Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. PG nước ngoài: Đạo Phật truyền bá sang Tây Phương

13/05/201318:26(Xem: 2816)
09. PG nước ngoài: Đạo Phật truyền bá sang Tây Phương

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

9.

Phật Giáo nước ngoài 

Đạo Phật truyền bá sang Tây Phương

Ở Phương Tây, mỗi khi nói đến Phật Giáo là người ta nói đến Thiền. Người Tây Phương quan tâm về Thiền hơn là Tịnh Độ tông, vì theo họ, Tịnh Độ tông có vẻ bề ngoài rất giống Thiên Chúa Giáo, không có gì lạ. Thiền là sản phẩm tiêu biểu nhất của Phương Đông, một thứ văn hoá vừa đơn sơ, vừa thâm trầm, rất hấp dẫn người Phương Tây. Dĩ nhiên, để truyền bá văn hoá đạo học nầy, cần thiết phải có tác phẩm giới thiệu được viết bằng ngôn ngữ Phương Tây. 

Về phương diện nầy, các tác phẩm của bác sĩ Daisetsu Suzuki được coi như một hiện tượng. Người ta cũng không quên công giúp đỡ của vợ ông, bà Béatrice Suzuki. Nhiều tác phẩm của ông viết bằng tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Đức và tiếng Pháp, phổ cập rộng rãi trên thế giới. Các tác phẩm được đọc nhiều nhất là: Thiền Học Nhập Môn (An Introduction to Zen Buddhism), Sống Thiền (Living by Zen), Thiền Phật Giáo Cương Yếu (Manual of Zen Buddhism), Thiền tăng tu hành (The Training of Zen Buddhist monk), Thiền Phật Giáo và Văn hoá Nhật Bản (Zen and Its Influence on Japanese Culture)...

Tuy nhiên, các tác phẩm Thiền của ông chủ yếu thuộc phái Thiền Lâm Tế mà không chiếu cố mấy đến các phái Thiền khác. Vì vậy, khi học giả Phương Tây đề cập đến Thiền, thì đa số là Thiền qua các tác phẩm của bác sĩ Suzuki. Như thế phải chăng đã thực sự tốt? Triết học sâu xa của Thiền sư Đạo Nguyên và Thiền Tào Động nghiêm mật chưa được giới thiệu là bao nhiêu; đó là điều thiếu sót. Do đó, học giả Phương Tây chưa thể biết rõ chỗ dị đồng giữa Thiền Lâm Tế và Thiền Tào Động.

IV- Những chương trình nghiên cứu mới 

Hiện nay, giáo sư Callway, chủ nhiệm bộ môn Tôn Giáo Tỷ Giảo Học ở Đại hoc South Western đang tiến hành việc nghiên cứu nầy và đã gửi nhiều câu hỏi chất vấn các học giả Nhật Bản. Friedrich Heiler, nguyên giáo sư Thần học tại Đại học đường Marburg đã tỏ rõ sự quan tâm hứng thú trong tác phẩm Buddhistsche Versenkung (Thiền Phật Giáo) của ông. Giáo sư Dumoulin đã dịch Vô Môn Quan, một tập công án Thiền ra tiếng Đức và đã viết bằng tiếng Đức tác phẩm "Lịch sử Thiền tông sau ngài Lục Tổ". Tác phẩm nầy đã được bà Ruth Fuller Sasaki dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh và đã phát hành trong một ấn bản xinh xắn. Bà Sasaki đang cai quản một Thiền viện ở New York tên là Sokeian (Tào Khê Am), nhằm phổ biến Thiền học cho người Mỹ.

Naberfeld, bạn của giáo sư Dumoulin đang caiquản nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Kichijôji (Kyoto) đã dịch xong Kinh Duy Ma và Tu Chứng Nghĩa ra tiếng Đức. Nhiều năm trước đây, bác sĩ Nukariya Kaiten, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Komazawa, một Viện Đại học Phật Giáo của phiá Thiền Tào Động ở Tokyo, đã xuất bản quyển The Religion of The Samourai (Tôn giáo của người Võ sĩ đạo), lần đầu tiên cổ xúy Thiền Tào Động bằng Anh ngữ. Christmas Humphreys, Hội trưởng Hội Phật Giáo Luân Đôn đã viết một tác phẩm về Thiền nhan đề là Zen Buddhism (Thiền PhậtGiáo). Tuy nhiên, tác phẩm đó chưa cho thấy chỗ lý giải đầy đủ về Thiền Tào Động. Ông cũng xuất bản một tập sách nhỏ với nhan đề là Twelve Principles of Buddhism (Mười hai nguyên lý của Phật Giáo),có thể nói là thành công một phần nào, vì đã nêu lên được những khái lược về Phật Giáo, nhưng chỉ tiếc không thấy đề cập đến Tịnh Độ tông. 

Giáo sư Lan Wans của Viện Đại học Asia Institute đã viết quyển The Spirit of Zen Buddhism (Tinh thần Thiền Phật Giáo) và một quyển nhỏ hơn nhan đề là Zen (Thiền); cả hai đều đi theo con đường trước của bác sĩ Suzuki. Tạp chí Philosophy East and West của đại học Hawaii thường xuyên đăng tải những bài nghiên cứu về Thiền học.

V-Phát triển Thiền Tào Động 

Mấy năm trước đây, đã có cuộc trao đổi lý thú giữa bác sĩ Suzuki và giáo sư Hồ Thích, một học giả Trung Quốc ở Đại học Princeton. Học giả Hồ Thích là nguyên Viện trưởng Viện Đại học Bắc Kinh, một thời là Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ; ông là chuyên viên nghiên cứu các tư liệu khai quật ở Đôn Hoàng liên quan đến Thiền.

Lập luận của Hồ Thích có ảnh hưởng đáng kể đến học giả Nhật Bản, lý luận bén nhọn. Điều nầy ảnh hưởng không ít đến những tác phẩm của Suzuki sau đó. Thiền lại phát triển nhiều nơi ở Mỹ. Đáng kể là tại Los Angeles, Senzaki Nyoden, môn đệ của ngài Sôen, tổ chức những khoá dạy thiền cho Phật tử Hoa Kỳ. Ông xuất bản cuốn Zen (Thiền), phỏng dịch cuốn "Phổ Khuyến Thiền Nghi" của ngài Đạo Nguyên; ngoài ra, ông còn dịch "Vô Môn Quan" ra Anh Ngữ. Cùng thời, Dwight Goddard xuất bản cuốn A Buddhist Bible (Thánh Thư Phật Giáo), trong đó đúc kết các hệ phái Phật Giáo, đặc biệt là Thiền Tào Động. Cùng chung biên soạnsách nầy có Saiho Loe, một nhà trí thức Phật Giáo nổi tiếng. Mặc dù tuổi đã cao, ông vẫn chuyên tâm nghiên cứu sâu rộng và đã xuất gia. Hai vị đều là thiền sư Tào Động. Phát triển thêm, ông John Bolfeld đã dịch cuốn "Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Luận" của Đại Châu Huệ Hải ra Anh ngữ với nhan đề "The Path to Sudden Attainment".

Thiền sư Tachibana, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Komazawa qua Luận văn The Ethics Of Buddhism (Luân Lý Phật Giáo), đề cập sâu sắc về Thiền, nhất là Thiền Tào Động. Như thế, trong mấy năm gần lại đây, Thiền Tào Động được trình bày sâu rộng và có hệ thống tại Hoa Kỳ. Đáng kể là hai công trình biên soạn: "What is Zen" (Thiền học là gì?) và "Zen Culture" (Văn hoá Thiền). Giáo sư Ryusaku Tsunoda, giảng dạy Thiền tại Đại học Columbia đã dịch ra tiếng Anh cuốn Chính Pháp Nhãn Tạng Tùy Văn Ký của ngài Đạo Nguyên. Đây là tác phẩm kinh điển về Thiền Tào Động.

VI-Thiền dưới nhãn quan mới 

Gần đây, trên tạp chí Life và Time của Hoa Kỳ thường đăng tải các đề tài về Phật Giáo, đặc biệt là Thiền. Tài liệu đáng kể là của bác sĩ Jung, nhà phân tâm học nổi tiếng trên thế giới. Vấn đề tạo nhiều ảnh hưởng. Trong dịch phẩm "Introduction To Zen Buddhism" của Suzuki, ông đã không hài lòng về phương pháp "Phân tâm học" của Sigmund Freud về trung tính dục (sex) là cội rễ của mọi vấn đề, nhân đó, giới thiệu Thiền là điểm xuất phát mớ trong lãnh vực tâm lý học. Bác sĩ Jung phân tách cái "Tâm" ra làm "Ý thức" và "Vô ý thức" (Mạt Na Thức). Vô ý thức lại được phân loại thành Vô ý thức cá nhân và Vô ý thức tập hợp. Vô ý thức tập hợp tồn tại ở 3 mức độ (1) Ở nam là Anma, ở nữ là Animas (2) Ở nam là Cổ hiền nhân (the old wise man); ở nữ là Địa mẫu (the earth mother) (3) Ở nam cũng như ở nữ đều có Tự ngã (Self). Sự thực cái Tự ngã nầy không phải là cái tự kỷ có tính cách cá nhân, mà là tự thể của bản chất siêu cá nhân. Thiền học gọi đó là "Bản Lai Diện Mục" là Chân tính, là Cốt lõi. Thấu triệt chỗ nầy tức là Giác ngộ. Bác sĩ Jung gọi đó Individution là Con người toàn chân thật. Ngôn ngữ Thiền trong quan niệm nầy gọi là Bản Lai Diện Mục.

Trong bài Tựa của dịch phẩm kể trên, bác sĩ Jung viết: "Thiền là một trong những thể hiện tốt đẹp nhất của tinh thần Phật Giáo, đã nở hoa từ tư tưởng vĩ đại và bao la của thế giới Phật Giáo”. Như thế bác sĩ Jung đã mở ra một vùng khai thác mới mẻ vói tư duy củangười Tây Phương. Ông không đi theo con đường dùng những khảo hướng (approaches) có tính thuần lý (intellectual) của Tây Phương. Ông thay đổi cách nhìn, cách tư duy có tính bao quát hơn. Như thế, môn Tâm Lý Học của Jung, nhất là đối với những người tu Thiền, là sự lãnh hội dễ dàng hơn khoa nầy của Tây Phương trước đó.

Vấn đề 2:Phật Giáo các nước Tây Phương

A- Phật Giáo tại Anh Quốc

Vào tháng 3 năm 1788, sau khi thành lập Hội Học Thuật Châu Á của Hoàng Gia Anh, chính quyền thực dân đã ủng hộ công cuộc nghiên cứu đối với 2 văn hệ Pali và Sanscrit. Nhân đó, giáo sĩ truyền giáo Claugh nước Anh đã công bố tư liệu về "Văn pháp và ngôn ngữ tiếng Pali", vào năm 1824. Thời điểm nầy đã được một số nhà nghiên cứu xem là mốc giới truyền bá Phật Giáo tại Anh Quốc. Nhưng một số học giả khác thì cho là sớm hơn thế nữa.

Thu thập kinh văn: Vào năm 1833, viên công sứ Hogglin người Anh ở Népal đã thu thập được một khối lượng lớn kinh văn Phật Giáo được ghi chép trên lá bối (bối diệp) bằng tiếng Sanscrit. Ông trao tặng toàn bộ cho trường Đại Học Oxford và Đại Học Luân Đôn. Ngay sau đó, dựa vào tư liệu nầy, Pawnoff đã chỉnh lý và hệ thống hoá lại những tư liệu mà Hogglin đã gửi về, xuất bản cuốn "Bàn Về Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (1845). Sách được truyền bá sâu rộng và ảnh hưởng lớn. Max Muller là môn hạ của Pawnoff, đã nhận sự ủy thác của Hội Học Thuật Châu Á Hoàng Gia Anh, đã biên tập và xuất bản bộ "Đông Phương Thánh Thư" gồm 49 quyển, trong đó phần lớn là kinh điển Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Vợ chồng Liszt Dawidh, nhà nghiên cứu Phật Học Anh, vào năm 1881, đã tập trung một số nhà trí thức Anh, thành lập ra Hiệp Hội Pali Thánh Điển. Ông đã giành hết cuộc đời còn lại của mình để chú giải bộ Tam Tạng bằng tiếng Pali, in bằng mẫu tự La Mã, dịch một phần kinh sách nầy sang tiếng Anh. Nhờ đó, phong trào nghiên cứu Phật Giáo tại Anh được mở rộng.

Khai quật khảo cổ học: Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhà thám hiểm Anh, F. Sdanen, đã 3 lần đến khai quật di tích khảo cổ học tại Tân Cương, Trung Quốc và Trung Á, đã tìm thấy được những kinh điển Phật Giáo tàng trữ ở Đôn Hàng viết bằng các loại Phạn Văn (Sanscrit), Quy Tư Văn, Hồi Cốt Văn và Lập Đặc Văn. Số lượng lớn lao của kinh văn được phát hiện nầy đã làm chấn động các nhà nghiên cứu tôn giáo học và ngôn ngữ học. Cũng từ đó, nhiều công trình dịch thuật và nghiên cứu kinh điển Phật Giáo tại Anh được lan rộng, với phương pháp mới và nhãn quan mới. Hai tác phẩm nổi danh trong giai đoạn đó là "Ánh sáng châu Á" của Anowder và "Phúc Âm của Phật Giáo" của L. Karlosi. Những tác phẩm nầy được phát hành rộng rãi, báo chí đề cập nhiều và cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhiều Viện Đại Học Anh cũng dùng làm sách tham khảo.

Những danh tăng: Vào những năm đầu thế kỷ XX, đã có nhiều người trong giới trí thức quy y. Vị tỳ kheo đầu tiên của Anh là ông Bernardo, có pháp danh là A Nan Đà Di Lặc (Ananda Maitrya). Vào năm 1898, ông lên đường đến Sri Lanka, Myanma để nghiên cứu Phật pháp (Tiểu thừa). Để phát triển thêm, ông thành lập Hội Phật Giáo Quốc tế tại Myanmar. Đến năm 1908, ông dẫn một phái đoàn tăng ni đến truyền bá Phật Giáo tại Anh. Ngay sau đó, nhiều nhà trí thức khác noi gót của Bernardo: Jackson, Ailon là những tên tuổi lớn. Họ thành lập Hiệp Hội Phật Giáo Anh Quốc, do Tiến sĩ List Dawigh làm Hội trưởng. Hai năm sau đó, Hội nầy đổi tên là Hội Phật Giáo Anh và Ireland, đồng thời xây dựng những chi hội tại Manchester, Liverpool, Birmingham, Manchester và London. Nhiều trí thức, nhiều nhà văn hoá đã gia nhập hội nầy ngày càng đông.

Một số cơ sở Phật Giáo cũng ra đời, nổi tiếng là Hội Phật Giáo Linh Trí Học Hội do vị phán quan Humfos tổ chức. Hội này cũng phát triển khá nhanh chóng và sau đổi thành hội Trung Đạo Phật Giáo. Hội nầy phát triển Phật Giáo Tiểu Thừa lẫn Đại thừa, và về sau có thêm Kim Cang thừa. Năm 1926, đánh dấu một bước ngoặt mới của Phật Giáo Anh quốc, khi ngài Dharma Bahar từ Sri Lanka đến Anh quốc. Ngài một trong Tứ đại danh tăng châu Á sang London để thành lập hội Makaba Pa. Hội nầy chủ trương phát huy những tinh túy chính thống của Tiểu Thừa Phật Giáo.Vào thời Đệ nhị thế chiến, do tình thế hỗn loạn, Phật Giáo Anh đình chỉ hoạt động trong một thời gian; tuy nhiên, khi hoà bình vãn hồi thì lại vươn lên cao hơn bao giờ hết. Cũng trong giai đoạn nầy, Mật Tông truyền bá sang Anh và nhanh chóng bắt kịp đà tiến triển của các giáo phái khác. Phật Giáo Anh phát triển không ngừng; theo thống kê năm 2000 thì tại Anh, có 230,000 Phật Giáo đồ, trong số 49% là tín đồ Mật Tông, 26% theo Phật Giáo Đại thừa, 24% theo Phật giáo Nguyên thủy và Phật Giáo Tiểu thừa.

B- Phật Giáo Đức Quốc 

Người có công nhất trong giai đoạn phát triển đầu tiên Phật Giáo tại nước Đức là Max Muller. Những nhân vật tiếp nối là Rozenberg, Weber, Newman, Clak và Oaleger. Họ chuyên dịch và phổ biến những kinh văn Phật Giáo bằng tiếng Pali. Những bộ kinh Phật được truyền bá sâu rộng tại nước Đức là "Thanh Tịnh Đạo Luận" và kinh "Di Lan Đà Vương Giản Kinh". Tất cả đều được dịch sang tiếng Đức, cho nên truyền bá sâu rộng được dễ dàng. Sau đó là giai đoạn thành lập Hiệp hội. Vào khoảng 1913-1914, học giả Seddon đã xây dựng Hội Truyền Bá Phật Giáo tại Berlin. Ngay sau đó, sự bành trướng ngày càng nhanh, cho nên đã chuyển đổi thành Liên Hiệp Phật Giáo Hội, để có thể phát triển đồng bộ Phật Giáo Đại Thừa, Tiểu Thừa và Kim Cang Thừa. Để phát triển thêm, một tạp chí nghiên cứu Phật Giáo có tên là "Rama" (Đại Ngộ), trụ sở đặt tại Munich là nơi tập trung đông đảo nhất các nhà trí thức Phật Giáo tại Đức Quốc.

Những trung tâm Phật Giáo đa dạng khác được thành lập trong giai đoạn nầy như: Phật Giáo Tịnh Xá, Nội Thiết Phật Điện, Thiền Đường, Tự Viện. Phulunau trở thành trung tâm quốc tế giao lưu Phật học ở nước Đứcvới những quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 1951, các tín đồ Phật Giáo ở thủ đô Berlin đã xây dựng nên Hội Phật Giáo Đức, được truyền bá Phật Giáo sâu rộng, kể từ khi chế độ Quốc Xã Đức bị sụp đổ. Cứ theo đà đó, lại có thêm nhiều Hiệp hội khác: Năm 1954, hình thành Hội Phật Giáo Hamburg; năm 1955, thành lập Hội Phật Giáo Đức Quốc thống nhất cả nước; năm 1960, thành lập Hội Liên Hiệp Phật Giáo Đức Quốc, với quy mô và khuynh hướng phát triển sâu rộng hơn. Cũng trong năm đó, các nhà trí thức Phật Giáo Đức thiên về Mật Tông đã tổ chức nghiên cứu toàn bộ tư tưởng Kim Cang Thừa, với sự tán trợ của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV. Cho đến nay, tại nước Cộng Hoà Liên Bang Đức (Tây Đức) có khoảng75,000 tín đồ Phật Giáo; Đông Đức có khoảng 53,000 tín đồ. Con số ngày càng gia tăng. Điều đặc biệt mà các nhà nghiên cứu tôn giáo ở đây thường nhấn mạnh là sở học Phật Giáo của hầu hết tín đồ tại Đức có trình độ rất cao. Họ chú trọng về phẩm hơn là về lượng. Đại bộ phận những trung tâm Phật Giáo Đức đều ở Berlin, Stugart, Munich, Hamburg, Hạ Ruhr.

C- Phật Giáo tại Pháp Quốc 

Trong những quốc gia châu Âu, nước Pháp phát triển Phật Giào sớm nhất và đa dạng nhất. Tính ra, đến nay, các nhà nghiên cứu Phật học ở đây đã khởi đầu từ 150 năm hay nhiều hơn nữa. Nhân vật đặt nền tảng đầu tiên là ông F. Pawnof, thành lập Hiệp Hội Pháp Á Phật Giáo ở Paris. Ông dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng Phạn văn ra Pháp văn và phát triển Pháp Hoa tông tại Paris và nhiều thành phố khác. Những người kế tiếp là Lévi, Fousier và và Porelowsky; họ nghiên cứu kinh điển bằng Hán Văn, Tạng Văn và Phạn Văn. Lévi đã hiệu đính cuốn "Trung Luận" và dịch ra Pháp Văn cuốn "Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận". Ngoài ra, về Thiền Học, phải kể đến sự đóng góp của Thiền sư Nhật Bản, Cao Nam Thuận Nghĩa Lâm. Đệ tử của Lévi là Poussin, hiệu đính "Trung Luận Tụng" của ngài Long Thọ và "Minh Cú Luận" của ngài Nguyệt Xướng. Ngoài ra, ôngcòn dịch "Thành Duy Thức Luận" do ngài Huyền Trang biên dịch,"Câu Xá Luận" của ngài Thế Thân ra Pháp ngữ. Những hoạt động của Lévi và những cộng sự viên đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu Phật học hiện tại ở châu Âu. Ngoài ra, phải kể những dịch giả Renoir, Fénocesse và Sayminucay đã tham gia nhiều để chuyển ngữ kinh điển Phạn văn ra Pháp văn.

Về mặt tổ chức, nhiều Hiệp hội thành lập. Hội Phật Giáo Hũu Nghị thành lập năm 1929, với sự khuyến khích của Thái Hư Đại Sư từ Trung Quốc. Hội Phật Giáo Paris thành lập năm 1939, nhưng bị gián đoạn thời Đệ nhị thế chiến và phục hoạt sau đó. Hội nầy xuất bản Tập san "Tư tưởng Phật giáo", dựng Niệm Phật đường, triển lãm nghệ thuật Phật Giáo, lập Trung tâm hoạt động văn hoá và xã hội Phật Giáo.Vào thập niên 1950, Liên Minh Tín đồ Phật Giáo Việt Nam cũng được thành lập. Mật Tông phát triển chậm hơn những lại phát triển nhanh; trung tâm Mật Tông quan trọng nhất là Tịnh xá Uchincansaselin tại Castelan. Theo thống kê của "Bách Khoa Toàn thư Cơ đốc giáo" năm 1980, ở Pháp có khoảng 35,000 tín đồ Phật Giáo, nhưng trên thực tế còn đông hơn nữa, nhất là những Phật tử từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Tây Tạng sang nhập cư.

D- Phật Giáo tại Hoa Kỳ

Ba trường phái nghiên cứu Phật Giáo tại Hoa Kỳ:

Những công trình nghiên cứu của Edward Conze, sự hình thành hệ thống Phật Giáo tại Hoa Kỳ có thể phân chia thành 3 truờng phái: 

1- Trường phái Anglo German: Đại diện là T. W. Rhys Davids, H.Oldenberg và E. J. Thomas. Đây là trường phái chủ đạo toàn cảnh thịnh hành trong khoảng thời gian 1881-1914. Họ tập trung nghiên cứu truyền hống Phật Giáo Pali. Do đó, năm 1881, Hội Nghiên Cứu Văn bản Pali được thành lập. Những công trình của những học giả nầy tạo được cơ sở vững chắc trong bước ban đầu.

2- Trường phái Đông Âu: Đại biểu cho trường phái nầy là: Stcherbatsky, Rosenberg và Obermiller. Thời gian vững mạnh nhất của trường phái nầy là 1914-1944. 

3- Trường phái FrancoBelgian: Tiêu biểu là những học giả LaValée Poussin, Jean Ptzyluski, Sylvain Lévi, Paul Demiéville và Étienne Lamotte.Theo nhận định của Conze thì: Trong khi 2 trường phái trên càng ngày càng già đi và không mấy ai tham gia, xiển dương thêm nữa, thì trái lại trường phái Franco - Belgian phát triển không ngừng. Như thế, hầu hết các học giả Phật Giá Hoa Kỳ hiện nay đều được phát sinh từ trường phái nầy.

Di sản tôn giá trong quá khứ ở Hoa Kỳ

Vấn đề nghiên cứu thật quan trọng. Cốt lõi chính của truyền thống văn hoá Hoa Kỳ đầu tiên được tạo thành do văn hoá Anglo Saxon. Dođó, giới trí thức thường coi mình là thành viên của văn hoá châuÂu, cụ thể là Anh quốc. Hiện nay, tại Hoa Kỳ, các trường Đại học có phân khoa Phật Giáo và các Viện Hàn Lâm Văn hoá đều có khuynh hướng nghiên cứu theo trường phái Franco - Belgian. Từ trước, người Mỹ thướng hưóng về đạo Tin Lành từ Anh và Tây Âu sang. Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo (Công Giáo) rơi vào tình trạng phân biệt đối xử. Nhưng nay thì khác.

Phật Giáo vào Hoa Kỳ bám rễ từ tư duy và nhân sinh. Không một áp đảo chính trị nào diễn ra khi đạo Phật bành trướng ở đây. Bàn về tình hình tôn giáo Hoa Kỳ hiện nay, giáo sư Eillhelm Pauchk viết: "Sự phát triển vuợt ra ngoài nền tảng nầy là nguyên tắc "không rõ ràng về tự do tôn giáo ở Mỹ". Mỗi tôn giáo được phép hành động như là không có Giáo hội nào tồn tại. Nhưng khi hành động tôn giáo, các nhóm tôn giáo khác nhau đã thừa nhận các Giáo hội khác đang thực sự tồn tại. Phật Giáo ở đây cũng không ra ngoài quy phạm đó".Tình hình nầy thực ra diễn ra trước Đệ nhị thế chiến. Nhưng từ 1945 về sau, chủ nghĩa cô lập về tôn giáo đã không còn dung hợp tại Hoa Kỳ nữa. Càng ngày, người Mỹ càng thấy rõ những thách thức tín ngưỡng phi Mỹ, phi Tây Phương, phi Ki Tô Giáo. Những tôn giáo phương Đông, bao gồm cả Phật Giáo manh nha mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn trong dân Mỹ.

Các giai đoạn

Giai đoạn 1:Một trong những nhà trí thức Hoa Kỳ nghiên cứu Phật Giáo trong giai đoạn đầu là Paul Carus (1852-1919) . Ông là triết gia Đức theo khuynh hướng tự do, sống tại Illinois, chủ nhiêm và chủ bút của hai tạp chí "Người theo chủ nghĩa Nhất nguyên" và tờ "Toà án công khai". Trước kia, bản thân ông không phải là một Phật tử. Có thể, ông thích cổ vũ tôn giáo và triết học, trên cơ sở nền tảng khoa học. Nhiệt tình của ông đối với Phật Giáo được thể hiện qua những tác phẩm nghiên cứu đầu tiên, điển hình là cuốn "Tín điều của đức Phật" (Gospel of Buddha) (1889). Cùng với triết gia Hegeler, ông ra sức tài trợ cho "Hội nghị các tôn giáo" năm 1893. Trong hội nghị nầy, ông đã liên lạc và cung thỉnh 2 đại sư tham gia: Shibaji Mokurai và Nanjo Bunyu, đại diện cho Phật Giáo Đại thừa (Mahayana). Một danh tăng khác tham dự Họi nghị là Shaku Soen, sư phụ của Daisetsu Suzuki. Sau hội nghị, Paul Carus biên soạn nhiều tài liệu Phật Giáo; tiêu biểu là "Những bài thuyết pgháp của ngài Mã Minh" về Đại Thừa" (1900); "Những bài thuyết pháp nổi tiếng" (1906); "Đại cương về Đại Thừa Phật Giáo" (1907). Chính ông đã đặt nền tảng cho phong trào học Phật tại Hoa Kỳ sau đó.

Giai đoạn 2:Sau chiến tranh Nga Nhật (1904-1905) nhiều học giả Phật Giáo bắt đầu sang Hoa Kỳ để thuyết giảng. Những nhân vật tiêu biểu là: 

Okakura Kakuzo (1862-1913) được mời sang Hoa Lỳ làm việc trong Viện BảoTàng Boston. Giới trí thức biết ông qua tác phẩm "Trà Đạo" (The Book of Tea) (1906); ngoài ra, Okakura còn biên soạn những tác phẩm danhtiếng khác: Lý tuởng của Đông Phương (The Ideals of the East), Sự Phục Hưng của nước Nhật (The Awakening of Japan), Con Cáo trắng (The White Fox).

Bác sĩ Takamine Jokichi, người đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu văn hoá Nhật và phổ biến sâu rộng trong giới trí thức Nhật. Ông cũng là vị danh y, người từng phát hiện ra cách chữa bệnh viêm tuyến hormone thượng thận. 

Bác sĩ Niguchi Hadeo, người đã mang lại cho trí thức Hoa Kỳ những ý nghĩa sâu xa của văn hoá Phật Giáo Nhật: trà đạo, hoa đạo, thư pháp, nghệ thuật cắm hoa, tuồng Nô, thơ Bashô... Như thế, mối quan tâm ngày càng tăng đối với nghệ thuật, văn hoá và tôn giáo Nhật khai triển thuận lợi. Những luận thuyết của Okakura Kakuzo, Lafcadio Hearn và Ernest Fellosa đã tham gia phát triển các khiá cạnh văn hoá nầy. Ngay tại các giảng đường Hoa Kỳ, trí thức Nhật tham gia không ít.

Tiến sĩ Anesaki Masaharađược mời giảng dạy môn Văn hoá Nhật tại Đại học Harvard. Những khoá trình của ông được ấn hành và phổ biến sâu rộng qua những tác phẩm: "Nghệ Thuật Phật Giáo", "Nichiren: Vị thánh Phật Tử", "Lịch Sử tôn giáo Nhật"... Sau đó, tiên sĩ Anesaki cũng được mời giảng dạy tại các Đại học hàng đầu Hoa Kỳ, đã đóng góp những Luận văn trên nhiều tạp chí văn hoá Mỹ. Ông cũng tham gia biên tập bộ "Bách Khoa Toàn thư Văn hoá và đạo đức" của Hasting. 

Tiếp nối Anesaki, phải kể đến những nhà Phật học đi vào giáo dục Hoa Kỳ: James H. Wood, nhà Ấn Độ học; Josiah Royce, nhà triết học; George F. Moore, nhà sử học tôn giáo. Ba nhân vật nầy cũng như Anesaki đã góp phần không nhỏ trong việc truyền bá Phật Giáo Đại thừa tại Hoa Kỳ.

Giai đoạn 3: Khởi đầu sau Hội Nghị Các triết gia Đông Tây vào đầu năm 1933 tạiChicago và Honolulu năm 1939. Hai luận sư danh tiếng nhất của Nhật vào thời đó là Kyshimoto Hideo và Takakusu Junjiro tham dự, thuyết trình và điều động 2 chương trình nầy. Cũng trong giaiđoạn nầy, bác sĩ Suzuki trong chuyến sang thăm Hoa Kỳ đã khởi xướng chương trình nghiên cứu Thiền học tại đây. Những tác phẩm của Suzuki được phiên dịch ra Anh ngữ trong giai đoạn nầy phải kể đến: Thiền luận Phật Giáo, Nghiên cứu kinh Lăng Già (Lankavatara), Tu luyện của các Thiền sư Phật Giáo, Giới thiệu Thiền Phật Giáo, Sổ tay Thiền Phật Giáo, Thiền Phật Giá và ảnh hưởng với văn hoá Nhật.

Vấn đề 3: Tình hình Phật Giáo thế giới ngày nay

Phật Giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới, bên cạnh đó là Đạo Cơ Đốc và Hồi Giáo. Căn cứ theo thống kê của "Bách Khoa Toàn Thư Cơ Đốc Giáo Thế giới" (2002) thì tín đồ Phật Giáo trên thế giới hiện nay là 295,570,780 người (chung cho cả các hệ phái), được phân chia như sau: 

Đông Bắc Á: 143,359,570 tín đồ - Nam Á và Đông Nam Á: 150,927,990 tín đồ - Nước Nga: 350,000 tín đồ - Châu Mỹ La Tinh: 501,250 tín đồ - Bắc Mỹ: 189,850 tín đồ - Châu Âu: 212,320 tín đồ - Châu Đại Dương: 17,190 tín đồ - Châu Phi: 12,610 tín đồ. Tình hình Phật Giáo trong những biến động chính trị vừa qua cũng có nhiều thay đổi. Sau Đệ Nhị Thế chiến, Phật Giáo ở các nơi trên thế giới đã trải qua những biến đổi khác nhau, đồng thời cũng đã xuất hiện một số đặc điểm mới:

1- Hưng thoái của các hệ phái: Mấy chục năm gần lại đây, những phái truyền thống của Phật Giáo đều trải qua những biến đổi khác nhau;có phái đang trong giai đoạn suy thoái dần (Duy Thức Tông, Luật Tông, Hoa Nghiêm Tông), nhưng có hệ phái đã phát triển rất nhanh chóng, hơn thế nữa, đã có khí thể vươn lên mạnh, bao trùm, trong đó nổi bật nhất là Thiền Tông và Mật Tông. 

a) Thiền Tông: Thiền Tông là một hệ phái Trung Quốc. Ở châu Âu trước kia, Thiền Tông không được coi trọng, nhưng sau Đệ Nhị Thế chiến, sự tín ngưỡng và nghiên cứu Thiền Tông đã có một thời sôi nổi, hình thành một luồng "nóng Thiền Tông". Hiện nay, tại Hoa Kỳ có 175 Trung tâm tu Thiền hay Đạo trường Thiền Tông, đã xuất hiện những phái Thiền Tông muôn màu muôn vẻ, luôn thay đổi, như: Đồi phế Thiền, Tạp khoái Thiền, Phương Thiền và Thiền ngoại Thiền... Tu Thiền không chỉ đơn giản trở thành phương thức sống như Thái Thiền (Thái là thức ăn rau cỏ), Trà Thiền, Xạ Nghệ Thiền, Vũ Đạo Thiền... và thủ thuật tu luyện thân tâm của người Mỹ và người châu Âu, thậm chí trở thành "một loại kỹ nghệ" để bồi dưỡng nhưng nhân viên quản trị xí nghiệp. Thiền Tông cũng rất thịnh hành ở các nước Anh, Pháp, Đức Ở châu Âu gần đây, đã thành lập "Liên Minh Thiền Tông châu Âu". Liên Hiệp Phật Giáo Thế Giới cũng thừa nhận đó là một khu vực trung tâm quan trọng. 

b) Mật Tông:Sự tín ngưỡng và thực hành Mật Tông trước đây chỉ bó hẹp ở trong phạm vi một số các nước theo Đại Thừa Phật Giáo; nhưng ngày nay, đã truyền bá khắp thế giới. Ổ Ấn Độ từ năm 1959 - 2000 đã có 150 ngôi chùa viện và Trung tâm huấn luyện của Mật Giáo hay Lạt Ma Giáo, thu nạp và bồi dưỡng hơn 6,200 tăng lữ. Các phái của Lạt Ma Giáo ở Tây Tạng và ở Mông Cổ hầu như đều truyền đến các nước Âu Mỹ.

Hiện nay, các chùa viện, các Trung tâm huấn luyện, các Trung tâm Thiền định... của Mật Tông Tây Tạng ở Hoa Kỳ có 5 ngôi chùa lớn, có hơn 40 trường Đại học hay Cơ quan Nghiên cứu chuyên giảng dạy và nghiên cứu đại Lạt Ma Mông, Tạng và các văn hoá khác. Ở Anh quốc, trong các tín đồ quy y Phật Giáo có đến 50% Phật Giáo tạng truyền, 25% Thiền Tông. Phần còn lại là các hệ phái Phật Giáo khác. Ở Đức quốc, Hoffman thành lập "Giáo đoàn Mạn Ðà La Phật Di Lặc", nay đã trở thành một tổ chức Mật Giáo mang tính quốc tế, cũng lưu hành rất rộng rãi ở Anh, Pháp, Bỉ.

2- Thế tục hoá: Hiện nay, khong ít quốc gia châu Á Phật Giáo và phong trào chính trị, xã hội đã kết hợp chặt chẽ với nhau, xuất hiện rất nhiều chính đảng và đoàn thể xã hội Phật Giáo.Tại Ấn Độ và Nhật Bản, một số chính đảng và đoàn thể Phật Giáo đem việc thực hiện dân chủ xã hội Phật Giáo và lý tưởng Tịnh Thổ làm mục tiêu phấn đấu trên chính trường. Tại Thái Lan, từ năm 1932 đến nay, các bộ Hiến Pháp đều quy định Phật Giáo là quốc giáo. Tại Lào, năm 1947 và ở Myanma năm 1961 cũng đã từng có lúc tuyên bố Phật Giáo là quốc giáo. 

Sự kết hợp giữa Phật Giáo và các phong trào dân tộc, dân chủ châu Á là đặc trưng rõ rệt của những thập niên gần đây. Rất nhiều phong trào Chấn hưng và cải cách dân tộc và xã hội đều chịu ảnh hưởng của Phật Giáo: Phong trào Khởi Mông Cận Đại tại Sri Lanka đã bắt nguồn từ Thần Trí Học Hội, Ma Kha Hiệp Hội; Phong trào Ma Kha Bồ Đề Hiệp Hội, phong trào Khai Sáng đã cải thiện tình trạng giai cấp tiện dân (intouchables) Ấn Độ, phong trào Khai Sáng Hiện Đại của Népal, phong trào Chính trị Xã Hội tại Myanma, phong trào Phục Hưng tại Lào, phong trào Tân Hưng Tôn giáo tại Nhật... đều gắn bó với Phật Giáo. Cũng có những phong trào quần chúng nổi dậy và phát triển dưới ngọn cờ của Phật Giáo. Gần đây, trong một giai đoạn, chủ nghĩa xã hội Phật Giáo đã được tuyên truyền rầm rộ và cũng gây ảnh hưởng không ít trong hàng ngũ tín đồ Phật Giáo. Điều nầy cho thấy tính quần chúng và tính tiếp cận của Phật Giáo trong xã hội khá vững mạnh.

3- Đối thoại và giao lưu:Càng ngày Phật Giáo các nước đã mở rộng phạm vi hoạt động văn hoá. Sự thẫm thấu và sự kết hợp tương hỗ của các hệ phái trong Phật Giáo hay giao lưu tinh thần với các tôn giáo khác càng được mở rộng hơn trước. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, "Tân Phật Giáo" ở Ấn Độ, một số hệ phái tôn giáo ở Nhật Bản, Hội Phật Giáo Hỗn Hợp Âu Mỹ, Viện Phật Giáo ở Triều Tiên, Phật Giáo Hoà Hảo ở Việt Nam... Về mặt giáo lý và nghi thức đều có rất nhiều khác biệt với các hệ phái Phật Giáo truyền thống; tuy nhiên họ vẫn hướng về giáo lý của đức Phật trên một lãnh vực nào đó. Chẳng hạn như Viện Phật Giáo (Triều Tiên) chủ trương lấy "nhất viện" làm trung tâm, lại đem "pháp thân" của Phật Giáo, "đại cực" của Nho Giáo và "đạo" của Lão Giáo kết hợp với nhau. Theo họ, kết hợp nầy không có gì là mâu thuẫn nhau cả. Ngoài ra, còn xuất hiện thêm một số "Tân Phật Giáo" hay những nhà "tân tăng" được họ xem là sự kết hợp để hoà đồng với xã hội và trào lưu hiện đại hoá.

Những xu hướng nghiên cứu Phật Giáo hiện đại

1- Lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu Phật Giáo hiện nay tương đối được mở rộng;ngoài việc nghiên cứu về giáo lý, kinh điển, lịch sử, giáo phái... của bản thân Phật Giáo, lại còn đề cập đến các lĩnh vực khác như: khoa học, triết học, tâm lý học, luận lý học, luân lý học, siêu hình học, văn học, nghệ thuật... Phật Học đã trở thành một trong những môn học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn, trong đó, có những liên hệ đặc biệt với ngành xã hội học. Thiền đưọc nói nhiều trong trà đạo, hoa đạo, thi ca, hội họa, vườn cảnh, nghệ thuật cắm hoa, âm nhạc, kịch nghệ, nghệ thuật sống...

2- Chính trị: Một số nhà nghiên cứu chính trị và xã hội châu Á thường nhấn mạnh đến vai trò và mối quan hệ hữu cơ giữa Phật Giáo và chính trị tại châu Á trong xu thế phát triển hiện nay. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, do nhu cầu về chính trị, Hoa Kỳ và Nga Sô (trước đây) đã đặc biệt coi trọng việc điều tra, nghiên cứu hiện trạng ở các khu vực nầy,đã công bố hàng loạt những công trình nghiên cứu và luận văn có liên quan đến lãnh vực nầy. Chẳng hạn: Trung Tâm Nghiên cứu Tôn Giáo Thế giới của trường Đại học Harvard từ năm 1967 đến 1972 đã phát hành bộ sách thứ 3 rất đồ sộ bàn về "Tôn giáo Trung Quốc dưới thời thống trị của Mao Trạch Đông".

Cũng trong chiều hướng nầy,trường Đại học Princeton trong thập niên 1970 và 1980 đã xuất bản một loại sách nghiên cứu tôn giáo và chính trị các nước Đông Nam Á.Nga Sô trong thập niên 1980 cũng phát hành không ít những tác phẩm chuyên đề và luận văn liên quan đến tôn giáo, như "Phật Giáo và Phong trào Giải phóng dân tộc Đông Nam Á", "Tôn giáo tại Myanma với chính trị"...Dĩ nhiên những dụng ý xâm nhập vào Phật Giáo để hoạt động chính trị không nhỏ.

3- Nghiên cứu Thiền và MậtThiền Tông và Mật Tông là 2 hệ phái Phật Giáo đang bành trướng mạnh mẽ tại nhiều vùng rộng lớn trên thế giới hiện nay. Theo đà phát triển của Thiền Tông, Mật Tông cũng được khai triển, kể từkhi Trung Cộng chiếm Tây Tạng và Mật Tông được giới thiệu sâu rộng ở nước ngoài. Khắp nơi trên thế giới không những tìm tòi, thảo luận lý luận và thực tiển của Thiền định, cơ chế, mục đích và phương pháp tu Thiền, lại còn đem phương pháp tu Thiền ứng dụng vào các lãnh vực tâm lý, bảo vệ sức khoẻ, võ thuật, nghệ thuật, văn học, quản lý sản xuất... Sự truyền bá tư tưởng Thiền học trong nghệ thuật sống của con người đã gây những ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn như một số các nhà lý luận Cơ Đốc Giáo tuyên bố: "Thiền định là con đường đưa đến sự chứng ngộ trong Cơ Đốc Giáo". Do đó, đã nẩy sinh ra phong trào "Thiền Cơ Đốc". Trong chiều hướng đó, Mật Tông cũng gây những ảnh hưởng tương tự như thế.

4- Phương phápnghiên cứu:Trong giao lưu văn hoá hiện nay, phương pháp nghiên cứu Phật Giáo đã cải tiến nhiều.Không ít học giả thường chọn một khu vực và thôn trấn lưu hành một phân chi hay một phái của một phái biệt nào đó làm đối tượng điều tra chuyên sâu hơn. Phương pháp so sánh, hiện đại hoá, tỷ giảo học, cảnh quan học... thường được dùng để thực hiện những công tình biên khảo Phật Giáo hiện nay. Kết quả nghiên cứu của họ thường thể hiện dưới những báo cáo chuyên đề điều tra hay luận văn. Phật Giáo được nhận định qua những giác độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng không thiếu một số sơ sót; một số nhà nghiên cứu đã thiếu mất sự chỉ đạo của thế giới quan khoa học, cho nên chỉ dùng phương pháp nhận thức chủ quan, có khi chỉ "thấy cây mà không thấy rừng", nên thường đưa ra những kết luận phiến diện, lệch lạc.

5- Nghiên cứu tổng hợp:Trước đây, một số học giả chỉ tập trung nghiên cứu những văn bảnvà sử liệu tiếng Pali Nam Truyền, chú trọng nghiên cứu lịch sử và lý luận căn bản của Phật Giáo trong thời kỳ đầu; một số học giả khác thì coi trọng sử liệu và kinh văn Hán văn Bắc Truyền, coitrọng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Phật Giáo Đại Thừa.Nhưng hiện nay đã khác. Các học giả Phật Giáo hiện đại đã chú trọng đến cả 2 mặt, không những chú ý tới Phật Giáo Nam Truyền, đồng thời cũng coi trọng Phật Giáo Bắc Truyền. Họ thường tập hợp cả hai để so sánh, bổ túc cho nhau, đồng thời chọn những giá trị thích hợp và ý nghĩa nhất trng biên soạn. Cũng không thể bỏ sót những công tình khai quật khảo cổ học được tiến hành trong những thập niên gần lại đây để có được những chúng liệu cụ thể và thích đáng trong nghiên cứu lịch sử và tư liệu.

Vấn đề 4: Phật Giáo trong giai đoạn phục hưng

Trong vòng ba bốn trăm nay, do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội của nhiều khu vực trên thế giới, Phật Giáo bị ngưng trệ thì đến đầu thế kỷ XX, đã chứng kiến sự hồi sinh tại nhiều nơi ở châu Á, thuộc Phật Giáo Đại Thừa hay Phật Giáo Tiểu Thùa.

Tại Nhật Bản: Khả năng hồi sinh nhanh chóng nầy bắt đầu từ năm 1868, khi sự giải thể Phật Giáo vào lúc đầu thời đại Minh Trị và những chủ trương ngược đãi suốt một thời gian đối với tôn giáo nầy. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, Phật Giáo đồ đã cố vươn mình trỗi dậy, như một liều thuốc kích thích.

Tại Tích Lan, cũng vài năm sau đó, Phật Giáo cũng bắt đầu ngẩng đầu trở dậy. Những nhân vật có công trong sự phuc hưng ban đầu nầy, phải kể đến: Meggetuwatte, Gubananad và đại tá H. S. Olcott. Họ đã tạo ra một ảnh hưởng lớn trong đường hướng tôn giáo của quốc gia nầy. Sự hồi sinh của Phật Giáo trong vùng đất nầy bắt đầu diễn ra dưới dạng một phong trào Phật Giáo có tổ chức vào năm1891, khi ngài Anagarika Dharmapala thành lập Hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Society). 

Tại Trung Hoa, sự tỉnh thức của hàng ngũ tăng sĩ và tín đồ Phật Giáo bắt đầu từ những hoạt động của Thái Hư Đại Sư đề xướng phong trào canh tân Phật Giáo.

Tại Miến Điện: Sự hồi sinh của Phật pháp được gắn liền với têntuổi của vị học giả uyên bác Ledu Sayadaw. 

Trong tất cả các quốc gia Phật Giáo ở châu Á, thì có lẽ chỉ ở Tích Lan và Miến Điện là 2 nơi Phật Giáo đang hồi sinh một cách thắng lợi nhất. Chính hoàn cảnh chính trị và xã hội là một trong những yếu tố giúp đỡ sức hồi sinh sớm nầy. Tích Lan là một ví dụ: Những thành tích đạt được ở Tích Lan do sự khai sinh 2 tổ chức Phật Giáo lớn của Phật Giáo thế giới; đó là Hội Đại Bồ Đề và Hội Ái Hữu Phật Giáo Thế Giới. Từ hai cơ cấu nầy, khắp nơi trong nước đều dấy lên phong trào trùng tu chùa chiền, tổ chức tăng già và quần chúng tu tập. 

Có lẽ, trừ 2 nước Nhật Bản và Tích Lan ra, với khả năng eo hẹp của mình, nhưng họ cũng đã cử ra nước ngoài, kể cả các quốc gia Tây Phương, nhiều vị sứ giả Phật Pháp (Dharmaduta) hơn bất cứ một quốc gia Phật Giáo nào khác. Các học giả Phật giáo như BS Malalasekera, Coomaraswamy và Buddhadatta, các họa sĩ như Manjurri Thera và George Keyt, các văn sĩ, thi sĩ như Dhanapala, Tambimuttu, khi giới thiệu những công trình nghiên cứu, hoàng pháp và thể hiện nghệ thuật ra nước ngoài đều được đa số tiếp nhận, kính trọng, xem như một trào lưu tư tưởng và văn hoá mới của thời đại. Theo chiều hướng đó, ngay ở trong nước, các ngành nghệ thuật, thủ công, phong tục bản địa, văn hoá truyền thống, từng bước cũng được hồi sinh trên tinh thần mới. Những ràng buộc, khống chế văn hoá, tín ngưỡng do chế độ thực dân trước kia gây ra, thì sau đó, Tích Lan đã từng bước tháo gỡ khôn khéo và hữu hiệu. Nằm trong Khối Thịnh Vượng Chung, Tích Lan đã tỏ ra kông thua kém gì nước Anh vềcông cuộc phát triển tôn giáo và văn hoá. Thậm chí, chính quyền Anh phải phái nhiều học giả sang đây để nghiên cứu Phật Giáo, trở về truyền bá lại trong nước.

Tại Miến Điện, cũng đã diễn ra trường hợp tương tự. Nền độclập của quốc gia nầy chẳng những tạo ra phong trào Chấn hưng Phật Giáo, mà lại còn dẫn đến sự hồi sinh văn hoá Phật Giáo nước nầy. Tình hình một số nước khác chuyển biến khác hơn. Chẳng hạn: tại Thái Lan, Kampuchia và Lào, sụ trỗi dậy của Phật Giáo cũng như sự hồi sinh của nền văn hoá Phật Giáo không được nổi bật lắm; nguyên nhân là ít chịu ảnh hưởng của nước ngoài, cho nên cả Phật Giáo cùng những ngành nghệ thuật, phong tục, thể chế đi kèm đã không bị suy sụp đến mức tệ hại như những nước khác.

Tại Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, Phật Giáo không có cơ hội để tạo nên những nét khởi sắc; mãi cho đến từ năm 1932 trở đi, dã dấy lên cuộc vận động chấn hưng khắp ba kỳ. Những tổ chức Phật Giáo được thành lập trong một phạm vi nào đó, phải đợi đến 1963,sau cuộc tranh đấu Phật Giáo thành công, mới đi đến thống nhất, ít ra, trên đại thể. 

Tại Thái Lan, sau một thời gian tổ chức biên dịch, hiệu đính và kết tập đã hoàn thành việc biên soạn toàn bộ Giáo lý Pali chuyển sang tiếng Thái Lan, gồm 45 tập. Ấn bản công phu nầy mang tên là "Tam Tạng Hoàng Gia Thái Lan" đến nay vẫn là ấn bản hoàn chỉnh vàđầy đủ duy nhất của bộ Thánh điển Phật Giáo nguyên thủy từng được thực hiện ở những quốc gia Phật Giáo châu Á hiên được lưu hành. 

Tại Nhật Bản, quốc gia chịu ảnh hưởng nền công nghiệp hiện đại rõ nét nhất, thì sự trỗi dậy đáng kể của nền văn hoá Phât Giáo đã không dẫn đến sự "hồi sinh", nguyên nhân là nhờ dân tộc nầy từ trước đến nay vẫn duy trì tinh thần hoà hợp giữ Phật Giáo với Thần Đạo; dân Nhật đã nỗ lực duy trì và củng cố, tuy sống giữa một môi trường đầy bất lợi và đầy đố kỵ của đời sống hiện tại.

Một trong những nhân vật am tường Phật học và văn hoá Phật Giáo là Tiến sĩ D. T. Suzuki, nhà thiền học nổi tiếng. Qua những tác phẩm và những bài giảng của vị thiền sư nầy, đã tạo được một ảnh huởng sâu xa và rộng rãi hơn bất cứ một tín đồ Phật Giáo nào khác trên phương diện tư tưởng, văn hoá của người châu Âu và châu Mỹ.- Vấn đề chính trị: Tại những quốc gia chịu sụ khống chế của thểchế chính trị, như trường hợp Trung Quốc, Tây Tạng, Népal, kể cả Việt Nam, chính trị đã chiếm lĩnh một vị trí quan trọng, chi phốimọi sinh hoạt tinh thần. Với Cộng Sản "tôn giáo là thuốc phiện của dân chúng", nhưng những chính quyền ở những nước nầy không thể khống chế toàn diện Phật Giáo được, đành quay sang thực hiện một chế độ quản trị mới, để tránh phản kháng, ít nhất trong từng giai đoạn. Những thông tin về chính quyền Bắc Kinh trao tặng Xá lợi xương Phật cho Miến Điện, hay tặng một bộ Tam Tạng Thánh Điển bằng tiếng Hoa cho Tây Tạng... nằm trong kế hoạch đó.

Ấn Độ và phong trào hồi sinh Phật Giáo:Sự hồi sinh của Phật Giáo tại Ấn Độ trong 60 năm qua, nhất là trong thập niên vừa qua, là một trong những sự kiện đặc biệt và đáng lưu tâm trong lịch sử văn hoá Phật Giáo. Không một nơi nào trên thế giới có thể tìm thấy được một trường hợp tương tự của một tôn giáo đã từng biến mất trong nhiều thế kỷ qua, mà nay lại được hồi sinh. Đây không phải là mệnh lệnh của một bạo chúa, cũng không phải là do kết quả của nạn ngoại xâm, mà chỉ do quyết tâm của quảng đại quần chúng.

Điều nầy đang diễn ra rõ ràng nhất trên đất Ấn Độ ngày nay. Chưa đầy một thế kỷ trước đây, ở đây chẳng ai được nghe nhắc đến Phật Giáo trên miền đất sinh ra tôn giáo đó; và nếu có được nhắc đến chăng đi nữa, cũng chỉ nhắc là "một tôn giáo không chính thống", từng bị chống đối và đã biến đi. Nhưng ngày nay, từ "Phật Giáo" lại trỏ nên quen thuộc với dân nước nầy. Bên trên chiếc ghế của vị Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ, trong Viện Dân Biểu, mấychữ Dharmachakara Pravarttanya (Chuyển Pháp Luân) sáng ngời ánh điện trước các đại biểu đến dự họp. Ngay chính giữa lá quốc kỳtung bay trên hàng nghìn công sở Ấn Độ, cũng thấy ký hiệu này, nhắc nhở mọi người không những về giáo lý cao cả của đức Phật, mà lại còn cả chủ trương Dharmavijaya (Thắng trí) của vua A Dục. Sự hồi sinh của Phật Giáo ở đây được gắn liền chặt chẻ với sự phục hưng nền văn hoá của xứ nầy. Sự phục hưng diễn ra một thời gian trước đó, sau mới đến sụ hồi sinh của Phật Giáo. Sự hồi sinh nầy, bản thân là một phần của phong trào rộng lớn nhằm phục hồi đờisống tôn giáo, văn hoá, tư tưởng, đạo đức và chính trị quốc gia.Sự hồi sinh nầy còn g16n liền với sự phục hưng của một nền văn hoá Phật Giáo đặc trưng của đất nước nầy. Cũng trong chiều hướng nầy, các nhà chính trị và tư tưởng Ấn Độ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các kinh điển tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Hoa nữa. Thơ của thi hào Rabindranath T. Tagore, tiểu thuyết của Gurabaksh Singh, truyện ký của Edwin Arnold... chịu sâu xa ảnh hưởng của Phật Giáo, đã trở thành những tác phẩm kinh điển của văn học Punjab hiện đại.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1865)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4287)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10393)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9743)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7420)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8510)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9549)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6119)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5379)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6082)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567