Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia

19/08/202109:59(Xem: 3091)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia


Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia
(His Holiness the Dalai Lama’s conversation with Indonesian Students)


Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia 4

Hình 1: Một thành viên của khán giả ảo đang cúng dường Mandala truyền thống, khi bắt đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma đối thoại trực tuyến với hàng nghìn Sinh viên Indonesia, từ nơi cư trú của Ngài, Dharamsala, HP, Ấn Độ, 11/8/2021. Ảnh: Ven Tenzin Jamphel

Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.

Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cảm ơn một diễn viên người Indoneia, đã cúng dường Madala truyền thống, và chúc thính giả của Ngài "Good morning".

"Hôm nay", Ngài tiếp tục, "Tôi mong muốn được tổ chức các buổi chia sẻ pháp thoại với những thanh niên người Indonesia, những người yêu kính đạo Phật. Tôi là một thành viên của Tăng đoàn Phật giáo, và một trong những cam kết của tôi là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo.Tất cả các truyền thống tôn giáo khác nhau của chúng ta, cho dù chúng tôi đang nói về Ấn Độ giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo hay Phật giáo đều mang một thông điệp chung về tầm quan trọng của từ bi tâm và lòng bác ái. Mỗi người đều sử dụng các quan điểm triết học khác nhau để củng cố lòng vị tha, luôn quan tâm đến người khác. Một số người nói rằng có một vị thần, những người khác tập trung vào luật nhân quả. Mục đích thực sự của tất cả họ là giúp những người theo dõi họ trở thành những người tốt hơn, nhân ái hơn. 

"Liên quan đến vị Thượng đế sáng tạo, Cơ Đốc giáo miêu tả Ngài như một thực thể của tình yêu vô hạn. Hồi giáo thuyết về Thiên Chúa bác ái và nhân từ. Do Thái giáo đề cập đến Đức Chúa Trời là Đấng Công chính. Mặc khác, Kỳ Na giáo và đạo Phật có khái niệm về một vị Thượng đế sáng tạo, nhưng họ vẫn hướng đến việc đào tạo những con người chân chính từ bi. 

Nơi tôi sống tại Ấn Độ, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt. Và họ đã sống hòa thuận bên nhau trong hơn một nghìn năm. 

Hôm nay, tôi rất hoan hỷ được gặp gỡ các anh chị em đến từ quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Chúng ta chấp nhận tôn giáo hay không là vấn đề của sự lựa chọn cá nhân. Chúng ta đều là con người. Chúng ta được hưởng lợi bởi từ bi tâm và sự chăm sóc của người mẹ hiền của chúng ta sinh ra. Thật vậy, nếu không có tình thương như biển trời bao la và lòng nhân ái của người mẹ hiền, chúng ta không thể sống sót. 

Trong thế giới ngày nay, chúng ta phải đối mặt với các vấn đề xung đột, bởi chúng ta thiếu ý thức đúng đắn, về tình anh em và tình chị em. Chúng ta lãng quên những giá trị cơ bản của con người. Chúng ta cố gắng giải quyết các tranh chấp, và sự khác biệt về quan điểm bằng cách sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, tôi tin rằng hầu hết loài người đã chán nản bạo lực và chiến tranh. Do đó, các cộng đồng tôn giáo chúng ta có trách nhiệm thúc đẩy từ bi tâm. Chúng ta phải cùng chung bên nhau tình đời ý đạo trên hành tinh này, vì vậy chúng ta phải làm việc để thế giới này trở thành một thế giới hòa bình hơn"

Thánh tăng Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận sự quan tâm đặc biệt của một số người Indonesia đối với 34 câu chuyện Jataka kể lại quá khứ tiền thân của Đức Phật. Tác giả Aryahura, ban đầu không phải là một Phật tử, mà là một học giả trứ danh của một truyền thống khác. Vào thời điểm đó, các học giả của Đại học Phật giáo Nalanda lo lắng rằng, ông có thể đánh bại họ trong cuộc tranh luận, nên họ đã thỉnh cầu Đức Bồ tát Long Thọ giúp đỡ. Ông đã cử một đệ tử giỏi nhất, Aryadeva, người đã thuyết phục Aryadeva về giá trị lời vàng ngọc của Đức Phật. Sau đó, vào cuối đời, Aryadeva, là một nhà thơ nổi tiếng, đã sáng tác cuốn "những câu chuyện về sự ra đời" bằng tiếng Phạn. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia

Hình 2: Đức Đạt Lai Lạt Ma đối thoại trực tuyến với hàng nghìn Sinh viên Indonesia, từ nơi cư trú của Ngài, Dharamsala, HP, Ấn Độ, 11/8/2021. Ảnh: Ven Tenzin Jamphel

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, những câu chuyện đọc rất hay, nhưng đôi khi Ngài cảm thấy chúng có phần tô điểm quá mức. Điểm quan trọng cần lưu ý ở câu chuyện mang tính đạo đức nhân văn, trong đó có các đức tính hoàn thiện, độ lượng, đức hạnh và nhẫn nhục, Bồ tát đã nêu gương. Cơ bản của tất cả các câu chuyện là khái niệm Ấn Độ cổ đại về "Từ bi tâm, Karruna" và "Bất bạo động, Ahimsa". Ngài nhấn mạnh những chủ đề này là phổ biến đối với hầu hết các tôn giáo, nhưng cho dù chúng ta có hướng đến một truyền thống tôn giáo hay không, chúng ta đều cần phải có ấm lòng từ bi nếu chúng ta muốn hạnh phúc.  

Khi trả lời các câu hỏi của các khán thính giả, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, mạng sống của mình vì lợi ích của người khác, như các vị Bồ tát đã làm được ghi chép trong các câu chuyện, là đáng giá nếu thực sự lợi ích mang lại. Ngài nói thêm rằng, cần có trí tuệ và minh mẫn để đánh giá lợi ích đó sẽ là gì. 

Ngày nay đối với những khó khăn nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt, đại dịch Covid-19 và sự nóng lên toàn cầu, chúng ta có thể thực hiện các bước để giảm áp lực của chúng. Nhưng chúng ta không thể từ bỏ hy vọng hoặc từ bỏ hành động. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma kể rằng, Ngài đã từng hành hương Thánh địa Phật giáo Borobudur, Indonesia. Ngài miêu tả các bảo tháp là một ngôi đại già lam cổ tự Phật giáo tuyệt vời, nhưng Ngài tuyên bố điều quan trọng hơn nữa là một ngôi chùa trong tâm của mỗi chúng ta, nơi chúng ta luôn tắm mát trong suối nguồn bi tâm và sưởi ấm dưới ánh quang dương trí tuệ. Nếu chúng ta kết hợp điều đó với trí tuệ bát nhã vốn sẵn nơi mỗi con người, chúng ta có thể tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn, không chỉ bằng cách nói những lời cầu nguyện, mà bằng cách tham gia vào hành động thiết thực. 

Ngài được thính chúng hỏi làm thế nào để đối phó với sự tiêu cực, và được khuyên nên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của sự trung thực và từ bi tâm. Ngài đề cập đến những khó khăn, mà Ngài phải đối mặt trong cuộc sống của mình, ở quê nhà Tây Tạng và sau đó là một người tỵ nạn sống lưu vong tại Ấn Độ, nhưng tiết lộ rằng, Ngài đã tiếp tục thực hành theo truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda mà Thánh tăng Shantarakshita (Tịch Hộ) đã giới thiệu ở Tây Tạng.

Thánh tăng Shantarakshita (Tịch Hộ), vị Thánh tăng Ấn Độ thuộc Trung Quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kỳ đầu. Quan niệm của Ngài là Trung Quán nhưng có tính chất dung hòa với Duy thức. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ngài là Nhiếp chân thật luận (攝真實論, sa. tattvasaṃgraha).

"Người Tây Tạng chúng tôi là những người dũng cảm, kiên quyết," Ngài tuyên bố, "nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi dùng đến bạo lực. Tinh thần Tây Tạng của chúng tôi kiên định và từ bi, những phẩm chất đã thu hút sự ngưỡng mộ ngay cả một số người Trung Quốc". 

Một sinh viên đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa hai quốc gia Phật giáo Indonesia và Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, Thánh tăng Dipankara Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí) người Đông Ấn (982-1054) đã đi thuyền từ đông Ấn Độ đến Sumatera, một đảo lớn ở miền tây Indonesia để học Bồ đề tâm pháp với Thánh tăng Dharmakīrti (Pháp Xứng), một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Nhân minh học. Tất nhiên, Thánh tăng Dipankara đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ đề tâm. Là Tổ của dòng Ma kiệt đa và thuyết sư tại đại học Siêu Giới, Ngài được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Ngài là người sáng lập trường phái Kadampa, gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, Thánh tăng Dharmakīrti được nhân dân Tây Tạng nhớ đến với tên gọi Lạt Ma Serlingpa. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, dưới ánh sáng của những chuyến vân du hoằng dương chính pháp Phật đà của Thánh tăng Dipankara Atisha, ngày nay việc trao đổi quan điểm và chia sẻ về kiến thức với nhau trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối thoại Trực tuyến với Hàng nghìn Sinh viên Indonesia 2

Hình 3: Một sinh viên, khán thính giả ảo hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi trong cuộc đối thoại trực tuyến với hàng nghìn Sinh viên Indonesia, từ nơi cư trú của Ngài, Dharamsala, HP, Ấn Độ, 11/8/2021. Ảnh: Ven Tenzin Jamphel

Đức Đạt Lai Lạt Ma từ chối cho biết câu chuyện nào trong số 'Truyện kể về Jakata' mà Ngài cho là truyền cảm hứng. Ngài nhấn mạnh, điểm mấu chốt là thừa nhận tính hợp nhất của con người; để nhận ra rằng tất cả chúng ta đều giống nhau cùng là nhân loại. Từ quan điểm thực tế, tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau, và trên cơ sở đó chúng ta có thể phục vụ lẫn nhau trong tình huynh đệ, cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh 7 tỷ người. 

"Tôi là người Tây Tạng, sống ở Ấn Độ. Tôi coi mỗi người mà tôi gặp đều giống nhau như một người anh, người chị đối với tôi. Đánh nhau là vô ích và tự chuốc lấy thất bại. Chúng ta phải tìm cách để cùng tồn tại và chung sống trong hòa bình"

Được mời bình luận về cách một cộng đồng thiểu số, có thể tự ứng xử khi đôi mặt với chủ nghĩa cực đoan, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng, trong quá khứ giữa các dân tộc bị cô lập, có thể cảm thấy thích hợp khi nói về một chân lý và một tôn giáo. Tuy nhiên, ngày nay tình hình đã thay đổi, và tất cả chúng ta đều nhận thức được nhiều truyền thống tôn giáo, cũng như nhiều khía cạnh của sự thật. 

Một trong những phẩm chất của Phật giáo, có một cái nhìn khoa học về tâm trí và cảm xúc của chúng ta, và có thể giải thích những cách để đạt được sự bình yên trong tâm hồn. Truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda, bao gồm các phương pháp giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, và tăng cường cảm xúc tích cực, nhân rộng sĩ số hạnh phúc. Tâm lý học Phật giáo có thể hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc khám phá nó, mà không cần phải thực hiện bất kỳ cam kết tôn giáo nào. Đây là một trong những cách mà Phật giáo có thể góp phần tạo ra một thế giới hòa bình hơn. 

Trả lời nhận xét rằng, vào thời Đức Phật còn tại thế, có thể dễ dàng đạt được sự chứng ngộ hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng, Ngài không tin có ai đó trở nên chứng ngộ một cách tự nhiên khi họ lắng nghe pháp âm vi diệu của Đức Phật. Ngài chỉ ra rằng, khi còn là Đông cung Thái tử xuất gia, trải qua sáu năm khổ hạnh trong rừng sâu núi thẳm, miệt mài công phu tu tập thiền định trước khi đạt được Phật quả. Ngài đề nghị mọi người lắng nghe những gì Đức Phật đã nói, và tư duy về điều đó để cải thiện sự hiểu biết của họ. Sau đó, họ thiền định về những gì họ hiểu, áp dụng sự tập trung và minh mẫn, điều này cho phép họ thực hiện một sự chuyển hóa nội tâm. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma gợi ý rằng, con đường Trung đạo (Madhyamaka) là một cách mạnh mẽ để giúp giảm bớt sự cực đoan, tà kiến. Hãy nghĩ về cách chúng ta nghĩ về tam nghiệp ý nghĩ, lời nói và hành động, và sau đó tự hỏi bản thân rằng đâu là cái 'Tôi" sở hữu những đặc điểm này. Ngài khẳng định rằng, mỗi ngày đều tự hỏi bản thân rằng cái "Tôi" ở đâu và không thể tìm thấy một bản ngã độc lập, vốn có tồn tại. Điều này có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm bớt sự tức giận và chấp trước. Ngài đã trích dẫn trong cuốn "Nhập Trung đạo: Con đường Bồ tát Tích hợp Đại bi và Trí tuệ" của Ngài Chandrakirti (Nguyệt Xứng), một triết gia Trung Quán vĩ đại của đạo Phật ở thế kỷ thứ bảy.

Nhập Trung đạo: Con đường Bồ tát Tích hợp Đại bi và Trí tuệ", một bản dẫn nhập tổng hình thành hai tiếp cận diệu pháp Như Lai, và thực hành lục độ vạn hạnh. 

Sinh viên Dewi Lestari muốn biết làm sao có được pháp tướng tuyệt hảo như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài trả lời rằng, chúng ta dành nhiều thời gian để bị phân tâm bởi các giác quan, tuy nhiên cũng có thể ý thức quan tâm đến tinh thần của chúng ta, và có được kinh nghiệm về bản chất của tâm trí. Khi chúng ta phát triển được sự yên tĩnh và tập trung, việc áp dụng tâm trí vào việc phân tích đâu là 'Tôi' và đâu là cảm xúc tiêu cực. Khi chúng ta phát triển sức mạnh nội tâm, chúng ta đạt được sự an tâm vững chắc hơn. Và khi chúng ta có được kinh nghiệm sâu sắc hơn về tâm trí và các cấp độ tinh vi hơn, ánh sáng của tâm trí sẽ hiển lộ. Đó là tâm vi tế của Phật tính, cuối cùng sẽ hiển hiện tâm của Đức Phật. 

Được đưa ra một số lời khuyên cuối cùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh cơ hội đặc biệt mà thính giả của Ngài có được để chia sẻ ý tưởng về từ bi tâm, đó là điều mà tất cả chúng ta đều cần. Tương tự như vậy, tất cả chúng ta đều cần từ bi tâm, sự bao dung bằng cách khuyến khích sự phát triển của những phẩm chất thanh cao này, chúng ta có thể góp phần tạo ra một xã hội hài hòa, nhân ái hơn. Tiềm năng của từ bi tâm là điều mà tất cả con người đều sẵn có. Đó là cơ sở để tôn trọng lẫn nhau và có thể học hỏi lẫn nhau.

 Bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia đã dâng lời kính tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã tự động đề nghị các khán thính giả trên màn ảo, cùng tham gia với Ngài trong một phút thiền định về từ bi tâm. Sau đó, Ngài ca ngợi những đức tính của tâm giác ngộ, tâm bồ đề và những lợi ích đáng kinh ngạc của nó. Chúng ta cần ấm lòng từ bi để giúp tha nhân đang trong cơn khốn khó. Chúng ta cần từ bi tâm để thanh lọc những cảm xúc tiêu cực của chúng ta và tích lũy năng lượng tích cực. Tất cả những hành động vô ngã vị tha được miêu tả trong 'Những câu chuyện về Jataka' đều bắt nguồn từ Bồ đề tâm, khát vọng đạt được Phật quả để giúp đỡ người khác. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trích dẫn những câu trong tác phẩm "Tập Bồ tát Học luận" của Thánh tăng Shantideva (Tịch Thiên), ca ngợi việc thực hành bình đẳng, trao đổi giữa bản thân và những người khác. 

Tác phẩm "Tập Bồ tát Học luận" chuyên chú đến khía cạnh tu tập cụ thể mà mỗi Phật tử có thể thực hành. Tất cả những chủ đề được đưa ra và bình luận đều hướng về mục đích cứu cánh, đó là thành tựu đạo quả vị Bồ tát, đạt giác ngộ vì lợi ích chúng sinh. 

clip video:

https://www.youtube.com/watch?v=kGIgKDWBQPM

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: dalailama.com)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 16534)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12514)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 19961)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 4447)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 4329)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 5043)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
15/04/2020(Xem: 4264)
Chỉ riêng khoa học và công nghệ không thể dừng và tiếp tục chiến tranh, phân biệt chủng tộc, hủy họa môi trường. Ảo tưởng về sự tách biệt thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng toàn cầu và sự tham lam ích kỷ, sợ hãi và thiếu hiểu biết cần phải được chuyển hóa, bằng việc thực hiện “thực tế tự nhiên” của sự phụ thuộc lẫn nhau, sự soi sáng của trí tuệ và từ bi tâm. Mỗi người trong chúng ta phải tìm ra cách riêng để đóng cho điều này bằng trí tuệ và thực hành, năng lực độc đáo của riêng mình.
08/04/2020(Xem: 4250)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
05/04/2020(Xem: 11617)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 9095)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567