Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Nền đạo đức toàn cầu

04/07/201220:14(Xem: 9443)
Chương 2: Nền đạo đức toàn cầu
HƯỚNG ĐI CỦA ĐẠO BỤT
CHO HÒA BÌNH VÀ MÔI SINH
Thích Nhất Hạnh

Phần 1: Ý thức cộng đồng

Chương 2
Nền đạo đức toàn cầu


Tình huynh đệ là con đường cao thượng nhất,
đẹp hơn tất cả mọi chủ thuyết, mọi tín ngưỡng.

Mọi hiện tượng trong đời sống đều thay đổi và tiến hóa không ngừng. Đức Bụt của chúng ta cũng vậy. Chúng ta phải học cách quán chiếu sâu sắc để thấy rằng khổ đau của nhân loại chúng ta không giống khổ đau của thời đức Bụt, cho nên phương pháp thực tập không thể nào giống nhau. Đức Bụt trong ta, như vậy, cũng cần phải tiến hóa để thích ứng với thời đại mới.

Trong thời đại mới, đức Bụt của ta có thể sử dụng điện thoại, kể cả điện thoại di động nhưng không phải vì vậy mà ta bị lệ thuộc. Đức Bụt của thời đại mới biết bảo vệ trái đất, ngăn ngừa thiên tai, giữ gìn những cái đẹp của hành tinh mẹ, và không phí phạm thì giờ trong việc tranh chấp với người khác.

Đức Bụt của thời đại mới muốn cống hiến cho đời một nếp sống có đạo đức thật sự để mọi người và mọi loài trên trái đất có thể chung sống với nhau trong hòa bình và tình huynh đệ, biết nương vào nhau để giữ gìn môi sinh, ngăn ngừa những hành vi làm hư hoại trái đất như phá rừng, thải quá nhiều chất độc làm ô nhiễm bầu khí quyển.

Chúng ta là sự tiếp nối của Bụt, chúng ta cũng cống hiến cho đời một con đường sống chung cao quý, biết giúp nhau bảo vệ môi trường thiên nhiên, cùng nhau ngăn chặn chiến tranh, bạo động, hận thù và tuyệt vọng. Chúng ta phải giúp Bụt tiếp tục những gì Bụt đã làm cách đây 2600 năm.

Hành tinh của chúng ta có rất nhiều loại sinh vật khác nhau, mọi loài đều nương tựa vào nhau để giúp nhau tồn tại, cho nên chúng ta luôn có mặt cho nhau, chúng ta cần phải ôm lấy đất mẹ với tất cả trái tim của mình và dang rộng hai cánh tay để bảo vệ tất cả các loài sinh vật trên trái đất. Chúng ta phải là hiện thân của Bồ Tát Trì Địa, vị bồ tát giúp bảo vệ giữ gìn trái đất mà kinh Hoa Nghiêm nói đến.

Trì Địa là nguồn năng lượng đưa chúng ta trở về với nhau như một cơ thể. Ngài như một người kỹ sư, một nhà kiến trúc tạo ra không gian cho ta ở, xây những con đường và bắc những chiếc cầu nối liền từ bờ này với bờ kia để chúng ta có thể đến được với nhau. Ngài làm công tác bảo vệ môi trường, thiết lập truyền thông giữa con người và các loài sinh vật khác. Trong kinh nói rằng khi đức Bụt viếng thăm mẹ của Ngài là hoàng hậu Maya đã qua đời thì chính đức bồ tát Trì Địa đã làm đường cho Bụt đi. Mặc dù trong kinh Hoa Nghiêm không có một chương riêng nói về bồ tát Trì Địa nhưng chúng ta vẫn nhận diện được Ngài để cùng hợp tác với Ngài. Có lẽ chúng ta sẽ dành một chương riêng nói về Ngài vì trong thời đại toàn cầu hóa chúng ta rất cần đến bồ tát Trì Địa.

Khi chúng ta quán chiếu về trái cam, chúng ta thấy rằng mọi thứ trong trái cam đã cùng nhau góp mặt để làm nên trái cam. Không phải chỉ có những múi cam mới thuộc về trái cam mà cả vỏ cam và hạt cam đều thuộc về trái cam. Đó là bản chất thật của trái cam. Mọi thứ trong trái cam đều là trái cam, tuy vậy vỏ cam vẫn được gọi là vỏ cam, hạt cam vẫn là hạt cam, múi cam vẫn là múi cam, không có sự lầm lẫn. Địa cầu chúng ta cũng thế. Mặc dù cả thế giới chúng ta là một đại gia đình, nhưng người Pháp vẫn được gọi là người Pháp, người Nhật vẫn là người Nhật, phật tử vẫn là phật tử, con chiên vẫn là con chiên. Cũng như vỏ cam vẫn là vỏ cam, múi cam vẫn là múi cam. Múi cam không cần phải trở thành vỏ cam mới có thể sống hài hòa với vỏ cam.

Tuy sự thật là vậy, nhưng chúng ta muốn sống chung với nhau có hòa hợp lâu dài ta cũng cần một hướng đi chung, một nếp sống đạo đức căn bản. Nền đạo đức căn bản đó là sự thực hành năm giới theo lời Bụt dạy. Trong thời đại khủng hoảng hiện nay, sự thực hành năm giới quý báu là một điều hết sức khẩn thiết vì đó là con đường xây dựng tình huynh đệ, giúp ta hiểu nhau và thương nhau, để cùng nhau bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài trên trái đất. Năm giới là nền tảng của chánh niệm, giúp ta sống có tỉnh thức có trách nhiệm, biết chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau, cho nên không phải là phật tử mới thực hành năm giới, bởi vì năm giới không thuộc riêng một tôn giáo nào, một chủng tộc hay một học thuyết nào. Người cơ đốc giáo, người do thái giáo, người hồi giáo, người Pháp, người Nhật, người Trung Quốc hay người Mỹ… tất cả chúng ta ai cũng có thể thực hành năm giới. Khi ta sống có hiểu biết có thương yêu là ta đi theo con đường Bụt dạy dù ta không dùng một danh từ Phật học nào. Những người bạn của chúng ta là đạo Hồi, đạo Cơ Đốc, hay đạo Do Thái khi đến với chúng ta là để có dịp trở về với gốc rễ của họ để khám phá ra rằng những châu báu trong truyền thống của họ cũng tương đương với năm giới của chúng ta.

Thực hành năm giới, ta sẻ trở thành một vị Bồ tát có khả năng chế tác thương yêu, biết bảo vệ môi trường, sống hòa bình với mọi người để nuôi lớn tình huynh đệ. Chúng ta biết giữ gìn những văn hóa đẹp nước mình và cả những cái đẹp của các nền văn hóa khác. Thực hành năm giới là ta đang bước trên con đường chuyển hóa và trị liệu cho chính mình và cho cả thế giới.

NĂM GIỚI QUÝ BÁU

Thực tập giới thứ nhất ta nguyện tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài trên trái đất, ta không yểm trợ bất kỳ một hành vi nào đưa đến sự giết hại. Giới thứ hai, ta nguyện thực tập tâm bố thí, biết chia sẻ thì giờ và tài vật của ta với những kẻ thiếu thốn, và không tán thành những áp bức và bất công xã hội. Giới thứ ba, ta nguyện sống có trách nhiệm với những người ta thương, nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của ta. Giới thứ tư là thực tập ái ngữ và lắng nghe để làm vơi bớt khổ đau của người khác.

Giới thứ năm là thực tập ăn uống và tiêu thụ có chánh niệm. Đây là con đường thoát cho tình trạng khó khăn trên thế giới hiện nay. Thực tập giới thứ năm ta biết rõ cần phải tiêu thụ gì để thân tâm được khõe mạnh, ta biết giữ gìn bảo vệ sự xanh tươi của trái đất và tránh không gây tổn hại và khổ đau cho ta và người khác. Tiêu thụ có chánh niệm là con đườn trị liệu cho bản thân và cho thế giới. Nếu chúng ta cùng nhau thực tập năm giới như một đại gia đình tâm linh, chúng ta có thể tránh được vấn đề hâm nóng toàn cầu. Chúng ta phải ý thức sự có mặt của bồ tát Trì Địa trong mỗi chúng ta. Chúng ta phải là cánh tay đắc lực của bồ tát Trì Địa để hành động kịp thời.

Ta vẫn nghĩ rằng trong ta có Bụt, có Chúa, tuy nhiều người vẫn còn thấy đó là một ý niệm trừu tượng. Chúng ta vẫn chưa biết rõ Bụt là ai, Chúa là ai. Trong đạo Bụt, Bụt trong ta chính là năng lượng của Niệm, Định và Tuệ. Nguồn năng lượng này giúp ta hiểu biết thương yêu mà không kỳ thị, giúp ta duy trì niềm vui và tình đoàn kết. Những người bạn Cơ Đốc giáo thì tin rằng Đức Chúa Trời là nguồn năng lượng của Thượng Đế, ở đâu có Đức Chúa Trời, ở đó có sự trị liệu và thương yêu. Niệm, Định, Tuệ cũng thế, đó là năng lượng của Bụt, giúp ta chế tác năng lượng hiểu biết thương yêu, giúp ta biết tha thứ bao dung, nhờ vậy ta có khả năng chuyển hóa và trị liệu, nuôi dưỡng được niềm vui và hạnh phúc... Nếu ta biết sống với nguồn năng lượng này thì ta là Bụt, chưa phải là Bụt toàn giác thì cũng là Bụt ngay trong giây phút mà ta thực tập chánh niệm. Và nguồn năng lượng này sẽ tiếp tục phát triển dồi dào trong ta.

Giới thứ nhất: Bảo vệ sự sống

Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hàng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Giới thứ hai: Hạnh phúc chân thực

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng và hành động của đời sống hàng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết với khổ đau và hạnh phúc của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo chánh mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Giới thứ ba: Tình thương đích thực

Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang đến hệ lụy, đỗ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẻ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đỗ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập tứ vô lượng tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Giới thứ tư: lắng nghe và ái ngữ

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh ái ngữ và lắng nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người , làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thực, không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập chánh tinh tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

Giới thứ năm: Nuôi dưỡng và trị liệu.

Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khõe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet , phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và chung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lắp khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tánh tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trong môi trường sự sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 23096)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 23760)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19670)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24616)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32549)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58772)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 24010)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19623)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 18398)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 40023)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]