Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Đạo Phật Trao Chủ Quyền Cho Con Người

07/01/201716:47(Xem: 4286)
06. Đạo Phật Trao Chủ Quyền Cho Con Người

ĐẠO PHẬT TRAO CHỦ QUYỀN CHO CON NGƯỜI

Giảng tại chùa Chiếu Kiến Hoa Kỳ - 2002

Hôm nay, tôi giảng đề tài hơi lạ tai một chút Đạo Phật trao chủ quyền cho con người. Tại sao tôi giảng đề tài này? Bởi vì Phật tử từ trước tới giờ, đa số theo thói quen của ông bà để lại, những gì xảy ra trong cuộc đời mình đều cho là trời khiến, hoặc đổ thừa tại số mạng. Chúng ta là Phật tử mà không thấy, không nắm vững đường lối Phật dạy, thì cũng sẽ chấp hiểu theo người xưa, không thay đổi.

Đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết rõ, mỗi người đều có chủ quyền đối với thân hiện tại và cả những đời sau của mình, chớ không do ai định đặt cả. Đa số người cứ nghĩ rằng, cuộc đời mình là do trời định, trời sắp đặt nên mình không có quyền gì hết. Nghĩa là phải sao chịu vậy chớ không cưỡng lại được, không có quyền chuyển đổichấp nhận cam chịu những gì đến với mình. Nếu ai làm gì thành tựu tốt đẹpthì đó là trời cho, nếu làm ăn thất bại thì tại trời phạt. Gặp việc không vui, không vừa ý thì đổ thừa trời bất công hay tạo hóa bất công, chớ không phải tại mình. Gặp khổ bất thần thì kêu “Trời ơi”, tất cả một mạch nào trời định, trời cho, trời phạt, trời bất công, trời hại… đều đổ về cho trời hết. Không biết trời ở đâu mà ông mang tiếng dữ vậy. Đó là cái nhìn rất cạn cợt, không thích hợp với đạo Phật, không đúng lẽ thật.

Lỗi thứ hai là đổ cho số mạng. Nếu ra đời gặp cảnh thuận thì nói tôi tốt số, nếu gặp cảnh nghịch thì nói tôi xấu số. Như vậy số đó ai đặt ra? Chắc trời đặt quá. Trời đặt thì không ai có quyền cãi hết. Người giàu có thì nói số mạng hanh thông, kẻ nghèo khổ thì nói số mạng bần cùng. Tất cả đều đổ thừa cho số hết, đã có số rồi thì khỏi làm gì thêm, phải chịu vậy thôi. Quan niệm này ảnh hưởng rất sâu đậm trong tâm trí con người.

Hết số rồi đến thời vận may rủi nữa. Khi làm được việc tốt đẹp nói “thời vận tôi đỏ lắm”, khi làm ăn thất thế nói “thời vận tôi mạt rệp rồi”. Mua được tấm vé số trúng, nói “tôi may quá, hôm nay trúng số”. Đi chợ bị người ta móc túi, nói “tôi rủi quá, bữa nay bị móc túi”. Được là may, mất là rủi. May, rủi cộng thêm hên xui. Làm gì thất bại nói “xui quá”, làm gì thành công nói “hên quá”. Như vậy Phật tử có hiểu đạo Phật chưa? Không hiểu gì hết. Tuy qui y Phật, tuy đi chùa lạy Phật, mà không hiểu gì về đạo Phật.

Đạo Phật nói con người chủ động tất cả sự việc xảy ra trong cuộc đời mình. Mình là chủ, không đổ trời, không đổ số mệnh, không đổ vận may rủi v.v… Tại sao đạo Phật cho mình có quyền làm chủ như vậy? Quí vị học Phật ai không biết về “lý nhân quả”. Theo luật nhân quả cái tốt đến với mình là tại ta gieo nhân lành nên được quả lành, gieo nhân dữ thì chuốc quả dữ. Cũng như người gieo hạt lúa thì lên cây lúa, gieo hạt gai thì lên cây gai, chớ đâu phải bỗng dưng mà có.

Như vậy lời Phật nói có đúng sự thật không? - Rất đúng. Còn đổ thừa may rủi căn cứ vào đâu? Không biết chỗ nào hết, cứ đổ thừa đại vậy thôi. Không biết trời ở đâu, mà cái gì cũng đổ thừa trời. Nếu quyền của trời hết, chúng ta còn cái gì để tu! Tu là chuyển sửa cái xấu cái dở trở thành cái hay, cái tốt. Bây giờ trời định hết mình còn sửa cái gì được. Hiểu sai lầm như thế làm cho chúng ta bị trở ngại trên con đường tu Phật, không đủ lòng tin nơi Tam Bảo. Cho nên bước đầu người tu Phật là phải nhận định đúng lý nhân quả. Nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu.

Ví dụ hôm nào đó thấy bạn làm trái ý mình, ta nổi nóng mắng bạn một hơi. Đó là gieo nhân xấu. Nếu ngay hôm đó họ chưa kịp trả, mai mốt có cơ hội họ cũng sẽ mắng lại mình. Nhân xấu đã gieo thì quả xấu sẽ đến nhưng không biết lúc nào, đủ duyên thì nó đến. Khi người ta mắng chửi lại, mình có đổ thừa tại trời khiến không? Hay tại mình mắng người ta trước, bây giờ họ mắng lại. Nhân mình gieo thì quả mình chịu, chớ có ông trời nào chen vô đó, cũng không phải may rủi gì hết. Chính ta là chủ gây ra nhân thì phải chịu lấy quả.

Như vậy tốt xấu gốc đều từ chúng ta mà ra, vì thế Phật mới dạy tu. Tu là ngừa nhân xấu để tránh quả xấu, tạo nhân tốt để được quả tốt. Phật tử đem gạo tiền giúp người nghèo đói là nhân tốt thì quả tốt sẽ đến, hoặc hiện tại người ta cám ơn, quí mến mình, hoặc vị laimình sẽ được phước giàu sang sung sướng. Làm việc lành sẽ hưởng quả lành, chớ không có ai định cho. Chúng ta thấy có người vừa mới sanh ra bị tật nguyền, như vậy trời định hay ai định? Mới sanh ra chưa làm gì mà đã tật nguyền, đã khổ rồi, hiện tại họ chưa tạo nhân, tại sao lại chịu quả như thế. Thật ra, đạo Phật chia nhân quả ra ba thời: quá khứhiện tạivị laiHiện tại tốt hoặc bị xấu đều do ảnh hưởng của quá khứQuá khứxấu nên hiện tại phải chịu xấu, nhưng quá khứ đã qua chúng ta đâu có nhớ.

Ví dụ ông A năm trước vay tiền mua nhà ở gần quí Phật tử. Ông B cũng mua nhà bên cạnh Phật tử, nhưng không cần vay tiền. Cả hai đều siêng năng làm ăn tốt. Cuối nămPhật tử thăm hỏi ông A làm ăn có dư dả không, ông than tuy khá mà tôi vẫn còn thiếu nợ. Nếu chỉ nhìn hiện tại chúng ta đâu có tin, vì ông mua nhà rồi làm ăn giỏi nữa. Nhưng nhìn về quá khứ thì hiểu rõ tại sao ông không dư dả, vì còn trả nợ cũ. Trong khi ông B cũng làm ăn như vậy, khi được hỏi ông khá không, ông cười nói năm nay khá lắm. Tại sao ông khá? Vì ông không vay nợ, có bao nhiêu ông dành dụm bấy nhiêu nên dư.

Chúng ta chỉ nhìn hiện tại mà phán đoán thì không đúng, phải cộng quá khứ nữa. Nếu ai ra đời được phước sanh trong nhà giàu, đẹp đẽ là do nhân tốt đời trước. Hiểu tường tận như vậy, chúng ta không có gì nghi ngờ, cũng không đổ trách nhiệm lên ai, vì biết gốc từ mình. Con người đâu phải chỉ có mặt một đời này, mà đã có mặt từ bao nhiêu đời trước. Những gì đời trước ta còn chứa giữ trong thâm tâm, bây giờ nó hiện ra. Quí vị tin được điều này tức là tin luật nhân quả luân hồi.

Trong một gia đình cùng cha cùng mẹ sanh ra bốn đứa con. Bốn đứa đó giống hệt nhau như khuôn không? - Không. Đó là nói về thể xác. Còn tâm tư lại càng khác nhau nhiều hơn nữa. Nếu nói cha mẹ có gen tốt sanh ra con tốt, tại sao cùng một gen mà có đứa tốt có đứa xấu, tâm tư rất khác nhau? Như vậy để thấy rõ chúng ta không phải mới có mặt một đời này, mà đã tích lũy những hay dở trong nhiều đời. Bởi tích lũy trước nên ra đời những gì hay của mình ta dễ nhớ, dễ biết.

Khi xưa tôi giảng về bài Luân hồi, lúc ra về có một thầy giáo lại thưa: “Thưa Thầy, lý luân hồi chúng con tin một trăm phần trăm.” Tôi hỏi: “Tại sao đạo hữu tin?” Ông nói: “Bởi vì dạy học trò con biết, một ông thầy dạy ba bốn chục đứa học trò, mà chúng có giỏi đều nhau đâu. Đứa giỏi môn này, đứa giỏi môn kia.” Đời trước làm thợ mộc thì đời này học làm thủ công rất đẹp. Đời trước giỏi toán thì đời này học toán ít mà biết nhiều. Đời trước giỏi văn chương thì đời này văn chương rất hay. Tại sao lạ vậy? Đó chính là sự tích lũy từ đời trước của mỗi người. Ai tích lũy cái gì nhiều thì giỏi cái đó, chớ đâu có gì lạ.

Trên đường luân hồi chúng ta đã có mặt nhiều đời, nhiều kiếp. Nên hiện đời này ta chịu những vui khổ, không trách ai hết. Vui là do chúng ta tạo nhân lành sẵn, khổ là do ta tạo nhân ác trước nên bây giờ phải trả. Người Phật tử hiểu được lý nhân quả rồi thì rất can đảm, không đổ thừa trời, đổ thừa số mạng… vì chúng ta biết rõ cái đó do mình tạo, ngày nay mình chịu. Mình đã tạo thì chịu trách nhiệm, không kêu trời trách đất, cũng không oán thù ai. Khi gặp quả xấu chúng ta hối hận cố gắng tu thêm, tu nhiều để chuyển xấu thành tốt.

Là Phật tử chúng ta phải tin khẳng định rằng tất cả những khổ vui trong đời này đều gốc từ mình đã tạo đời trước, không hờn phiền ai. Ta tử tế với người đó mà lúc nào họ cũng quạu với mình, thì biết hồi xưa mình hành họ dữ lắm, nên bây giờ tử tế như vậy màngười đó cũng chưa hết giận. Nghĩ thế chỉ cười thôi. Chúng ta hiểu nhân quả rồi thì có than thân trách phận, có hờn, có oán ai không? - Không có. Ví dụ hai vợ chồng, vợ thì hết lòng lo cho chồng mà chồng không thương, lại đi thương người khác, bấy giờ quí vị nghĩ làm sao? Nên biết rằng hồi xưa mình thiếu nợ, đã làm cho người ta khổ nhiều. Bây giờ sanh ra họ trả cái khổ đó lại cho mình. Thôi thì chấp nhận đừng oán hờn chi hết, ai làm gì thì làm, mình lo tròn bổn phận trả nợ thôi. Nghĩ như vậy sẽ yên.

Nhiều Phật tử có hai ba đứa con, chồng lại ly dị lấy bà khác, quí vị vừa nuôi con vừa khóc, khóc hoài. Gặp tôi hỏi “tại sao con bị oan khiên lắm vậy”, tôi nói có gì lạ, người ta hết lòng thương mình thì mình tận tình thương lại. Bây giờ người ta không thèm thương mình nữa thì mình đừng thương lại, là huề. Nói thì nghe dễ, song nợ trước khiến cho quí vị thấy khó. Hồi trước mình cũng làm khổ người ta như vậy, bây giờ phải trả. Vì thế người ta không thương mình mà mình cứ thương người ta hoài. Cái đó mới khổ! Quí vị biết tại sao không? Tại hồi xưa mình làm người ta khổ nhiều quá, bây giờ mình phải trả lại. Bao giờ hết nợ thì quí vị hết khổ.

Trên thế gian này không có gì xảy ra mà không nhân hết. Tất cả cây cỏ trên thế gian, có loài nào không từ hạt, từ rễ mọc lên đâu? Phải có nhân mới thành quả. Như vậy quả có sẵn từ nhân, chớ không phải bỗng dưng có. Không bỗng dưng thì hờn trách ai làm gì. Nên chúng ta học lý nhân quả cho thấu đáo thì tu rất dễ dàng. Nếu học không thấu đáo thì cứ oán trời, trách người đủ chuyện, mà không biết sửa chính mình. Đó là sai lầm lớn.

Chúng ta hiểu được, ứng dụng được nhân quả thì sẽ có các đức tánh tốt như sau:

Thứ nhất là can đảm, vì biết chấp nhận những gì xấu đến với mình. Đó là nhân đời trước ta đã làm, bây giờ chịu không oán trách, không sợ sệt gì hết.

Thứ hai là không phách lối. Khi được giàu có sang trọng, mình biết do hồi trước làm tốt nên bây giờ mới được. Nếu phách lối sẽ hết phước nên được tốt vẫn dè dặt. Nếu phách lối ỷ lại, phước mất hết thì sau sẽ khổ. Như vậy tránh được ngạo mạn, phách lốiGiàu sang không ngạo mạn, không phách lối là tốt hay xấu? - Tốt. Nghèo khổ không oán trời trách đất là tốt hay xấu? - Tốt. Đó là do hiểu nhân quả. Tin hiểu như vậy sự tu hành phát triển, tiến bộ rất nhanh. Ngược lại, không tin nhân quả, đổ thừa trời đất thì sự tu không tiến chút nào hết.

Cho nên đạo Phật nói tin được lý nhân quả là chúng ta giành lại quyền định đoạt cho mình. Khổ vui do mình thì mình có quyền định đoạt rồi. Cầu trời khấn Phật cho con hết khổ làm chi, đó là chuyện của ta, ta làm. Muốn tốt thì cứ tạo nhân tốt, muốn xấu thì cứ tạo nhân xấu. Đó là quyền của chúng ta chớ đâu phải quyền của trời, của Phật. Thế nênđức Phật nói: “Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai.” Phật tử bây giờ cứ cầu xin thôi. Phật đã tuyên bố như vậy mà cứ cầu xin Phật hoài. Nếu còn một chút phàm tánh chắc Phật cũng giận lắm à! Người ta đã nói rõ rồi cứ xin hoài.

Nhưng vì Phật là Thánh, là bậc đã giác ngộ, Ngài biết rất rõ cái bệnh ỷ lại của chúng sanh, cho nên Ngài không rầy không trách, mà cố dạy cho chúng ta hiểu. Tất cả những hay dở từ sự tu hành hay không tu hành của mình mà ra. Người biết tu bị kẻ khác khinh chê vẫn cam chịu không oán trách, không trả thù, đó là giảm nợ cũ. Nếu được giàu sangkhông dám phách lối, còn đem của giúp người nghèo khổ, nên đời sau tiếp tục được giàu sang nữa. Như vậy tăng thêm phước chớ không bị suy giảm. Ngược lại, người không biết lý nhân quả, sanh ra giàu sang đẹp đẽ thì khinh hết mọi người, thấy ai cũng thua mình thành ra ngạo mạn, tạo tội lỗi mất hết phước, sau đó sẽ bị khổ. Đó là cái hay của người hiểu sâu lý nhân quả.

Kế nữa là lý nghiệp báo. Trong nhà Phật nói do nghiệp lành, nghiệp dữ mà chúng ta chịu quả báo lành dữ. Nghiệp đó là gì? Nói nghiệp mà không ai thấy nghiệp ra sao hết. Như bảo người ấy tại khẩu nghiệp nên nói gì ai cũng ghét v.v… Chữ nghiệp, trong nhà Phật nói rất rõ, như đồng một nghề thầy giáo với nhau gọi là bạn đồng nghiệp. Vậy nghiệp là một việc làm ôn đi, ôn lại ngày này tháng nọ thành ra thói quen. Như vậy nghiệp từ đâu mà có? Chính từ mình mà có. Muốn thấy cụ thể nhất, chúng ta nhìn mấy đứa con trai từ năm bảy tuổi, lần lần lớn lên chín mười tuổi, lúc đó nó chưa ghiền hút thuốc. Nhưng tại sao lớn nó ghiền? Tại tập. Ban đầu hút thuốc đâu có ngon, nhưng tập hút riết ghiền thành ngon, chừng đó thiếu không được. Cũng như người tập uống rượu, mới uống đâu có ngon mà uống riết thành ghiền nên thấy ngon. Như vậy ghiền rượu là nghiệp, ghiền thuốc là nghiệp. Khi đã ghiền, dù ở xa cũng ráng tìm cho được. Sức mạnh của nghiệp ghê gớm như thế. Nhưng sức mạnh đó từ đâu mà ra? Từ tập mà ra. Ban đầu tập ít thì ghiền sơ sơ, tới đậm rồi thì ghiền nặng. Khi đã ghiền nặng, tới cơn ghiền chịu không nổi, phải chạy tìm kiếm. Cái gì sai người ta chạy tìm kiếm? Cái nghiệp. Nghiệp đó do mình tập, chớ có trời đất nào xui khiến nó tới đâu.

Chúng ta tu Phật là tập những nghiệp lànhNghiệp lành, nghiệp dữ từ đâu ra? Từ thân miệng ý ra. Thân làm cái gì quen thì thành nghiệp. Miệng nói cái gì quen thì thành nghiệp. Ý nghĩ cái gì quen cũng thành nghiệp. Cho nên nghiệp từ thân miệng ý mà ra. Vậy tu là tu cái gì? Trước hết chúng ta biết việc đó xấu, mình không làm, biết tránh nghiệp là tu. Biết việc nào tốt cố gắng làm, đó là tu. Như vậy tu thân là chừa hành động ác và làm hành động lành. Tới miệng thì sao? Miệng nói lành nói dữ, nếu nói lành quen thì thành nghiệp lành, nói dữ quen thì thành nghiệp dữ. Người quen nói dữ, bà con láng giềng thương không? Chắc không ai ưa hết. Người quen nói lành có ai ghét không? Không. Như vậy muốn được mọi người thương chúng ta phải nói lành.

Phật tử nữ thường nghe người ta nói “mấy bà hay nói chuyện thị phi quá”. Thị phi là gì? Thị là phải, phi là quấy. Nói chị này hay chị kia dở v.v… đó là thị phi. Nói chị này hay thì chị đó chịu, nhưng nói chị kia dở chị kia chịu không? - Không. Bởi vậy nên đi chùa lâu mà phiền não hoài. Đó là tại cái miệng chưa thuần. Phật tử đi chùa nên nói những gì tốt của huynh đệ, những gì xấu bỏ đi. Được vậy chùa đó thịnh lắm, bởi vì ai tới cũng vui. Còn nếu đi chùa mà cứ bươi việc xấu của thiên hạ ra nói hoài thì sau một thời gian ngắn, chẳng còn ai muốn đi chùa nữa. Đó là điều Phật tử phải hiểu phải tu.

Chúng ta tu để trở thành con người tốt, để đem lại an vui cho mọi người chung quanh. Tu như vậy mới thật là tu. Chớ đi chùa tụng kinh thật hay mà xuống nói chuyện thị phi om sòm, như vậy tu chưa? Phật tử tụng kinh cho Phật nghe hay cho ai nghe? Phật nói kinh ra cho chúng ta, bây giờ mình đọc lại cho Ngài nghe là dư. Đối với chúng sanh, những người mới tập tu, mình nói làm sao cho họ thích, họ mến đạo, tới gần với đạo, đó là điều tốt. Còn nói cái họ không vui, không đến chùa nữa là điều không tốt. Làm sao huynh đệđi chùa càng ngày càng đông, sự tu hành càng ngày càng tiến. Đó là khéo tu.

Thứ ba là ý nghiệpÝ nghiệp rất quan trọng. Bởi vì ý là cái chủ động của miệng và thân. Ý nghĩ ác mở miệng ra nói ác, thân làm ác. Người tu phải dè dặt ý nghiệp nhất. Vừa nghĩ bậy là phải rầy, phải phạt nó không cho nghĩ bậy. Như vậy là khéo tu. Ý không nghĩ bậy thì miệng, thân không làm bậy. Cho nên người tu Phật phải nhìn sâu trong ý, luôn luôn kềm chế nó, hướng dẫn nó đi đúng đường, chớ để nó sai đường tạo thành nghiệp xấu ác. Chúng ta tu là cốt chuyển ý nghiệp dở xấu thành ý nghiệp tốt đẹplương thiện.

Trong kinh nói “tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp thanh tịnh thì đồng với Phật về cõi Phật, không nghi ngờ gì hết. Vậy chúng ta phải tu ba nghiệp mà trọng tâm là ý nghiệp. Muốn ý nghiệp trong sạch, ta phải luôn nhìn thấy nó để sửa đổi những thói quen xấu trở thành tốt, không thể nuôi dưỡng cái xấu được. Mỗi lần nghĩ xấu quí vị bỏ một hột đậu đen, nghĩ tốt bỏ một hột đậu đỏ, từ sáng tới chiều coi hột nào nhiều. Nếu đậu đen nhiều thì phải ráng bữa sau khắc phục hơn, chừng nàothấy toàn đậu đỏ là quí vị thành công. Tu như vậy dù quí vị tụng kinh không nhiều, mà phước đức cũng đầy đủ. Đó là khéo tu ba nghiệpNếu không khéo tu ba nghiệp, đời này chúng ta được như vầy nhưng chưa biết đời sau thế nào. Cho nên biết họa hiểm nguy từ nơi mình mà ra.

Người khéo tu thì phải làm cho ba nghiệp thanh tịnhBa nghiệp thanh tịnh rồi, dù ở cõi Ta-bà cũng như Tịnh độThường thường trong kinh nói “tâm tịnh thì độ tịnh”. Tâm chúng ta trong sạch thì chung quanh đều trong sạch. Bây giờ ba nghiệp chưa tốt, nên mọi người không tốt với mình, nếu ba nghiệp tốt rồi ai cũng thương, cũng mến mình. Như vậy mới thấy chúng ta thật tu dù đang ở cõi Ta-bà này chúng ta vẫn thấy vui. Người Phật tử chân chánh phải hiểu, phải thấy rõ việc đó. Mọi việc trở thành hay, thành tốt đều gốc ở nơi mình. Quí Phật tử hiểu được lẽ này trong đời tu sẽ chuyển biến nhiều lắm. Nếu không hiểu như vậy thì tu là tu, mà kết quả chẳng được bao nhiêu. Đó là Phật trao quyềnlàm chủ cho quí vị.

Quí vị tu muốn đi lên hay đi xuống? - Đi lên. Muốn đi lên thì phải ráng làm thiện, ba nghiệphằng thanh tịnh, nhất định sẽ đi lên không nghi ngờ chút nào hết. Nếu ba nghiệp dữ bảo đảm chúng ta đi xuống. Điều đó quí vị tự biết rõ ngay cuộc đời mình, khỏi hỏi ai hết, khỏi tốn tiền xin xăm bói quẻ. Muốn làm lành hay làm dữ đều thuộc quyền của mình. Ta có quyền làm lành để được sanh lên cõi trời cõi người, cũng có quyền làm dữ để xuống địa ngụcngạ quỉsúc sanhĐi lênđi xuống hoàn toàn do mình, chớ không ai bắt buộc, không ai qui định cả. Chúng ta đủ thẩm quyền chọn một đường cho mình, mà chọn đường xấu là tại mình, chớ có trách ai. Ta biết mình hơn ai hết, nếu còn dở thì ráng sửa ráng tu, chớ đi hỏi ai làm chi. Người tu không tin mình mà tin bên ngoài, là trái với đạo lý.

Phật chẳng những cho chúng ta có quyền chọn con đường đi trong lục đạo luân hồi, mà còn cho quyền đặc biệt nữa, đó là quyền làm Phật. Phật còn cho chúng sanh quyền làm Phật, Ngài không nói “ta tối tôn tối thượng, các ông không bằng ta, các ông là tôi tớ của ta”. Phật không nói vậy, mà nói “ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Tại sao? Vì tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Có tánh Phật mà biết khơi dậy, tạo duyên để nó hiện rõ ràng đầy đủ, từ từ thành Phật chớ gì. Như vậy đức Phật đã đưa chúng talên cao tột bậc rồi. Không những đời sau chọn con đường lành để đi, mà còn có thể tiến lên quả Phật nữa. Tiến lên quả Phật không phải bằng cách Phật đem mình lên đó, mà chính chúng ta phá tan những mê lầm được giác ngộ, chừng đó thành Phật, chớ không có gì lạ.

Hiểu Phật rồi, chúng ta mạnh dạn cứng cỏi lên, không yếu đuối như xưa nữa. Con đường Phật đạo rất cao cả quí báu, người tu Phật nhìn kỹ lại sẽ thấy mình có một sức mạnh phi thường. Từ một con người xấu ta chuyển hóa dần thành người tốt, cao hơn từ một kẻ phàm phu khéo tu sau này thành một bậc giác ngộ. Cũng như ở thế gian, mấy đứa bé năm bảy tuổi đều có quyền học đến Cử nhânTiến sĩ, mà cũng có quyền dốt nếu không muốn học. Nếu cha mẹ cho học mà nó không học thì chịu dốt, cha mẹ cho học nó cố gắng học thì thành tài. Như vậy không phải bằng Cử nhânTiến sĩ dành cho đứa nào, mà dành cho tất cả những học sinh hiếu học.

Cũng vậy, trong đạo Phật đức Phật không dành ưu tiên cho ai hết. Người nào tu đúng, từ người phàm tục trở thành người lương thiện, từ người lương thiện trở thành người giác ngộthành Phật. Như vậy, con đường tu Phật là con đường xán lạn, sẵn sàng mở rộngcho chúng ta tiến lên. Chúng ta không chịu tiến là lỗi tại mình, mai kia có khổ kêu trời, thật oan cho ông trời quá chừng.

Quí vị phải hiểu thấu đáo ý nghĩa sâu xa lời Phật dạycố gắng tinh tấn tu hànhCố gắngtinh tấn tu hành thì bảo đảm sẽ tiến lên càng ngày càng tốt hơnNếu không cố gắng là lui sụt, do mình lười biếng, còn mê dục lạc thế gian nên mới chìm xuống. Phật tử khi chưa biết tu nên nghĩ sai lầm. Bây giờ biết rồi phải khéo ứng dụng tu cho đến nơi đến chốn. Đó là giá trị chân thật của người Phật tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 6486)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 4776)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 50841)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 9095)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 20495)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 7624)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 11904)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 14844)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
09/05/2010(Xem: 3853)
Theo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567