Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Thêm Một Vị Đại Đệ Tử

15/03/201406:21(Xem: 27434)
40. Thêm Một Vị Đại Đệ Tử
Mot cuoc doi bia 02

Thêm Một Vị Đại Đệ Tử





Nhắc lại chuyện đức Phật, sau khi độ cho chàng thanh niên nô lệ xuất gia, ngài và hội chúng tiếp tục bộ hành về phương nam. Chẳng có việc gì phải gấp gáp nên mỗi ngày chỉ đi chừng hơn một do-tuần. Vượt qua từng thị trấn, từng làng mạc... rồi hội chúng đi dọc bên này bờ sông Sadānīra có dân cư đông đúc, nhà cửa tươm tất, nếp sống phồn vinh. Chừng mươi hôm sau, gần đến sông Gaṅgā thì đức Phật rẽ trái, theo con đường nhỏ, men theo dãy núi đá vôi rồi vào một khu rừng im mát để độ ngọ và nghỉ trưa.

Buổi chiều, thấy đức Phật vẫn chưa tính chuyện lên đường, tôn giả Sāriputta đến gần bên thưa hỏi:

- Dường như đức Thế Tôn cố ý chờ đợi một người?

- Phải đấy, này Sāriputta! Như Lai chờ đợi một người khá quan trọng cho giáo pháp!

- Xin đức Thế Tôn cho đệ tử được nghe?

Rồi đức Phật nói về gốc gác Kaccāyana cho tôn giả Sāriputta nghe. Sau đó, tôn giả đã kể lại cho đại chúng rằng: “Có một tiểu quốc tên là Avanti (A-bàn-đề), kinh thành là Ujjenī. Vị quốc sư của nước này có bà vợ chính là em gái của đạo sĩ Asita, người đoán tướng cho thái tử Siddhattha thuở đản sanh, là ba mươi lăm năm sau, ngài sẽ đắc quả vị Chánh Đẳng Giác. Trước khi hóa sanh vào cõi trời phi tưởng, đạo sĩ căn dặn vợ chồng quốc sư rằng: “Sau này, nếu có con trai phải cho xuất gia làm đạo sĩ. Lúc nào nghe tin trên thế gian có một vị Phật ra đời thì đấy chính là thái tử Siddhattha Gotama, con của đức vua Suddhodana, vương quốc Sākya - hãy tìm đến mà quy giáo với Người! Chính ta cũng rất tiếc là không được quỳ bên chân đức Chánh Đẳng Giác để nghe về giáo pháp Bất Tử ấy!” Thời gian sau, họ có hai người con trai đều thông minh, tuấn tú, học hành thông đạt nên được đức vua đặc biệt yêu mến. Người con trai út tên là Kaccāyana, dù sinh sau đẻ muộn nhưng cái gì cũng giỏi, cũng vượt trội hơn anh. Ngoài ra, chàng có nước da vàng sáng, mịn màng và tinh sạch như cánh sen nên ai cũng trầm trồ chiêm ngưỡng. Lớn lên, cha mẹ chàng vẫn còn nhớ đinh ninh lời dạy bảo của ông anh đạo sĩ Asita hiền thiện, nhưng ông bà thấy hai con tương lai đều sáng sủa nên mãi chần chờ, lần lữa! Lúc Kaccāyana vừa chẵn tuổi hai mươi thì chàng đã nắm vững, nắm chắc mọi sở học cần thiết của một thanh niên bà-la-môn chơn chính. Đặc biệt, Kaccāyana đam mê và nghiên cứu sâu về triết đạo học nên chàng xin cha mẹ cho được xuất gia làm một đạo sĩ du phương! Đến lúc này thì ông bà quốc sư đành phải kể lại sự thật về ước nguyện, di huấn xưa của đạo sĩ Asita cho Kaccāyana nghe. Thế rồi, từ đó, Kaccāyana như cánh chim trời, lang thang từ nước này sang nước khác để tầm sư học đạo. Kaccāyana luôn tra vấn, thao thức; và chàng cũng không dễ dàng chấp nhận một đời đạo sĩ dung tục, tầm thường với những tri thức, luận giải từ chân lý có sẵn ngàn đời. Chính vì lý do này mà chàng cứ đi mãi, học hỏi mãi mà không chịu lưu trú ở đạo tràng nào lâu. Ngọn lửa tri thức nung đốt, đẩy chàng ta-bà khắp các tiểu quốc miền nam rồi miền bắc, tây bắc, đến tận Himalaya. Mười năm sau, chàng đã nổi tiếng khắp nơi về khả năng nghị luận biện tài. Ai cũng kính phục, kính trọng chàng; nhưng tự thân, cõi lòng Kaccāyana vẫn bất an. Trở lại quê nhà thì cha mẹ đã già yếu và ông anh trai đã được vua phong làm quốc sư với địa vị vững chắc và danh vọng lẫy lừng. Lúc đức Phật chuyển pháp ở Vườn Nai, Isipatana thì Kaccāyana đã hay tin nhưng chàng chưa thể rời chân đi được vì chàng muốn ở nhà ít năm để cho hai thân được vui sau mười năm xa cách. Tuy nhiên, Kaccāyana vẫn không được yên vì danh tiếng của chàng đã làm cho rất nhiều đạo sĩ tìm đến, kẻ đòi chiến luận, kẻ muốn học hỏi... Lúc này thì Kaccāyana đã chán ngấy cái trò chơi phù phiếm của chữ nghĩa và miệng lưỡi nên chàng đã đóng cửa không tiếp khách suốt mấy năm trường. Thấy cũng không yên, Kaccāyana làm một chòi tre nhỏ ở trong rừng vắng, thỉnh thoảng viếng thăm cha mẹ một chút, lại đi. Nhiều lần đức vua Pajjota triệu Kaccāyana vào chầu để đàm đạo, ngài rất ngưỡng mộ trí thức bác học và lối nghị luận sắc bén của chàng. Ông anh của Kaccāyana, bây giờ là vị tân quốc sư cũng nhiều lần thuyết phục chàng ở lại để làm quan đương triều. Riêng cha mẹ Kaccāyana thì không có ý kiến gì, tuy nhiên, có nhẹ nhàng nhắc lại lời hứa thuở trước! Hôm ấy, khi biết ý định của đức vua là muốn phong quan tước và gả công chúa cho thì Kaccāyana biết là chàng không thể ở nhà được nữa rồi. Vậy là chàng lại ra đi theo tiếng gọi sông hồ sau nhiều năm biệt tích! Kaccāyana nghe lời căn dặn của đạo sĩ Asita, của cha mẹ nên đi tìm đức Phật nhưng chàng không nôn nóng, không vội vã. Trên đường đi, dưới gốc đa già, bên một bến nước vắng hay cạnh một chiếc cầu nhỏ sang sông... Kaccāyana gặp và đàm đạo với các vị sa-môn áo vàng. Thi thoảng thôi, chứ chàng chỉ thích lắng nghe và nhìn ngắm nhiều hơn.

“- Đúng là đức Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời thật rồi!” Hôm kia, Kaccāyana suy nghĩ như thế khi đến Vườn Nai, thấy khá nhiều cốc liêu và cả một hội chúng thanh tịnh. Chàng ở cạnh một khu rừng để quan sát các sa-môn đi trì bình khất thực, tọa thiền, kinh hành, giặt y áo, làm vệ sinh sân vườn, sàng tọa... Đâu đâu cũng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp... và nhất là ở đâu, lúc nào cũng an bình và tĩnh lặng!

Nghe tin đức Phật đang ở Kỳ Viên, chàng âm thầm từ giã Isipatana để ra đi, ngược đường lên hướng bắc..

Sớm hôm kia, không thông báo với ai, ngoại trừ tôn giả Sāriputta, đức Phật từ giã ngôi rừng, ôm bát ra đi một mình. Sau khi kiếm vật thực vừa đủ dùng, ngài men theo sông Gaṅgā theo hướng về Vườn Nai, ngồi dưới gốc cây to để độ ngọ và nghỉ trưa.

Khi đức Phật đang tọa thiền thì Kaccāyana từ hạ lưu sông Gaṅgā đi lên. Đến bên gốc cây, Kaccāyana cũng dừng chân lại, bất giác, chăm chú quan sát vị sa-môn áo vàng có tướng hảo rất quang minh! Lát sau, không dám làm kinh động, chàng nhẹ nhàng thu vén một góc để độ thực rồi tọa thiền nghỉ ngơi!

Một khắc qua đi, Kaccāyana xả thiền, chuẩn bị lên đường, liếc nhìn qua bên kia thì thấy vị sa-môn dường như còn trú sâu vào đại định; và không gian xung quanh như thấm đẫm làn khí thanh bình và mát mẻ. Ngạc nhiên quá, Kaccāyana lặng lẽ ngồi xuống. Toàn thân vị sa-môn như phát sáng, lấp lánh hào quang; rồi hào quang ấy chập chờn từng đôi một, từng vòng tròn một, ửng hiện năm sắc màu khác nhau làm lu mờ cả mặt trời ở trên cao!

Kaccāyana đang say sưa quan sát hiện tượng lạ lùng thì thấy từ phía dưới đi lên một đoàn sa-môn áo vàng, mà dẫn đầu cũng có mấy vị với tăng tướng, nghi dung đẹp đẽ và rạng rỡ không kém gì! Đến gần cội cây, họ trật y vai phải, đảnh lễ vị sa-môn rồi ngồi xuống rải rác ở xung quanh, cũng rất lặng lẽ!

Kaccāyana chợt dưng hiểu ra sự vụ, biết đích xác vị sa-môn ấy là ai; không tự chủ được mình, chàng quỳ năm vóc sát đất, không nói được một lời tiếng nào!

“- Kaccāyana! Như Lai chờ đợi ông đã lâu! Sao bây giờ ông mới đến?”

Tiếng đức Phật thoảng nhẹ bên tai Kaccāyana, chàng ấp úng:

- Bạch đức Tôn Sư! Đệ tử đã đến đây rồi!

- Ừ, ông đến rồi nhưng ông còn đi nữa không, Kaccāyana?

Câu hỏi của đức Phật làm cho Kaccāyana lúng túng, ngơ ngác. Cả hội chúng cũng không ai hiểu. Ngoại trừ tôn giả Sāriputta thì mỉm cười!

Tiếng đức Phật vọng lại mồn một bên tai Kaccāyana:

- Còn đến, còn đi là còn thời gian, tất là còn sinh tử đấy – Ông có thấy không, này Kaccāyana?

Chợt dưng, ngay giây khắc ấy, Kaccāyana đắc pháp nhãn, đặt được bàn chân đầu tiên vào giáo pháp bất tử. Chàng quỳ mọp xuống, ôm chân bụi của đức Đạo Sư:

- Tri ân đức Tôn Sư! Đệ tử đã thấy rồi! Đệ tử trở về với đức Tôn Sư, với hội chúng thanh tịnh này, đệ tử sẽ không đến và không đi nữa!

- Có chắc vậy không, Kaccāyana? Đức Phật tiếp tục pháp thoại xem thử cái thấy của chàng như thế nào – Không đến, không đi – nhưng nó có nhân, có duyên gì không, Kaccāyana?

- Có nhân thì nhân sanh, nhân diệt; có duyên thì duyên hệ duyên, duyên sở duyên - bạch đức Tôn Sư!

- Thế thì phải cắt đứt nhân, cắt đứt duyên hay sao, Kaccāyana?

- Nếu cắt đứt thì rơi vào hư vô, đoạn diệt kiến! Nếu không cắt đứt thì phó mặc cho bộc lưu, bạch đức Tôn Sư!

- Vậy thì làm thế nào để thoát ra khỏi bộc lưu(1), này Kaccāyana?

Kaccāyana lại rơi vào bế tắc. Cũng đúng thôi! Tôn giả Sāriputta tự nghĩ! Đây là những pháp thoại cao siêu, rốt ráo nhất, thù thắng nhất, mà, Kaccāyana chỉ là kẻ sơ cơ mới bước vào dòng! Dù ông ta kiến thức có thâm uyên, nghị luận có biện tài cách mấy cũng đành phải bất lực trước những câu hỏi tế nhị thuộc tuệ giải thoát, chúng không nằm trong lãnh vực kiến thức và trí năng!

Đức Phật chợt mỉm cười vì hiểu được tâm ý của người đại đệ tử:

- Hãy gỡ bí cho Kaccāyana xem nào, Sāriputta?

- Câu này đệ tử chỉ lặp lại khi đức Tôn Sư giáo giới cho một lão bà-la-môn. Đệ tử xin được nói lại đúng nguyên văn, như sau: “Như Lai không bước tới, Như Lai không dừng lại – Như Lai ra khỏi bộc lưu!”

- Vậy thế nào là bước tới? Thế nào là dừng lại - hở con trai trưởng của Như Lai?

- Vì bước tới là sẽ trôi lăn, dừng lại là sẽ chìm đắm, bạch đức Tôn Sư!

- Vậy là phải! Vậy là đúng, này Sāriputta! Rồi đức Phật nói với Kaccāyana – Còn ông, đừng suy nghĩ nữa, suy nghĩ sẽ không tới đâu! “Hãy lại đây! Này tỳ-khưu!”(1)Hôm nay, Như Lai đã chứng nhận cho ông là một vị tỳ-khưu trong giáo hội thanh tịnh rồi đấy!

Thế là Kaccāyana trở thành một vị tỳ-khưu - mặc dầu y bát và tăng tướng chưa đúng cách.

Sau đó, đức Phật giới thiệu Kaccāyana, Mahā Kaccāyana với mọi người và ngược lại. Bây giờ, Kaccāyana mới biết đến vị sa-môn đức tướng trang nghiêm, vầng trán cao sáng đối thoại với đức Phật vừa rồi chính là tôn giả Sāriputta, vị đệ nhất đại đệ tử, bậc thượng thủ của giáo hội! Chỉ thoáng nhìn, thoáng nghe vài câu, Kaccāyana sớm hiểu rằng, mọi kiến thức và khả năng biện tài của chàng sẽ không lý nghĩa gì ở trong giáo hội minh triết, của những con người minh triết như thế này! Vị thứ hai là tôn giả Ānanda, hoàng đệ của đức Phật, trông phương phi với nhiều mỹ tướng đặc thù, tỏa rạng một nhân cách hy hữu.

Khi đức Phật và hội chúng lên đường; tôn giả Ānanda thấy Kaccāyana cứ đăm chiêu, bèn mỉm cười nói:

- Rồi hiền giả sẽ biết thôi, sẽ thấy thôi! Đừng thắc mắc mà làm gì!

- Nhưng đầu óc tôi nó cứ làm việc! Nó cứ đặt câu hỏi: Làm thế nào để không dừng lại? Làm thế nào để không bước tới?

- Hãy xem nào, hiền giả! Tôn giả Ānanda cất giọng ôn nhu, điềm đạm - Đức Tôn Sư có dạy rằng, khi căn duyên trần thì có những dòng sông trôi chảy, trôi chảy rất mạnh nên nói là bộc lưu! Ví như dòng sông cảm giác, dòng sông thức tri... hiền giả có thấy thế không?

- Vâng, vâng, tôi thấy rồi!

- Thế thì đơn giản thôi! Vậy thì lúc nào cảm giác và thức tri bị đắm chìm? Lúc nào thì cảm giác và thức tri bị trôi lăn? Hiền giả hãy nhìn ngắm, hãy quan sát chúng xem nào? Hãy như lý tác ý miên mật về điều ấy để ra khỏi bộc lưu, này hiền giả!

- Vâng, vâng, tôi thấy rồi! Tri ân tôn giả!

Nghe tôn giả Ānanda giảng pháp, đức Phật và tôn giả Sāriputta đều mỉm cười, vì cách nói, cách nhìn, nội dung, cả văn phong, ngữ nghĩa... không ai dám nói là Ānanda mới chỉ đắc quả Nhập Lưu!



(1)Chỉ dòng chảy mạnh của sinh tử.

(1)“Ehi! Bhikhave!”Kinh sách nói rằng, khi đức Phật nói như thế thì vị tân tỳ-khưu tóc râu rụng sạch, có đầy đủ y bát và tám món vật dụng, trông tăng tướng trang nghiêm như một vị tỳ-khưu cao hạ! Thường thì các vị này đều đã đầy đủ ba-la-mật từ quá khứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5506)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 5237)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12756)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4412)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3597)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3483)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6478)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8305)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 10481)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10764)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]