Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)

14/09/202011:51(Xem: 14331)
Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)



84_TT Thich Nguyen Tang_To Ma Minh



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về: Ngài Đệ thập nhị  Tổ Mã Minh

Ngài Mã Minh rất làu thông kinh Vệ Đà,    Ngài nghe nói có vị thánh tăng đến thành phố Ba La Nại ( gần vườn Lộc Uyển nơi Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp luân,độ năm đệ tử đầu tiên xuất gia ).   Ngài Mã Minh muốn đến gặp để chất vấn ngài thánh tăng này (tổ thứ 11, Phú Na Dạ Xa):


Ngài Mã Minh hỏi: Làm sao biết Phật?
Tổ 11 đáp: Không biết là biết Phật.
Ngài Mã Minh: Không biết làm sao biết là Phật?
Tổ đáp: Không biết làm sao biết không phải là Phật.

Ngài Mã Minh:Nghĩa của Tổ là nghĩa cưa.
Tổ 11 nói: Nghĩa của đệ tử là nghĩa cây.
Tổ hỏi tiếp: Thế nào, đệ tử nói nghĩa của tôi là nghĩa cưa?
Ngài Mã Minh đáp: Vì Tổ nói qua nói lại như cưa vậy.
Ngài hỏi tiếp: Thế nào Tổ nói nghĩa của tôi là nghĩa cây.
Tổ 11 đáp: Vì cây bị cưa vậy. Thế nghĩa của con bị tôi phá rồi.

Ngài Mã Minh ngộ đạo, sụp lạy Sư Phụ và cầu xin xuất gia tu học, Tổ hoan hỷ tiếp nhận, về sau Tổ đã truyền tâm ấn chứng cho Ngài Mã Minh trở thành vị Tổ thứ 12.

Tổ Mã Minh (Asva-ghosha ), ra đời ở thành Ba La Nại cuối thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch (khoảng 600 năm Phật vào Niết bàn), Ngài là nhà thơ, nhà văn và là 1 luận sư lừng danh của PG Đại thừa .

Ngài là một trong bốn vị luận sư Đại thừa nổi tiếng của Ấn độ (3 vị kia là Ngài Long Thọ, Ngài Vô Trước, Ngài Thế Thân).

Ngài để lại 10 tác phẩm cho đời, trong đó nổi tiếng là "Đại thừa khởi tín luận" tác phẩm phá tà hiển chánh, mở màn cho PG Đại Thừa và tập Trường Thi "Phật Sở Hành Tán" 1 tập thơ với 9000 câu viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn, đây là tác phẩm văn học tiếng Phạn đầu tiên của PG.

Sau khi được truyền pháp, Ngài đến Hoa Thị thành để giáo hoá.

Một hôm , đang lúc giảng pháp, có ngoại đạo đến phá khiến trời sấm sét, Ngài dùng thần thông, chỉ tay lên trời thì có một con rồng vàng xuất hiện , sau đó bầu trời yên tịnh.

Tuần sau, Ngài nói pháp có một con sâu dưới chỗ ngồi, Ngài bắt con sâu ra và con sâu hiện nguyên hình, một người tướng mạo rất đẹp. Vị này khai là người ngoại đạo, có ngũ thần thông, hóa thành con sâu để đến nghe trộm pháp, ông có thể biến ra đại dương bao la.

Tổ bảo ông hoá ra tánh biển, vị này không làm được . Tổ khai thị rằng "Tánh biển là núi sông đất đá, đều y cứ nơi đó mà sanh ra, tam muội lục thông cũng từ nơi ấy mà phát hiện ".

Sp giải thích "tánh biển" là "Tỳ Lô Tánh Hải", ví cho Phật tánh, chơn tâm, Như lai tạng... mọi thứ từ nơi đó mà lưu xuất.

Vị Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ, cùng ba ngàn đệ tử đến xin Tổ xuất gia.

Tổ Mã Minh cung thỉnh 500 vị A La Hán đến truyền giới cho chúng đệ tử ngoại đạo này.

Tổ khai thị cho giới tử : 
Thân tâm phải buông bỏ tất cả tà kiến trước đây để nhận giới pháp,
1- giới đàn trang nghiêm
2- giới sư: 500 vị A La Hán
3- giới tử phải chí thành tha thiết cầu đạo để đắc giới thể .


Vị đệ tử ngoại đạo tên là Ca Tý Ma La chí thành tha thiết thọ giới pháp và lập tức được đắc giới thể. Trong giới đàn, tự thân ông có hào quang phát ra và hương thơm của giới lan tỏa ngào ngạt khắp giới đàn.


Ngay lúc đó , Tổ Mã Minh truyền pháp ấn chứng cho ngài Ca Tỳ Ma La làm Tổ thứ 13 với bài kệ:
"Ẩn hiện vốn pháp này,
Sáng tối nguyên không hai,
Nay truyền pháp liễu ngộ,
Không lấy cũng chẳng bỏ".

Truyền pháp xong, Tổ Mã Minh nhập định và viên tịch và lưu lại kim cang thân để chúng đệ tử tôn thờ.

Tổ để lại câu kệ rất sâu đậm nhưng rất đơn sơ với thông điệp "Không lấy cũng chẳng bỏ " (Phi thủ diệc phi khí). Nghĩa là: muốn giải thoát phải vượt lên trên nhị biên, chấp ngã, chấp pháp, chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn. "Không lấy" sau khi giác ngộ nên để lại chiếc bè bên bờ sông, chứ không cố giữ bên mình; "không bỏ" là danh cho đệ tử chưa giác ngộ, phải bám lấy giới pháp để mà tu mà chứng đắc.

Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày ban pháp, kể về hành trạng của một vị tổ kỳ đặc siêu tuyệt , truyền ấn pháp diễn đạt Tâm Phật trong sáng thanh tịnh hằng luôn có trong tất cả chúng sanh và con đường tu trở về nguồn tâm vô giá trong tự thân, để thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.


Cung kính
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 11825)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
17/09/2012(Xem: 9247)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
14/09/2012(Xem: 8887)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
01/09/2012(Xem: 3603)
Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện vào tuần lễ cuối tháng 8-2012. Lần này là từ các tăng ni Hoa Kỳ. Tiến hóa hay là sáng tạo? Có phải các chủng loại trên địa cầu đã tiến hóa qua các dạng đời sống khác nhau, hay có phải con người là sản phẩm của một đấng Thượng Đế tạo ra theo mô hình của ngài?
31/08/2012(Xem: 4146)
Để đưa thế giới u ám bước ra đạo lộ ánh sáng và văn minh, ngày nay vấn đề nam nữ bình đẳng đã trở thành đề tài nghiêm trọng cho các nhà Nhân quyền và Nữ quyền. Tôn giáo và chính trị độc tài đã làm cho các nhà lãnh đạo Nhân quyền phải nhức nhối vì những tư tưởng cực đoan nhân danh giới điều của thần thánh… đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Để có cái nhìn đúng với giáo lý từ bi và trong sáng của Đạo Phật, người dịch xin giới thiệu forum dưới đây để Tăng Ni, những ai có trí tuệ thì xin hãy bước vào trang web với đường link dưới đây và cùng nhau làm sáng tỏ tinh thần bình đẳng của Đức Phật.
29/08/2012(Xem: 10819)
Bát-nhã Tâm Kinh, một bản kinh rất quan trọng trong truyền thống văn học Đại thừa, có tên đầy đủ trong âm Hán Việt là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh. Vì gọi tắt là Tâm Kinh, nên nhiều người đã hiểu lầm rằng đây là bài kinh dạy về tâm, phân tích về tâm và càng hiểu lầm hơn, đó là bài kinh phân tích về trái tim. Có thể tạm hiểu nôm na Bát-nhã Tâm Kinh là kinh nói về trái tim tuệ giác, hay là tinh hoa giác ngộ tuyệt đỉnh, hay là vô thượng bồ đề, nói ở góc độ cốt lõi nhất, cô đọng nhất và mô tả đúng được cái thực tại của trí tuệ nhất.
02/08/2012(Xem: 16679)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11604)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
24/07/2012(Xem: 15280)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
13/07/2012(Xem: 3575)
Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì chữ chữ "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ. Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan. Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự là. Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết. Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]