Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Kiến trúc chùa Việt Nam

13/05/201318:19(Xem: 2991)
01. Kiến trúc chùa Việt Nam

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

1

KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM

Vấn đề ngữ nghĩa về "chùa"

Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.

Kiến trúc chùa chịu ba ảnh hưởng khác nhau: kiến trúc Việt, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Ấn. Chùa Việt xuất phát từ danh từ "Saitya", chữ Hán âm là "chi đề",hay "chế đề", dịch nghĩa là "phúc tự". Nhưng cũng thường kết hợp với "Vihâra" để trở thành một quần thể kiến trúc phức hợp. "Vihâra" chữ Hán âm là "Tì Kha La", hay "Tỵ Kha La".

Ngài Nghĩa Tịnh trong cuốn "Cầu Kinh Cao Tăng Truyện" có viết: Tỳ Kha La thị trú xứ nghĩa, thử vân "tự" giai bất thị chính dịch" (Tì Kha La cónghĩa là chỗ ở, gọi là "Tự" là dịch không chính xác).Thực ra trong nguyên nghĩ thì "Tự" vốn không có nghĩa là Chùa (Khang Hy Tự Điển), tức là không đề cập đến kiến trúc Phật Giáo.Điều có những tương quan đến vấn đề kiến trúc. Nhưng "Tự" trong Hán văn có nghĩa là gì? Căn cứ theo Từ Điển Thuyết Văn thì giải thích như sau: Tự có nghĩa là đình (nghĩa làthuộc về triều đình), là có pháp độ (tức là khuôn phép của nhà nước).

Phần chú thích trong "Hán Thư" có ghi rằng: Phàm phủ đình sở trú giai vị chi "tự". (Phàm nơi ở của cơ quan nhà nước đều gọi là"Tự"). Tài liệu khai triển thêm rằng: Theo chế độ quan chức thời nhà Hán ở Trung Hoa thì có Cửu Khanh; đến đời nhà Ngụy, gọi nơi làm việc của Cửu Khanh là "tự"; cho nên được đổi tên là Cửu Tự. Những đời sau, cứ theo đó để dùng đến danh từ nầy. Theo những giải thích trên thì "Tự" có nghĩa là cơ quan của nhà nước. Có người đã dịch lầm "quan tự" là "chùa công". Cửu Tự theo nguyên nghĩa là "chín bộ" trong triều đình. Đến đời Hán Minh Đế, có nhà sư ở Tây Vực là Nhiếp Ma Đằng dùng ngựa trắng để chở kinh Phật đến vùng đất Lạc Dương, vì khách là người "tứ di" cho nên được bố trí ở "Hồng Lô Tự" (nhà khách của cơ quan ngoại giao).

Về sau, có dựng lên một công trình kiến trúc khác cho nhà sư. Nhân việc ngựa trắng chở kinh mà đặt tên là Bạch Mã, vì đã từng ở Hồng Lô Tự nên gọi là Bạch Mã Tự. Từ đó về sau, "Tự" có nghĩa là "Phù đồ", để chỉ nơi tu hành của nhà sư. Xem như vậy, Saitya (Chi đề) là nơi thờ Phật, tụng kinh, thuyết pháp. Vihâra (Tăng Phòng) là nơi cư trú của chư tăng. "Chi đề" vốn chỉ là một kiến trúc hình ống phía sau tròn, có một "Stupa" hay một tượng Phật, hay cả hai làm đối tượng cúng dâng, tụng niệm. Chư tăng vừa đi vòng quanh biểu tượng Phật, vừa tụng niệm hay ngồi trước biểu tượng Phật. Vốn là hai kiến trúc riêng biệt, nhưng ngay tại Ấn Độ đã xuất hiện sự hỗn hợp hai kiến trúc làm thành một và gọi là Saitya hay Vihâra. Thông thường, tại Ấn Độ hay Trung Hoa, kiến trúc nầy hình tứ giác; các tăng phòng nhỏ được kiến tạo chung quanh; giữa lànơi tiến hành tụng niệm thuyết pháp tập thể có biểu tượng Phật (Theo Nguyễn Duy Hinh).

Kiến trúc tháp

Còn một kiến trúc Phật Giáo khác cũng không kém phần quan trọng là Tháp (Stupa). Đó là những biểu tượng Phật, mộ thờ chư tăng, không có kiểu dáng kiến trúc nhà cửa. Theo Hán Văn thì Stupa được dịch là "Ty Đô ba" hay "Túy Đô Ba", "Tháp Bà" sau đó được rút gọn là "Tháp". Có khi Tháp cũng được gọi là "Phù đồ". Tóm lại, ba kiến trúc Phật Giáo cơ bản là Saitya (chi đề), Vihâra(Tự) và Stupa (Tháp) đã tồn tại ở Việt Nam dưới nhiều dạng thức: chùa hang, chùa, tháp. Những ngôi chùa Việt Nam, tùy từng thời và từng vùng, có những biến đổi riêng biệt.

Các nhà khảo cổ học trong quá trình khai quật các nền móng kiến trúc Phật Giáo đã nhận ra rằng: Ở mỗi thời đại cụ thể, ngôi chùa có những vị trí trung tâm khác nhau; những kiểu thức kiến trúc cũng khác nhau.- 10 thế kỷ đầu Công nguyên: Ngọn tháp được coi là trung tâm củachùa, thì các công trình khác được liên kết với nhau, tạo nên mộthình thái kiến trúc bao quanh ngôi tháp.

Đời Lý, Trần: Lúc nầy, Phật điện được mở rộng hơn, thờ những ngôi Tam bảo là chính, những ngọn tháp không cò được đặt vị trí trung tâm, là xây trước chùa hay hai bên chùa. Hình thái kiến trúc Phật Giáo trong giai đoạn nầy chủ yếu là tam cấp, với độ cao khác nhau. Lại có ý kiến cho rằng: Cuối đời Trần, đã xuất hiện dạng chùa "Chi Đề".

Đời Lê: Trong quá trình phục hưng văn hoá Phật Giáo, các hình thái kiến trúc trở nên đa dạng và phức tạp. Những hình thái kiến trục dạng chữ "tam", chữ "công" (nội công, ngoại quốc), chữ"đinh" kiến tạo tùy khả năng và vị thế từng nơi.

Đời Nguyễn: Phật Giáo có thêm nhiều thiền phái khác, chùa chiền lại được kiến tạo giản dị hơn. Theo những số liệu thông kê của hơn 300 ngôi chùa chung quanh Hà Nội, có trên 80% ngôi chùa làm theo dạng chữ "đinh".

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5049)
Người bạn đạo nói với tôi rằng, đọc sách về gương tu học của người xưa, lòng chỉ biết ngưỡng phục chứ theo thì làm sao theo nổi. Tôi nói bạn cho một thí dụ thì bạn bảo “Tam bộ nhất bái.”
09/04/2013(Xem: 3419)
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.
09/04/2013(Xem: 3671)
Thưa Qúy bạn! Ðây là một câu hỏi rất đáng ghi nhận và cần được phân tích nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, để giúp cho tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ một cách cặn kẽ cả về Lý lẫn Nghĩa văn tự.
09/04/2013(Xem: 3572)
Chùa Hàn Sơn không dựa vào vách núi như bao nhiêu ngôi già lam cổ kính ở trung Quốc, mà nó nép mình trong một thôn xóm nghèo ở vùng ngoại ô của thành phố Tô Châu. Chúng tôi bước lần theo con đường tráng nhựa quanh co dẫn đến cổng chùa. Phía trướccó một con sông nhỏ trong xanh, khơi nguồn từ Bắc kinh, chảy thẳng đến Hàng Châu, nhưng lại uốn mình qua cô tô , lửng lờ trước cổng Hàn Sơn tự.
09/04/2013(Xem: 4071)
Trong thời gian gần đây, uống trà trở thành phổ thông ở Tây phương, đặc biệt là Mỹ. Có những quán trà được mở ra, tương tự như những quán cà phê, tuy là vẫn còn rất ít. Trong những quán trà này, bán đủ loại trà, từ nhiều nước trên thế giới. Phần lớn là những trà gói cá nhân.
09/04/2013(Xem: 3630)
Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa).
09/04/2013(Xem: 4479)
Gần đây, trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), đã thấy xuất hiện vở hát “Trương Ngao đòi nợ Phật” (TNÐNP) dưới nhiều thể loại: hát bội – cải lương – kịch nói và chèo. Mỗi một thể loại cũng là mỗi một soạn giả đạo diễn riêng biệt và để phù hợp với từng thể loại đó TNÐNP cũng dẻo mềm theo bàn tay nắn bóp của đạo diễn và soạn giả.
09/04/2013(Xem: 3671)
Thi hào Nguyễn Du là một Phật tử mộ đạo, rất siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng cụ đã từng thú nhận là đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần mà vẫn không nắm bắt được ý kinh; cho tới khi được nghe bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng cụ mới liễu ngộ rằng “Chân kinh vốn không lời”. Cụ đã viết bốn câu thơ bằng chữ Hán để diễn tả tâm trạng của mình: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
09/04/2013(Xem: 8815)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
09/04/2013(Xem: 5177)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567