Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về vở hát nhân gian "Trương Ngao đòi nợ Phật" .

09/04/201311:56(Xem: 4821)
Về vở hát nhân gian "Trương Ngao đòi nợ Phật" .


VỀ VỞ HÁT NHÂN GIAN

TRƯƠNG NGAO ÐÒI NỢ PHẬT

Dương Như Tâm

--- o0o ---

Gần đây, trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), đã thấy xuất hiện vở hát “Trương Ngao đòi nợ Phật” (TNÐNP) dưới nhiều thể loại: hát bội – cải lương – kịch nói và chèo. Mỗi một thể loại cũng là mỗi một soạn giả đạo diễn riêng biệt và để phù hợp với từng thể loại đó TNÐNP cũng dẻo mềm theo bàn tay nắn bóp của đạo diễn và soạn giả. Từ đó, khi các TNÐNP này ra đời đã không ít gây thắc mắc về phía người xem do nội dung không thống nhất, và đã lạm dụng quyền hư cấu từ một kịch bản cổ một cách tắc trách. Không cần tranh luân, ngay tựa đề vở diễn cũng đủ nói lên sự có mặt của Phật giáo, và như thế những méo mó sai lệch như vừa nêu, hầu như tất cả mọi hệ quả xấu Phật giáo đều phải hứng chịu từ phía người xem, chưa nói đến những phân tích theo dạng lý luận – phê bình sân khấu mang hơi hướng thiên kiến, một chiều nếu không muốn nói là áp đặt Phật giáo những tư tưởng xấu xa nhất!

Một cách khách quan, sự ra đời ào ạt những vở TNÐNP gần đây là một tín hiệu dáng mừng cho vốn cổ dân tộc, cho NTSK và cho cả Phật giáo khi nó đã có đôi chút khái lược, lướt qua những cái nhìn méo mó về Phật giáo. Tuy chưa thể gọi là trong sáng hoàn toàn so với kịch bản cổ. Ðây chính là chi tiết cơ sở để chúng tôi thực hiện bài viết này bằng suy tư vr một người yêu quý vốn cổ dân tộc, và đặc biết sự thôi thúc của một Phật tử. Vì vậy xin được hiểu cho rằng những kiến giải phân tích nơi bài viết này không nuôi tham vọng làm công việc cải chính hoặc tày đình hơn là lý luận – phê bình sân khấu.

XÁC ÐỊNH THỂ LOẠI TNÐNP

Tuy chưa được tham cứu nhiều tài liệu, nhưng trong một số ít có được đều khẳng định rằng TNÐNP là loại tuồng hài, được thoát sinh từ thể tuồng vè cổ sơ. Như vậy đủ kết luận, đã là vè tất nhiên sở hữu tác giả là dân gian. qua nhiều giai đoạn phát triển và hình thành hoàn chỉnh, do đó nó còn được gọi là “tuồng dân gian” và tên của vở cổ xưa chỉ vỏn vẹn là “Trương Ngáo”. Tất nhiên, đây chỉ là hát bội; mà ở bộ môn nghệ thuật độc đáo này còn phân định ra nhiều thể loại tuồng như tuồng đồ, tuồng pho, tuồng lịch sử, tuồng dân gian... v.v... như chúng tôi đã có lần phân tích. Vở TNÐNP thuộc dạng tuồng dân gian; ông bà ta xưa kia chia ra như vậy để tránh và phân biệt được tuồng nào của ta và tuồng nào của Tàu (Trung Quốc). Từ đây các nhà nghiên cứu cho rằng thể loại tuồng hài dân gian là dạng cổ sơ của nghệ thuật hát bội. Nó nói lên điều mà hiện thực xã hội không thể bày giãi dưới bệ rộng; mang nhiều ẩn ý, phá tung hình thức để đạt điều muốn nói, và để cùng nhau cười thư thả thâm thúy. Khi hình thành TNÐNP hoàn chỉnh thì NTSK lại bị tước đoạt khỏi tầng lớp bình dân, vào “trú xứ” nơi cung điện. Tuy nhiên, dẫu bị tước đoạt nhưng các vở diễn ở cung điện đều vắng bóng các tuồng hài – nó ở lại với dân gian và tiếp tục sinh sôi ở hội hè – đình Làng. Các vở cùng loại như “Ngao sò ốc hến”, “Trương Ðồ nhục” (tức hồn Trương Ba da hàng thịt), “Trần Bồ”, “Ông Trượng Tiên Bửu”, “Ông Ðịa và Nàng Tiên” (còn gọi là Ðịa Nàng)... v...v... phần lớn nội dung các vở hài đều có bóng dáng Ðức Phật hay các vị Tăng sĩ. Tính chất hài cho phép dân gian gởi gắm ước muốn của mình, dẫu đó là một vị Tăng sĩ, cũng có thể tạo nên tiếng cười – nhưng tiếng cười của chiều sâu tâm khảm chứ không là hình tượng sân khấu đối kháng mà ở phần dưới đây chúng ta sẽ thấy. Rất tiếc một vài soạn giả cải lương đã dàn dựng vở TNÐNP theo chiều hướng “bi – hài kịch” và khá ... nghiêm túc! Khiến người xem và ngay cả diễn viên thể hiện khó chịu, sống sượng. Nên nhớ cho rằng khi “chuyển thể” TNÐNP từ dạng hài sang “nghiêm túc” thì các mặt ý nghĩa không còn tác dụng nguyên lý và tất nhiên những cái nhìn méo mó về Phật giáo buộc phải va chạm ý thức hiện thực – tức bêu xấu Phật giáo... nghiêm túc(!) đúng nghĩa đen. Dĩ nhiên trong quá trình hình thành và phát triển vở TNÐNP, không loại trừ khả năng các tư tưởng xấu lợi dụng tính chất hài”nhuận sắc” thêm thắt yếu tố bôi đen Phật giáo; nhưng chính trong quá trình đó cũng đã tự sàng lọc và đào thải cho dù anh có cố gán đặt tư tưởng Khổng – Mạnh vào làm kim chỉ nam cho lối sống cộng đồng đương thời. Phật giáo không quan trọng điều đó; nhưng nếu có chăng là sự lặng thinh vô ngôn, minh chứng bằng chính tác dụng ngược Phật giáo vẫn tồn tại và ngày càng rực sáng – xưa; dù là bôi đen nhưng chính điều đó minh chứng thực sự có mặt và gần gũi của Phật giáo trong nếp sống cộng đồng đương thời. Phật giáo không quan trọng điều đó; nếu có chăng là sự lặng thinh vô ngôn, minh chứng thực sự có mặt và gần gũi của Phật giáo trong nếp sống cộng đồng, anh không thể quên và bỏ qua Phật giáo được. Do đó người có chút tư duy Phật học sẽ chẳng lạ lẫm gì khi anh dẫn vị thầy tu vào phòng thị Hến; lừa gạt Trần Bồ biến thành tên cướp cạn và toan hãm hại Nguyệt Hạo tam cung... v... v... Nói chung, tất cả những hình ảnh tệ hại, xấu xa nhất đều đã được gán cho các nhân vật thầy tu trong các vở hát bội. Ngược lại với những người sơ cơ thì qua đó hình ảnh các vị thầy tu bị nứt nẻ lung lay và sau cùng các tác hại Phật giáo đều gánh lấy. Ðây chính là điểm để các tư tưởng xấu xen vào lợi dụng, mượn chiêu bài để chống phá Phật giáo.

Ơû motip tích cực, hình ảnh các vị Tăng sĩ ở đây là một tấm gương phản chiếu, nhưng nó không phải là kính vạn hoa để lóa mắt, làm rối tung thị giác người xem. Vì như đã trình bày, tâm tưởng người dân gian gởi gắm vào các nhân vật Tăng sĩ có thể là một ông vua, một ông quan cao vọt nào đó mà bình sinh không ai dám động đến! Ðiều này nói kên được ý ngầm là hình ảnh Phật – Tăng sĩ từng là Tăng thống, Quốc sư của nhà vua, như thế đã kích các vị Tăng hóa ra là ... “ý nói”! Hiểu được như vậy mới thấy hết sẹ thông minh khôn khéo của ông cha ta xưa kia, trước rất xa lời xác định của Karl Marx (1818 – 1883) “Cái hài là một giai đoạn chót của một hình thái lịch sử”(1). Ðể bổ sung vào ý nghĩa điều này, sẽ không thừa khi nhắc đến Bertolr Brecht (1891 – 1958) một bậc thầy của trường phái NTSK gián cách. Ông đã không ngần ngại vạch rõ quan điểm thể hiện sự phát triển cách mạng của cuộc sống theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải nằm ở những nhân vật, mà phải bắt đầu ở khán giả, khi họ rời sân khấu (2). Từ quan điểm đó, ông không ngại phê phấn “Một diễn viên – một khán giả xuất sắc nhất” được khắc những dòng chữ trang trọng trên mộ chí hai người, lẽ ra – lời ông nói – người ta phải khắc trên mộ chí họ dòng chữ “Một diễn viên – một khán giả tồi nhất”. Ðó là vào những năm đầu thập niên 50 khi ông nghe được giai thoại về vở Bạch Mao nữ của Trung quốc , một khán giả là một người lính Hồng quân khi xem vở diễn đến đoạn tên địa chủ Hoàng Thế Nhân ủ thế hà hiếp nông dân và cưởng hiếp cô Thị Nhi, quá bức xúc anh ta liên móc súng ra bắn chết anh diễn viên đóng vai địa chủ, và như chợt tỉnh ngộ anh ta lại quay mũi súng lại kết liễu đời mình. Người đời đã tôn vinh họ từ ý nghĩa đó. Vậy nên B. Brecht phải chăng dùng đến hiện thực – gián cách như là một phương thuốc thức tỉnh, để khỏi trowre thành người diễn viên – khán giả xuất sắc nhưng với ông lại là hai kẻ tồi?

THỬ KHÁI QUÁT NỘI DUNG VỞ NTÐNP

Trước mặt người viết kịch bản Trương Ngáo tương đối xưa nhất (NXB Claude et Cie Impimerie in tại Sài Gòn năm 1904)có tất cả 12 nhân vật với 17 lớp tuồng (cảnh màn) và chỉ vừa đúng 40 trang sách khổ 20 x 12.

Mụ Tam Bành là loại “việc làm hồ hổn quá chằng tinh, nghề đôi mách lẻo hơn sóc lá, khéo biết làm nem làm chả, tài hay bán bộ bán thuyền (3). Mẫu người như vậy ai dám gá nghĩa vợ chồng, mụ ta thừa biết thế nên chọn anh Trương Ngáo thật khùng, vừa đỡ tiếng nguyền rủa người đời lại được có người sai vặt, kể cả đánh đòn anh ta. Dù vậy, từ ngày có anh Trương Ngáo phụ việc buôn bán có phần tương đối, bản thân rổi rảnh, mụ bèn tính chuyện đú đởn với Lục Tồn (còn gọi là Sáu Tồn) một tay phú hộ trong làng, lâu nay mụ hay vay nợ, biến con nợ thành người tình hàng ngày qua lại trước mắt Trương Ngáo. Ðến khi nhận thấy sự có mặt của Trương Ngáo không còn tác dụng và vì muốn tống khứ đi để hai người rảnh bề quan hệ. Hai người giao năm quan tiền cho Trương Ngáo đi buôn xa, kỳ thật là để anh chết dần mòn vì đói hoặc cướp giết do chính bản năng ngu dốt và thật thà csr anh ta, anh ta ngoan ngoãn “vâng lời dạy lãnh năm quan, xuống chợ Tú Giang nguyện bố hàng”. Giữa đàng, anh ta thấy có người tấp nập với những quả hướng về chùa Vạn Linh nhân dịp đúc tượng Phật. Ðược người ta giải thích công đức cúng đúc tượng, anh ta nghĩ theo lối lãi lời buôn bán, ngày sau hưởng gấp mười lần, nên không chần chừ “Xachs tiền nọ cúng theo, cho Phật kia lãnh lấy”. Rồi hý hửng tâm đắc: “Kíp trở về nói lại vợ hay, sau lên đó đặng đòi Phật trả”. Anh ta trở về nói lại cho mụ vợ lăng loàn, nhưng vừa thấy Trương Ngáo về với lời lẽ ngu dại mụ ta chửi mắng thậm tệ kèm theo gậy gộc bổ vào mình chí tử. Sau đó mụ bảo Trương Ngáo phải đi đòi lại bằng được nếu không thì sẽ bị đòn và bỏ đói. Trương Ngáo vừa sợ vừa chạy hộc tốc “Mau kịp tới tự trung đòi tiền Phật đem về trả lại, miễn khỏi đòn nào nại đường xa...”. Ðến nơi, Tăng chúng chùa Vạn Linh vì nhận thấy vị thí chủ có một không hai lại ăn nói cà khùng nên đã bảo với Trương Ngáo “Của cúng là của mất, Phật ở đây là Phật đồng – như anh muốn đòi, ta chỉ cho nơi Tây phương thiệt tích thiệt tông, chớ nơi am tự là tranh là tượng”.Dĩ nhiên Trương Ngáo lên đường “Kíp thẳng tới phương Tây, ngõ đòi tiền Phật”.Giữa đường Trương Ngáo qué qua nhà cô Hà Như Ý, là người “Quê ngụ quận Lữ Châu,.... tuổi ba tám lỡ duyên trăng gió”và nàng lập ra quán tranh này không phải vì nghèo khó, mà là “Nơi lều tranh đợi khách hữu tình, cất quán đặng kén duyên tác hiệp”. Nghe Trương Ngáo nói đi đòi nợ Phật cô cũng nực cười và chỉ nghĩ chuyện ấy viễn vông nên cô gởi nhắn hỏi Phật sao phận nàng còn cô đơn. Tuy vậy, vốn tính hiền lương cô vẫn tỏ ra ân cần và giúp đỡ anh ta ngay đúng lúc cạn tiền. Rồi anh ta tiếp tục cuộc hành trình, và lần này Phật “hiện” ra cho anh ta gặp thật ngay giữa đường chớ không cần đến Tây phương. Phật hiện ra với hình tướng y như tượng đồng ở chùa Vạn Linh nên vừa gặp anh ta vừa tức, vừa mừng lại cũng tỏ ra thành kính. Phật trả anh một đồng, anh ta giãy nảy. Phật nói “Tiền này tiền Phật tiền Trời, chẳng phải tiền Ma tiền Quỷ”. Ðó là đồng tiền ước, có thể biến hóa thêm nhiều, Phật còn ban cho một nhánh cây để khử trừ ma quỷ, soi lẽ thẳng ngay và đặc biệt là viên thuốc uống vào để có lại trí thông minh. Sau đó Phật đặt tên cho anh là Hứa Chơn Tâm và tác hợp anh ta với cô Như Ý cũng là một việc không ngờ, và nhận thấy anh ta đã thoát khỏi dáng vẻ lư láo dại khùng trở nên một người đàn ông điềm đạm – nhân từ – thông minh, nên cô chẳng ngại ưng tình chồng vợ. “Quả Thích Ca giáng thế, chơn Bồ- tát độ nhơn, cho hay máy chước tuần hoàn, mới biết anh linh hiện tại”.Còn nhành cây Phật ban thì “Cây lá phép Phật thời trồng lại, bến đò xưa còn phải trải qua”. Từ một đồng tiền vàng, nhành lá thuốc, hai vợ chồng chẳng mấy chốc trở thành phú hộ không ai sánh bì, chuyên cứu người nghèo, chữa trị bệnh nhân khổ và thường xuyên mở hội lễ chẩn bần, mướn gánh hát về giúp dân vui sống.

Với Tam Bành và Lục Tồn, khi đuổi được Trương Ngáo đi và ngỡ đã bỏ xác trên đường tìm đến Tây phương, kẻ dâm dật người bài bạc đã phải tán gia bại sản, trở thành phường hát ăn xin để rồi nhân một buổi chẩn bần của vợ chồng phú hộ Hứa Chân Tâm, bọ họ lại đến để nhận đôi chút phần bó thí và hát đôi điệu múa bông phục vụ theo lời gia chủ phán “Múa thời có long có hố, múa sao cho có Phật tiên”.Khi tất cả nhận ra nhau, bọn Tam Bành dập đầu sám hối xin tha còn Hứa Chơn Tâm dõng dạt “Phật ca dạy gẫm nên cặn kẽ, thần tuyền soi thấy rõ ràng, cho hay nghiệp báo vinh quang, mới biết thành năng cảm hoặc”.

HIỂU THẾ NÀO VỀ Ý NGHĨA VỞ TNÐNP?

Sẽ rất khôi hài khi đặt ra câu hỏi như thế so với phần nội dung đã trình bày trên, nhưng nó vẫn mãi là câu hỏi một khi nhưng đầu óc đen tối cứ cố tình khuấy đục, đánh lận con đen vào ý nghĩa rất trong sáng, có nghệ thuật, khoa học của ông cha ta ngày xưa khi cho ra đời vở TNÐNP. Ý nghĩa đã quá rõ ràng, mang nặng chất nhân bản và hiệu quả cả Nhân – Quả báo ứng, tắt cả đều nằm ngay trong đường ray dân tộc tính. Vì vậy khỏi cần phải bàn thêm để phần còn lại bài viết này chúng ta nói lên những điều muốn nói từ phía tư duy Phật học ở đẳng cấp thấp nhất. Cao hơn, xa hơn là trách nhiệm của những ai làm công tác văn hóa – văn nghệ Phật giáo sẽ kiến giải và tất nhiên từ các vị này sẽ ... minh bạch hơn! Tuổi thọ câu hỏi về ý nghĩa TNÐNP này còn tồn tại bao lâu cũng từ đó thuộc vào các vị làm văn hóa Phật giáo. Còn ở đây, chúng tôi chỉ là một Phật tử bình lặng – một khán giả yêu quý bộ môn NTSK dân tộc, chỉ được phép nói đôi điều hạn hữu, chứ nào dám phê bình NTSK và lạm bàn Phật học. Từ sự bình lặng và yêu quý ấy mà nhiều thập niên qua người viết đã tích cóp được rất nhiều kiến giải – phê bình, kể cả truyền miệng và trên mặt trận văn đàn về ý nghĩa vở TNÐNP, mạnh tay thọc sâu và tư duy Phật học mà ở đây chúng tôi chỉ dám làm công việc tổng hợp tất cả để tránh nêu cụ thể đích danh từng ý kiến, mặc dù mỗi câu chữ chấm, phết là nguyên văn, được trích tản mạn.

Không chỉ riêng vở TNÐNP, toàn bộ các vở hát bội hài có liên quan đến Phật giáo được họ kiến giải với những ý tưởng không tốt đẹp. Thí dụ ở vở “Trương Ðồ nhục” (tức hồn Trương Ba da hàng thịt) họ nói”Ở đây tiếng cười năm ngay trong cái thuyết “sát sinh giã tử” của nhà Phật ... Chỉ một chút lương tri(nguyên văn –DNT) người ta phải tự hỏi: làm nghề mổ lợn tài giỏi để phục vụ cho đời thì đáng được thưởng chớ sao lại bị tội tử? Như vậy thì cái luật quả báo, cái thuyết sát sinh giã tử có đúng không? Nếu cho nó là đúng thì phải hiểu thế nào là sát sinh?... và nếu xem thuyết đó là tuyệt đối đúng thì còn đâu là lẽ công bằng, là lẽ phải, cán cân công lý thế là gãy nát đi rồi?...” Những câu hỏi hết sức ngây ngô thế, chứ cái thuyết nhân quả – quả báo nào phải của nhà Phật “phát minh” mà in thành kinh Thán buộc thiên hạ chúi đầu – nhắm mắt mà tin. Anh đừng tin, chẳng ai bắt anh tin và chẳng cos một Diêm vương nào làm công việc phán xử cả. Nó là quy luật tự nhiên kể cả vũ trụ tuần hoàn; nó vô hình tướng, nó đến và đi không ai hay biết, nó không có tên gọi. “Thấy được như vậy anh sẽ biết nhà Phật nào có lên án những tay “mổ lơn giỏi” và người ta ăn thịt lơn (cả gà, vịt...) bao giờ? Chỉ cần đơn giản thôi; anh không nghĩ ra tất cả giáo pháp Phật giáo chỉ như một vị bắc sĩ kê đơn thuốc tùy thuộc vào từng chứng bệnh để giúp cho con bệnh mau lành? Còn nói đến “giáo điều” và “tuyệt đối”, cả 2 từ này ở Phật giáo hoàn toàn xa lan. Hình như các vị muốn cổ xúy cho tư tưởng “vật dưỡng nhơn” và “nhơn dưỡng vật” là điều không “công bằng”, không “công lý” ư? Khi bài này đang viết thì trên VTT3 và HTV đều đưa tin các nhà hàng phương Tây đang bị lên án khi luộc sống con tôm hùm còn ngo ngoe và yêu cầu phải chích điện cho nó bất tỉnh trước khi luộc để cho cái chết đỡ đau đớn hơn! Chỉ một thí dụ về một sinh vật nhỏ ấy thôi ở các nước không có tín ngưỡng Phật giáo, đủ để ta suy nghĩ. Lại nữa, chừng như quý vị muốn hô hào “Thượng đế sinh ra các sinh vật là để cho người ăn”, thì coi chừng các vị quên công lao cực khổ của Charles Darwin (1809-1882) hằng mấy mươi năm trời lên tiếng đã kích để cho chủ thuyết tiến hóa được công nhận. Và đây, là những người nghiên cứu – phê bình NTSK lẽ nào các vị muốn trở nên “những diễn viên – khán giả tồi nhất” mà B. Brecht đã liệt kê như phần trên chúng tôi đã đề cập? Quý vị phải biết “thức tỉnh” để kịp nhận ra (gián cách – hiện thực) diễn viên thể hiện và nhân vật sân khấu. Không riêng gì trẻ con Việt Nam, ngày nay từ tuổi mẫu giáo đã hiểu thế nào là “ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác” khi nghe xong một chuyện cổ tích. Người ta đâu có đem giáo lý nhà Phật vào làm giáo trình giảng dạy đâu! Do vậy và các em đã sống có nhận thức nhân bản, tôn trọng mỗi cành hoa lá cỏ, cảm thấy gần gũi với muôn thú; phải chăng vì vậy nên các truyện – phim thiếu nhi thời nay các con thú đều được nhân c¸ch hóa một cách thú vị?

Như vậy, rõ ràng nội dung và ý ngiax ở TBÐNP hoàn toàn không đã kích Phật giáo mà còn ngược lại. Ngay từ màn đầu, nhân vật ông Ba Lưu đã giáo đầu với lời lẽ rất “tỉnh táo” không kém phần kính tin: “Muốn đặng thiện duyên hai chữ, phải lo tác phước ngàn ngày, chùa Vạn Linh từ lập đến nay, của Tam bảo sắm vô còn thiếu. Vậy thì, ta đem tiền bặc, nhóm thêm bốn đạo, mua đòng đúc Phật trung tôn, bây giờ ta có tiếng đồn, ngày sau cũng đặng nhờ chút phước”. Thậm chí hai ông bà còn ân cần đến thợ đúc đồng và bà con Phật tử “Rước tài công tua khả ân cần, mời bổn đạo ngõ cho hoan hủ”.Ở đầu màn 5 cũng một Phật tử – cô Ỷ Rạng, nói “Như thiếp nay, lòng hằng muốn làm nhơn, dạ ghét người tà vạy. Năm ngoái cũng đà thọ phái, ngày năm xưa cũng có quy y, hằng tướng hai chữ từ bi, lại niệm câu Bồ – tát”.Cô đã sai đám gia nhân là Thị Liễu, Thị Mai săm sửa lễ vật cùng ba quan tiền hăm hở đến chùa Vạn Linh cúng Phật. sự hăm hở ấy kèm theo câu hỏi lạ đời của Trương Ngáo “Các thím đem đồ lên chùa cúng Phật, chửng biết cúng làm vậy bao giờ Phật trả lại?”, nên hai cô tuy ngạc nhiên ”Chú chẳng phải người điên (ủa sao) nó giống hình như đứa dại”cũng phải trả lời để vừa anh ta hiểu được:“Ðem đồ đi cúng, (là) lưu tử tôn hậu thế, hưởng lợi lộc vô cùng, bây giờ cúng có mười đồng, ngay sau trả mà quá chục, lời tục kêu rằng cúng, ngày sau chẳng khác cho vay, hể là tích đức ngàn ngày, thời cũng nhờ ơn muôn thuở”. Ðây là mấu chốt sinh ra sự việc “đi đòi nợ Phật” của Trương Ngáo. Dĩ nhiên việc đó không xảy ra nếu không có tác động của mụ Tam Bành cộng vào tâm tri bất ổn của chính anh ta. Dù là người như vậy nhưng anh ta vẫn có được lời than “Cúng Phật mà mắc tội, cho vay lại phải đòn, nó thiệt là gái khôn cứ ăn hiếp thằng ngáo dại”.Ðể rồi trên bước đường sợ sệt tìm Phật “đòi nợ”, anh ta vô tình bật tung cái bản ngã sâu thẳm tâm thức mình “Quán bao gió lọt sương lồng, dặm hòe thăm thẳm non trùng vơi vơi, ra đi miệng vái Phật trời, nguyện xin phò hộ cho tôi phen này”. Nếu không quá đáng cũng có thế gọi đó là Phật tánh, nó không phân biệt và ở nơi ai cũng đều có – ngay cả với anh “thợ mổ lợn tài giỏi” kia; chỉ tiếc rằng nó chợt đến, chợt đi theo mỗi sát na. Lnhx lúc ấy chính mình đá là Phật rồi vậy. Ngay như mụ Bành vẫn có được những giây phút hiếm hoi ấy “Ba mươi đời đứa dại, tám mươi kiếp thằng ngây Phật! Phật chẳng là ở phương Tây – dầu có cúng đi chưng nữa, cũng theo thế cúng của người ta. Nhà có dư trăm dư chục, hoặc người làm tam thiên chấn tế... Ai đi quần chẳng lành còn muốn cầu duyên, áo thời rách ham bề tác phước...”

Là những người nghiên cứu – phê bình NTSK lại “quá chấp” vào nhân vật, không bứt ra khỏi ẩn dụ, trở thành một kẻ nô lệ cho chính nhân vật, trách chi một khán gải bình thường thiên kiến thức thẩm định. Ðể nói hạ bút viết lên những câu hỏi ngây thơ bằng tất cả những “ánh sáng lương tri” – chưa nói đến sự hiểu biết Phật giáo ở đẳng cấp thô thiển như sau: “Với một chút ánh sáng của lương tri, chúng ta cũng đã thấy cúng Phật cũng chỉ là một kiểu buôn bán, một cách cho vay lãi không hơn không kém”(Sis)! Nếu từ màn 1 cho đến màn 14 Trương Ngáo ngu đần “xúc xiểm, đòi nợ Phật” và tạo ra tiếng cười bao nhiêu, thì từ cảnh 15 cho đến hết vở tất cả đều ngược lại, nhưng giáo lý nhà Phật – cái thuyết nhân quả thì vẫn nguyên trạng, để anh ta đứng đó làm nền tảng sống đời. Anh ta chẳng thể nào còn tiếp tục nghi ngờ luật nhân quả vì lúc này anh ta đã hiểu từ nhân đến quả phải có khoảng cách thời gian. kẻ làm phước sao chưa hết nạn, người tạo ác lại cứ nhởn nhơ là cách nhìn ở những người chưa tỉnh táo! (Dĩ thời nhi thục – Biến dị nhi thục – Dị loại nhi thục). Bởi vậy Phật giáo mới gọi là biển khổ sông mê, người mãi trầm luân lặn nguupj trong đó mà lại tưởng mình “kiện tướng”. Hứa Chơn Tâm đã lột xác, rũ bỏ tất cả và trả lại cho đời cái tên Trương Ngáo như nhường tặng lại cho những ai còn khật khùng “ghét” Phật cỡ ... anh ta trước đó.

Xa hơn, trước các bậc thầy NTSK, thời tại thế, trong cung cách thuyết giảng, giáo hóa, đức Phật phải dùng đến mười hai cách thực hiện, ngõ hầu rót được vào tai của từng đối tượng; trong đó cách mang tên “vị tằng hữu” là cách cuối cùng (thứ 12). Ðó là thần thông biến hóa, là thí dụ cho ưowcs mơ, là hình twongj kỳ lạ, v.v... cho nên, sẽ đáng mặt thay cho những ai cố bám víu vào những ẩn dụ qua phương pháp “vị tằng hữu” của đức Phật mà không vượt qua khỏi nó để thấy ddc điều cao hơn, xa hơn đức Phật muốn thuyết, khác nào tự mình xếp vào hàng nghe pháp thứ sau cùng ấy vậy.

Hãy xem vở TNÐNP ngày nay – dù ai cái lương – chèo... chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra “tài hư cấu” của các soạn giả chuyển thể, cày nát kịch bản nguyên mẫu trong sáng của ông bà xưa kia và can thiệp thô bạo vào từng tình huống lẫn tư tưởng của mỗi nhân vật, trở nên một trò đùa vô vị, khác xa thể cách tuồng hài của tự nhiên một trò đùa vô vị khác xa thể cách tuồng hài của tự nhiên bản cổ. Trong khi có thể vâng! Người viết bài này nghĩ như thế – các vị có những lời “phê bình NTSK” được trích dẫn các phần trên, đã nhiều chục năm rồi, hôm nay chắc cũng không còn dám mạnh dạn bảo lưu. Chính do lẽ đó nên chúng tôi lập lại rằng xin mạn phép không nêu đích danh các vị và trích dẫn ở các sách nào. Cái khoảng cách thời gian giữa nhân và quả đã có hiệu lực chăng?

Tóm lại, hãy nghe anh Trương Ngáo – tức Pháp danh Hữa Chơn Tâm, khẳng định tất cả bằng lời ca cuối cùng của kịch bản TNÐNP:

“Phật dạy gẫm nên căn kẽ

Thần truyền soi thấy rõ ràng

Cho nên nghiệp báo vinh quang

Mới biết thành năng cảm hoặc.”

(*) Xin lưu ý giữa tác giả và soạn giả khác nhau. Tác giả là người sáng tác, tạo ra tác phẩm, còn soạn giả chỉ là người biên soạn sửa đổi chấp bút – soạn lại.

(1)“La dernière phase d’une lorme historique, c’est la comédue” – Mác Aênghen về văn học nghệ thuật. Bản Pháp văn, NXB Khoa học, Xã hội Paris 1954, tr 187.

(2)Theo Ðặng Anh Ðào - KTTN số 298 ngày 10.11.1998.

(3)Câu chữ trong ngoặc kép là nguyên văn kịch bản.

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 6445)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 5846)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
20/09/2010(Xem: 7567)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
17/09/2010(Xem: 4239)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
10/09/2010(Xem: 59784)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
03/09/2010(Xem: 5998)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62901)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7450)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58982)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10377)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]