Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những bài Kinh để hát, Trường hợp của Kinh Bát Nhã

09/04/201312:11(Xem: 3061)
Những bài Kinh để hát, Trường hợp của Kinh Bát Nhã

Những bài Kinh để hát

Trường hợp của Kinh Bát Nhã

Hoang Phong

Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọcvà để tụngtrong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất…Tôi nghĩ rằng đọc kinhhay tụng kinhlà một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc tụnghết sức tích cực và rộng lớn : giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lý của Phật hoặc để khơi động lòng từ bi, tập trung tâm thức của ta.... Trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nêu lên một khía cạnh rất nhỏ của việc đọc kinhhay tụng kinh mà thôi. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ đơn giản đọchay tụngkinh là đủ, nhưng đúng hơn ta phải Hát Kinh. Hát như ta thường thấy những những người chung quanh ta cất tiếng để hát lên những bài ca, những bài hát ngợi ca những thứ hạnh phúc và xúc cảm của thế tục. Ta hát kinhđể thấm nhuần những lời giảng huấn của Phật và để khơi động những xúc cảm thanh cao của ta, để truyền ra chung quanh ta những xúc động tinh khiết, đồng thời để tinh lọc thân xác và tâm thức ta.

Đọccó thể đôi khi không hiểu, tụngcó khi chỉ là cách tập luyện trí nhớ. Hátlà một cách tập trung xúc cảm và tâm thức. Tuy rằng kinh điển phần lớn trình bày những lời giảng huấn của Phật, nhưng cất tiếng hát lên những lời giảng huấn ấy, mặc dù không cần hiểu hết, cũng là một cách tu tập. Hát lên để cởi bỏ mọi tư tưởng, để quán chiếu bên ngoài và để nhìn vào nội tâm. Hátlên để thanh lọc tâm thức ta, tạo ra một môi trường an bình và một không gian tinh khiết chung quanh ta.

Hát kinhkhông cần có một giọng tốt, một giọng hay, vì hát kinh không phải là cách để biểu lộ cái « ta » hay cái « ngã », mà để biểu lộ những xúc cảm cao cả và lòng từ bi của ta. Hát kinhthường là hát tập thể hay hoà ca, hát lên không phải là tìm cách hát hay hơn và truyền cảm hơn nhưng người chung quanh, trái lại hát để xoá bỏ cái « ta », để hội nhập với những người chung quanh. Nếu hiểu được như thế, dù cho chúng ta không hiểu hết ý nghĩa của kinh cũng không sao, vì hội nhập với người khác bằng tiếng hát trong mục đích xoá bỏ được cái « ngã », ấy mới là điều quan trọng.

Chẳng hạn như khi ta hát kinh Bát-nhã Ba-la-mật(Prajna Paramita Sutra), ta không cần chú tâm vào ý nghĩa của câu kinh, ta chỉ cần chú tâm vào hơi thở và ta hát thế nào cho hoà nhập với những người cùng hát. Chú tâm vào hơi thở là nhìn vào tâm thức của ta, hội nhập với những người chung quanh là phá bỏ cái « ta » và hoà mình với không gian và môi trường chung quanh.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật, nguyên thủy được viết bằng Phạn ngữ, ghi lại những lời giảng của Phật, gồm tất cả 600 quyển. Nguyên bản gồm 100 000 tiết. Nhưng có nhiều bản tóm lược chỉ gồm 25 000, 18 000, 8 000, 700, 500 và 300 tiết…Bản ngắn nhất, gồm 25 đến 30 tiết, là bản thu gọn thường được hoà catrong các tu viện hay đơn canơi tư thất, hoà với tiếng mõ, tiếng chuông, vang lên khắp nơi trong các nước Phật giáo. Trong bản kinh thu gọn này có một câu thiêng liêng bằng tiếng Phạn, được âm ra thành các ngôn ngữ địa phương. Câu kinh thiêng liêng này, tuy có nghĩa, nhưng không cần hiểu nghĩa, chỉ dùng để đọc lên và hát lên mà thôi, ấm hưởng của nó có một tác dụng siêu hình và một sức mạnh vượt bực. Đây là bài kinh căn bản cho toàn thể Phật giáo nói chung, nhất là cho Đại thừa.

Kinh Bát Nhã còn gọi là Tâm Kinh, được hình thành từ thời của Phật. Bồ-tát Long Thọ diễn giải cặn kẽ vào thế kỷ thứ II, sang thế kỷ thứ IV được Sư Cưu-Ma-La-Thập (344-413) dịch ra tiếng Hán, sau đó kinh được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc và lan truyền sang các nước khác cho đến nay.

Tựa của kinh Bát-nhã Ba-la-mậtcó nghĩa nguyên văn như sau : « Tinh túy của bài kinh về Trí tuệ rộng lớn giúp đạt đến bến bờ của phía bên kia».

Thật ra Kinh Bát Nhã được trình bày bằng cách nêu lên những lời thuyết giảng của Quán Thế Âm dành cho Xá-Lỵ-Phất, một đại đệ tử của Phật. Chủ đề của Kinh Bát-Nhã là Tánh Không.

Chủ đề này dựa trên nguyên tắc theo đó tất cả mọi hiện tượng, dù là bên ngoài thuộc thế giới chung quanh, hay bên trong thuộc về tâm thức, tất cả đều là ảo giác, không thực, không có một sự hiện hữu tự tại hay nội tại, tức là vô thường. Chúng chỉ hiện hữu bằng tương liên và tương tác, không có tính cách độc lập và tự tại.

Chẳng hạn như thân xác ta là ảo giác, không thật, bản chất của nó là tánh không, vô thực thể, có nghĩa là thân xác đó vô thường. Nó biến đổi từng giây tứng phút một, từ lúc ấu thơ đến lúc già nua, luôn luôn lệ thuộc vào những điều kiện. Sự hiện hữu của nó, tức sự sống của thân xác, lệ thuộc vào không khí để thở, vào thức ăn để nuôi dưỡng v.v…Nếu tiếp tục suy rộng hơn nữa ta sẽ thấy nó lệ thuộc đến tất cả vũ trụ này, lệ thuộc với những vật liệu xuất phát từ vụ nổ lớn (Big Bang) tạo ra vũ trụ.

Hát lên bài kinh Bát Nhã là cách làm sống dậy một cách thật sinh động một sự thật tuyệt đối, tức là tánh không, đồng thời cảm nhận một cách trực tiếp và tức thời tánh cách vô thực thể của mọi hiện tượng. Hát lên để xoá bỏ mọi giác cảm, mọi xúc động bấn loạn, mọi oán hờn, thèm khát, lo âu và sợ hải. Khi hát lên, tâm thức sẽ trở nên rộng lớn và vượt ra khỏi mọi biên giới, giao hưởng với tiếng hát của những người khác và hội nhập với không gian. Tôi nghĩ rằng những chữ đọc, tụnghát khác nhau ở điểm then chốt này.

Hát lên tức là làm cho kinh Bát nhã trở nên linh động, thổi vào kinh một sức sống. Hát lên một bài kinh giống như lắp đôi cánh cho một con chim.

Câu kinh có tính cách thiêng liêng nêu lên trong kinh Bát Nhã như sau :

Âm theo tiếng Phạn :

« Tayatha gaté gaté paragaté parasamgaté bodhi, svaha! »

Âm ra tiếng Hán Việt như sau :

« Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha»

Nghĩa của câu này như sau :

« Hãy bước lên, hãy bước lên, bước hẳn sang phía bên kia của bên kia bờ giác ngộ»

Câu dịch nghĩa này tôi dựa vào một bản dịch bằng tiếng Pháp của các trường phái Thiền học (Zen). Bên kia của bên kia bờ giác ngộ cho thấy không còn một định hướng nào nữa, không còn trước và sau, không còn bên này và bên kia, không có thể thụt lùi hay bước tới được nữa, là một nơi chấm dứt hoàn toàn. Bước sang bờ bên kia, tức là còn bên này và bên kia, còn mang tính cách nhị nguyên.

Chữ cuối cùng svaha (tát bà ha) không có nghĩa, nhưng âm hưởng mang tính cách thiêng liêng, giống như những chữ trong câu thần chú Um Ma Ni Bát Mê Hồng. Trong bản Bát Nhã lưu truyền ở Tây tạng thường có thêm chữ Tayata ở đầu câu, chữ này có tính cách kêu gọi, khơi động và hưởng ứng, chỉ nhắm vào ẩm hưởng, không có nghĩa hẳn hoi.

Tóm lại câu kinh thiêng liêng này theo tôi không phải để đọc suông mà phải hát lên, âm hưởng của tiếng hát là những gì thiêng liêng trong câu kinh, có thể đưa đến giác ngộ trực tiếp.

Trên đây là trường hợp của kinh Bát Nhã, nhưng tôi nhận thấy phần lớn các kinh khác đều có thể dùng để hát. Hát như tiếng hát của người mẹ ru con, của những điệu ca dân gian, phát lên những âm hưởng truyền cảm đi sâu vào lòng người hát cũng như người nghe. Ngâm một bài thơ cũng thế. Đọc một bài thơ và ngâm một bài thơ có những tác động khác nhau. Tiếng hát, tiếng ngâm cũng có thể xem là một hình thức của thiền định vậy.

Hoang Phong, 08.12.06

---o0o---

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 25685)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 51756)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20473)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16535)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 34052)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 53187)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 10532)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 36331)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26387)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22406)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567