Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông Matthieu Ricard viết về lòng vị tha

16/06/201418:52(Xem: 8450)
Ông Matthieu Ricard viết về lòng vị tha

Matthieu Ricard
ÔNG MATTHIEU RICARD
VIẾT VỀ LÒNG VỊ THA.
Vi Tâm

sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.

Matthieu Ricard vừa cho in một cuốn sách dày cộp, trên 900 trang, với tựa đề là « Plaidoyer pour l'altruisme »*. Altruisme là lòng vị tha. Plaidoyer là bênh vực, biện hộ. Đọc cái chủ đề đã giật mình. Vậy là, theo ông Ricard, lòng vị tha đã bị nghi ngờ, tố cáo, đè bẹp hay buộc tội ? Hơn nữa, đã bị nặng nề đến nỗi ông phải viết một quyển sách dài trên 900 trang để biện hộ cho !


1. Bẩy điều bàn về lòng vị tha. Bắt đầu quyển sách, với phong cách của một nhà khảo cứu, Matthieu Ricard đã tìm định nghĩa cho chủ đề, nghĩa là cho chữ altruisme. Ông đã mất công sưu tầm rất nhiều tài liệu của các nhà triết học, tâm lý học, khảo cứu gia, …, viết về chữ altruisme (đây là những tài liệu bằng tiếng Pháp, Anh, Đức, không có tài liệu tiếng Hán hay Việt). Lòng vị tha là « lòng lo điều tốt cho người khác mà không vụ lợi ». Biết vậy, nhưng altruisme không thể ngưng ở chũ « lòng ».
Đọc rất nhiều phân tích, tôi xin chọn 7 điều đã được bàn luận :

1. Người có lòng vị tha nghĩ đến người khác, nhưng cũng phải làm gì cho người khác. Chỉ nghĩ đến người khác mà không làm gì thì không thể kể là có lòng vị tha.

2. Làm một cái gì gây hạnh phúc cho người khác phải do thiện ý. Nếu chỉ làm mà không vì thiện ý thì không thể cho là một hành động vị tha.

3. Người có hành động vị tha phải trả một giá gì. Làm một việc tốt cho người khác mà không tốn kém khó nhọc, tiền của, thời gian gì cả, thì không nên kể là một hành động vị tha.

4. Vị tha không thể vì tư lợi, hay vì muốn người nhận trả ơn, mong một ngày có người khác trả ơn, hay muốn được tiếng, vân vân.

5. Người có lòng vị tha trước nhất phải biết nghe, học để hiểu sự mong muốn của người khác, và hành động cho đúng. Nếu chỉ hành động theo ý riêng của mình, có khi có ý tốt mà làm người khác buồn hay khổ đau.

6. Người có lòng vị tha không được phân biệt người này người kia khi làm điều tốt. Không được phân biệt màu da, chủng tộc, xứ sở, tín ngưỡng,…của người nhận.
7. Vị tha phải là một « trạng thái lâu dài ». Nếu chỉ làm một việc gì trong tức thời cho người khác, thì không thể nói là có lòng vị tha !

Và đây là nhận xét về đạo Phật :

8. Khác với nhiều đạo khác, đạo Phật mở rộng lòng vị tha không phải chỉ riêng cho người mà cho tất cả các sinh vật.

Quyển sách đưa ra nhiều khía cạnh khác để nhận định lòng vị tha, nhưng tôi thấy 7 điều trên, cộng với nhận xét thứ 8, đã đủ cho mình nhiều học hỏi và suy nghĩ. Dĩ nhiên các bạn có thể đồng ý hay không đồng ý, hoặc muốn viết một cách dung hòa hơn hay khắt khe hơn, về một hay nhiều điểm trên. Các bạn để ý tôi không viết là bẩy « điều kiện phải có » phải có mà chỉ viết là 7 điều đã được bàn thôi.

2. Lòng vị tha bẩm sanh và lòng vị tha « mở rộng ». Đức Đạt Lai Lạt Ma phân biệt hai lòng vị tha. Một là do bẩm sinh. Đó là thể hiện của tình cha mẹ với con cái, tình anh em họ hàng. Đó là lòng vị tha khi mình muốn giúp đỡ điều gì khi thấy người già cả ốm yếu hay thấy đứa trẻ thơ bị bỏ rơi. Trong những trường hợp này lòng vị tha rất tự nhiên, nhưng có giới hạn về đối tượng. Lòng vị tha thứ hai là do mình đạt được trong cuộc sống. Nó đòi hỏi một trình độ hiểu biết và suy luận. Lòng vị tha này mở ra ngoài vòng của những người thân, vượt khỏi sự phân biệt của màu da, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, có khi bao gồm cả những kẻ thù nghịch. Đó là lòng vị tha mở rộng.
Rất nhiều người đủ mọi ngành nghề đã đứng ra kêu gọi : « Chúng ta phải luôn luôn học và hành để bồi bổ khuyên khích lòng vị tha bẩm sanh để biến nó thành lòng vị tha mở rộng ». Chắc các bạn đều đồng ý !

3. Nhắc nhở một câu của ông Einstein. Matthieu Ricard chép lại câu này của A Einstein :

« Con người là thành phần của một tổng thể ta gọi là vũ trụ, một thành phần rất giới hạn trong không gian và thời gian của tổng thể. Ta đã thực nghiệm đời mình với những suy nghĩ tình cảm riêng tư, tưởng như không nằm trong tổng thể. Nhưng đó là một ảo tưởng. Cái ảo tưởng ngăn chặn tình cảm của chúng ta trong phạm vi một số người thân. Chúng ta phải vượt khỏi cái ngục tù đó để mở rộng lòng vị tha cho tất cả mọi sinh vật và tất cả thiên nhiên trong cái đẹp của nó »

Qua câu ông Einstein viết, mình có cảm tưởng ông đã đọc rất nhiều về đạo Phật.

4. Chuyện ông Sanjit Bunker Roy. Trong phần này của quyển sách, M Ricard có kể một thí dụ về lòng vị tha : chuyện của Sanjit Bunker Roy, người mà M Ricard đã quen và làm việc chung.
Bunker sanh ra trong một gia đình thượng lưu trí thức bên Ấn Độ. Anh được vào học trong một trường trung học rất nổi tiếng. Cha mẹ anh hy vọng đứa con sẽ là một bác sỹ, một kỹ sư, hay một nhân viên đầy hứa hẹn trong Nhà Ngân Hàng Quốc Tế. Nhưng năm đó, 1965, một nạn đói kinh khủng đã xẩy ra ở tỉnh Bihar, một tỉnh nghèo nàn nhất bên Ấn Độ. Bunker và bạn bè noi gương Jai Prakash Narayan, một người bạn đồng hành của Gandhi, quyết định đến tận nơi để xem cho rõ tình hình. Những điều thấy tận mắt làm anh rất súc động. Vài tuần sau, anh về nhà tuyên bố với bố mẹ là anh sẽ đến sống và làm việc tại một làng trong vùng nghèo khổ đó. Anh muốn đến để « đào giếng, như một người thợ không chuyên môn ! ».
Cha mẹ anh kinh ngạc sững sờ, nhưng tin đó chỉ là cơn bốc đồng vì lý tưởng của tuổi trẻ : chỉ cần chờ ít lâu là anh sẽ thất vọng và sẽ trở về.
Nhưng Bunker không trở về ! Anh đã ở lại với làng đó. Và ở lại trong 40 năm !

Trong sáu năm đầu, anh cần cù dùng búa điện đào giếng và đào được 300 cái giếng cho vùng Rajasthan. Một công việc cực kỳ nặng nhọc.
Sau đó anh nghĩ mình phải làm cái gì lợi ích hơn là đào giếng. Anh nhận thấy những người đàn ông ở đó ai được đi học tấn tới đều bỏ làng đi làm tại các tỉnh lớn chứ không hề trở về giúp làng của họ. Ngược lại, những người đàn bà, nhất là các bà đã có cháu (tuổi mới chừng 35-50), còn khỏe mạnh, có nhiều thì giờ rảnh rang, lại cứ tiếp tục sống loanh quanh trong làng. Họ phần lớn là những người không được đi học ! Sau nhiều suy nghĩ, anh tìm ra được một nghề mà những người đó, tuy không có chữ nghĩa, cũng có thể làm được : đó là nghề làm những cái bảng lấy ánh sáng mặt trời để tạo ra điện. Thế là anh nghiên cứu và dạy họ làm nghề đó. Sau một giai đoạn vô cùng khó khăn, các bà-đã-có-cháu đó đã tạo được điện từ mặt trời đủ dùng cho hơn một ngàn làng bên Ấn Độ và các nước láng giềng. Việc họ làm được báo chí ca ngợi. Chính phủ Ấn đã công nhận công trình của họ và trợ giúp.


Ngoài chuyện đó, Bunker đã nghiên cứu và giúp dân làng khai thác những kinh nghiệm từ ông cha để lại, nghĩ ra một cách hứng nước mưa vào những thùng thật lớn để dùng cho cả năm. Các bà mẹ không phải đi bộ cả chục cây số để đội nước lấy từ lòng đất, có khi rất dơ bẩn, về làng nữa. Anh tổ chức các buổi học công cộng dùng hình nộm để dạy nghề cho mọi người : những hình nộm đó được tạo ra bằng các tập giấy cũ của Nhà Ngân Hàng Thế Giới ! Vậy anh đã đến với nhà băng này qua một con đường khác, không như cha mẹ đã ao ước cho anh!

Các cố gắng và thành công của anh làm anh trở nên một con người luôn luôn vui vẻ, nhìn mặt là thấy rất hạnh phúc. Dĩ nhiên anh đã trở về nhà làm hòa với gia đình. Và cha mẹ anh rất hãnh diện về đứa con.

Câu chuyện trên là một trường hợp đặc biệt và rất hiếm hoi. Nếu bạn kiểm điểm thì thấy mọi đặc tính, 1-7, của lòng vị tha đã được thể hiện trong thí dụ này. Quả thật anh Bunker đã « làm » việc tốt cho người khác. Thiện ý của anh đã rõ ràng từ bước đầu. Ở đây, giúp người khác, anh đã trả một giá rất đắt : tuổi trẻ và cuộc đời anh. Các việc làm của anh kéo dài 40 năm trời. Anh không hề muốn được trả ơn lại, vì những người nghèo bên Ấn Độ có gì mà trả anh được. Anh rất công phu tìm hiểu cảnh sống của họ và anh có đủ hiểu biết thông minh để học và dạy họ dựng các tấm bảng làm ra điện từ ánh sáng mặt trời và nhiều việc khác. Anh giúp người nghèo xứ Ấn và người nghèo các xứ chung quanh, không hề phân biệt thân phận của những người đã nhận sự giúp đỡ của anh.

5. Đánh giá và bồi dưỡng lòng vị tha. Chắc các bạn cũng như tôi đã thấy rất nhiều tấm lòng vị tha trong xã hội quanh mình. Có thể phần lớn đó chỉ là những chuyện nhỏ, không thể so sánh với một đời vị tha của ông Bunker, nhưng cũng rất đáng kính trọng.
Bảng các điều 1-8 ở trên giúp cho mình nhận xét và tu tập. Nhìn công việc của người khác mình có thể âm thầm đánh giá. Khi đó mình phải rộng lượng và khuyến khích. Chuyện họ làm có « đủ tư cách để được coi là lòng vị tha hay không » không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là có thiện ý và làm điều tốt cho người khác. Còn khi xét về việc chính mình làm thì những điều 1-8 kể trên cho mình thấy việc mình làm đã đi đến đâu, còn thiếu khía cạnh gì, để học chữ khiêm tốn, và cố gắng thêm.

Tôi đã được chứng kiến rất nhiều tấm lòng vị tha. Nhưng xin cố ý kể một chuyện rất nhỏ. Chuyện xưa rồi. Hồi đó, tôi có một người bạn di cư sang đây sau 75, tìm được việc làm « khuân vác » trong một nhà thương. Buổi chiều đi chơi với nhau, tôi thấy anh có một cái túi nhỏ, dành để một số đồng một quan. Gặp người nghèo, anh cho họ một đồng. Anh nói : « Tao mới khám phá ra là buổi tối họ muốn vào trong các nhà trú dành cho người nghèo. Muốn vào đó, họ phải trả một đồng. Nhà trú đòi như vậy cốt ý là muốn giữ thể diện cho người nghèo. Khi họ phải dành một đồng để trả bữa cơm tối và được ngủ một đêm, họ tự đến một cách thư thản, coi là đã trả tiền chứ không ăn xin. Vì thế nhiều người đến hơn, và những người đến hành sự tử tế hơn, ăn ở sạch sẽ hơn ». Các bạn thấy nhà trú này đã nghiên cứu tâm lý những người nghèo và tìm cách tôn trọng họ (đó là điểm 5 đã nói ở trên)
Qua nhiều năm anh bạn tôi vẫn … tiếp tục nghèo và vẫn… tiếp tục sống vất vả. Nhưng anh vẫn vui vẻ… tiếp tục chăm chú làm những việc nhỏ bé như vậy. Anh thật là một người có lòng vị tha.
Lòng vị tha không bắt buộc phải làm những chuyện to lớn. Cần nhất là có một tấm lòng.

Vi Tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
*Matthieu Ricard : Plaidoyer pour l'altruisme. NIL. 2013.

(M Ricard đã bỏ ra 5 năm dày công viết quyển sách này. Quyển sách dày trên 900 trang, với một số tài liệu khổng lồ để đọc thêm. Riêng phần danh sách các tài liệu ông thu thập đã dày 146 trang, trong đó 36 trang là danh sách các quyển sách ông đã đọc. Tôi mới đọc đoạn đầu. Sẽ đọc và xin viết tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 112077)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12986)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6290)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
28/06/2018(Xem: 6347)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
25/06/2018(Xem: 6807)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
18/06/2018(Xem: 7884)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 25419)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 28066)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6731)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 88151)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]