền

Việc ác bỏ cho nhanh

Cố gắng làm điều lành

Tâm hồn luôn cao thượng

Giúp ích cho chúng sanh

Bá chủ đừng mộng mơ

Đạo đức chớ thờ ơ

Tâm tốt yên bờ cõi

Sống đẹp khỏi mong chờ".


Con kính tri ơn Sư Phụ mỗi ngày đem pháp Phật truyền giảng không ngừng nghỉ trong suốt mua đại dịch năm nay, giúp cho chúng đệ tử thêm tỏ tường Chánh Pháp .

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cung kính
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(xem bài cùng tác giả)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1510)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4019)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7417)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9245)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16760)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14817)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 11296)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 12163)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13906)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]