Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

14/08/202011:45(Xem: 21631)
54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

54_TT Thich Nguyen Tang_Luc To Hue Nang


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ hôm nay SP giảng bài kệ thứ  54 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ biên soạn (1909-1984).


Bài kệ hôm nay được trích trong Kinh Pháp Bảo Đàn, cũng là bài kệ ngộ đạo của Lục Tổ Huệ Năng:

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng không có đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần.

Sư Phụ giảng về lịch đại tổ sư truyền giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rồi đến Việt Nam theo lời tiên tri của sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma “ Nhất hoa khai ngũ diệp”, tức là một hoa trổ ra 5 cánh, 5 cánh đó là ngài Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng. 5 cánh hoa đó cũng biểu trưng cho 5 tông phái thiền sau thời đại của Lục Tổ Huệ Năng là: 1-Lâm Tế, 2-Quy Ngưỡng,3-Tào Động,4-Vân Môn,5-Pháp Nhãn.
 

Sư phụ kể rõ dòng truyền thừa xuyên suốt từ Sơ Tổ Ca Diếp bên Ấn Độ, đến Lục Tổ Huệ Năng, truyền xuống cho Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy Vận rồi Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, rồi Ngài Minh Hoàng Tử Dung có công truyền sang Thuận Hóa (cố đô Huế), năm  1690 Thiền sư Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tôn ( tức chùa Từ Đàm ngày nay), rồi Ngài Liễu Quán từ Phú Yên ra Huế tu học và đắc Pháp với Tổ Minh Hoàng Tử Dung, và xuất bài kệ truyền Pháp như sau:

Thiệt tế đại đạo

Tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận,

Đức bổn từ phong

Giới định phước tuệ

Thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả

Mật khế thành công

Truyền trì diệu lý

Diễn xướng chánh tông

Hành giải tương ứng

Đạt ngộ chơn không.


Con hết sức vui mừng được biết Sư phụ là đệ tử truyền thừa  theo dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 10, có nghĩa là dòng truyền thừa giác ngộ từ Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ đến Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu chưa bao giờ bị gián đoạn trong suốt 26 thế kỷ qua.

 Ngài Lục tổ được tôn kính như một vị Phật, Xá lợi nhục thân Ngài, sau 1,300 năm vẫn còn nguyên vẹn, rất linh thiêng, và hiện được để tôn thờ trong  Lục Tổ Điện ở Chùa Nam Hoa ở Quảng Châu. Thời gian diễn ra phong trào cách mạng văn hóa (1966-1976) của Mao Trạch Đông, hồng vệ binh dùng búa đập phá nhục thân xá lợi của Lục Tổ  nhưng búa dội ngược lại, họ sợ và quỳ lại sám hối và không dám mạo phạm với ngài nữa.


Sư Phụ có dẫn đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức năm 2015  đến viếng Chùa Nam Hoa của Lục Tổ, chùa rộng 12 ngàn mét  vuông rất đẹp, có Ngũ Hương Đình, có Phóng Sanh Hồ…Sư Phụ có thỉnh bình nước Tào Khê ở nơi thánh địa Quảng Châu.

Xá lợi nhục thân của Tổ là một dấu ấn sắt son của Bồ Đề Tâm, Phật Tâm, có trong tự thân của tất cả chúng sanh .


Bạch Sư Phụ ,con rất tâm đắc bài kệ phó chúc của Tổ, con vẫn trì tụng trong mỗi thời tĩnh tọa lễ Phật .
.........nếu nhằm trong tánh hay tự thấy
         Tức là nhân Bồ đề thành Phật......
Lời dạy của Tổ không khác lời dạy của Phật nên được gọi là Kinh. Kinh Pháp Bảo Đàn được Lưu truyền từ 1300 năm nay.

Kính Pháp Bảo Đàn có mười chương .
Mỗi chương từ tiểu sử của Ngài đến cuối cùng lời phó chúc đều nói lên sự thấy tự tánh là đạt đạo đạt ngộ, đòi hỏi hành giả ly dục, ly ác pháp, không chấp tâm, chấp ngã, chấp pháp để chứng ngộ tánh không.
   
Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày ban pháp thoại cho đại chúng được thừa hưởng bài thuốc pháp của Phật, trưởng dưỡng đạo tâm và tinh tấn tu hành trên đường trở về cội nguồn tâm linh

Nam mô Đệ Lục Tổ Huệ Năng Tôn Sư tác đại chứng minh.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3318)
Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọc và để tụng trong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất…Tôi nghĩ rằng đọc kinh hay tụng kinh là một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc và tụng hết sức tích cực và rộng lớn : giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lý của Phật hoặc để khơi động lòng từ bi, tập trung tâm thức của ta....
09/04/2013(Xem: 4477)
Chương trình “Tìm hiểu Nghệ thuật – Sân khấu hằng tuần của Ðài Tiếng nói Việt Nam trên hệ AM-2, từ 16 đến 16 giờ 45, đây là một chương trình có giá trị, được giới sân khấu và các nhà nghiên cứu theo dõi thường xuyên, do nội dung chủ yếu xoay quanh lãnh vực nghiên cứu – giới thiệu và phê bình, có chọn lọc kỹ lưỡng. Ngày 10 tháng 2 năm 1998 vừa qua, như thông lệ, người viết bài này đón nghe và đã kịp thu bài viết của Phó Tiến sĩ Xuân Yến với tựa đề “Mấy suy nghĩ về Phật giáo trong tuồng qua các nhân vật tu hành”.
09/04/2013(Xem: 5306)
Người bạn đạo nói với tôi rằng, đọc sách về gương tu học của người xưa, lòng chỉ biết ngưỡng phục chứ theo thì làm sao theo nổi. Tôi nói bạn cho một thí dụ thì bạn bảo “Tam bộ nhất bái.”
09/04/2013(Xem: 3683)
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.
09/04/2013(Xem: 3923)
Thưa Qúy bạn! Ðây là một câu hỏi rất đáng ghi nhận và cần được phân tích nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, để giúp cho tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ một cách cặn kẽ cả về Lý lẫn Nghĩa văn tự.
09/04/2013(Xem: 3782)
Chùa Hàn Sơn không dựa vào vách núi như bao nhiêu ngôi già lam cổ kính ở trung Quốc, mà nó nép mình trong một thôn xóm nghèo ở vùng ngoại ô của thành phố Tô Châu. Chúng tôi bước lần theo con đường tráng nhựa quanh co dẫn đến cổng chùa. Phía trướccó một con sông nhỏ trong xanh, khơi nguồn từ Bắc kinh, chảy thẳng đến Hàng Châu, nhưng lại uốn mình qua cô tô , lửng lờ trước cổng Hàn Sơn tự.
09/04/2013(Xem: 4270)
Trong thời gian gần đây, uống trà trở thành phổ thông ở Tây phương, đặc biệt là Mỹ. Có những quán trà được mở ra, tương tự như những quán cà phê, tuy là vẫn còn rất ít. Trong những quán trà này, bán đủ loại trà, từ nhiều nước trên thế giới. Phần lớn là những trà gói cá nhân.
09/04/2013(Xem: 3874)
Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa).
09/04/2013(Xem: 4798)
Gần đây, trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), đã thấy xuất hiện vở hát “Trương Ngao đòi nợ Phật” (TNÐNP) dưới nhiều thể loại: hát bội – cải lương – kịch nói và chèo. Mỗi một thể loại cũng là mỗi một soạn giả đạo diễn riêng biệt và để phù hợp với từng thể loại đó TNÐNP cũng dẻo mềm theo bàn tay nắn bóp của đạo diễn và soạn giả.
09/04/2013(Xem: 4037)
Thi hào Nguyễn Du là một Phật tử mộ đạo, rất siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng cụ đã từng thú nhận là đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần mà vẫn không nắm bắt được ý kinh; cho tới khi được nghe bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng cụ mới liễu ngộ rằng “Chân kinh vốn không lời”. Cụ đã viết bốn câu thơ bằng chữ Hán để diễn tả tâm trạng của mình: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]