Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Lúc Nào Thì Đức Phật Metteyya Xuất Hiện

15/03/201405:37(Xem: 30581)
24. Lúc Nào Thì Đức Phật Metteyya Xuất Hiện
Mot cuoc doi bia 02


Lúc Nào Thì Đức Phật
Metteyya Xuất Hiện





Trời đã tối mà hai hàng cư sĩ áo trắng không muốn về; chư thánh tăng thì tự tại, thản nhiên, nhưng chư phàm tăng - nhất là tân tỳ-khưu Ajita lại muốn nghe về mình nên nóng lòng cứ nhìn đức Phật, chờ đợi...

Hai vị đại đệ tử có bổn phận xin đức Phật đi ra ngoài, một số tỳ-khưu trẻ và nam cư sĩ bước theo. Lát sau, đèn đuốc khắp nơi, trong ngoài đều quang rạng...

Đức Phật nghỉ ngơi, uống nước. Mọi người kinh hành, thư giãn... Chư tăng các nơi và hai hàng cư sĩ lại tìm đến... Đức Phật lại phải tiếp tục thời pháp.

- Hiện nay – ngài nói – giáo pháp của Như Lai đang từng hồi từng bước phát triển; và còn phát triển nữa, chừng bảy nước lớn quanh lưu vực sông Gaṅgā và chừng ba mươi tiểu quốc, bộ tộc rải rác đó đây. Sau khi Như Lai nhập diệt, giáo pháp sẽ được phát triển xa rộng hơn nữa; và tuổi thọ của giáo pháp chỉ tồn tại mười ngàn năm trên thế gian này. Bắt đầu từ thời điểm ấy, ác pháp phát triển, thiện tâm của con người ngày càng lu mờ; do vậy, cứ trăm năm thì tuổi thọ con người giảm một tuổi. Với cái đà suy giảm như vậy, lúc tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi, thì năm sáu tuổi họ đã lấy vợ lấy chồng – lúc này thì con người không còn biết thiện pháp là gì, nhường cho ác pháp lên ngôi chúa tể: Người ta sống với nhau chỉ biết ác độc, bạo tàn, hung dữ, thù hận...; tìm cách chém giết nhau, đọa đày nhau. Ở đâu cũng bạo loạn, điên cuồng, lo sợ. Thành phố đổ nát, điêu tàn; làng mạc, ruộng đồng bị thiêu cháy. Toàn bộ trái đất chỉ còn một đống gạch vụn, âm ỉ lửa khói. Nhân loại trở lại thời kỳ đồ đá... Lúc sắp diệt vong thì có một số người do sợ hãi quá, tìm trốn trong rừng sâu, trong các hang động, sống đời ăn lông ở lỗ... Những kẻ sống sót tìm đến nhau, bảo với nhau rằng, ai cũng sợ hãi - vậy đừng chém giết nhau nữa! Vậy là một chút thiện pháp như mầm cải phát sanh, nó lớn dần dần. Vậy là cứ một trăm năm thì tuổi thọ con người được thêm một tuổi. Đến khi tuổi thọ của con người lên chừng năm sáu mươi tuổi là họ đã có lại làng mạc, thị thành, đời sống bắt đầu phát triển, thịnh vượng theo với thiện pháp và thiện tâm... Rồi từ đấy, thiện pháp cùng với sự phồn vinh tăng trưởng mãi, tăng trưởng mãi cho đến khi tuổi thọ con người lên đến tám mươi bốn ngàn tuổi. Đến đây thì thiện pháp và thiện tâm đến hồi cực thịnh; đời sống vật chất, tiện nghi sinh hoạt đạt được sự toàn mãn như thế giới chư thiên. Vì sung sướng quá, muốn gì có nấy, biến mục đích đời người là để mà thỏa mãn dục lạc; thế rồi, do đời sống hưởng thụ vị kỷ, một vài tâm niệm giải đãi, xấu ác bắt đầu sinh mầm – vậy là cứ hễ một trăm năm là con người lại giảm mất một tuổi. Đến khi tuổi thọ giảm xuống chừng tám vạn tuổi – lúc ấy đức Phật Metteya mới xuất hiện...

Thuở đương lai ấy, có một quốc độ cường thịnh đệ nhất, tên là Ketumatī-mahānagara – nằm tại xứ Bārāṇasī bây giờ. Kinh đô của nước này dài mười hai do-tuần, rộng bảy do-tuần - tất cả đều tiện nghi, sạch đẹp, xa hoa, tráng lệ cùng cực. Tại cung điện có một tòa lầu bằng ngọc - là y báo của một vị thiên tử Jeṭṭhanāla vừa từ cung trời Đao-lợi hạ sanh làm thái tử con vua nước Ketumatī – tên là Sankha. Sau khi nối ngôi, đức vua Sankha có một đời sống nghiêm minh, mẫu mực; chính ngài thường thọ trì bát quan trai và giáo dục muôn dân sống theo thiện pháp.

Đức vua Sankha có một vị quốc sư hiền thiện, tài đức vẹn toàn, sở học thâm uyên – tên là Subrāhm – thường cố vấn, tham mưu trong trướng và là thầy phụ đạo, dạy dỗ đức vua. Đại bồ-tát lúc ấy từ cung trời Đẩu-xuất, giáng sanh vào lòng phu nhân vị quốc sư - bà Candramukhī – tên là Vaṭṭhana. Lớn lên, vì là kiếp cuối cùng, nên Vaṭṭhana xuất gia, ngồi dưới cội cây Nāgarukkha (Long hoa - chính là cây mù u) bảy ngày rồi đắc quả Chánh Đẳng Giác. Từ đó, ngài thuyết pháp độ đời, giúp chúng sanh giác ngộ, giải thoát nhiều không xiết kể. Đức Chánh Đẳng Giác Metteyya (Di Lặc) đương lai ấy, chính là vị tân tỳ-khưu Ajita trước mặt chư vị, vừa thọ nhận bộ tam y quý giá rồi phát lời đại nguyện vô thượng làm cho cái bát của Như Lai phải rơi vào tay của ông ta vậy.

Thời pháp vén mở bức màn bí mật tương lai của đức Phật đã xác định nhân, duyên và quả rất rõ ràng nên chẳng còn ai thắc mắc gì nữa. Còn lệnh bà Gotamī nghe đến đây thì tâm tư đã hỷ mãn trọn vẹn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 22296)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 22838)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19304)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24217)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31751)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57651)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23500)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19258)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 17927)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39058)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]