Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Vài Nét Lịch Sử

13/12/201017:56(Xem: 15048)
I. Vài Nét Lịch Sử

 

Trà đã được dùng ở Việt Nam và Trung Hoa từ lâu. Đến thế kỷ 7, với nền văn minh hưng thịnh của nhà Đường, uống trà trở thành một nghệ thuật như đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), làm thơ (thi) và vẽ tranh (họa). Vào thời kỳ này, người ta sử dụng 24 trà cụ, các đồ dùng để pha trà. Sau này Lục Vũ, tác giả quyển Trà kinh đã mô tả các trà cụ đó, và người ta thấy tương tự như những thứ được sử dụng trong Trà đạo của Nhật Bản hiện nay.

Trà kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được đùng cho việc pha trà: một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, chổi tre đánh bột trà hay trà tiễn, khăn lụa để lau bình trà, khăn trắng lau chén trà... cùng một số các trà cụ khác.

Trà thất, phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý tưởng truyền lại từ thế kỷ 16, là một gian nhà tranh đơn giản. Đúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp. Các trà khách thường phải để tất cả áo giáp, cung kiếm... bên ngoài và cúi mình lết vào trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình đẳng như nhau. Trà chủ – dù là một nhà quý tộc hay một lãnh chúa – khiêm tốn làm công việc pha trà đãi khách. Cung cách vái chào tân khách, lau chùi các trà cụ, cách đưa tay mở vại nước, múc nước đổ vào bình, cầm chiếc muỗng tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà cho tan vào nước, bưng chén mời khách.v.v... sẽ phơi bày trạng thái tâm thức của trà chủ.

Trà đạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà đạo là sống trọn vẹn với sự tỉnh thức, trọn vẹn với thế giới hiện tại: bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi chào nhau, bưng chén trà hay trà cụ với các ngón tay không được tách rời. Lúc uống trà phải từ tốn và chú tâm. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không thừa, chính xác nhưng khả ái, có chủ đích rõ rệt nhưng tự do tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở giữa lu vì chất cặn nằm dưới đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải múc ở phía dưới đáy nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi trà cụ là một cái tuyệt đối, vượt lên giá cả, tánh chất tốt xấu của các vật liệu làm ra chúng.

Trà đạo bắt nguồn từ thiền, cho nên khách và chủ đều biểu lộ tâm trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày (tạp niệm). Đó là trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là ở trong trạng thái tự do tuyệt đối, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng.

Sự hòa hợp giữa chủ và khách, tâm và vật, không gian và thời gian, vũ trụ bao la và chén trà nhỏ bé, thời gian vô tận và thoáng chốc trôi nhanh; giữa tĩnh và động, màu sắc và sự rỗng lặng mênh mông... đã được sự cảm nhận đầy đủ nơi đây.

Để gia tăng sự hòa hợp và chuẩn bị tâm thức cho người uống trà, các ngành nghệ thuật về vườn cảnh, kiến trúc, hội họa, cắm hoa, ẩm thực, đồ sứ cùng cung cách (quy định cho chủ và khách) được phối hợp tối đa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2011(Xem: 2783)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2919)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 3127)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 36533)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51628)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8489)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 3272)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 19067)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 24253)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 12811)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]