- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Đức Phật đản sinh vào năm 566 trước Tây lịch và nhập Niết-bàn vào năm 468 trước Tây lịch. Nước Ấn Độ lúc bấy giờ đa số theo đạo Bà-la-môn chủ trương Thần Phạm thiên (Brahm, còn được gọi là Đại ngã hay Thượng đế) là nguồn gốc của mọi sự vật. Mỗi sinh thể, như con người, đều có một Tiểu ngã (Atman). Đại ngã và Tiểu ngã có cùng bản tánh. Tiểu ngã tu tập để trở thành trong sạch hầu trở về với Đại ngã (Brahm). Tùy theo mức độ tâm linh mà mỗi người khi sinh ra thuộc vào các giai cấp khác nhau: giai cấp Bà-la-môn, quý tộc hay võ tướng, thương gia hay cùng đinh.
Trên nguyên tắc, xã hội Ấn Độ thời ấy chia con người thành bốn giai cấp. Trên thực tế, mỗi giai cấp lại phân chia thành hàng chục giai cấp nhỏ hơn. Sự phân chia giai cấp trở thành nặng nề, chặn đứng sự liên hệ mật thiết giữa những người khác giai cấp với nhau, tạo nên sự ích kỷ, áp bức, kỳ thị của các nhóm giai cấp cao quý hơn đối với các giai cấp bị xem là hèn kém. Tánh chất ác độc của sự kỳ thị sai lầm này tại Ấn Độ còn được chính thức đưa vào luật pháp. Chẳng hạn như, nếu có một người thuộc giai cấp hạ tiện vô tình nghe tụng đọc các thánh thư của đạo Bà-la-môn thì người ấy sẽ bị đổ chì nóng chảy vào tai để trừng phạt!
Trong hoàn cảnh bế tắc của hệ thống tư tưởng và tổ chức xã hội cứng ngắt ấy, có nhiều người chủ trương tìm lối thoát khỏi sự nhàm chán của đời sống bằng cách tận hưởng dục lạc. Có những kẻ khác lại cho rằng cuộc sống trên thế gian này thật là vô vọng, ghê tởm đời sống của cả thân xác mình, và tìm cách tu hành khổ hạnh, ép xác hay hành hạ thân xác để mong sau khi chết có thể được sinh về chốn thiên đàng an vui. Đó là hai chủ trương cực đoan trong nhiều chủ trương khác nhau lúc bấy giờ.
Trên nguyên tắc, xã hội Ấn Độ thời ấy chia con người thành bốn giai cấp. Trên thực tế, mỗi giai cấp lại phân chia thành hàng chục giai cấp nhỏ hơn. Sự phân chia giai cấp trở thành nặng nề, chặn đứng sự liên hệ mật thiết giữa những người khác giai cấp với nhau, tạo nên sự ích kỷ, áp bức, kỳ thị của các nhóm giai cấp cao quý hơn đối với các giai cấp bị xem là hèn kém. Tánh chất ác độc của sự kỳ thị sai lầm này tại Ấn Độ còn được chính thức đưa vào luật pháp. Chẳng hạn như, nếu có một người thuộc giai cấp hạ tiện vô tình nghe tụng đọc các thánh thư của đạo Bà-la-môn thì người ấy sẽ bị đổ chì nóng chảy vào tai để trừng phạt!
Trong hoàn cảnh bế tắc của hệ thống tư tưởng và tổ chức xã hội cứng ngắt ấy, có nhiều người chủ trương tìm lối thoát khỏi sự nhàm chán của đời sống bằng cách tận hưởng dục lạc. Có những kẻ khác lại cho rằng cuộc sống trên thế gian này thật là vô vọng, ghê tởm đời sống của cả thân xác mình, và tìm cách tu hành khổ hạnh, ép xác hay hành hạ thân xác để mong sau khi chết có thể được sinh về chốn thiên đàng an vui. Đó là hai chủ trương cực đoan trong nhiều chủ trương khác nhau lúc bấy giờ.
Gửi ý kiến của bạn