Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

14/08/202011:45(Xem: 21620)
54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

54_TT Thich Nguyen Tang_Luc To Hue Nang


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ hôm nay SP giảng bài kệ thứ  54 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ biên soạn (1909-1984).


Bài kệ hôm nay được trích trong Kinh Pháp Bảo Đàn, cũng là bài kệ ngộ đạo của Lục Tổ Huệ Năng:

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng không có đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần.

Sư Phụ giảng về lịch đại tổ sư truyền giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rồi đến Việt Nam theo lời tiên tri của sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma “ Nhất hoa khai ngũ diệp”, tức là một hoa trổ ra 5 cánh, 5 cánh đó là ngài Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng. 5 cánh hoa đó cũng biểu trưng cho 5 tông phái thiền sau thời đại của Lục Tổ Huệ Năng là: 1-Lâm Tế, 2-Quy Ngưỡng,3-Tào Động,4-Vân Môn,5-Pháp Nhãn.
 

Sư phụ kể rõ dòng truyền thừa xuyên suốt từ Sơ Tổ Ca Diếp bên Ấn Độ, đến Lục Tổ Huệ Năng, truyền xuống cho Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy Vận rồi Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, rồi Ngài Minh Hoàng Tử Dung có công truyền sang Thuận Hóa (cố đô Huế), năm  1690 Thiền sư Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tôn ( tức chùa Từ Đàm ngày nay), rồi Ngài Liễu Quán từ Phú Yên ra Huế tu học và đắc Pháp với Tổ Minh Hoàng Tử Dung, và xuất bài kệ truyền Pháp như sau:

Thiệt tế đại đạo

Tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận,

Đức bổn từ phong

Giới định phước tuệ

Thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả

Mật khế thành công

Truyền trì diệu lý

Diễn xướng chánh tông

Hành giải tương ứng

Đạt ngộ chơn không.


Con hết sức vui mừng được biết Sư phụ là đệ tử truyền thừa  theo dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 10, có nghĩa là dòng truyền thừa giác ngộ từ Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ đến Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu chưa bao giờ bị gián đoạn trong suốt 26 thế kỷ qua.

 Ngài Lục tổ được tôn kính như một vị Phật, Xá lợi nhục thân Ngài, sau 1,300 năm vẫn còn nguyên vẹn, rất linh thiêng, và hiện được để tôn thờ trong  Lục Tổ Điện ở Chùa Nam Hoa ở Quảng Châu. Thời gian diễn ra phong trào cách mạng văn hóa (1966-1976) của Mao Trạch Đông, hồng vệ binh dùng búa đập phá nhục thân xá lợi của Lục Tổ  nhưng búa dội ngược lại, họ sợ và quỳ lại sám hối và không dám mạo phạm với ngài nữa.


Sư Phụ có dẫn đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức năm 2015  đến viếng Chùa Nam Hoa của Lục Tổ, chùa rộng 12 ngàn mét  vuông rất đẹp, có Ngũ Hương Đình, có Phóng Sanh Hồ…Sư Phụ có thỉnh bình nước Tào Khê ở nơi thánh địa Quảng Châu.

Xá lợi nhục thân của Tổ là một dấu ấn sắt son của Bồ Đề Tâm, Phật Tâm, có trong tự thân của tất cả chúng sanh .


Bạch Sư Phụ ,con rất tâm đắc bài kệ phó chúc của Tổ, con vẫn trì tụng trong mỗi thời tĩnh tọa lễ Phật .
.........nếu nhằm trong tánh hay tự thấy
         Tức là nhân Bồ đề thành Phật......
Lời dạy của Tổ không khác lời dạy của Phật nên được gọi là Kinh. Kinh Pháp Bảo Đàn được Lưu truyền từ 1300 năm nay.

Kính Pháp Bảo Đàn có mười chương .
Mỗi chương từ tiểu sử của Ngài đến cuối cùng lời phó chúc đều nói lên sự thấy tự tánh là đạt đạo đạt ngộ, đòi hỏi hành giả ly dục, ly ác pháp, không chấp tâm, chấp ngã, chấp pháp để chứng ngộ tánh không.
   
Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày ban pháp thoại cho đại chúng được thừa hưởng bài thuốc pháp của Phật, trưởng dưỡng đạo tâm và tinh tấn tu hành trên đường trở về cội nguồn tâm linh

Nam mô Đệ Lục Tổ Huệ Năng Tôn Sư tác đại chứng minh.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 32856)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58319)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
12/03/2014(Xem: 24958)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
20/02/2014(Xem: 19987)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
10/02/2014(Xem: 22108)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 20762)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
16/12/2013(Xem: 18060)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 14017)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 35079)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 22245)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]