Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Nam Hóa Nữ, Nữ Hóa Nam

17/03/201409:31(Xem: 20341)
44. Nam Hóa Nữ, Nữ Hóa Nam
blank
Nam Hóa Nữ,
Nữ Hóa Nam

Hôm ấy, tôn giả Mahā Kaccayāna y áo lấm đầy bụi đường từ phương bắc xa xôi về Jetavanārāma tịnh xá đảnh lễ đức Phật, dẫn theo một vị tỳ-khưutên là Soreyya. Vị tỳ-khưu này trước đây là một cậu công tử, do có ý nghĩ tà vạy xúc phạm tôn giả Mahā Kaccayāna nên bị hóa nữ. Cậu đã có gia đình cùng hai đứa con trai; nhưng sau khi hóa nữ, lấy chồng mới, lại sinh được hai đứa con trai nữa. Cuối cùng, nhờ sám hối bên chân tôn giả Mahā Kaccayāna, cô gái được hoàn thân nam trở lại. Cảm nghiệm thấm thía cuộc đời éo le, khổ đau, vô minh, điên đảo, ông từ bỏ tất cả rồi xin xuất gia bên chân tôn giả Mahā Kaccayāna.

Câu chuyện thật là hy hữu, thật là ly kỳ, chỉ riêng đức Phật và chư trưởng lão có thắng trí thì biết rõ nhân, duyên và quả của nó; còn chư phàm tăng và cận sự nam nữ thì bàn tán xôn xao. Đức Phật biết rõ hôm nay có nhân vật chính là tỳ-khưu Soreyya và người làm chứng uy tín trong cuộc là tôn giả Mahā Kaccayāna nên ngài kể lại tuần tự câu chuyện.

Và sau đó đã được kinh sách thuật lại.

“- Tại thị trấn Soreyya(1), nằm về phía bắc kinh thành Sāvatthi, là nơi mà tôn giả Mahā Kaccayāna thường chọn làm trú xứ vì ở đây có những khu rừng cây cao bóng cả, yên tĩnh, trong lành, khả ái, rất thích hợp cho đời sống độc cư. Thuở ấy, tôn giả tuy tuổi đã trung niên nhưng trông vẫn còn ‘phong độ trẻ trung’ vì nước da vàng sáng và tướng mạo, dung sắc hơn người.

Vào mỗi buổi sáng, tôn giả Mahā Kaccayāna khoác đại y, mang bát từ ngoại ô vào thị trấn Soreyya để khất thực. Dung sắc tuấn tú như tỏa hào quang của ngài làm cho ai cũng phải trầm trồ, quay đầu nhìn ngắm. Trong đó, đặc biệt có một người, đấy là cậu công tử con nhà triệu phú trong thị trấn, mà mọi người ai cũng gọi là ‘con trai của triệu phú Soreyya’(2), đã lập gia đình, hiện có một bà vợ xinh đẹp và hai cậu con trai xinh xắn. Do duyên buổi sớm hôm ấy, công tử Soreyya cùng một người bạn thân, ngồi chung một cỗ xe nhỏ, theo sau có rất đông thuộc hạ, gia nhân, dự định ra tắm ở một con sông ở ngoại thành. Trên đường, bất chợt công tử Soreyya trông thấy tôn giả Mahā Kaccayāna, cậu ta nhìn sững! Ôi! Người đâu mà đẹp lạ kỳ! Rồi một ý nghĩ tức khắc khởi sanh: ‘Chà, phải chi vị sa-môn này là vợ của mình nhỉ? Nếu không như thế thì ước chi bà vợ ở nhà của mình có được mỹ tướng và nước da vàng sáng như vị sa-môn này nhỉ?’ Đi liền sau ý nghĩ ấy, công tử Soreyya cảm nghe có sự thay đổi khác lạ, một sự chuyển hóa rần rần bên trong cơ thể, rất tế nhị không dám nói với ai! Nói rõ là công tử Soreyya đã biến thành ‘tiểu thư’ Soreyya chỉ sau một niệm phạm thượng, bất kính với vị thánh Tăng. Hổ thẹn quá không biết giấu mặt vào đâu, lợi dụng khi mọi người đang nhìn ngắm đó đây, cũng vừa khi cỗ xe đang ngừng lại vì một chướng ngại trên đường, ‘tiểu thư’ Soreyya nghiêng người che vùng ngực rồi nhanh chân lẻn trốn vào đám đông, không cho ai hay biết. Và rồi, không dám trở về với gia đình, tiểu thư Soreyya đi mãi lên phương Bắc theo con đường bộ hành của khách thương. Khi biết là mình đã đi một quãng khá xa, biết không còn người quen nào trông thấy mình nữa, ‘tiểu thư’ Soreyya mới cảm thấy yên tâm. Dừng chân nơi một bóng cây ven đường, tiểu thư tự nghĩ: ‘Thế là hết rồi! Hết thật rồ! Ôi! Cả một cuộc đời giàu sang nhung lụa đành phải quẳng lại sau lưng. Ai ngờ, mình chỉ mới khởi một niệm nghiêng lệch, tà vạy, bất chánh mà đã bị trừng phạt bằng cái thân nữ nhi liễu yếu đào tơ như thế này! Tương lai mờ mịt, đường đời dặm thẳm, rồi không biết sẽ trôi giạt về đâu? Thôi, cũng đành! Không bao giờ mình có đủ can đảm để trở lại mái nhà của cha của mẹ nữa! Không bao giờ mình có đủ can đảm để trở về gặp lại người vợ yêu dấu cùng hai đứa con trai thương yêu trông như hai tiểu thiên thần nữa! Không bao giờ mình có đủ can đảm để nhìn lại bạn bè, người quen, bà con quyến thuộc nữa! Thôi, đành xin vĩnh biệt tất thảy mọi người!’

Trong lúc cô tiểu thư ruột rối như tơ vò, vừa lau nước mắt nước mũi dầm dề, đoạn tuyệt đời sống cũ, vừa cặm cụi đi mãi lên phương Bắc, chấp nhận số phận mới – thì ở tại thị trấn Soreyya, mọi người náo loạn, hớt hãi đi tìm chàng.

Nhắc lại chuyện trước. Sau khi cỗ xe vừa thoát ra khỏi chướng ngại, nhìn lại, không ai còn thấy công tử Soreyya đâu nữa! Người này nhìn người kia, người kia nhìn người nọ. Người con trai bạn thân, ngồi bên cạnh, bị mọi người vây quanh cật vấn, cũng ấp úng không nói nên lời. Vì rõ ràng, công tử đang ngồi đây, bên cạnh đây, nhưng chỉ trong một cái chớp mắt, không biết biến mất đi đâu?

Thất thểu về nhà, mọi người ấp a ấp úng trình bày sự việc lạ lùng lên ông triệu phú. Nhìn vẻ mặt ỉu xìu và thảm não của mọi người, ông triệu phú không nỡ la rầy, cấp tốc sai từng toán gia nhân, phân chia đi tìm các nơi. Nhiều ngày cũng không tìm thấy, gia đình ông triệu phú đành đi đến kết luận đau lòng: ‘Có lẽ nó đã tự ý xuống tắm ở một quãng sông nào đó, và đã bị chết chìm, chết trôi mất xác rồi!’ Họ buồn rầu than khóc. Sau đó, gia đình sắm một mâm lễ vật trọng hậu, ra tại bờ sông ở ngoại ô, mời các thầy bà-la-môn tư tế tổ chức một cuộc lễ để tế cho vong linh người đã mất!

Trong thời gian ấy thì vị tiểu thư của chúng ta, trên đường lên phương Bắc lại gặp một đoàn khách thương từ một hướng nào đó xuất hiện trên lộ trình, vui mừng, cô bước theo sau.

Vị trưởng đoàn đi chiếc xe sau cùng, trông thấy một cô gái trẻ đẹp, quý phái, ra dáng tội nghiệp, bèn dừng lại, quan tâm hỏi han :

- Cô muốn đi về đâu, sao chỉ đi một mình vậy?

- Cảm ơn! Ông cứ đi đi! Không sao đâu!

- Thế cô muốn đi về đâu?

- Thưa ! Cô lắp bắp... dạ cũng chưa biết! Có lẽ phải đến tận kinh thành Takkasilā!

- Trời đất ơi! Ông ta la toáng lên - Cô có biết là nó xa chừng nào chăng? Hơn một trăm do tuần cơ đấy! Cô tưởng đi dạo mát à? Thế thì ăn uống, nghỉ ngơi ra sao? Dường như cô chẳng có hành trang, hành lý gì cả?

Nghe câu hỏi, cô tiểu thư mới nhìn ra sự thật. Thò tay lột chiếc nhẫn quý, cô tiểu thư trao cho ông trưởng đoàn khách thương, nói rằng :

- Vậy thì, với chiếc nhẫn này, nhờ ông mở lòng cho tôi đi xe nhờ, cho ăn uống dọc đường, và đến Takkasilā giúp luôn cho tôi một chỗ trọ.

Đồng ý cho cô gái đi nhờ, nhưng trong tâm ông trưởng đoàn thương buôn lại nghĩ: ‘Chủ của ta, công tử con nhà triệu phú Takkasilā từ lâu muốn kén chọn một mỹ nữ để lập gia thất. Hay đây chính là nhân duyên trời định khi có một cô gái sắc nước hương trời, không biết từ đâu xuất hiện kỳ lạ như thế này! Ồ, rồi ta sẽ tiến cử cho tiểu chủ, chắc sẽ nhận được một món tiền trọng thường hậu hĩ đây!’

Và quả như thế thật. Đến kinh thành Takkasilā, khi ông trưởng đoàn thương buôn dẫn cô gái đến ngôi biệt thự, ra mắt con trai triệu phú, giới thiệu rằng đây là một bảo nữ (itthīratana) khó kiếm ở trên đời – thì cậu tiểu chủ như chết mê, chết mệt về vẻ đẹp, về sự trẻ trung và duyên dáng hiếm có của nàng.

Thế là sau đó họ làm đám cưới. Cô gái trở thành chánh thất của con trai triệu phú kinh thành Takkasilā danh giá hơn người! Năm sau, cô gái sinh cho tiểu chủ một cậu con trai bụ bẫm; năm sau, sinh thêm một cậu con trai kháu khỉnh nữa. Cuộc sống của họ thế là rất hạnh phúc, không có chi phải phàn nàn. Riêng cô tiểu thư thì thường hay ngẫm suy, chiêm nghiệm, tự vấn, tự đáp nhưng đều không có câu trả lời nào làm cho cô thỏa mãn. Chuyện là, trước đây, cô là con trai, sinh với bà vợ hai cậu con trai! Bây giờ, lại thân nữ, mang nặng đẻ đau sinh thêm hai cậu con trai nữa. Khi là thân nam, khi là thân nữ nhưng cảm xúc, khi nam vẫn rõ là nam, khi nữ vẫn rõ là nữ. Không có một chút lẫn lộn nào ở đấy cả. Như khi làm cây cam thì sinh trái ngọt, khi làm cây chanh thì sinh trái chua! Vậy thôi! Rồi, hai đứa con trước đây, hai đứa con sau này, trước là tình thương của người cha, sau, lại là tình thương của người mẹ! Chúng cũng không hề lẫn lộn! Ồ, thật là phức tạp xiết bao! Ông thợ trời, ông thợ nghiệp, tạo ra chi cái hoàn cảnh oái ăm này?

Hôm kia, rảnh rỗi ngồi trên ban công của tòa lâu đài, đang vui chơi nô giỡn với đứa con trai thứ hai, bà chủ Soreyya nhìn xuống đường, chợt thấy một người quen. Đấy là ông thanh niên bạn thân cùng ngồi trên cỗ xe đi tắm sông thuở nào. Ông ta đang trên một cỗ xe, theo sau hàng chục cỗ xe khác, có lẽ là một chuyến buôn bán làm ăn hay trao đổi hàng hóa giúp cho cha mẹ nàng tại kinh thành này. Ông ta có già hơn một tí những có cái gì đó vẫn không thay đổi nên nhìn ra ngay. Bổi hổi, bồi hồi, bà chủ nghe trái tim mình rộn ràng, lao xao. Kỷ niệm xưa ào ạt trở về như choáng ngợp cả tâm tư. Sau khi trấn áp cảm xúc, bà chủ cho gia nhân theo dõi rồi mời cho bằng được người đàn ông, bạn cũ, đến lâu đài với lý do là bàn công chuyện làm ăn.

Sau khi dùng qua loa cơm nước mà bà chủ đãi đằng có vẻ trọng hậu, người đàn ông dè dặt nói :

- Tôi chưa hiểu lý do bữa ăn thịnh soạn này, xin bà chủ bàn tính chuyện làm ăn như thế nào?

Bà chủ mỉm cười, nói câu khó hiểu :

- Nếu đây là bữa ăn chào đón thân tình một người bạn cũ thì sao nào?

- Dạ, không dám! Tôi không dám có được sự hân hạnh như thế!

Bà chủ như hướng sang chuyện khác :

- Từ Soreyya đến đây, chắc ông biết gia đình triệu phú Soreyya chứ?

- Thưa, phải biết chứ! Vì tôi là người trong gia đình ấy! Rồi ông kể chuyện với giọng buồn buồn - Từ khi cậu chủ đi tắm sông rồi mất, ông chủxem tôi như người nhà và mọi việc làm ăn buôn bán đó đây đều giao cho tôi cả. Gọi tôi là gia nhân của ông triệu phú cũng được, mà gọi tôi là con trai nuôi của ông triệu phú cũng được, thưa bà chủ!

Bà Soreyya lặng người một chút, hỏi tiếp :

- Thế ông bà triệu phú có còn mạnh khỏe không? Người vợ và hai cậu con trai của công tử Soreyya giờ thế nào rồi?

Đưa mắt ngạc nhiên nhìn bà chủ trẻ, người khách hỏi :

- Thưa, họ vẫn còn khoẻ. Nhưng mà... nhưng mà... thế ra bà chủ quen biết với ông bà chủ của tôi à? Lại còn biết công tử Soreyya, phu nhân và hai vị tiểu chủ à?

Đến giờ phút này, bà chủ mới thổ lộ :

- Ôi, ông bạn thân thuở xưa ơi! Tôi chính là Soreyya, công tử Soreyya cùng bạn đi tắm sông ngày nào đây!

Người khách, bạn cũ, tưởng tai mình nghe lầm, tưởng mắt mình trông lầm, cứ há hốc, trân trân không nói được, không mở miệng được.

Cứ để cho bạn mình ở trong đám mù sương, từ từ, chạm rãi, bà chủ kể lại chuyện xưa, khi trông thấy vị sa-môn như thế nào, khởi lên ý niệm tà vạy như thế nào, hóa thành thân nữ như thế nào, rồi quãng đời lên đến kinh thành Takkasilā như thế nào, kể lại hết, không bỏ sót một chi tiết nào.

Nghe xong mà vẫn chưa tin là thực, người khách hỏi :

-Vậy có thật, hiện giờ, con trai ông triệu phú Takkasilā này là chồng của tiểu thư Soreyya ?

Bà chủ nhẹ gật đầu.

-Và hai cậu bé này là con sau của tiểu thư Soreyya thật đó chứ?

Bà chủ lại nhè nhẹ gật đầu một lượt nữa, không nói.

Người đàn ông sau khi tự véo vào đùi mình, thấy đau thì biết không phải là đang nằm mơ! Nhìn lại bà chủ, tuy trong vóc dáng nữ nhi nhưng cũng thấy phảng phất hình bóng của công tử Soreyya thuở nào - mới tin chuyện này là thật. Bèn ra giọng quở trách :

- Bạn thật là tệ! Ai cũng tin cậu đã chết rồi. Bao nhiêu năm qua, lấy chồng, lại sống hạnh phúc trong lâu đài này, cậu quên cha, quên mẹ, quên vợ, quên con, quên hết cả bạn bè, thân bằng, quyến thuộc rồi!

- Hãy thông cảm cho tôi! Tôi làm sao mà dám về đã chứ!

Hồi lâu, người đàn ông mới gật đầu:

- Ờ, phải rồi! Thật là không ai dám về cả!

Lát sau, như nghĩ ra một điều quan trọng, ông tiếp:

- Bạn nên tìm vị sa-môn thuở xưa mà sám hối đi. Sau này, bỏ công điều tra, tìm hiểu, tôi biết vị ấy là tôn giả Mahā Kaccayāna, nghe trong tăng đoàn bảo vị ấy là một bậc thánh lậu tận, ai ai cũng kính ngưỡng, quý trọng, kể cả hàng vua chúa! Tôi cũng nghe rằng, nói một lời bất kính, xúc phạm với bậc thánh là tội lỗi nặng lắm đó!

- Phải rồi, ta nên làm thế! Bà Soreyya gật đầu - Vậy bạn có biết tôn giả ấy hiện giờ ở đâu không ?

- Cũng may cho bạn đó! Sớm nay, trên đường đi, tôi thoáng thấy ngài dường như ở một khu rừng ngoại thành, cũng gần đây thôi! Ôi! Nhờ tướng mạo của vị ấy vẫn tuấn mỹ với nước da vàng sáng không lẫn lộn với ai được!

Thấy là việc hệ trọng nên bà Soreyya tình thật kể lại chuyện xưa cho chồng nghe, có người đàn ông bạn cũ làm chứng. Người chồng ban đầu bán tín bán nghi, sau phải tin là thật.

Trong lúc gia nhân bàn tính chuẩn bị cơm nước, vật thực thượng vị đặt bát thì người đàn ông và người chồngđi đến khu rừng, tìm thấy tôn giả MahāKaccayāna, và thưa thỉnh việc cúng dường ngày mai tại tư gia, tức là tòa lâu đài của ông triệu phú. Tôn giả im lặng nhận lời.

Sáng hôm sau, sau khi đặt bát cúng dường với vật thực thượng vị cứng mềm đến cho tôn giả, người chồng dẫn vợ mình đến quỳ lạy sát đất bên chân ngài vô cùng cung kính. Người đàn ông, bạn cũ cũng quỳ lạy một bên, thưa rằng :

- Bạch ngài ! Xin ngài mở lòng hải hà, từ bi tha tội cho người bạn của con, là cô tiểu chủ Soreyya đây !

Tôn giả Mahā Kaccayāna vì không hướng tâm nên không biết chuyện gì, ngạc nhiên nói:

- Là tội lỗi gì, ta có biết đâu?

Người đàn ông, bạn cũ, bèn kể lại chuyện xưa, nói đúng nguyên văn như ý nghĩ thuở nọ mà công tử Soreyya khi trông thấy tướng hảo tuyệt mỹ, nước da vàng sáng của ngài đã thốt lên lời phạm thượng, sau đó bị biến thành nữ ngay tức khắc như thế nào!

Tôn giả đã nghe xong. Không những nghe xong mà ngài còn hướng tâm biết thêm những điều kỳ diệu sau này nữa nên khởi năng lượng uy lực tâm rồi nói rằng :

- Tốt rồi! Thế là tốt rồi! Ta không những tha thứ tất thảy lỗi lầm mà còn phúc chúc cho cô Soreyya đây được thắng duyên, thắng phúc nữa đó!

Nhiệm mầu thay, câu nói vừa dứt, cô Soreyya thấy cơ thể mình rần rần chuyển hóa, giống như thuở xưa, nhưng bây giờ lại biến thành thân nam, y như cũ.

Quỳ lạy với nước mắt dâng tràn, cô Soreyya, bây giờ là ông Soreyya, thốt lên :

- Tri ân tôn giả! Tri ân tôn giả!

Ông tiểu triệu phú Takkasilā đăm đăm nhìn người vợ yêu dấu của mình, bây giờ đã biến thành một người đàn ông, không biết nói sao, và cũng không biết trạng thái cảm xúc của mình như thế nào nữa.

Lát sau, như tỉnh trí lại, ông nói :

- Này... này... bạn! Ông ấp úng tìm chữ xưng hô! Hai đứa trẻ kháu khỉnh này do tôi và... bạn... sanh ra! Bạn sinh nhưng mà tôi dưỡng. Cả hai chúng ta đều có công ngang nhau. Chúng là con chung của chúng ta. Vậy, bạn cứ tự nhiên sống ở đây, đừng ngại chi cả, để chúng ta cùng chăm lo cho hai trẻ nên người!

Ông Soreyya đứng lặng một hồi để cho cảm xúc lắng xuống, ngước nhìn tôn giả Mahā Kaccayāna - vẫn an nhiên, tự tại, bất động – nhìn người đàn ông, bạn cũ, liếc nhìn hai đứa con trai rồi nói với ông tiểu triệu phú rằng:

- Bạn à! Tôi đã sống một kiếp nam nhân, sau đó là nữ nhân, bây giờ lại hoàn lại nam nhân như cũ. Thế là hai lần thay đổi xác thân và lại là ba kiếp sống khác nhau. Kiếp sống đầu, tôi là cha của hai đứa con trai. Kiếp kế tiếp, là mẹ của hai cậu con trai khác nữa. Hiện tại đây, tôi đang sống kiếp thứ ba, tôi không muốn sống trở lại hai kiếp sống trước đó nữa. Tôi đã chán ngán cả hai kiếp sống. Tôi đã có sự lựa chọn rồi, hãy để cho tôi được tự do. Tôi sẽ đi theo tôn giả đây, và tôi sẽ sống đời xuất gia. Hai trẻ được sống trong một gia đình phú túc như thế này, tôi không có lý do gì để lo lắng cho chúng nữa. Bạn hãy làm trọn vẹn bổn phận mình. Tôi không có gì phải hối tiếc. Cảm ơn với tất cả.

Nói thế xong, ông Soreyya âu yếm nhìn hai đứa con trai, bồng từng đứa một lên tay, hôn lên má, lên đầu từng đứa rồi trao tận tay chúng cho chồng cũ, nói lời từ biệt mọi người rồi theo chân tôn giả Mahā Kaccayāna.

Trở lại khu rừng ngoại ô, tôn giả Mahā Kaccayāna tận tay cắt tóc và cho ông Soreyya xuất gia sa-di rồi cả hai sống đời ta bà vô trú. Thời gian sau, thấy sa-di Soreyya tiến bộ vượt bậc trong pháp học cũng như pháp hành, tôn giả lại cho ông thọ giới tỳ-khưu. Tuy nhiên, cả hai thầy trò đi đâu cũng cảm thấy phiền hà, vì cái tin nam biến nữ, nữ biến nam đã nhanh chóng lan truyền đi các nơi, đang trở thành thông tin nóng hổi trên cửa miệng của bao người. Không những chư sư trong tăng đoàn, mà là cả cận sự hai hàng, cả ngoại giáo, cả dân chúng khắp nơi nữa; hễ gặp là cứ hỏi :

- Có phải đại đức đã từng nam biến nữ, sau đó, nữ lại biến thành nam?

- Thưa, quả đúng như vậy!

- Thế bốn đứa con trai, hai đứa đầu đại đức là cha, hai đứa sau, đại đức là mẹ. Vậy đại đức yêu thương hai đứa con nào hơn?

Đại đức cứ tình thật trả lời:

- Dĩ nhiên, hai đứa con do tôi mang nặng đẻ đau, tôi thương chúng hơn chứ!

Cứ phải trả lời mãi, cứ lặp đi lặp lại mãi cái chuyện thương đứa con này, thương đứa con kia đến phát ngán; lại phù phiếm, mất thì giờ vô ích, tỳ-khưu Soreyya tìm cách lánh xa nơi phố chợ ồn ào. Thấy học trò mình có căn duyên vững, tôn giả hướng dẫn cho Soreyya tập sống đời độc cư và tinh cần thiền quán. Hôm kia, vị đại đức này quán sự sanh diệt của danh sắc, thấy rõ sự rỗng không, vô thường của cái được gọi là tự ngã, ông đi vào lộ trình tâm thánh đạo, đắc A-la-hán quả cùng với tuệ phân tích.

Tôn giả Mahā Kaccayāna có mặt ngay bên cạnh.

- Ta mừng cho ông đã hoàn thành xong bổn phận của sa-môn hạnh rồi.

Tỳ-khưu Soreyya quỳ lạy dưới chân tôn giả:

- Đệ tử lại được sinh ra trong thánh thai, kiếp thứ tư của đời người! Tri ân thầy vô hạn vậy.

- Hãy tri ân cái tâm chánh hướng thiện của ông đấy!

- Đệ tử thấy rõ rồi!

Từ đó, thầy trò lại từ bỏ rừng cao, xuống rừng thấp... đi mãi... đi mãi về phương Nam. Trên đường, lại gặp người này, người kia với câu hỏi cũ. Lúc này, tỳ-khưu Soreyya đã là một bậc thánh lậu tận, cứ như thực mà trả lời, nên đại đức đáp:

- Cả bốn đứa con trai, với chúng sanh vạn loài, tình thương của tôi đối với họ đều bình đẳng, giống nhau, không hai, không khác!

Vì hai câu trả lời khác nhau trên đường nên lúc tôn giả Mahā Kaccayāna và tỳ-khưu Soreyya đến Jetavanārāma hầu Phật thì chư phàm tăng không chịu được, muốn vạch trần sự thật nên họ đến quỳ bên chân ngài, thưa rằng :

- Tôn giả Mahā Kaccayāna đã dẫn theo bên mình một tên nói dối! Ban đầu là vọng ngữ, sau lại trở thành đại vọng ngữ... bạch đức Thế Tôn!

- Các ông cứ nói đi!

- Trước thì ông bảo, con mình mang nặng đẻ đau thì thương hơn. Nhưng sau đó lại nói, không thương như vậy nữa, bây giờ tình thương ấy là đồng đẳng với tất cả chúng sanh. Như thế, không những vị tỳ-khưu kia mang tội vọng ngữ, đại vọng ngữ, mà con chứng tỏ mình khoe pháp bậc cao nhân, phạm tội bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật mỉm cười, giảng dạy rằng :

- Này chư tỳ-khưu! Con trai của Như Lai lúc nào cũng nói thật, nói lên sự thật. Khi trả lời thương đứa con do mình cưu mang, sinh nở là đúng sự thật. Sau lại bảo, tình thương kia đều đồng đẳng giống nhau so với tất thảy chúng sanh, cũng đúng là sự thật luôn!

Cho hay, khi tâm xiên xẹo, xấu quấy thì sẽ dẫn ta đi theo con đường xiên xẹo, xấu quấy, đảo điên, đau khổ ; nhưng khi tâm đã hướng chân, hướng chánh rồi thì quả báo, theo đó, sẽ tốt đẹp, vẹn toàn, mỹ mãn. Việc ấy, chỉ tự ta, do ta làm, chứ cha mẹ, họ hàng, quyến thuộc chẳng thể làm được cho ta đâu.

Giảng thế xong, đức Thế Tôn tóm tắt bằng câu kệ ngôn:

“- Điều mà quyến thuộc mẹ cha

Chẳng thể làm được cho ta, cho người

Nhưng khi tâm chánh hướng rồi

Thành tựu tốt đẹp vẹn mười, vẹn trăm”(1).



(1)Nằm ở khoảng giữa Sāvatthi và Takkasilā (theo DhA.i.326).

(2)Seṭṭhiputta of Soreyya.

(1)Pháp cú 43, Pāḷi: Na taṃ mātā pitā kayirā, aññe vāpi ca ñātakā, sammā paṇihitaṃ cittaṃ, seyyaso naṃ tato kare (Kinh lời vàng).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11598)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12077)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 14938)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
07/05/2021(Xem: 16512)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12483)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 19945)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11602)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 9080)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
18/03/2020(Xem: 4341)
Phần này bàn về cách dùng tiền gián, bẻ tiền bẻ đũa thời LM de Rhodes trong tự điển Việt Bồ La. Đây là tục lệ rất ít tài liệu nào ghi nhận. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
06/01/2020(Xem: 10774)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567