Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Giản Đơn, Hạnh Phúc Hơn

09/02/201107:12(Xem: 2952)
Sống Giản Đơn, Hạnh Phúc Hơn
canhdep_1a
SỐNG GIẢN ĐƠN, HẠNH PHÚC HƠN

"Ước gì tôi không phải làm phòng mạch, tôi sẽ nằm dài nghe nhạc, xem sách và đi ngủ sớm, sáng dậy tập thể dục...". Anh bạn bác sĩ, đồng nghiệp, thế hệ 5x của tôi vừa đứng lên vừa uống vội ly cà phê rồi xin phép về sớm cho kịp giờ khám bệnh ở phòng mạch. Ra trường năm 1978, nay anh đã là một bác sĩ khá "thành đạt", chủ sở hữu một ngôi nhà ở quận 3, một ngôi nhà ở quận 7, vài miếng đất dự án ngoại thành, hàng ngày lái xe hơi đi làm ... gặp bạn bè, lúc nào anh cũng vội vội vàng vàng, rất thích bàn chuyện xe hơi, nhà đất và cũng rất hay than vãn, nào là quá bận rộn, không có thời gian học thi lấy thêm bằng này bằng nọ, nào là vẫn chưa đủ tiền để sắm thêm cái này cái nọ...

Anh là trường khoa của một bệnh viện lớn trong thành phố, làm việc tại bệnh viện từ 7g sáng đến 4g chiều, về nhà lại làm ngay tại phòng mạch đến 9g-10g tối, phòng mạch anh chữa "bá bệnh", từ chích ngừa uốn ván đến truyền dịch "phục hồi sức khỏe", từ các bệnh tiêu hóa, bệnh tim mạch đến bệnh tiểu đường... mặc dù chuyên khoa của anh là bệnh truyền nhiễm, sốt rét! Gần đây, biết anh bị tiểu đường, tôi khuyên anh tập thể dục nhiều hơn, anh phân trần:"Tôi đã mua mấy loại máy tập thể dục để trong nhà nhưng làm việc xong thì mệt nhoài chả còn hơi sức đâu mà tập, chỉ có Chủ nhật, lâu lâu đi đánh tennis một lần, thế thôi!" anh tiếp "mình chỉ ráng làm thêm một thời gian nữa rồi sẽ về nghỉ ngơi, sống cho ra sống!". Tôi tự nhủ, với quỹ thời gian còn lại của những người thuộc thế hệ 5x như anh và tôi, lại mắc thêm bệnh tiểu đường chữa trị không đúng phương pháp, không biết anh còn khả năng để "sống cho ra sống" cho đến lúc quyết định nghỉ ngơi nữa hay không?

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của văn hóa tiêu dùng. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất, đã làm nảy sinh các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, thường không trung thức, liên tục tấn công người tiêu dùng trên tất cả các phương tiện truyền thông, từ trong nhà, nghe radio hoặc xem TV, xem báo ... đến ngoài đường phố, với các bảng hiệu quảng cáo khổng lồ đập vào mắt người đi đường mọi lúc mọi nơi, kết quả đã tạo cho chúng ta một thói quen mua sắm và một nhu cầu giả tạo về các mặt hàng được quảng cáo. Lâu dần, một bộ phận lớn trong dân chúng sẽ tiêm nhiễm văn hóa tiêu thụ vật chất, tôn thờ của cải vật chất và sống theo quan điểm "càng có nhiều càng tốt, càng có nhiều càng hạnh phúc". Người ta mua sắm tích lũy của cải vô tội vạ, từ giầy dép, túi xách, quần áo, điện thoại di động, đến các loại xe gắn máy, xe hơi, nhà cửa biệt thự ... và luôn cố gắng theo kịp những kiểu dáng, những "đời" mới nhất để được xem là sành điệu, để được kính nể và để được "hơn" những người khác quanh mình.

Quan hệ giữa người với người cũng căn cứ trên cở sở vật chất của cải mà người ta sở hữu, mà người ta tặng cho nhau. Ai tặng ta nhiều thứ đắt tiền, ta sẽ thích họ, mang ơn họ, ai không đủ khả năng cho ta, ta sẽ coi thường và không muốn tiếp tục quan hệ, quên mất họ cũng là người như chúng ta. Tết năm rồi, khi được tôi lì xì 20 ngàn, đưa cháu của bạn tôi, mới 5 tuổi, tiu ngỉu: "ông lì xì cho cháu ít hơn chú D. nhiều, làm sao đủ tiền mua được cây súng điện tử kiểu mới" rồi bỏ chạ đi không thèm cảm ơn. Cha mẹ cháu chỉ cười xòa, nói "thằng này thông minh, biết xài tiền sớm".

Quay cuồng trong văn hóa tiêu thụ vật chất, mục tiêu sống của chúng ta sẽ luôn luôn phải là được sở hữu và sở hữu nhiều thứ hơn nữa. Để đủ khả năng mua sắm mọi thứ, chúng ta phải nai lưng ra làm việc, phải phấn đấu, phải tạo ra sức cạnh tranh để đạt được những địa vị, quyền lực ngày càng cao hơn trong xã hội, để có thể gia tăng thu nhập, gia tăng khả năng "kiếm chác". Chúng ta hy sinh hạnh phúc trong những giây phút hiện tại để miệt mài theo đuổi một viễn cảnh hạnh phúc hơn trong tương lai, nhưng thật kỳ lạ, chúng ta chẳng bao giờ cảm thấy đủ và chẳng bao giờ biết khi nào nên dừng lại. Ăn quá no, ta phải ngưng ăn để khỏi bị bội thực, uống quá nhiều rượu, ta phải ngưng uống để khỏi bị say, làm việc 40 giờ một tuần chưa làm chúng ta thỏa mãn, vậy thì tại sao không làm nhiều hơn để tăng thu nhập? còn trẻ, còn khỏe mà? Để về già sẽ nghỉ ngơi cũng chưa muộn. Vô ý thức, chúng ta tự thuyết phục rằng sẽ cảm thấy thỏa mãn khi và chỉ khi các việc mà chúng ta theo đuổi đã hoàn tất, "tôi chưa thể hạnh phúc vào lúc này, ngay bây giờ, vì chưa có thời gian cho chuyện đó". Đây chính là cách suy nghĩ sẽ làm cho chúng ta cạn kiệt sức lực và bất hạnh suốt đời.

Chúng ta quên mất rằng cuộc đời của chúng ta thật hết sức ngắn ngủi và chẳng có gì là vĩnh hằng, là bất biến. Hoa nở rồi cũng sẽ tàn, trăng tròn rồi trăng lại khuyết, thịnh suy biến đổi vô thường. Người đang giàu có sung túc, gặp bất trắc trở thành trắng tay. Người đang mạnh khỏe, sau một cơn bệnh nan y, phải nằm liệt giường liệt chiếu. Cũng có khi, đang khó khăn nghèo khổ, bỗng gặp may trở nên giàu có, đổi đời. Con người sống ngày hôm nay chẳng thể biết chắc ngày mai sẽ thế nào, vậy tại sao không tìm cách sống hạnh phúc mỗi ngày, ngay bây giờ?

Chúng ta quên mất rằng, quanh ta còn vô số những người cùng khổ cần nhường cơm sẻ áo, những người mà thu nhập hàng năm chưa bằng thu nhập một tuần của chúng ta, những người phải sống trong những điều kiện vô cùng khó khăn, không điện nước, xăng dầu, không trường học hay trạm y tế... một khi chúng ta gom góp, thu vén cho cá nhân theo triết lý "càng nhiều càng tốt", chúng ta cũng đã lấy mất đi một phần của những người đáng được hưởng hơn chúng ta. Chúng ta tiêu tốn lãng phí năng lượng, điện nước xăng dầu trong khi thoải mái tiêu dùng, đồng thời, chúng ta cũng thải ra một lượng lớn các chất thải độc hại cho mái nhà chung của chúng ta.

Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng vật chất sở hữu không phải là nhân tố quyết định hạnh phúc. Thật vậy, tại các nước phát triển, mức thu nhập đầu người không ngừng tăng lên nhưng số thanh thiếu niên tự tử hàng năm lại tăng nhiều hơn trước và chỉ số hạnh phúc quốc gia cũng không tăng theo thu nhập. Trong khi một nước Bhutan nhỏ bé, nằm kẹp giữa 2 anh khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, chỉ có 700.000 dân với lối sống truyền thống cực kỳ giản đơn, tuy có thu nhập đầu người khiêm tốn nhưng chỉ số hạnh phúc quốc gia "gross national happiness" (GNH) index lại rất cao (The Washington Post).

Cạnh tranh, phấn đấu thăng tiến, tích lũy, không hoàn toàn xấu nếu biết thế nào là đủ và dừng lại đúng lúc để tìm cách chia sẻ cho người khá và để có thì giờ hưởng thụ hạnh phúc ngay trong từng giây, từng phút, hiện tại. Muốn được như vậy, chúng ta chỉ còn cách đơn giản hóa cuộc sống hiện tại, loại bỏ bớt những gì không cần thiết, những nhiệm vụ, nhu cầu giả tạo, những thứ không đem lại một hạnh phúc thật sự, hạnh phúc "bên trong" mỗi con người chúng ta. Chúng ta không cần sống vì những lời tâng bốc, vì những của cải dư thừa mà hậu quả sẽ mang theo những rắc rối, lệ thuộc, biến chúng ta trở thành nô lệ của chúng. Triết học phương Đông có câu "người biết thế nào là đủ sẽ là người hạnh phúc".

Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu, nhiều thời gian hơn để thư giãn và thực hiện những điều mình yêu thích, nhiều thời gian hơn để chia sẻ giúp đỡ người khác. Quan niệm hạnh phúc với lối sống giản đơn không phải là vấn đề mới xuất hiện gần đây. Từ ngàn xưa, trong triết lý của đạo Phật, trong kinh Cựu ước của Thiên Chúa giáo, của Lão Tử, đã có rất nhiều lời khuyên người ta phải biết sống giản đơn và hạnh phúc không phải do hoàn cảnh, vật chất quyết định mà chia sẻ mới chính là chìa khóa của hạnh phúc.

Chắc chắn, sống giản đơn sẽ hạnh phúc hơn!


Theo Văn Hóa Phật giáo/Tuần Việt Nam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5044)
Người bạn đạo nói với tôi rằng, đọc sách về gương tu học của người xưa, lòng chỉ biết ngưỡng phục chứ theo thì làm sao theo nổi. Tôi nói bạn cho một thí dụ thì bạn bảo “Tam bộ nhất bái.”
09/04/2013(Xem: 3412)
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.
09/04/2013(Xem: 3665)
Thưa Qúy bạn! Ðây là một câu hỏi rất đáng ghi nhận và cần được phân tích nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, để giúp cho tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ một cách cặn kẽ cả về Lý lẫn Nghĩa văn tự.
09/04/2013(Xem: 3566)
Chùa Hàn Sơn không dựa vào vách núi như bao nhiêu ngôi già lam cổ kính ở trung Quốc, mà nó nép mình trong một thôn xóm nghèo ở vùng ngoại ô của thành phố Tô Châu. Chúng tôi bước lần theo con đường tráng nhựa quanh co dẫn đến cổng chùa. Phía trướccó một con sông nhỏ trong xanh, khơi nguồn từ Bắc kinh, chảy thẳng đến Hàng Châu, nhưng lại uốn mình qua cô tô , lửng lờ trước cổng Hàn Sơn tự.
09/04/2013(Xem: 4066)
Trong thời gian gần đây, uống trà trở thành phổ thông ở Tây phương, đặc biệt là Mỹ. Có những quán trà được mở ra, tương tự như những quán cà phê, tuy là vẫn còn rất ít. Trong những quán trà này, bán đủ loại trà, từ nhiều nước trên thế giới. Phần lớn là những trà gói cá nhân.
09/04/2013(Xem: 3620)
Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa).
09/04/2013(Xem: 4465)
Gần đây, trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), đã thấy xuất hiện vở hát “Trương Ngao đòi nợ Phật” (TNÐNP) dưới nhiều thể loại: hát bội – cải lương – kịch nói và chèo. Mỗi một thể loại cũng là mỗi một soạn giả đạo diễn riêng biệt và để phù hợp với từng thể loại đó TNÐNP cũng dẻo mềm theo bàn tay nắn bóp của đạo diễn và soạn giả.
09/04/2013(Xem: 3659)
Thi hào Nguyễn Du là một Phật tử mộ đạo, rất siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng cụ đã từng thú nhận là đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần mà vẫn không nắm bắt được ý kinh; cho tới khi được nghe bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng cụ mới liễu ngộ rằng “Chân kinh vốn không lời”. Cụ đã viết bốn câu thơ bằng chữ Hán để diễn tả tâm trạng của mình: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
09/04/2013(Xem: 8800)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
09/04/2013(Xem: 5167)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567