Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tình Yêu

03/01/201915:25(Xem: 19422)
03. Tình Yêu
Tình Yêu
(giọng đọc Thiên Lý)

Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi.

Đã mang lấy một chữ tình

    Người ta thường hay nói đùa với nhau: "Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ". Nói đùa mà thật. Dù được cảnh báo yêu là khổ như một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng hầu hết ai cũng chấp nhận khổ để có được cảm giác yêu. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng lên tiếng dùm ta: "Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào". Sống mà không yêu thương thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì nữa. Hãy cứ yêu đi. Càng yêu ta sẽ thấy cuộc đời này càng thêm mầu nhiệm. Nếu sợ khổ mà không dám yêu thì ta có chắc là mình sẽ sống hạnh phúc hơn không? Đời sống còn nhiều thứ khác khiến ta khổ chứ đâu chỉ có mỗi tình yêu. Xung quanh ta có biết bao người dám "chịu khổ" để yêu thì tại sao ta phải sợ? Tình yêu có thật đáng sợ như ta nghĩ không?

    Yêu thương vốn là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng nếu ta yêu thương con sông, yêu thương cánh đồng, yêu thương quê hương, yêu thương kẻ bất hạnh thì ta đâu có khổ. Đằng này đối tượng yêu thương của ta quá hấp dẫn, có thể đánh động vào cảm xúc khát khao của ta, có thể làm cho ta đêm nhớ ngày mong hay mất ăn bỏ ngủ, có thể khiến ta bất chấp tất cả để sở hữu được nó. Thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng này rất hay trong đoạn thơ: "Đã mang lấy một chữ tình/ Khư khư mình buộc lấy mình vào trong/ Vậy nên những chốn thong dong/ Ở không yên ổn ngồi không vững vàng/ Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi". Khi cảm xúc yêu đương bùng vỡ thì ta không còn tự chủ được nữa, mọi nhận thức hay phản ứng đều vượt tầm kiểm soát. Ta cứ lầm lũi lao tới phía trước như kẻ mộng du, không ý thức được mình đang đi đâu dù sắp bước vào hầm hố chông gai. Người Tây phương gọi trạng thái ấy là "fall in love" , tức là đang bị cuốn vào tình yêu, mà cũng có thể hiểu là đang bị té ngã trong tình yêu.

    Cảm xúc yêu đương mãnh liệt đến thế, nên nó lấn át lý trí và lấn át cả những liên hệ tình cảm sâu sắc khác. Chẳng trách sao ai yêu rồi thì ít nhiều cũng trở nên mù quáng. Ta thấy ở đối tượng mình yêu toàn một màu hồng tuyệt hảo, rất khác với cái thấy của mọi người. Vì thế, ta muốn tháo tung ranh giới cái tôi của mình ra, để mời người ấy bước vào. Dĩ nhiên, ta cũng muốn người ấy nhường chỗ cho ta một nửa trong trái tim họ. Thậm chí ta còn muốn dâng tặng cả cuộc đời mình cho họ, nên ta đã mạnh dạn tuyên bố "yêu hết mình". Thật ra, không ai đem hết con người của mình ra để yêu thương kẻ khác mà không mong muốn nhận lại điều gì cả. Lời tuyên bố ấy chẳng qua vì không kiềm chế nổi cơn cảm xúc muốn được thỏa mãn, hay vì muốn thấy giá trị của mình qua sự nâng niu của kẻ khác mà thôi. Bởi khi màu hồng ấy trong mắt ta nhạt phai thì trái tim ta không còn rung cảm nữa.

    Tình yêu như thế cũng chỉ là sự trao đổi cảm xúc. Một tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sớt để nâng đỡ cuộc đời của nhau. Có thể ta đã từng lầm tưởng tình yêu là cung bậc cao hơn tình thương. Sự thật, tình yêu chỉ mạnh hơn tình thương về mặt cảm xúc thỏa mãn, nhưng tình thương lại lớn hơn tình yêu về mặt thấu hiểu và cảm thông. Tức là tình yêu nghiêng về phía hưởng thụ, còn tình thương lại nghiêng về phía trách nhiệm. Trong liên hệ tình cảm lứa đôi, nếu tình yêu lấn át đi tình thương thì tình cảm ấy cũng giống như lửa rơm - bạo phát bạo tàn; còn nếu tình thương lấn át được tình yêu thì tình cảm ấy sẽ như lửa than - mãi âm ỉ cháy. Dù khởi điểm là vì tiếng sét ái tình, nhưng nếu ta biết nhận diện và buông bỏ bớt những đòi hỏi không cần thiết, hết lòng quan tâm đến cuộc đời của người mình thương, thấu hiểu những khó khăn hay ước vọng của họ mà tận tình giúp đỡ, thì ta sẽ có được tình yêu chân thật.

Yêu không đúng cách
 Thi sĩ Xuân Diệu đã từng phát hiện ra những lý do thường khiến tình yêu rạn vỡ: "Người ta khổ vì thương không phải cách/ Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người".

   Hãy luôn nhớ rằng, mọi hiện tượng trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau mới có thể tồn tại. Tình yêu cũng không ngoại lệ. Sẽ không có cái gì gọi là tình yêu nếu nó tách biệt với những yếu tố khác như sự bình an, vững chãi, bao dung, cởi mở, lắng nghe... Thậm chí nếu không có gia đình, bạn bè, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức và cả thiên nhiên thì tình yêu cũng không có chỗ để tồn tại. Cho nên, nếu ta biết quay về chăm sóc những yếu tố tưởng chừng như đứng ngoài tình yêu thì cũng chính là chăm sóc tình yêu.

   Vậy mà khi yêu ta thường chỉ để ý tới sự ham thích nhau, suốt ngày cứ quấn chặt vào nhau không dám rời nửa bước. Đến khi một bên không thể đáp ứng sự thỏa mãn, thì sự nhàm chán và phản bội nhau là điều tất yếu sẽ xảy ra. Khi ấy, bên ở lại sẽ dễ dàng ngã quỵ vì họ thấy không còn gì để sống. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng than thở: "Người đi một nửa hồn tôi chết/ Một nửa hồn kia bỗng dại khờ". Thật ra, ta chẳng bao giờ trao nửa linh hồn cho ai đâu. Chỉ vì một nửa (hay cả) đời sống của ta đã lỡ phụ thuộc vào cảm xúc của đối phương, nên khi họ đi rồi ta không còn chỗ bám. Cơn nghiện đang hành hạ ta đó thôi.

   Lắm lúc ta cũng rất thực dụng, đến với tình yêu theo kiểu tranh hơn tranh thua như trong chiến trường kinh tế. Hễ đòi hỏi được là đòi hỏi. Ta xem người ấy như sự bảo an vững chắc cho cuộc đời mình. Thành ra, cụm từ "đi tìm bến trong" bây giờ có nghĩa là tìm một nơi có thể bảo đảm cho mình một cuộc sống sung túc, không thua sút bạn bè. Quan điểm này cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ tâm thức xã hội. Nhìn kỹ, ta sẽ thấy những đòi hỏi kia chỉ mang tới những cảm xúc tạm bợ qua sự tán thưởng của những người sống bằng hình thức, nhưng nó lại là thứ mộng tưởng điên đảo làm phương hại đến tình yêu. Vậy mà ta vẫn tin chắc rằng nếu có tất cả những thứ đó thì đời sống lứa đôi sẽ hạnh phúc hơn. Vì thế sự ham thích của ta không dừng, còn năng lực của người ấy lại bị ta vắt đến cạn kiệt, nên hai tâm hồn ngày càng cách xa nhau. Nếu người ấy vì đam mê mà vẫn cố gắng chiều chuộng ta thì chính họ cũng đang sống trong cơn mộng tưởng. Cả hai đều không cắm rễ vào nền tảng của tình yêu chân thật thì đừng hỏi tại sao chỉ vì bất đồng quan điểm với nhau, lỡ gây tổn thương nhau, thậm chí không tiếp tục làm thỏa mãn nhau là đôi bên dễ dàng bỏ nhau.

    Cũng có lần thi sĩ Xuân Diệu tự thú nhận: "Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì". Tình yêu cũng như một loại cây xanh, nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn và lụn bại. Cảm xúc thỏa mãn ai mà không thích. Nhưng sự thỏa mãn ấy phải đi liền với trách nhiệm thì ta mới có thể giữ gìn mãi được. Mà nếu ranh giới cái tôi thật sự được tháo tung để nhường chỗ cho người ấy, thì trách nhiệm dìu dắt nhau đi về hướng thảnh thơi và hạnh phúc chân thật không phải là gánh nặng hay là sự miễn cưỡng nữa. Vấn đề là ta có khả năng nới rộng trái tim của mình ra không? Nếu ta còn quá coi trọng vật chất, vướng kẹt danh vọng, đam mê hình thức hấp dẫn, mà lại muốn có một tình yêu bền vững thì đó chỉ là tham vọng. Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác thì cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi. Còn lỡ như đối tượng ấy xem tất cả những phương tiện kia là lý do chính để tình yêu có mặt, thì ta biết rằng đó chẳng phải là một nửa đáng tìm. Tuy nhiên, nếu ta đủ giỏi và bản lĩnh thì vẫn có thể dẫn dắt mọi đối tượng đi về hướng mình chọn mà không sợ "Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người".

Tình yêu có thật hay không là tùy thuộc vào sức mạnh và dung lượng trái tim của mỗi người. Bí quyết là ta phải luôn tỉnh táo để nhận ra mình và hiểu được người mình thương

Yêu như yêu lần đầu
Xin nâng đỡ đời nhau
Bằng con tim hiểu biết
Lo sợ gì thương đau.

Tình yêu thương rộng lớn
Luôn đem tới niềm vui
Cùng sớt chia nỗi khổ
Dìu nhau về thảnh thơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2013(Xem: 8893)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
20/02/2013(Xem: 5287)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
25/10/2012(Xem: 7228)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
02/08/2012(Xem: 16796)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 36247)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 6389)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 5473)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 53987)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3854)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 13786)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]