Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phải chăng PG không phải là nơi đáng tin cậy.

09/04/201312:11(Xem: 4467)
Phải chăng PG không phải là nơi đáng tin cậy.


VỚI PHÓ TIẾN SĨ XUÂN YẾN VỀ BÀI VIẾT “MẤY SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO TRONG TUỒNG (HÁT BỘI) QUA CÁC NHÂN VẬT TU HÀNH” 

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO KHÔNG LÀ NƠI ÐÁNG TIN CẬY (?)

Dương Như Tâm

--- o0o ---

Chương trình “Tìm hiểu Nghệ thuật – Sân khấu hằng tuần của Ðài Tiếng nói Việt Nam trên hệ AM-2, từ 16 đến 16 giờ 45, đây là một chương trình có giá trị, được giới sân khấu và các nhà nghiên cứu theo dõi thường xuyên, do nội dung chủ yếu xoay quanh lãnh vực nghiên cứu – giới thiệu và phê bình, có chọn lọc kỹ lưỡng. Ngày 10 tháng 2 năm 1998 vừa qua, như thông lệ, người viết bài này đón nghe và đã kịp thu bài viết của Phó Tiến sĩ Xuân Yến với tựa đề “Mấy suy nghĩ về Phật giáo trong tuồng qua các nhân vật tu hành”. Sự khác thường này nói lên tính nghiêm trọng về cấp độ sai phạm của bài ấy, đồng thời làm giảm giá trị của chương trình vốn từng được trân trọng lâu nay. Dưới cái nhìn của một người chưa phải là một nhà nghiên cứu, càng không phải là người Phật tử, người viết xin được góp đôi điều qua bài này để có tham vọng mong sao tôn giáo lớn của dân tộc, từng chia ngọt xẻ bùi cùng dân tộc vốn có hẳn một nền tảng triết lý sống, thực tiễn đã được sinh tồn, minh chứng bằng tất cả mọi khía cạnh của lịch sử, từ nay sẽ được các nhà nghiên cứu (như trường hợp của Phó Tiến sĩ) nhìn nó bằng cặp mắt trung thực hơn, rút ngắn khoảng cách đi theo sau đà phát triển chân lý Phật giáo hiện nay.

Do cách dùng từ bất cập của Phó Tiến sĩ trong bài viết, khi thì Phật giáo, lúc các nhà tu hành, lúc thì chùa chiền để chỉ định, nhưng rõ ràng chỉ muốn ám chỉ vào chân lý Phật giáo. Do đó chúng tôi chọn tựa đề như trên cho bài viết này tưởng cũng là điều Nhân – Quả – điều mà Phó Tiến sĩ đã gán ép cho các nhân vật của mình là “chỉ chờ cơ hội để cứu nước”. Tuy nhiên, những điều bất cập đó thường để lộ sự yếu kém về Phật học mà đó đây không riêng gì Phó tiến sĩ, trong trường hợp của mình đó còn là một sự tránh né cần thiết để bảo vệ các nhân vật của mình là “chỉ chờ cơ hội để cứu nước”. Tuy nhiên, những điều bất cập đó thường để lộ sự yếu kém về Phật học mà đó đây không riêng gì Phó Tiến sĩ, trong trường hợp của mình đó còn là một sự tránh né cần thiết để bảo vệ các nhân vật của ... tuồng cổ!

Ngược với ý đồ nội dung bài viết của Phó Tiến sĩ Xuân Yến (PTSXY), lời giới thiệu biên tập của chương trình Tìm hiểu Nghệ Thuật Sân Khấu – Ðài TNVN hôm ấy rất nghiêm túc như sau: “Trong nghệ thuật dân tộc nói chung, tuồng, chèo nói riêng, những tác phẩm có nhân vật tu hành, những hình tượng này góp phần không nhỏ thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. PTSXY có bài “Mấy suy nghĩ về Phật giáo trong tuồng (Hát Bội) qua các nhân vật tu hành” thế nhưng bài viết ấy đã làm điều ngược lại bằng cách biến những nhân vật tu hành “góp phần không nhỏ vào tư tưởng – nội dung của tác phẩm bằng ý đồ bẻ ngoặt theo tỉ lệ nghịch ngay cả với kịch bản cổ ( San Hâu, Tam Nữ Ðồ Vương, và Mộc Quế Anh). Người học Phật đã có tên gọi đích danh cho việc này là Thiên kiến – Tà kiến, Biên kiến – Kiến thủ và Giới cấm thủ; ý nghĩa đã ngoặm trong toàn bộ Ngũ Lợi sử!! Do đó vốn thừa biết rằng mình sắp sửa đi vào một đề tài đụng chạm đến khía cạnh Tôn giáo gắn liền với ý nghĩa hòa nhập trong cộng đồng dân tộc. Vả lại, một khía cạnh mà mô – típ gọi là thông đạt, chí ít để biết, hiểu được chút ít không phải ở bất kỳ một cấp độ kiến thức nào cũng dễ dàng đạt được. Nên loáng thoáng trong bài viết PTSXY đã bộc lộ sự lúng túng, vội vã để rồi chắp vá đem vài nhân vật trong vỡ tuồng cố nói lên tính đại thể lớn lao trong cả ý nghĩa nghệ thuật và Phật giáo. Và do đó PTSXY đã không gạt gẫm được tư tưởng người đọc với đoạn mở đầu hết sức thật thà và lôgic như sau: Hệ thống đạo lý trong tuồng cổ không chỉ theo mô thức Nho giáo mà còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Ðạo giáo (?) và những đạo lý có tính chất truyền thống ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó là đương nhiên vì trong lịch sử đã từng tồn tại “Tam giáo đồng tôn”. Tuy nhiên, vai trò các giáo phái (?) không phải lúc nào cũng có vị trí như nhau trong từng thời kỳ có sự thay đổi khác nhau...” Ðến đây có thể ngừng trich cho đoạn mở đầu của PTSXY, cũng đủ cho người đọc nhận thấy PTSXY đã khôn khéo trang bị phòng hộ cho mình chiếc bè cứu sinh nếu sự cố đắm thuyền xảy ra, dù đó là mãnh ván của chính chiếc thuyền gãy vụn. Thế nhưng người viết muốn trích đoạn kế tiếp sau đó, dù đã bị PTSXY lái sang vế khác tuy vẫn còn trong đoạn mở đầu, để sau này chúng ta thấy nét mâu thuẩn lẫn xu hướng (thiên kiến) không nhất quán của “mấy suy nghĩ” nơi PTSXY. Và đây là đoạn kế tiếp: “Vốn ra đời và phát triển trong lòng xã hội quân chủ, tuồng chịu ảnh hưởng, chi phối bởi ý thức hệ của tầng lớp vua quan. Các nhân vật trung tâm trong tuồng cổ là những mẫu người lý tưởng của chế độ phong kiến và đạo lý nho gia, là những bài học để làm gương cho mọi người”. Ðến đây đã bộc lộ khả năng tư duy và người đọc đã đoán biết được ý đồ của PTSXY.

Tuy là “mấy suy nghĩ” nhưng bài viết của PTSXY vẫn trung thành với cách thể hiện của một bài luận văn kinh điển gồm có Mở – Thân và Kết luận. Thế mà những mâu thuẫn cũng theo đó phát sinh. Và đây là đoạn mở đầu của đoạn thân bài tiếp theo:”Trong một số vở tuồng cổ (sic) đều có những cảnh chùa chiềnvà các nhà tu hành, nhưng xét kỷ thì thấy sự ảnh hưởng của đạo Phật ở đó không nhiều, thậm chí còn bị công kích. Chúng ta hãy xét một số nhà sư trong tuồng cổ...”. Rõ ràng PTSXY từ những mâu thuẩn của nhận thức chính mình dẫn đến những nhận định mâu thuẫn của các nhân vật trong các vở Hát bội; vì thế đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà nếu có phản bác, góp ý chắc rằng sẽ hao tốn thời gian và giấy mực một cách vô ích, lại còn dễ bị lôi kéo mà trận đồ lịch sử dân tộc – dân gian và nghệ thuật Hát Bội đã mang đến cho người thưởng thức; PTSXY đã quên điều đó. Như thế nào mới được gọi là nhiều hay ít? Và công kích như thế nào, ai công kích? Như vậy, hóa ra Phật giáo từ 20 thế kỷ nay đã tồn tại trên mãnh đất này là một sự chấp nhận chẳng đặng đừng, chịu đựng chấp nhận khi nó đã cùng các thế lực máu lữa khống chế ư? Hoặc Phật giáo là một khối ung nhọt đen tối, từng gây bao nổi đau nhức nhối cho thân thể dân tộc này nhưng nếu cắt bỏ thì đau, để thì ... cũng đau! Nên lịch sử văn hóa dân tộc luôn tìm cách “công kích” nó; mà phải đợi đến hôm nay, PTSXY là người có công phát hiện ra điều đó chăng? Và như vậy sẽ là đặc biệt nghiêm trọng hơn: Tính CHÂN LÝ của Phật giáo hoàn toàn chẳng phù hợp chút nào trong cuộc sống nhân sinh, ít ra là ở đất nước ta?

Trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm có nói “Dù Ðức Phật có ra đời hay không ra đời, thì sự thật về những Khổ – Tập – Diệt – Ðạo, về Bát Chánh Ðạo, về Mười hai Nhân duyên, về Bất Nhị, về Tương Tức, Không, Có, Vô tướng, Vô Tác, v.v... vĩnh viễn là những sự thật.- Gọi là Chánh Pháp”. Như thế, sẽ vô ích để tranh luận về một sự “có mặt hay không có mặt” và chư Tổ sư truyền thừa xưa nay (gọi chung là Phật giáo) không để mắt quan tâm đến sự “có mặt, đặt tên” loại này... Cho nên ở mọi lãnh vực, dù không có Phật giáo hay có, thậm chí tín ngưỡng ngược lại, thì hiển nhiên vẫn có mặt... Phật giáo! Những sự có mặt đó riêng ở Việt Nam chúng ta càng đậm đặc hơn với chân lý Nhan quả – Thưởng thiên phạt ác, kể cả một từ Phật, tu hành hoặc nhân quả v.v... không được nhắc đến, thì vẫn là có Phật giáo! Xa hơn, cao hơn nữa là cái Phật tính, ai ai cũng đều có – dĩ nhiên không loại trừ PTSXY. Cái Phật tính vốn không phân biệt trong các thành phần biểu hiện của lục Ðạo, từ cõi Trời, Người, A Tu La, Ngạ quỹ, Súc sinh và Ðịa ngục.

Thế còn sự công kích Phật giáo? Trước hết xin không bàn đến bản chất vốn phóng khoáng, không câu nệ và giáo điều (hoặc quá cực đoan như một vài tín ngưỡng khác) nơi Phật giáo. Ở đây chỉ bàn đến sự công kích theo “đề án” của PTSXY và theo chiều hướng của Nghệ thuật sân khấu thế giới từ khi hình thành bất luận theo trường phái nào, từ Shakespeare (1564-1958) cho đến Berlelt Brecht (1898-1958) v.v... đều có sự công kích không đúng nghĩa như PTSXY đề cập trong bài viết của mình, khi sự ảnh hưởng của Tôn giáo đã trở nên quyền lực chi phối mọi mặt của đời sống. Ngược lại, Phật giáo chưa bao giờ dám buông thả mình vào những việc không phải chức năng chân lý một Tôn giáo. Ðiều đó rất dễ nhận thấy ở lịch sử sân khấu nước ta. Có chăng đó là những việc ở phạm trù cá nhân biến thoái và lạm dụng mà thôi (chưa nói đến những nhân vật loại này được sinh ra với dụng ý xấu để công kích). Còn lại thì tất cả – dù cho PTSXY có nói vai trò các giáo phái không phải lúc nào cũng có vị trí như trong những thời kỳ...” hầu hết vẫn là một sự hòa quyện bằng một khối nhất thống, bổ sung cho nên tảng đạo lý dân tộc ta không nhỏ và luôn không ngừng nghỉ tuy vậy, giữa Nho –Lão – Phật ai từng “tiểu nhân” và ai đã từng tỏ ra “quân tử “ hẳn PTSXY cũng biết rõ điều đó nhất là những thời kỳ Phật giáo nghiễm nhiên ở ngôi vị Quốc giáo. Tính bất biến ấy trong chân lý Phật giáo đến tận ngày nay càng thêm nguyên vẹn trong khi các tư tưởng Nho – Lão vẫn luôn là điều ta thán kể cả lên án nó, như chính PTSXY trong bài viết minh đã có nói đến. Thế mà PTSXY lai đưa ra sự đối kháng để khẳng định cái chân lý “Quân xử Thần tử...” luôn thắng thế tư tưởng “luân hồi nghiệp báo” bằng câu “các nhân vật trong tuồng đã không tin vào nhà chùa”! đó cũng là phần sẽ được đề cập tiếp theo dưới đây.

“Trong một số vở tuồng cổ” trong bài viết của mình PTSXY chỉ đưa ra ví dụ có ba vở là “San Hậu”, “Tam nữ đồ vương” và “Mộc Quế Anh”. Tất cả đều xoay quanh vấn đề Hiếu Trung Tiết nghĩa. Ba nhân vật “đi tu” được rút ra làm tiêu biểu cho ba vở hát bội này là Bà Tam Cung Nguyệt Hạo (San Hâu), Triệu Tư Cung (Tam Ðồ Nữ Vương) và Ngũ Lang Hòa Thượng (Mộc Quế Anh); khi bị lên án là quần thần phong kiến, lực thì lại được PTSXY ca ngợi “Rõ ràng các nhà tu hành vẫn chịu chi phối của đạo trung quân, mà trong những trường hợp trên là coi trọng giang sơn đất nước hơn là giáo lý nhà Phật” (giáo lý nhà Phật đến “Những” cơ à? –NV). Ơ hay! Giáo lý nhà Phật có dạy những đệ tử mình đặt “Ông Phật” lên trên tất cả mọi thứ, kể cả ông bà Tổ tiên tự bao giờ? Trên phương diện lịch sử, ngày nay PTSXY chắc cũng thường nghe nhiều đến phương châm rất thật, rất dõng dạc của Phật giáo Việt Nam “Ðạo pháp – Dân tộc” kia mà! Ai cho phép đạo Phật Việt Nam nói như thế, có phải xuất phát từ chủ nghĩa xét lại không? Không riêng gì PTSXY, ngay cả người viết bài này nếu đã biết lời dạy của Ðức Phật về “Tứ trọng ân” thì có lẽ đã không mạnh dạn viết lên “mấy suy nghĩ” non kém đó. Về tính xung đột trong tuồng Hát Bội hầu hết là chuyện gian thần chiếm đoạt ngôi, trung thần xã thân khôi phục và những người khác thì giữ gìn tiết khí, cương thường cho tròn đạo nghĩa. Ở ba nhân vật ở trong ba vỡ đã dẫn cũng không ngoài ý nghĩa đó. Có điều PTSXY chưa hoặc không được biết đến những chi tiết vừa nêu thường được các vở hát bội lấy làm nội dung vỡ diễn, xưa kia Ðức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng Minh thứ... hai mươi ngàn! Vâng, hai mươi ngàn, vốn cũng là bậc vua chúa đã giác ngộ chân lya “tranh giành” ấy trước khi trở thành con có của trò chơi nhân thế có nói:

Nhứt phái thanh sơn cảnh sắc u

Tiền nhơn điền thổ hậu nhơn thu

Hậu nhơn thu đắc mạt hoan hỷ

Hoàn hưun thu nhơn tại hậu đầu.

(Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch nghĩa)

Một dãy gian sản cảnh đẹp thay

Cơ đồ người trước kẻ sau giành

Người sau cướp được khoan cười vội

Chẳng bấy lâu sau có gã tranh

Ðiều đáng lưu ý ở đây là nguyên do “đi tu” của các nhân vật đó; ngoại trừ Bà Tam Cung Nguyệt Hạo tuy cũng xuất phát từ thế thái nhân tình mà xuất gia, vã lại sau khi hoàn thành nốt các nhiệm vụ “Nho giáo” của mình (khuyên nhủ các em không thành, cứu thứ phi Phượng Cơ, hoán đổi Ðổng Mẫu...). Sau đó vẫn tiếp tục ở lại chùa để hoàn thành nốt các nhiệm vụ một kẻ tu hành. Còn nhân vật Triệu Tư Cung đi tu vì bất lực can ngăn người thân manh động cướp ngôi “Phản nghịch đã chứa đầy thói dữ. Can gián đã trút lời ngay. Dứt thâm tình tìm kiếm am mây. Chờ cơ hội cứu yên vận nước” Sau đó cha chàng đã cướp được ngôi vua. Lão Ta Ngọc Tân đến chùa báo nguy cơ đến tính mạng thứ hậu Phượng Cơ nữa, với lời lẽ tuy rằng cấp báo nhưng nửa mĩa mai nữa muốn khêu gợi lòng trung quân ái quóc nơi Triệu Tư Cung “Nay Tôn Phụ lên thay nước vận, mối nghiệp Nguyên cầm vững linh báu. Tu làm chi đạo sỏi giày sành. Về đến đó lên xe xuống ngựa. Ðường đường ấy người rằng Thái tử. Nào ai dám gọi Thuyền sư? Ðặng cho già ứng nghĩa dưới cờ. Kẻo khuất lấp uổng tài dưới núi” và Lão Tạ Ngọc Lân đã không thất vọn khi liền sau đó Triệu Tư Cung khẳng khái “... Chí sãi dốc tài bồi mạch nước, Dạ sãi lăm chống vững cột trời... Muốn đem lại nghiệp Nguyên, Chi sá nhọc nhằn sức sãi... Xét thân hổ với cao dày, phơi gan giúp chúa cau mày phụ cha, tự oan gia càng sa nước mắt, gan anh hùng trổ mặt từ bi. Ðể rồi chàng được tiếng đời khen “Mượn câu kinh kệ tạc lòng hiếu trung”

Nhân vật Ngũ Lang Hòa thượng trong vở “ Mộc Quế Anh” thì không rõ đã đi tu tự bao giờ mà không thấy nói đến trong kịch bản chỉ biết rằng anh ruột Ngũ Lang là Dương Lục Sứ có nhờ thuộc hạ của mình là Mạnh Lương đến chùa mời về chung vai gom sức chống giặc PTSXY trích lời nói khích của Mạnh Lương như sau “Ngài cứ Mô Phật mãi, ngày một ngày hai quân giặc nó tràn sang đây thì đình nó cũng đốt, chùa nó cũng thiêu. Lúc đó Ngài lấy đâu ra chổ để mà Mô Phật nữa?” Dĩ nhiên Ngũ Lang Hòa thượng đành cởi áo cà sa xuống núi đi đánh giặc, khi tan giặc rồi Ngũ Lang lại trở về chùa tiếp tục đời sống tu hành.

Nói nghĩa phóng khoáng ra rằng những tường hợp trên là sự chia sớt nhu thuận của chân lý Phật giáo trong một nền tảng chung của đạo lý phương Ðôn (Nho – Lão – Phật), một dạng nhập thế khế cơ bất liễu nghĩa. Tuy vậy sẽ không khó khăn lắm để nhận ra rằng giữa tư tưởng Phật giáo và Nho học vốn có sẵn tính đối lập tiềm tàng sâu sắc trong đó. Ðiển hình chứ HIẾU rất được coi trọng trong Phật giáo. Các mặt khác xét cho cùng, tùy vào hoàn cảnh, thời gian, tuy không chủ trương xem nhẹ nhưng ở mức độ tương đối, phóng khoáng để hành xử, không tuyệt đối theo kiểu “Quân xử thần tử” được. Ðiều này trong bài viết của minh PTSXY đã nhầm lẫn như đã nêu ở các phần trên. Vì vậy, trong tuồng cổ người xưa đã khéo kế hợp nét “đồng tôn” của Nho – Phật – Lão ở bình diện nổi, làm nên vẽ đẹp truyền thống của bộ môn nghệ thuật này, đó là cái NHU và cái CƯƠNG. Và như vậy cái NHU trong đó chính là Phật giáo – các nhà tu hành – chùa chiền, còn cái CƯƠNG là những thôi thúc của đạo lý Vua – Tôi – Thần – Tử (chưa nói đến NHU – CƯƠNG ở mô-típ ngược – tức ma quỷ và gian tà). Ðó còn là những yếu tố không thể vắng mặt cho bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào, huống là hát bội, một bộ môn có nhiệm vụ chuyên chở đạo lý phương Ðông được xem là đối tượng ưu việt. Hàng hậu sinh chúng ta liệu có còn khả năng đạo lý để thể hiện bằng nghệ thuật như cha ông đã làm, hay đã đến lúc phải san bằng tất cả để mở đầu cho giai đoạn phân tích, phê phán nghiêng ngả như thế với ý ngĩ tuồng như những việc “hậu kỳ”mà chỉ có thế hệ sau mới hiểu và phát hiện ra được?

Sự chệch choạng, chao đảo trong “Mấy suy nghĩ” của PTSXY không chỉ dừng lại nơi đó, mà còn nhầm lẫn đến tội nghiệp khi thay vì đi sâu phân tích nhân vật Tam Cung Nguyệt Hạo trong vỡ tuồng San Hậu, lại quay sang đưa nhân vật San Hậu – Thầy Cả – Thầy Hai (trong tuồng thường được Giả Ngu gọi là các Phụ). Ðây là 3 nhân vật xuất thân từ nghề đâm thuê chém mướn, tuy “Chẳng nên ông Thầy Cả, song đã dựa cốt Phật Bà”, nên “Kinh kệ một câu giai bất biết”; đã được chính nhân vật tự thuật khá đầy đủ đầu cảnh 5 của hồi thứ ba, chưa nói đến Giả Ngu là nhân vật nằm cuối cùng trong 17 vai của vở, còn lại Thầy Cả, Thầy Hai là ở dạng “các nhân vật phụ khác”, chỉ làm nhiệm vụ hổ trợ cho đường dây câu chuyện. Như thế vẫn chưa đủ độ tin cậy khiến PTSXY thực hiện một trò ảo thuật ngoạn mục, đã biến những “tên ác tăng” này từ chổ phường đạo tặc (giết chết trụ trì chùa Tây Sơn để nghiễm nhiên khoác lên mình lớp áo hoán vị, kéo theo bọn “Sợ lánh đi tu tránh thuế vua” và “Chuối xôi ních hết bụng chang bang) này trở thành nhưng kẻ “đại diệt” “chân lý” “nhà chùa” và bình phẩm so sánh!

Những ai yêu thích bộ môn hát bội đều không thể không biết đến vở tuồng San Hậu. Vở hát này thuộc dạng Tuồng Ðồ, tức là những vở được sáng tác không dựa trên các sách sử Trung Quốc. Một vở tiêu biểu nhất của nghệ thuật hát bội, được tồn tại bởi sự yêu thích không phân biệt giai cấp nhờ vào khả năng, nội dung trung nghĩa còn chuyên chở rất đậm nghĩa bạn bè, anh em và lòng hiếu thảo. Chính Tả quân Lê Văn Duyệt cũng rất thích vở này và có tham gia chỉnh biên nhiều lần, và nhe thông lệ, mõi khi tổ chức lễ lạt, có hát bội để Tả Quân xem, dứt khoát không thể thiếu vở San Hậu. Trong đó nhân vật Lê Tử Trình chính là nổi niềm được chăm chút tương đồng như cuộc đời của Tẳ Quân. Ðáng lưu ý hơn, vở San Hậu như một công trình tổng hợp của nhiều bàn tay đóng góp; đến thời Tự Ðức có một cuộc tập hợp và chỉnh biên rất lớn, nhưng vẫn chia làm hai loại để đãm bảo tính khách quan khi so sánh, và được mệnh đề là “Phường bản” – tức bản có trước, được lưu hành trong dân giã; kế đến là “Kinh bản”, tức là bản được chỉnh lý (ngày nay vào thư viện Huế ta vẫn còn bặt gặp hai bản còn có mệnh đề như vậy lưu giữ). Bản tuồng Kinh bản có công rất lớn của cụ Ðào Tấn (1845-1908), cụ thể: Cụ đã chỉnh lý và viết lại lời ở hồi thứ III, chính là hồi có xuất hiện nhân vật Giả Ngu đã kể trên và Tam Cung Nguyệt Hạo xuất gia. Ðào Tấn vốn từng là quan lại của triều đình, một nhà Nho học và đồng thời cũng là một người rất am tường Phật học, vì thế các đoạn có nhân vật tu hành hay nói về chân lý nhà Phật – đặc biệt ở vở San Hậu ta đang bàn hoàn toàn có thể tin cậy được độ chính xác, và dĩ nhiên an tâm được khi cụ có phê phán. Thí dụ, nếu không như vậy tại sao lại có cảnh Hộ Pháp “ra lệnh” cho Thành Hoàng – nơi cuộc đất có chùa Tây Sơn đang bị nhớm Giả Ngu lộng hành – phải bảo vệ kẻ tâm thành với Phật pháp (thể hiện qua nhân vật Tam Cung Nguyệt Hạo) trước khi bước vào lưới ma đang giăng sẵn như sau:

Hộ Pháp:

Phụng mệnh Như Lai khiến

Nào dương cảnh Thành Hoàng

(nghe ta dặn)

Nay có bà Nguyệt Hạo nương nương

Mộ đạo mới xuất gia đầu Phật

Thìn lòng nhân đức – có dạ tu trỉ

Và đây gần sơn tự ác tăng

Khá bảo hộ người lành kẻo hại

Thành Hoàng:

Thừa kim Thần sắc hạ

Quản chúng tới hộ tòng

Phòng khi chúng nó hành hung

Thời đã có ta bảo hoä

Xuất hiện trong vở chỉ ngần ấy thôi và chỉ bằng âm thanh, quả thật Ðào Tấn khá rành rọt cái tôn tri trật tự, cái “học hàm vị” của nhà Phật, thay vì thô thiển đưa ra hình ảnh Quán Âm Bồ – Tát cứu nạn, hay Như Lai Phật Tổ ra tay, cho thấy ông là một tác giả đáng nể. Dĩ nhiên khi chuẩn bị hãm hại Tam Cung, từ trong vô hình, bọn Giả Ngu bị đè đầu vặn họng đến rã rời mà chúng chẳng hiểu do đâu, kể cả đến khi đưa lên dàn hỏa rồi mà vẫn bị thúc thủ, nhìn con cop nhào đến cỏng bà đi. Khi Ðổng Kim Lân cùng Phan Diệm đến nơi kịp thời cũng đã thốt lên “Tới đây vì có thần linh; Cứu đặng cũng nhở ơn Phật”. Và sau khi lũ Giã Ngu tiêu tùng, bà Tam Cung Nguyệt Hạo vẫn ở tu tại Tây Sơn Tự đo. Ngôi chùa cũng tại nơi đó (hình thưc “bà Ni Nguyệt Hạo” không quan trọng bằng lòng nhân đức, chí từ bi và lý tưởng Phật đà). Bà Nguyệt Hạo đa làm nên chuyện, kể cả (như PTSXY) đã viết “mặc dù là người tu hành nhưng Nguyệt Hạo chẳng ngần ngại hai lần lừa dối các em”, để hôm nay bà cho họ thấy chân lý vay trả – nhân quả rất thật, ngay trước Phật đài dù chỉ còn lại mỗi Tạ Thiên Văn và Tạ Lôi Văn trong năm anh em họ Tạ. Cái đức độ đó mãnh liệt đến nỗi cứu luôn cả hai người em này khi mạng sống đang nằm dưới mũi gươm của phe trung nghĩa. Cho nên Hoàng tử đãlẹ làng nói: “Thưa Á Mẫu! Chị hai mệnh chẳng dung, ước còn năm cũng thứ”. Ơ hay, thói thường quần thần tắc loạn hậu tắc trị, sòng phẳng trước rồi nói chuyện nghĩa sau cơ mà (phong kiến Quân chủ – Nho gia cơ mà)! Ðộng cơ nào mà bà Nguyệt Hạo ra tay cứu hoàng tử, thứ phi, nói dối các em và tuy không đồng tình việc phản loạn nhưng bà chưa bao giờ tỏ ra quyết liệt, dùng đến cả quyền người chị để khồng chế cản ngăn, bởi họ tuy là phản thần nhưng lại rất thương quý chị, và cuối cùng lặng lẽ xuất gia đi tu? Rất đầy đủ đạo nghĩa Nho gia và Phật giáo trong hành động ấy, nào có vấn đề nghiêng ngả, chênh lệch đâu! Còn nếu như xét theo khía cạnh cực đoan, thua thắng ấy thì kết quả cuộc vở San Hậu rõ ràng tư tưởng nhà Phật đã thắng thế. Tất cả những cố gắng phân tích nhằm nêu ra mặt hạn chế của Nho học và giữa Nho học với Phật học. À không, chùa chiền luôn đối nghịch, ai đáng tin tưởng hơn ai trong tuồng (hát bội) của PTSXY, xem ra chẳng công hiệu, lại chẳng giúp ích gì được trong việc bổ sung kiến thức nghệ thuật nhằm phát huy hay bảo tồn vốn cổ dân tộc. Xúc phạm đến Phật giáo, đặc biệt là xúc phạm xem nhẹ công lao cha ông xưa mà điển hình là cụ Ðào Tấn, như phần kết bài viết chính của PTSXYdưới đây, với người viết bài này đắn đo lắm để khỏi phải dẫn dụ vì như thế đồng nghĩa với “hết ý kiến” (1) như sau:

“Xem màn tuồng trên, khán giả nhận thấy, tác giả vở tuồng San Hậu không tin vào nhà chùa. Sở dĩ có hiện tượng trên bởi nội dung các vở tuồng cổ nói trên đều muốn giáo huấn mọi người hãy noi theo và làm theo đạo lý, mà đạo lý ở đây chủ yếu dựa theo mô thức của Nho giáo. Vì vậy các nhân vật trung tâm quyết chiến đấu và xã thân vì đạo lý: con có thể chống lại cha, vợ có thể chống lại chồng nếu như cha hoặc chồng làm điều trái đạo lý. Con người trong sân khấu, tuồng là những con người hành động, nhập thế chớ không phải muốn lánh đời thoát tục” 

Ðăng trong TẬP VĂN PHẬT ÐẢN 2542 – SỐ 41 của Ban Văn Hóa TW GIÁO HỘI PHẬT GIÁO V.N. NXB TP. HCM .

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3314)
Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọc và để tụng trong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất…Tôi nghĩ rằng đọc kinh hay tụng kinh là một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc và tụng hết sức tích cực và rộng lớn : giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lý của Phật hoặc để khơi động lòng từ bi, tập trung tâm thức của ta....
09/04/2013(Xem: 5297)
Người bạn đạo nói với tôi rằng, đọc sách về gương tu học của người xưa, lòng chỉ biết ngưỡng phục chứ theo thì làm sao theo nổi. Tôi nói bạn cho một thí dụ thì bạn bảo “Tam bộ nhất bái.”
09/04/2013(Xem: 3672)
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.
09/04/2013(Xem: 3912)
Thưa Qúy bạn! Ðây là một câu hỏi rất đáng ghi nhận và cần được phân tích nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, để giúp cho tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ một cách cặn kẽ cả về Lý lẫn Nghĩa văn tự.
09/04/2013(Xem: 3771)
Chùa Hàn Sơn không dựa vào vách núi như bao nhiêu ngôi già lam cổ kính ở trung Quốc, mà nó nép mình trong một thôn xóm nghèo ở vùng ngoại ô của thành phố Tô Châu. Chúng tôi bước lần theo con đường tráng nhựa quanh co dẫn đến cổng chùa. Phía trướccó một con sông nhỏ trong xanh, khơi nguồn từ Bắc kinh, chảy thẳng đến Hàng Châu, nhưng lại uốn mình qua cô tô , lửng lờ trước cổng Hàn Sơn tự.
09/04/2013(Xem: 4259)
Trong thời gian gần đây, uống trà trở thành phổ thông ở Tây phương, đặc biệt là Mỹ. Có những quán trà được mở ra, tương tự như những quán cà phê, tuy là vẫn còn rất ít. Trong những quán trà này, bán đủ loại trà, từ nhiều nước trên thế giới. Phần lớn là những trà gói cá nhân.
09/04/2013(Xem: 3865)
Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa).
09/04/2013(Xem: 4787)
Gần đây, trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), đã thấy xuất hiện vở hát “Trương Ngao đòi nợ Phật” (TNÐNP) dưới nhiều thể loại: hát bội – cải lương – kịch nói và chèo. Mỗi một thể loại cũng là mỗi một soạn giả đạo diễn riêng biệt và để phù hợp với từng thể loại đó TNÐNP cũng dẻo mềm theo bàn tay nắn bóp của đạo diễn và soạn giả.
09/04/2013(Xem: 4029)
Thi hào Nguyễn Du là một Phật tử mộ đạo, rất siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng cụ đã từng thú nhận là đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần mà vẫn không nắm bắt được ý kinh; cho tới khi được nghe bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng cụ mới liễu ngộ rằng “Chân kinh vốn không lời”. Cụ đã viết bốn câu thơ bằng chữ Hán để diễn tả tâm trạng của mình: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
09/04/2013(Xem: 9184)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]