Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Kệ khóa hư

24/03/201102:03(Xem: 4163)
1. Kệ khóa hư

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. CÁC THỂ THƠ

KỆ KHÓA HƯ

Trần triều Thái tông Hoàng đế
(1225-1258) ngự chế
Huyền Mặc phụng diễn

1. Kệ Bốn núi

(Sanh Lão Bệnh Tử)

Tứ sơn tiếu bích, vạn thanh tùng,
Ngộ liễu, đô vô vạn vật không.
Hỷ đắc lư nhi tam cước tại,
Mạch kỵ đả sấn thướng cao phong.

Diễn nôm

Bốn non, muôn bụi xanh rì,
Tỉnh ra, muôn vật có gì gì đâu.
Con lừa ba cẳng ruổi mau,
Ta vui cưỡi nó lên đầu núi cao.

Núi thứ nhất: Tướng sanh

Chân tể huân đào vạn tượng thành,
Bổn lai phi triệu, hựu phi manh.
Chỉ sai hữu niệm, vong vô niệm;
Khước bội vô sanh, thọ hữu sanh.


Tỵ trước chư hương, thiệt tham vị;
Nhãn manh chúng sắc, nhĩ văn thanh.
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhật viễn gia hương vạn lý trình!

Diễn nôm

Thợ hóa đúc nên muôn tượng hình,
Vốn xưa chẳng mống, chẳng là mành.
Chỉ lầm có niệm, quên không niệm;
Vậy trái không sanh, chịu có sanh.

Mũi, lưỡi đã tham hương với vị;
Mắt, tai lại đắm sắc và thanh.
Phong trần lưu lạc dài làm khách,
Ngày cách quê hương muôn dặm xanh!

Núi thứ nhì: Tướng lão


Nhân sanh tại thế nhược phù âu,
Thọ, yểu nhân thiên, mạc vọng cầu.
Cảnh bức tang du tương hướng vãn;
Thân như bồ liễu tạm kinh thu!


Thanh điêu tích nhật Phan Lang mấn,
Bạch biến đương niên Lữ Vọng đầu!
Thế sự thao thao hồn bất cố,
Tịch dương tây khứ, thủy đông lưu!

Diễn nôm

Đời người bọt nổi khác chi đâu,
Thọ, yểu nhờ trời, chớ bậy cầu.
Canh mặt tang du hầu đến tối,
Mình như bồ liễu tạm qua thâu!

Phan Lang bữa trước xanh chòm tóc,
Lữ Vọng ngày nay bạc mái đầu!
Man mác sự đời thôi mặc kệ,
Bóng chiều tây xế, nước đông thâu!

Núi thứ ba: Tướng bệnh


Âm, dương khiên đức bổn tương nhân,
Biến tác tai truân cập thế nhân!
Đại để hữu thân phương hữu bệnh;
Nhược hoàn vô bệnh diệc vô thân.


Linh đơn mạn sá trường sanh thuật;
Lương dược nan linh bất tử xuân.
Tảo nguyện viễn ly ma cảnh giới,
Hồi tâm hướng Đạo dưỡng thiên chân.

Diễn nôm

Âm dương lỗi đức tạo nên nhân,
Cảm mạo làm ra nạn thế nhân.
Biết lại có thân, nên có bệnh,
Nếu mà không bệnh cũng không thân,

Trường sanh lầm tưởng đơn làm thuật;
Bất tử khôn đem thuốc trở xuân.
Nguyện lánh cõi ma đi cho sớm,
Trở về nuôi lấy tánh thiên chân.

Núi thứ tư: Tướng tử

Bãi đãng cuồng phong quát địa sanh,
Ngư ông túy lý điếu châu hoành.
Tứ thùy vân hợp âm mai sắc,
Nhất phái ba phiên cổ động thanh.


Vũ cước trận thôi phiêu lịch lịch,
Lôi xa luân chuyển nộ oanh oanh.
Tạm thời trần liễm thiên biên tịnh,
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh.

Diễn nôm

Gió cuồng quét đất phút lung lay,
Thuyền lật ông chài lúc rượu say.
Bốn phía mây lồng màu tối xẩm;
Một lằn sóng gợn tiếng vang đầy.

Gót mưa đòi trận lần xô đẩy;
Xe sấm bao vòng vội trở xây.
Cát bụi bên trời khi tạm sạch,
Sông dài trăng lặn mấy canh chầy.



2. Kệ Sắc thân



Vô vị chân thân xích nhục đoàn,
Hồng hồng, bạch bạch mạc tương man
Thùy tri vân quyển trường không tịnh,
Thúy lộ thiên biên nhất dạng san.

Diễn nôm

Khối thịt chân nhân biết ở đâu?
Hường hay là trắng chớ lừa nhau.
Ai hay mây cuốn trong không tịnh,
Móc biếc bên trời núi một màu.

3. Kệ răn sát sanh


Vũ, mao, lân, giáp tận hàm linh,
Úy tử, tham sanh khởi dị tình?
Tự cổ Thánh hiền hoài bất nhẫn,
Yên năng kiến tử dữ tham sanh?

Diễn nôm

Cánh, lông, mai, vẩy tánh đều linh,
Sợ tử, tham sanh há khác tình?
Hiền thánh từ xưa lòng chẳng nỡ,
Sao đành thấy tử với tham sanh?

4. Kệ răn trộm cắp


Tạc bích, xuyên tường ý bất hưu.
Thiên ban, bá kế khổ doanh cầu.
Kim sanh cẩu đắc tha nhân vật,
Bất giác chung thiên thọ mã, ngưu.

Diễn nôm

Khoét vách, đào tường chí những đâu,
Ngàn mưu, trăm kế những tham cầu.
Của người dù có đời này được,
Đời khác luôn làm kiếp ngựa, trâu.

5. Kệ răn ham sắc



Tai nhạ mai hương, kiểm nhị đào,
Kiến chi mục tống, ý điêu điêu.
Đô Lư nhất đại cơ bì xú,
Ám đoạn nhân trường bất dụng đao!

Diễn nôm

Tóc xức hương mai, má phấn đào,
Mắt đưa lấm lét, ý nao nao.
Thịt da một túi dơ tuồng thúi,
Cắt ruột người ta lựa phải dao!

6. Kệ răn nói bậy



Hiếp kiên, siểm tiếu, thiệt diêu thần,
Vĩnh tác trần hoàn vọng ngữ nhân.
Tự ý cầu hoan xu thế lợi,
Đáo đầu tranh miễn nghiệp triền thân!

Diễn nôm

So vai, cười bợ, lưỡi khua môi,
Nói bậy dua đời mãi thế thôi.
Dòm ý cầu vui xô thế lợi,
Rốt cùng ác nghiệp thuở nào rồi!

7. Kệ răn uống rượu



Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành,
Kỷ đa trí giả một thông minh!
Phi duy độc phá tri lưu giới,
Bại quốc, vong gia tự thử sanh!


Diễn nôm

Một hủ cơm, men đúc lộn thành,
Bao nhiêu người trí mất thông minh!
Chẳng riêng phá giới hàng Tăng chúng,
Mất nước, tan nhà cũng đó sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 6819)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
17/09/2010(Xem: 3889)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
10/09/2010(Xem: 50600)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
03/09/2010(Xem: 5217)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 52022)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6626)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 51460)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 9257)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 20758)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
22/07/2010(Xem: 12083)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567