Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IX. Chính Qua Cái Ngã Lành Mạnh Mà Ta Biết Được Vô Ngã Hay Chân Ngã

13/12/201018:18(Xem: 15211)
IX. Chính Qua Cái Ngã Lành Mạnh Mà Ta Biết Được Vô Ngã Hay Chân Ngã

 

Cái ngã, cái tôi lành mạnh thấy biết rõ ràng mọi thứ, không cần phải dùng những sự biện minh để hợp lý hóa những ý nghĩ hay việc làm của mình. Một người có tâm trí lành mạnh luôn luôn có sự hiểu biết đúng, biết rõ mình muốn gì và những gì mình có thể làm được, những gì không làm được. Người ấy biết quan sát, suy xét và quyết định hợp lý để không làm tổn thương đời sống của mình cũng như người khác. Ngược lại, một người bệnh tâm thần thường không có cái tôi lành mạnh như thế, như trong trường hợp người bị bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) không còn khả năng biết được sự thật những gì đang xảy ra, có kẻ nhẹ hơn thì cơ chế tự vệ luôn hoạt động để bảo vệ họ khỏi bị những lo âu xao xuyến nhất thời, tạo nên sự nhận biết sai lạc về những gì đang xảy ra bên trong tâm mình cũng như bên ngoài cuộc đời.

Tâm lý trị liệu như thế có mục đích làm cho cái ngã được lành mạnh. Cái ngã xuất hiện là do sự xung đột giữa bản năng và siêu ngã để làm cho đời sống chúng ta được quân bình. Do đó, một cái ngã lành mạnh là một cái ngã uyển chuyển, biết thích nghi với những đổi thay trong cuộc sống để giải trừ các mối bất an.

Nếu tìm hiểu sâu hơn nữa thì chúng ta thấy khái niệm về ngã trong khoa tâm lý trị liệu và đạo Phật có sự khác nhau. Trong đạo Phật, khi nói về ngã thì chúng ta nói về tính chấp chặt, bám víu vào những ý tưởng, những cảm giác, những ham muốn, những tâm tư vui buồn thương ghét, những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, hương thơm, mùi vị, xúc chạm để tìm niềm vui trong cuộc sống. Như thế, chữ ngã (trong trạng thái mê mờ) trong đạo Phật bao gồm cả ba phần: xung động bản năng (id), ngã (ego) và siêu ngã (superego) hay là lương tâm trong ngành tâm lý trị liệu.

Khi đạo Phật nhấn mạnh đến cái vô ngã hay là chân ngã, tánh rỗng lặng, rộng lớn, tinh sạch, không chút dính mắc, uyển chuyển, linh động vô cùng, thì đó chính là cái ngã ở trong trạng thái lành mạnh nhất mà ngành tâm lý trị liệu đã nói đến một cái ngã lý tưởng. Chân ngã cũng còn được gọi là chân tâm hay tâm giác ngộ.

Như thế, vô ngã hay chân ngã là sự hiện hữu tròn đầy và trong sáng nhất của mỗi chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Sống vô ngã không phải là một lối biện minh cho những kẻ muốn trốn chạy sự thật. Nhiều người có thể đã dùng ý niệm không và vô ngã như một lối bào chữa cho những hành vi sai lầm của họ. Đạo Phật không phải là một kiểu cơ chế tự vệ giúp ta trốn tránh sự thật, giúp ta biện minh cho những hành vi sai lầm. Đạo Phật giúp chúng ta thấy rõ sai lầm là sai lầm, đúng đắn là đúng đắn, hay nói cách khác là nhận biết mọi sự vật hoàn toàn đúng thật như bản chất của chúng.

Thiền là cách thực hành rốt ráo sự thấy biết chân thật nói trên từ giây phút này qua giây phút khác. Do đó, người tu thiền thường được khuyến khích thọ Tam quy y (nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng) và Ngũ giới (nguyện không giết người, không trộm cắp, không làm điều tà dâm, không nói dối, và không sử dụng các chất độc hại). Nếu thực hành đúng đắn những điều trên thì chúng ta sẽ dần dần nhận biết rõ ràng mọi sự việc, cái ngã sẽ trở nên lành mạnh hơn. Trước đây chúng ta có quá nhiều ham muốn và dùng đủ cách để che đậy hay biện minh cho những cái xấu. Giờ đây ta biết mình rõ hơn, không còn che đậy mình như trước kia nữa. Ngay cả những sự khôn lanh mà ta tự hào có nhiều hơn người khác, giờ đây tự chúng cũng tan biến dần đi.

Như thế, một người muốn tu thiền trước hết phải có một nếp sống lành mạnh. Nếu không, họ có thể dùng thiền như một cách trốn chạy đời sống. Nhiều tà phái hiện nay ở Hoa Kỳ đang khai thác những điều này và biến những người muốn trốn chạy khổ đau thành những kẻ nô lệ tinh thần cho tổ chức tôn giáo trá hình hay cá nhân họ.

Nếu phân tích đời sống của ngài Huệ Năng, vị tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa, chúng ta sẽ thấy trước khi tìm thầy học đạo, ngài đã có một cái ngã rất lành mạnh: thương mẹ già, sống chân thật, chất phát, làm việc (đốn củi) có hiệu quả, đối xử với người rất lễ độ và thành thật nên dễ tạo sự cảm mến nơi người khác.

Các vị thiền sư danh tiếng ở Việt Nam như vua Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, thiền sư Hương Hải.v.v... cũng đều có cái ngã lành mạnh đó. Trần Nhân Tông là vị vua học rộng hiểu nhiều, đầy lòng nhân từ nhưng cũng rất dũng cảm. Tuệ Trung Thượng Sĩ là một người thuộc hoàng tộc nhà Trần cũng đầy thao lược và võ dũng. Thiền sư Hương Hải vốn đạo hạnh và học rộng biết nhiều. Khi có được cái ngã lành mạnh, nói theo cách thông thường một người có hiểu biết, có nhân nghĩa, biết phải trái, có đạo đức, thì sự tu tập để biết được tánh không của ngã hay vô ngã tương đối dễ dàng.

Một người có cái ngã bệnh hoạn như tham lam quá độ về danh vọng, tiền tài, tình dục, ăn uống, hay rượu chè... thì thật khó cho họ biết rõ thật sự điều gọi là vô ngã. Họ sẽ dùng thiền, dùng đạo Phật hay bất cứ một đạo gì họ đang thực hành để biện minh cho lòng ham muốn của mình. Thảm kịch của đời họ sẽ biến thành thảm kịch của tôn giáo và xã hội họ nếu họ nắm được quyền uy. Thay vì thể hiện sự vô ngã, họ thổi phồng cái ngã mình lên cực độ và đồng hóa nó với chân lý tôn giáo. Đó là thảm kịch của nhiều tôn giáo trong lịch sử.

Khi ngài Triệu Châu dạy: “Tâm bình thường là đạo” thì điều ấy mang một ý nghĩa sâu xa về cả hai mặt đời và đạo. Về mặt đời thì tâm bình thường là sự hiểu biết những cái đúng, sai, hay, dở, tốt xấu trong cuộc sống để luôn hành động cho phù hợp với lẽ phải, với luân lý đạo đức. Về mặt đạo thì thấy rõ, biết rõ làm đúng nhưng lòng thong dong tự tại một cách tự nhiên, vì tâm giác ngộ tự nó là trong sạch, tự nó là an vui, tự nó là tình thương yêu trong sáng, tự nó là niềm hạnh phúc và là sự thanh thản bao la.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2013(Xem: 8893)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
20/02/2013(Xem: 5287)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
25/10/2012(Xem: 7227)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
02/08/2012(Xem: 16794)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 36243)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 6388)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 5473)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 53985)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3854)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 13785)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]