Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mấy bức xúc về thực trạng văn học nghệ thuật PG hiện nay.

09/04/201312:18(Xem: 4461)
Mấy bức xúc về thực trạng văn học nghệ thuật PG hiện nay.


Mấy vấn đề bức xúc

VỀ THỰC TRẠNG

VĂN NGHỆ PHẬT GIÁO HIỆN NAY

Dương Như Tâm

--- o0o ---

Với người vô tâm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ và mù tịt thì cuối đề tựa trên sẽ là một dấu chấm hoàn mãn. Ngược lại, với những ai có tâm huyết, luôn trăn trở không ngừng nghỉ thì sau đó sẽ là dấu chấm than!

Bài học những năm qua cho thấy – tất nhiên một vài cá nhân – đã thao túng lãnh vực này bằng kiến thức hữu hạn, trong khi văn nghệ Phật giáo (VNPG) vốn như là một trận đồ bát quái, rối rắm. Làm gì sợ vướng mắc, sai phạm, mất lòng; còn ngược lại sợ e tiếng đời mĩa mai. Do đó từ sai phạm này vướng mắc qua sai phạm khác, để hôm nay VNPG chỉ có thể hiện hữu qua thực trạng đau lòng. Hồi đó VNPG có chăng là sự tự phát từ cảm tính của văn nghệ sĩ ngoài đời dành cho Phật giáo. Vâng! Thà như thế còn hơn sự tắc trách bây giờ. Trong xu thế thời đại, cánh cửa mở thoáng của Nhà nước ... tất như trao tận tay Phật giáo chúng ta những thuận duyên vô cùng to lớn; thế mà vẫn không phát huy được. Nhìn sự rầm rộ, văn nghệ sĩ đi chùa, chùa chùa đều tổ chức văn nghệ mà cho đó là ... khởi sắc, để rồi ai cũng muốn nhanh tay chớp lấy thời cơ – ít ra một vài nghệ sĩ có tiếng – để hình thành một xu thế riêng, dễ bề tung hoành mà “cúng dường”! Từ đó – như đã trình bày – sản sinh thêm một bát quái góp vào một trận đò bát quái vốn đã rối rắm, không ai kiểm soát và có quyền kiểm soát được. Nói như vậy để nói rằng làm VNPG đúng nghĩa – phục vụ chánh pháp không phải dễ. Trước hết đòi hỏi một tấm lòng và tất nhiên phải biết yêu văn nghệ. Những tư tưởng lập công, chức vụ thăng tiếng là vì “tiếng” sẽ luôn là thế đối lập, không sớm muộn chính những cố tật trần gian ấy sẽ đè bẹp và loại trừ.

VNPG – một lãnh vực gần như thiêng liêng, tự thân nó không hứa hẹn ban thưởng, trả công cho bất kỳ ai, và nó cũng sẽ không ban tặng một bằng ghi công trạng nào hết, nói chi đến một danh hiệu. Cần có một tấm lòng là thế và chỉ để cho “gió cuốn đi” – như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ buông theo chiều gió, mượn gió đưa đi, còn người con Phật chúng ta hẳn không quên câu Phật ngôn là “chính tấm lòng đức hạnh ấy còn có thể đi ngược với chiều gió lan tỏa đi bốn phương tám hướng”. Ðây chính là chìa khóa để cho ai tự cho mình có trách nhiệm về VNPG mở hé, nhìn sâu vào bên trong, sẽ cảm nhận được sự hy sinh to lớn của các văn nghệ sĩ Phật giáo suốt đời sống, sáng tác, biểu diễn cho Phật đạo. Muốn vậy, chúng ta phải xác lập được hai thành phần gián tiếp trực tiếpphục vụ chánh pháp, tránh được sự cào bằng và cả nể theo kiểu thế gian. Vấn đề này mang tính tế nhị và khuôn khổ bài viết không cho phép nên người viết chỉ xin hé mở. Hơn nữa nó đã nằm trong nhiều đề án hoạt động VNPG của không ít văn nghệ sĩ Phật tử mà vì lý do nào đó chưa được đệ trình chư tôn lãnh đạo. Ở đây, chỉ xin được hiểu trực tiếplà những nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa, không hoạt động ngoài xã hội. Họ sẳn sàng chấp nhận sự thiệt thòi về nhiều mặt, kể cả danh hiệu và nổi tiếng.

Họ rất cần có một sân chơi, quần tụ, vui buồn sớt chia để đồng tâm hiệp lực sống – phục vụ chánh pháp. Cái sân chơi ấy - chỉ có được ở những tấm lòngvà bàn tay từ mẫn, biết – hiểuvà thương VNPG, chứ không từ những sự mù tịt, tính toán và vì chức vụ thăng tiến. Lẽ ra, điều này những người lãnh đạo VNPG lâu nay đã nghĩ và làm được từ lâu, một điều rất nhỏ nhưng dễ mấy ai nhìn ra. Trong trường hợp này những người có tấm lòng tạo ra sân chơi ấy không thể là lập bè vì cánh hòng để phục vụ chính mình, không vì đạo pháp. Hiểu một cánh đó là người biết chiêu đãi hiền sĩ, cùng chung lo Phật pháp. Tổ chức văn nghệ thường xuyên, liên tục không dừng nghĩ và chọn chính những văn nghệ sĩ trong cuộc (trực tiếp) ấy làm nòng cốt tổ chức và điều hành. Ðó là một cách làm sáng suốt, mang tính khả thi cao vè mặt củng cố và định hướng lâu dài. Nếu không như vậy lại cứ dựa vào số văn nghệ sĩ gián tiếp, dựa vào danh tiếng họ thì muôn đời sau VNPG vẫn chỉ là thứ văn nghệ dựa hơi, lệ thuộc và không đạt tính chuyên nghiệp cao. Không chuyên nghiệp cao thì không có chuyện phát triển, giữ gìn, nói chi đến tự hào.

Người viết bài này hiện đã được mời vào một sân chơi như vậy luôn tin tưởng rằng đâu đó sẽ còn – có những sân chơi như vậy để còn có nơi gửi gắm nổi niềm – hy vọng về tiền đồ VNPG chúng ta. Ở đó còn có sự đùm bọc, thương yêu nhau, cần có nhau – chứ không “cần có” trong các chương trình thời vụ, xong xôi rồi việc. Hiểu và thương các văn nghệ sĩ Phật giáo chính là cơ sở ban đầu làm nên việc lớn của người biết cách “chiêu hiền đãi sĩ”. Anh em văn nghệ sĩ Phật giáo ngồi bên nhau đôi khi khóc với nhau hết sức trần ai. Họ khóc không vì sự nghèo túng trong cuộc sống, mặc dù điều này góp một phần không nhỏ làm tròn thêm từng giọt nước mắt; mà khóc cho tiền đồ gia sản VNPG vốn túng nghèo ngày càng thêm rách nát. Họ mang trong tim một nền tự hào về tôn giáo của dân tộc, có khoa học, có lịch sử vẽ vang và tất nhiên gia sản nghệ thuật cũng vô cùng phong phú mà chưa chắc một tôn giáo nào ở đất nước chúng ta có được. Thế mà thời gian qua đã làm được gì?

Ðất lành chim đậu! Nhưng vị có trách nhiệm hoặc vị đang hoạt động VNPG nếu cảm thấy mình thiếu những đức tính và tấm lòng dành cho VNPG, thì sự cô đơn – bơ vơ (nếu có) thì âu cũng là lẽ đương nhiên. Và, đừng trách những văn nghệ sĩ Phật giáo vì từ nay họ đã tìm được chốn phát triển tài nghệ, làm lợi ích cho Phật đạo. Họ đã hành động đúng bởi vì: “Nếu không gặp được bạn đồng hành, hiền lương, giàu trí lự thì hãy như vua tránh nước loạn, như voi bỏ về rừng”. Câu Phật ngôn pháp cú, trong trường hợp này chí lý thay!.

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 32860)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58319)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
12/03/2014(Xem: 24961)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
20/02/2014(Xem: 19987)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
10/02/2014(Xem: 22108)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 20762)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
16/12/2013(Xem: 18060)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 14017)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 35079)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 22245)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]