Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tức giận & chịu đựng

20/02/201407:36(Xem: 8593)
Tức giận & chịu đựng

Tức Giận

Minh Niệm

Khi ta chưa thấu hiểu cơn giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi.

Cơn giận từ đâu tới

Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa. Sự thật là càng trả đũa thì cơn giận càng lớn mạnh và khiến ta càng đuối sức. Vì khi giận năng lượng trong ta bị đốt sạch, cơ thể liên tục phóng thích ra các chất kích thích adrenaline và cortisol gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, nhất là nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập. Ta sẽ rơi vào tình trạng "hôn mê tạm thời", nhìn mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi mọi hành vi của mình.

Nếu thế hệ trước, gần nhất là cha mẹ, có mgan tính nóng giận thì ra khó thoát khỏi sự trao truyền từ nhiễm sắc thể (DNA). Ta còn chịu sự "tưới tẩm" từ cách nói năng và hành động hằng ngày của họ. Môi trường lớn lên và làm việc cũng đóng góp đáng kể cho tính cách nóng giận hình thành trong ta. Sự nuông chiều và nể trọng cũng rất dễ khiến ta có thói quen muốn gì được nấy hay muốn chứng tỏ quyền lực trước mọi người, vì thế chỉ cần có chút vấn đề không là ta lập tức nổi giận ngay. Ngoài ra, ta còn bị ảnh hưởng sâu nặng bởi tâm thức xã hội, nên ta luôn cho rằng nổi giận là bản năng tự vệ của con người, nhờ nó mà người khác mới không dám uy hiếp mình. Ta còn xem đó cũng là cách giải tỏa cảm xúc để ta lấy lại sự cân bằng mỗi khi gặp điều phiền toái. Nhưng thực chất là ta đã thất bại. Ta chưa thuần phục được bản tính hơn thua cố hữu, không biết cách giãi bày sự không hài lòng một cách hiểu biết hơn và đang làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn.

Chuyển hóa cơn giận

Sau mỗi cơn giận, ta thương cảm thấy hối tiếc và ray rứt vì những phản dại dột và thấp kém của mình. Ta biết mỗi lần tức giận là mỗi lần ta đánh mất hình tượng đẹp và làm suy giảm niềm tin yêu trong mắt người khác, nên lòng cú dặn lòng sẽ không để cho cơn giận thao túng mình thêm lần nào nữa. Thế nhưng khi gặp chuyện trái nghịch, nhất là tổn hại đến quyền lợi hay danh dự, là cơn giận cứ không hẹn mà đến. Ngay lúc ấy dù được người khác nhắc nhở ta cũng gạt ngang, lý trí cũng phải đứng lặng chào thua cảm xúc. Từ thất bại này đến thất bại khác, ta dần trở nên căm ghét cơn giận của mình. Rồi có khi ta quay sang trách giận cho mẹ trao chi cái tính làm khổ mình khổ người như thế.

Thật ra, nếu hạt giống giận trong ta không được nuỗi dưỡng thường xuyên thì nó không đủ sức làm cho ta khổ. Ta đã vô tình tạo ra nó từ những điều bất như ý nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà ta không hay biết như: kẹt xe, xếp hàng mua đồ, dọi điện người thân không nhất máy, thức ăn không vừa miệng, người kia quên chào hỏi... đến những phiền toán do chính mình gây ra như: mở nhầm chìa khóa, uống nước bị bỏng miệng, trượt chân ở cầu thang, tìm mãi không ra quyển sách, hồi tưởng về quá khứ đau buồn... Nếu ta không quan sát và hóa giải bớt những phản ứng chống đối một cách âm ỉ từ những việc như thế, thì cơn giận chắc chắn sẽ hình thành như một quy luật tự nhiên. Khi nguồn năng lượng giận gần như được mạc định trong tâm thức, chỉ cần một hành động không dễ thương hay một hoàn cảnh trái ý nho nhỏ cũng đủ khiến cho nó bị kích động. Nó sẽ nhanh chóng biến thành con giận dữ dội mà chính ta cũng rất bất ngờ.

Khi phát hiện ra cơn giận đang nổi lên và sắp sửa "bung" ra thành lời nói hay hành động, ta hãy mau chóng tìm cách tách ly ra khỏi đối tượng vừa mới tác động vào cơn giận của mình. Lý tưởng nhất là ngồi trong căn phòng yên tính, hay dạo bước trên con đường râm mát. Trong trường hợp không thể thể tách rời khỏi hoàn cảnh thì ta hãy ngồi yên đó, cố gắng đừng mở lời nói thêm một câu hay một từ nào, dù ta cho đó là lời giải thích thỏa đáng. Mọi hành vì xảy ra trong cảm xúc giận hờn đều sẽ khiến ta hối tiếc sau này. Ta hãy cố quên đối tượng kia đã làm hay đã nói điều gì với ta, mà chỉ chỉ đem hết tâm ý tập trung vào hơi thở để làm lắng dịu cơn bão cảm xúc. Nếu ta đã có sẵn kỹ năng theo dõi hơi thở để định tâm thì chỉ 15 phút sao là ta sẽ vượt khỏi. Cũng như khi căn nhà của ta bất ngờ bị cháy thì ta chỉ cần lo chữa cháy để cứu lấy những tài sản quý báu bên trong, chứ đừng vội vã truy cứu hay trừng phạt kẻ mà ta đã tình nghi đã đốt nhà. Chuyện đó "hạ hồi phân giải".

Hơi thở là điểm tựa rất an toàn mỗi khi ta bị những cơn bão cảm xúc tấn công mà ta không biết phải làm sao. Tuy nhiên, nếu cứ sử dụng mãi cách này thì ta sẽ không bao giờ hiểu rõ bản chất cơn giận của mình. Koong hiểu rõ cơn giận thì muôn đời ta cũng không thể chuyển hóa được nó, sẽ mãi bị nó phiền nhiễu. Cho nên, sau khi luyện tập được thói quen nhìn lại bản thân mình mỗi khi nổi giận, thay vì tìm cách trả đũa, ta hãy dành nhiều thời gian để quan sát cơn giận của mình. Hãy chú tâm quan sát tiến trình từ khi cơn giận biểu hiện lên bề mặt ý thức, thôi thúc ra hành động, đến khi nó tan biến. Khi có kinh nghiệm, ta sẽ phát hiện ra cơn giận vốn không có thật. Nó chỉ là nguồn năng lượng được sinh ra từ vài sai sót trong sự vận hành của guồng máy tâm thức như: nhận thức sai lầm, trí tưởng tượng phóng đại, cảm xúc nhạy bén, các giác quan không được phòng hộ cẩn thận. Nên chỉ cần duy trì khả năng quan sát tiến trình ấy lâu bền, bằng thái độ không thành kiến, từ từ ta sẽ thấy rõ những gì đã tạo nên cơn giận và dễ dàng chuyển hóa nó.

Tuy nhiên, lỗi thường mác phải là ta mong muốn mình sẽ hết nóng giận ngay khi bắt đầu luyện tập. Một thói quen được hình thành trong thời gian quá dài thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Tiến trình quan sát cơn giận có thể đem tới cho ta những khó chịu bất ngờ trong giai đoạn đầu, nhưng dần dà ta sẽ quen và còn cảm thấy rất thú vị như đang xem một bộ phim hành động. Ta cứ ngồi đó quan sát cơn giận của mình nổi lên một cách tự nhiên, nhưng khác với mọi lần là ta có quan sát. Lẽ dĩ nhiên, cơn giận vẫn cứ xảy ra theo tốc độ riêng của nó và ta không có ý đuổi theo để dập tắt. Ta chỉ quan sát để thấu hiểu cơ chế hoạt động của nó như thế nào thôi. Mỗi lần quan sát sẽ cho ta một cái thấy mới mẻ về bản chất vô thường của cơn giận. Nhận thức sai lầm trong ta từ đó sẽ rơi rụng. Ta cần kiên nhẫn luyện tập để điều chỉnh lại cơ chế hoạt động của tâm thức, chứ không phải muốn trấn áp hay điều khiển cơn giận. Khi ta chưa thấu hiểu con giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi.

Có thương đừng giận

Ta cũng đừng vội thỏa mãn với kết quả thực tập ban đầu, dù ra không còn gì để giận nhưng trước nữa. Thậm chí, ta có thể mỉm cười thật tươi để nghe lời quở trách của sếp hay hành động bất cẩn của một bạn đồng nghiệp. Hãy đợi đấy! khi về đến nhà, nếu bất ngờ ta bị người thương nghi ngờ hay phán xét một cách vô căn cớ, thì cơn giận năm xưa có thể sẽ quay trở về ngay lập tức. Thế nhưng, ta lại hay biện minh rằng "có thương mới giận". Ta nghĩ đối với người dưng nước lã thì như thế nào, ta cũng mặc kệ, ta chẳng quan tâm vì họ chẳng liên quan gì đến ta. Đằng này, một người sống với ta chừng ấy năm trời, lúc nào cũng tin yêu và sẵn sàng cho họ tất cả, mà họ lại đối xử với ta như thế thì đó là sự xúc phạm rất nặng nề. Nhưng sự thật là ta đang tức tối trước những "đòn tấn công" mà ta không hề có ý thức phòng thủ. Vì ta cho rằng khi ta đã hết lòng với ai thì người đó không được quyền làm cho ta tổn thương.

Đòi hỏi một người đừng bao giờ có những lầm lỡ với ta, chỉ vì ta đã từng nâng đỡ hay hiến tặng cho họ quá nhiều thứ thì đúng là một ảo tưởng. Thử đổi lại vị trí ấy xem ta có làm như thế được không? Đời sống ngày càng nhiều áp lực, chỉ mỗi khó khăn kinh tế thôi cũng đủ khiến người khác mất hồn mất vía rồi, nên việc bỏ bể bản thân và hành động sai sót cũng rất đỗi thường tình. Nếu ta là người có hiểu biết và đang bình ổn thì hãy giúp họ tươi tỉnh lại, để họ nhận diện ra chính mình và sự mầu nhiệm của cuộc sống đang hiện hữu. Chư lẽ nào ta lại muốn quẳng tiếp vào họ cơn thịnh nộ nảy lửa để thiêu đốt họ thêm? Trừ phi không tự chủ được mình, chứ ta đừng bao giờ cố gắng giả bộ nổi giận để mong bên kia thức tỉnh và hành động đúng đắn trở lại. Không ai thích dóng nhận những cảm giác nặng nề và khó chịu cả. Dù biết mình có lỗi và không thể phản kháng ra mặt, nhưng họ sẽ rất mệt mỏi và bất mãn ta. Không cẩn thận thì cách đó có khi bị hiểu lầm là thái độ trừng phạt không thương tiếc, nên họ sẽ nuôi hận trong lòng và sẽ làm cho tinh trạng tồi tệ hơn.

Nên nhớ, phiền não vốn rất tinh tế. Nếu không có một kỹ năng quan sát thật tốt thì ta khó mà phát hiện hết sự vận hành của nó. Để rồi một ngày nào đó ta không thể ngờ cơn giận cuồng điên bỗng từ đâu tràn ra như thác lũ. Cũng do ta thường quá chủ quan tưởng mình không còn giận hờn nữa, hoặc nghĩ rằng mình chỉ giả bộ để ra uy, hay cố gắng trình diễn để lấy lòng kẻ khác, mà ta không thấy những đợt sóng tức giận đang ngấm ngầm bên trong. Mỗi ngày một chút, năng lượng giận hòn kết tinh thành một khối rất lớn mà người ta thường gọi đó lànội kết. Khối nội kết này gần như chi phối mọi hành vi của ta. Lúc nào nó cũng khiến ta cau có hay gây sự với đối tượng ấy, mặc dù họ chẳng làm gì ta cả. Hóa ra, ta đã không hiểu hết cái tâm cố chấp và chưa đủ độ lượng của mình, dù trong ý chí ta cho rằng những chuyện ấy không đáng chi cả. Thế mới biết, thấu hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm còn quan trọng hơn là dập tắt được một cơn giận.

Cho nên, khi nào ta vẫn còn quá quan trọng và luôn tìm cách nâng niu cái tôi của mình thì cơn giận sẽ vẫn còn. Trong khi đó, tình thương chính là "khắc tinh" của cơn giận.

Cơn giận cũng vô thường

Nắng bừng vỡ màn sương

Mời lên tâm tỉnh thức

Càng nhìn lại càng thương

Chịu Đựng

Minh Niệm

Nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đụng được những khó khăn lớn.

Chấp nhận để đi tới

Khi nghe bác sĩ báo tin đã bị ung thư, thông thường ta sẽ hốt hoảng và gào khóc kên: "Ồ không, không thể nào như thế được. Tôi có làm gì đâu mà phải bị ung thu. Tại sao không phải là ai khác mà lại là tôi>". Ta còn tưởng là mình không thể sống nổi khi nhận được hung tin ấy. Nhưng rồi chừng vài tuần hay vài tháng sau, ta cũng học cách chấp nhận được sự thật mình đã bị ung thư. Dù phải cần có những phương thuốc tích họp để chữa trị lâu dài nhưng tế bào ung thu đã chậm phát tán, vì ta đã tạo được năng lượng hòa thuận với chúng mà không ra sức kháng cự hay ghét bỏ nữa. Theo y khoa, tiến trình trị liệu đã bắt đầu xảy ra. Chấp nhận mình có bệnh là can đảm nhìn vào những khó khăn của cơ thể mình trong thực tại để kịp thời cứu giúp, chứ không phải là thái độ bỏ cuộc. Cũng vì chạy theo những tham vọng hay vì ý thức chủ quan mà ta đã để cho cơ thể mình xuống cấp trầm trọng. Đến khi nó không còn đủ sức để phục vụ cho ta nữa thì ta lại bực tức, trách móc và căm ghét nó. Đó là thái độ thiếu hiểu biết và thiếu tình thương với chính mình.

Có nhiều người tỏ ra rất tự tin khi tuyên bố: "Tôi không bao giờ chấp nhận thất bại". Đó là lời tuyên bố rất ngây thơ, vì không ai mà không từng thất bại dù họ đang rất thành công. Nên nhớ, những điều kiện đưa tới sự thành công có khi nằm ngoài tầm tay, ta không thể cưỡng ép nó đến với ta khi ta chưa tìm ra sự liên kết đúng đắn. Tất nhiên, cảm giác thất bại rất khó chịu. Ta vừa mất mát những gì mà mình hết lòng đầu tư, vừa tỏ ra bình thản trước mọi người. Nhưng tất cả sức ép đó đều do chính ta tạo ra. Nếu ta biết nhìn đúng đắn và khoáng đạt hơn về vị trí của mình và bản chất của đời sống thì chắc chắn ta sẽ bớt ép uổng mình phải như thế này hay thế kia. Như khi ta phạm lỗi, dù đã được người ấy tha thứ, nhưng ta lại không chấp nhận bản thân mình. Ta không thể nào tin nổi một người có hiểu biết vững chãi như ta mà lại vướng vào lỗi lầm không đáng ấy, nên ta căm ghét và muốn trừng phạt nó. Cũng bởi vì ta áp đặt mình phải luôn hoàn hảo, trong khi bản thân còn rất nhiều chỗ yếu kém cần được ta nhìn nhận và chăm sóc. Chấp nhận yếu kém là trung thực với chính mình, là vượt qua được những thói quen đặt để hay sự đối phó không cần thiết.

Khi ta đã luyện tập được thói quen chấp nhận những yếu kém của chính mình, chấp nhận được những điều không như ý xảy ra theo nguyên tắc nhân quả và duyến sinh của cuộc sống, thì ta cũng sẽ dễ dàng chấp nhận những vụng về và lầm lỡ của kẻ khác. Nhìn lại, ta thấy phần lớn lý do không chấp nhận của ta chỉ vì ta thấy người kia không còn gì hay ho để cho ta hưởng thụ, hoặc ta không muốn sự xấu xa của họ làm ảnh hưởng đến danh dự của mình. Chứ không phải vì ta muốn giúp họ cố gắng để tiến bộ hơn như ta giải thích. Nếu ta thật lòng vì cuộc đời họ thì sự chấp nhận kia không phải là thái độ dung dưỡng cho thói hư tật xấu. Trái lại, nó còn giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua bản thân. Vì họ thấy mình vẫn còn giá trị trong mắt người thương và họ còn tin tưởng tình thương chân thật luôn vượt ra khỏi sự sòng phẳng. Nên dù ta có chấp nhận hay không chấp nhận thì sự thật vẫn cứ diễn ra theo tiến trình của nó. Nếu chọn lựa thái độ chấp nhận, không tiếp tục tránh né hay chống đối nữa, tức là ta đã bắt tay vào tiến trình tìm hiểu sự thật và tháo gỡ. Vấn đề dù vẫn còn đó, nhưng ta không còn thấy nặng nề và khó chịu nữa. Ta sẽ đủ kiên nhẫn tìm thêm điều kiện thích hợp để giúp nó được chuyển hóa.

Khả năng chịu đựng

Tùy vào nhận thức của mỗi người và thói quen luyện tập mà khả năng chấp nhận rất khác nhau. Có những vấn đề người khác chấp nhận một cách bình thường nhưng ta lại phản kháng kịch liệt, và ngược lại. Ngay cả chính ta cũng liên tục thay đổi mức độ chấp nhận. Có những điều tưởng chừng ta không bao giờ chấp nhận, nhưng bây giờ ta lại thấy cũng được; và có những điều ta đã từng cháp nhận một cách rất dễ dàng, nhưng sau này ta lại than chịu hết nổi. Khi chấp nhận được ta thường cho rằng tại đối tượng kia dễ thương; còn khi không chấp nhận được thì ta lại đổ thừ tại ho tăng thêm mức khó chịu. Chứ ta không hề nghĩ rằng chính cơ chế tâm thức của ta đã không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Có thể nhận thức của ta đúng đắn hay lệch lạc hơn, trí tưởng tượng tạm dừng hoạt động hay phóng đại hơn, cảm xúc suy yếu hay mãnh liệt hơn, và những phiền não trong ta đã tan biến hay phát triển hon. Vì vậy, ta đừng quá tin vào sự chấp nhận hay không chấp nhận hôm nay của mình. Dù ta đang rất ổn khi thực hiện một quyết định, nhưng với thời gian thì chính ta và đối phương cũng sẽ có những chuyển biến rất bất ngờ.

Ta nên biết rằng trái tim ta luôn có khả năng chứa đựng. Trong kinh Anguttara Nikaya, đức Phật từng đưa ra hình ảnh về sự chứa đựng rất hay. Giả sử có một người lấy một vốc muối bỏ vào trong tô nước thì tô nước ấy dẽ rất mặn, đến mức không thể uống được. Nhưng nếu họ cho vốc muối ấy xuống dòng sông, dù cho cả chục ký muối, thì nước của dòng sông vẫn uống được như thường. Nước của dòng sông uống được không phải vì nó không có chứa muối. Mà vị lượng nước quá mênh mông nên với số muối ấy thì chẳng có nghĩa lý gì cả. Ai mà không có những nỗi khổ niềm đau hay khó khăn, nhưng vấn đề là trái tim mỗi người có đủ lớn để chứa đựng nó hay không. Nếu trái tim ta nhỏ mà khó khăn bên ngoài quá lớn thì tất nhiên ta sẽ không thể nào chứa đựng nổi. Một người cha quyết định từ bỏ đứa con hu hỏng vì sợ nó làm ảnh hưởng những đứa con còn lại thì không hẳn đó là một quyết định sai. Nhưng thực chất ông đã thất bại. Tình thương của người cha vốn bao la như dòng sông thì tại sao không chịu nổi nắm muốn bé nhỏ của con? Một trái tim thật sự rộng lớn thì đâu cần đòi hỏi gì thêm nơi đối tượng đang quá yếu ớt.

Ta thường hiểu lần chữ nhẫn nhụccó ý nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận. trong khi ý nghĩa của nó rất hay và rất gần gũi: chịu đựng. Chịucó nghĩa là ồng ý chấp nhận; đựngcó nghĩa là cái khả năng dung chứa. Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tô gấp chục ngàn lần, nên nó mới chứa đựng được nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói: "Có dung kẻ dưới mới là lượng trên". Người có khả năng dung chức được kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không bao giờ ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới đích thực là người lớn, người bề trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng tria stim để chứa đựng được những khó khăn lớn. Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Cuộc đòi không phải lúc nào cũng thuận lợi theo ý ta đâu. Nếu ta không chuẩn bị sẵn sàng một dung lượng trái tim khá lớn, thì sẽ có lức ta phải gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương vì khả năng chấp nhận quá yếu kém của mình.

Điều tuyệt diệu là trái tim ta có thể mở rộng tới mức vô cùng - vô lượng tâm- không có biên giới. Tam ta có thể ôm trọn trời đất này và cả vũ trụ, nếu nó phá vỡ được ranh giới của cái tôi bé nhỏ. Nhưng chẳng cần phải đi hết cả thế gian này để trải lòng ra như biển như đất thì ta mới có thể ôm hết muôn loài. Chỉ cần có thể chấp nhận bất cứ một đối tượng nào đó, thấy họ chính là một phần thân trong bản thể vô ngã của mình, thì ta sẽ không thấy mình đang cố gắng chấp nhận gì cả. Chấp nhận mà như không chấp nhận. Có khả năng chấp nhận một cách tự nhiên như thế thì ta sẽ chấp nhận được tất cả mọi đối tượng. Đạt đến trình độ này là ta đã tìm thấy được con người chân thật vĩ đại của mình. Mọi vo thương biến hoại trên cuộc đời sẽ không còn đủ sức uy hiếp ta được nữa.

Nắm muối không hề mặn

Với lượng cả dòng sông

Lỗi lầm kia bé nhỏ

Với cõi lòng mênh mông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138494)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18864)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10579)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11828)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12360)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14572)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6067)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28917)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15670)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 13442)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]