Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Kiến trúc chùa Việt Nam

13/05/201318:19(Xem: 3352)
01. Kiến trúc chùa Việt Nam

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

1

KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM

Vấn đề ngữ nghĩa về "chùa"

Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.

Kiến trúc chùa chịu ba ảnh hưởng khác nhau: kiến trúc Việt, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Ấn. Chùa Việt xuất phát từ danh từ "Saitya", chữ Hán âm là "chi đề",hay "chế đề", dịch nghĩa là "phúc tự". Nhưng cũng thường kết hợp với "Vihâra" để trở thành một quần thể kiến trúc phức hợp. "Vihâra" chữ Hán âm là "Tì Kha La", hay "Tỵ Kha La".

Ngài Nghĩa Tịnh trong cuốn "Cầu Kinh Cao Tăng Truyện" có viết: Tỳ Kha La thị trú xứ nghĩa, thử vân "tự" giai bất thị chính dịch" (Tì Kha La cónghĩa là chỗ ở, gọi là "Tự" là dịch không chính xác).Thực ra trong nguyên nghĩ thì "Tự" vốn không có nghĩa là Chùa (Khang Hy Tự Điển), tức là không đề cập đến kiến trúc Phật Giáo.Điều có những tương quan đến vấn đề kiến trúc. Nhưng "Tự" trong Hán văn có nghĩa là gì? Căn cứ theo Từ Điển Thuyết Văn thì giải thích như sau: Tự có nghĩa là đình (nghĩa làthuộc về triều đình), là có pháp độ (tức là khuôn phép của nhà nước).

Phần chú thích trong "Hán Thư" có ghi rằng: Phàm phủ đình sở trú giai vị chi "tự". (Phàm nơi ở của cơ quan nhà nước đều gọi là"Tự"). Tài liệu khai triển thêm rằng: Theo chế độ quan chức thời nhà Hán ở Trung Hoa thì có Cửu Khanh; đến đời nhà Ngụy, gọi nơi làm việc của Cửu Khanh là "tự"; cho nên được đổi tên là Cửu Tự. Những đời sau, cứ theo đó để dùng đến danh từ nầy. Theo những giải thích trên thì "Tự" có nghĩa là cơ quan của nhà nước. Có người đã dịch lầm "quan tự" là "chùa công". Cửu Tự theo nguyên nghĩa là "chín bộ" trong triều đình. Đến đời Hán Minh Đế, có nhà sư ở Tây Vực là Nhiếp Ma Đằng dùng ngựa trắng để chở kinh Phật đến vùng đất Lạc Dương, vì khách là người "tứ di" cho nên được bố trí ở "Hồng Lô Tự" (nhà khách của cơ quan ngoại giao).

Về sau, có dựng lên một công trình kiến trúc khác cho nhà sư. Nhân việc ngựa trắng chở kinh mà đặt tên là Bạch Mã, vì đã từng ở Hồng Lô Tự nên gọi là Bạch Mã Tự. Từ đó về sau, "Tự" có nghĩa là "Phù đồ", để chỉ nơi tu hành của nhà sư. Xem như vậy, Saitya (Chi đề) là nơi thờ Phật, tụng kinh, thuyết pháp. Vihâra (Tăng Phòng) là nơi cư trú của chư tăng. "Chi đề" vốn chỉ là một kiến trúc hình ống phía sau tròn, có một "Stupa" hay một tượng Phật, hay cả hai làm đối tượng cúng dâng, tụng niệm. Chư tăng vừa đi vòng quanh biểu tượng Phật, vừa tụng niệm hay ngồi trước biểu tượng Phật. Vốn là hai kiến trúc riêng biệt, nhưng ngay tại Ấn Độ đã xuất hiện sự hỗn hợp hai kiến trúc làm thành một và gọi là Saitya hay Vihâra. Thông thường, tại Ấn Độ hay Trung Hoa, kiến trúc nầy hình tứ giác; các tăng phòng nhỏ được kiến tạo chung quanh; giữa lànơi tiến hành tụng niệm thuyết pháp tập thể có biểu tượng Phật (Theo Nguyễn Duy Hinh).

Kiến trúc tháp

Còn một kiến trúc Phật Giáo khác cũng không kém phần quan trọng là Tháp (Stupa). Đó là những biểu tượng Phật, mộ thờ chư tăng, không có kiểu dáng kiến trúc nhà cửa. Theo Hán Văn thì Stupa được dịch là "Ty Đô ba" hay "Túy Đô Ba", "Tháp Bà" sau đó được rút gọn là "Tháp". Có khi Tháp cũng được gọi là "Phù đồ". Tóm lại, ba kiến trúc Phật Giáo cơ bản là Saitya (chi đề), Vihâra(Tự) và Stupa (Tháp) đã tồn tại ở Việt Nam dưới nhiều dạng thức: chùa hang, chùa, tháp. Những ngôi chùa Việt Nam, tùy từng thời và từng vùng, có những biến đổi riêng biệt.

Các nhà khảo cổ học trong quá trình khai quật các nền móng kiến trúc Phật Giáo đã nhận ra rằng: Ở mỗi thời đại cụ thể, ngôi chùa có những vị trí trung tâm khác nhau; những kiểu thức kiến trúc cũng khác nhau.- 10 thế kỷ đầu Công nguyên: Ngọn tháp được coi là trung tâm củachùa, thì các công trình khác được liên kết với nhau, tạo nên mộthình thái kiến trúc bao quanh ngôi tháp.

Đời Lý, Trần: Lúc nầy, Phật điện được mở rộng hơn, thờ những ngôi Tam bảo là chính, những ngọn tháp không cò được đặt vị trí trung tâm, là xây trước chùa hay hai bên chùa. Hình thái kiến trúc Phật Giáo trong giai đoạn nầy chủ yếu là tam cấp, với độ cao khác nhau. Lại có ý kiến cho rằng: Cuối đời Trần, đã xuất hiện dạng chùa "Chi Đề".

Đời Lê: Trong quá trình phục hưng văn hoá Phật Giáo, các hình thái kiến trúc trở nên đa dạng và phức tạp. Những hình thái kiến trục dạng chữ "tam", chữ "công" (nội công, ngoại quốc), chữ"đinh" kiến tạo tùy khả năng và vị thế từng nơi.

Đời Nguyễn: Phật Giáo có thêm nhiều thiền phái khác, chùa chiền lại được kiến tạo giản dị hơn. Theo những số liệu thông kê của hơn 300 ngôi chùa chung quanh Hà Nội, có trên 80% ngôi chùa làm theo dạng chữ "đinh".

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2011(Xem: 2792)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2924)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 3135)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 36594)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51709)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8510)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 3274)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 19092)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 24287)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 12836)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]