Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân nghĩa của Phật Giáo Nhân sinh.

09/04/201314:12(Xem: 5368)
Chân nghĩa của Phật Giáo Nhân sinh.

CHÂN NGHĨA CỦA
PHẬT GIÁO NHÂN SINH

Cần Dũng
Thích Nữ Nguyên Liên dịch

(Lưu học sinh Trung Quốc)

---o0o---

Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh. Nhìn chung, suốt một đời, ngoài việc nghiên cứu tinh thâm Phật pháp, dung quán thế học, tích cực đề xướng tinh thần cải cách Tăng chế ra, tinh thần và trí lực của Ðại Sư còn dùng cho những vấn đề về Phật giáo nhân sinh. Vì thế có thể thấy Ðại Sư là người hết sức quan tâm chú trọng đến vấn đề nhân sinh, cũng từ đó chúng ta thấy rõ sự quan hệ mật thiết giữa Phật giáo và nhân sinh. Trong hệ thống tư tưởng của Ðại Sư, ý chỉ hiển thích của vấn đề này trước sau đều nhất quán. Hơn nữa, đối với tinh nghĩa của Phật giáo nhân sinh, Ngài càng giải thích thì sự thể nhận của Ngài càng sâu sắc, cho nên trước khi thị tịch mấy năm, Ngài đã nói đến vấn đề này một cách cụ thể hơn, tinh tường hơn và cũng nhờ thế mà giờ đây tôi mới trực tiếp viết được về vấn đề Phật giáo nhân sinh.

Phật giáo noùi đến hai danh từ chúng sanh và nhân sinh có chỗ rộng, có chỗ hẹp. Theo nghĩa rộng là nói đến tất cả loài hữu tình trong lục đạo, mọi người đều có thể gọi là chúng sanh, ví dụ nói: “lục đạo chúng sanh”, theo nghĩa hẹp laø nói đến con người trong nhân loại, tức nhân sinh. Trời người trong cõi sắc giới tuy có hình người nhưng không được gọi là nhân sinh, vì họ là chúng sanh thuộc về thiên đạo. Tứ Thánh là người nhưng không thể xem họ là người bình thường, vì họ đã hoàn thành viên mãn tính cách của các bậc thánh, hoàn toàn không giống với hạng phàm phu hiện tại đang bị sa lầy chìm đắm trong biển sanh tử.

Như vậy, từ địa ngục, tầng thấp nhất trong thập bát giới ngược trở lên, địa vị con người may mắn nằm ở giữa, hướng lên có thể tiến đến cõi trời cho đến pháp giới tứ thánh, hướng xuống thì đọa vào bốn cảnh giới ác pháp. Con người là chủ thể thăng giáng của thiện ác, vì thế giá trị hành vi của nhân sinh là cực kỳ quan trọng. Tôi thường nghe người học Phật tự mình gọi chúng sanh, cảm giác dường như có chút gì đó quá rộng lớn, chi bằng cứ trực tiếp gọi cái ngã là con người thì thích đáng hơn. Chúng ta cần phải luôn xem mình là cá nhân mới có thể tâm tâm niệm niệm nghĩ rằng làm người là sự việc nên làm. Nếu không như vậy thì việc quán chúng sanh trên mặt ý thức phàm phu và chúng sanh trên vị thế tứ thánh sẽ có chỗ không tương thông. Khi chúng ta tự gọi là chúng sanh tức tự khinh thường thân phận mình, hoặc có thể ngu muội đến nổi khi trong đầu hiện hành bốn loại chúng sanh ác mà vẫn không biết. Có một số người tuy nói đang tu học Phật pháp mà thật sự chẳng tu hành gì cả, những người ấy được gọi là hữu danh vô thực, kết quả rơi vào cảnh giới si mê, đó gọi là người mê nói lời mộng. Lý lẽ này tuy nông cạn nhưng từ trước đến nay không hề được ai chú ý, cho nên ngày nay tôi muốn đề cập đến. Phật giáo ra đời là để phổ độ chúng sanh, ngày nay sao lại nói đến Phật giáo nhân sinh? Tôn chỉ của Phật giáo rõ ràng đã kiến lập trên tinh thần phổ độ chuùng sanh, nhưng trên mặt sự tướng mà nói, bất luận làm việc gì đều có sự trước sau, khinh trọng của nó. Nếu khinh trọng bị đảo ngược, trước sau không có trật tự sẽ làm mất đi ý nghĩa đặc thù của sự việc. Phật giáo hóa độ thế gian cũng không thể rời khỏi định luật này, trước độ nhân loại, kế đến độ chúng sanh, đó là hạn chế trong thực tế. Vì vậy tôi cho rằng trình bày rõ chân ý nghĩa của Phật giáo nhân sinh là một bước tối quan trọng trong việc phổ độ chúng sanh. Yù nghĩa này chúng ta sẽ bàn đến dưới đây.

Trước đây thường nói: địa ngục thống khổ, cõi trời khoái lạc, chỉ có nhân gian là không quá vui, không quá khổ, cho nên chúng sanh dễ dàng tu hành. Trên thực tế nhân loại thọ nhận năm dục lạc có lẽ không sánh được với người của cõi trời dục giới nhưng lại nhận chịu khổ đau gần như cảnh giới địa ngục. Sự thống khổ của nhân dân ở các quốc gia không bình thường thật sự rất thảm thương, sự khổ đau này là do thân tâm bức bách. Nghe đến cái khổ mà chúng sanh trong cảnh địa ngục thọ chịu trên thân thể đã làm chúng ta sợ hãi rồi, nhưng vì thọ khổ quá nhiều, có lúc tinh thần còn ở trong trạng thái sầu muộn tối tăm. Nhưng ở con người, tình cảm, ý chí, sự tưởng tượng và sức tranh luận rất phong phú, bén nhạy, sôi nổi, một ngày nào đó nếu bị sự công kích nghiêm khốc của ngoại cảnh, lúc đó sự thống khổ của thân thể vốn đã không tiêu mất nay cộng thêm sự khổ đau trong nội tâm càng làm cho con người khó chịu đựng hơn. Trong kinh thường nói đến việcBồ tát vì chúng sanh đau khổ mà phát tâm, là nói đến cái khổ tổng hợp của nhân loại và của chúng sanh . Tức là muốn nói với con người rằng: điều thống khổ nhất của thế giới hiện tại là ở con người, và con người muốn ra khỏi đau khổ thì điều đặc biệt khẩn thiết là phải có tâm nhàm chaùn đau khổ đó. Ðức Thế Tôn khi mới thành xong Vô Thượng Ðẳng Giác, đối tượng đầu tiên để Ngài thuyết pháp là con người, đến khi Ngài thị hiện Niết Bàn tại Ta La Song Thọ, đối tượng cuối cùng để Ngài thuyết pháp cũng là con người, điều đó chứng minh Ðức Phật vốn luôn xem trọng nhân sinh. Nếu chúng ta coi thường vấn đề nhân sinh, hướng tầm mắt đến thế giới khác là chúng ta đã xa rời thưc tế. Mặc khác, trên thực tế, chúng ta còn phải có tình cảm tốt đẹp đối với những tín đồ tôn giáo khác, không nên phân biệt. Có mộtsố người vì nội lực và ý chí quá yếu, tự xem mình quá nhỏ bé, luôn muốn buông bỏ tất cả các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, tránh né hiện thực, tầm nhìn của họ luôn hạn chế, thường không dám nhìn thẳng vào hiện thực nhân gian, tinh thần nhân sinh quan đơn độc, như vậy họ sẽ làm được gì cho nhân sinh? Người học Phật phải có khí phách, có sức sống, có chí tiến thủ và sáng tạo. Có thể nói đây là những vấn đề mà những người tu Phật hiện nay cần đặc biệt quan tâm. Chúng ta cần mở rộng tầm mắt nhìn thẳng vào hiện thựcnhân sinh, nếu không như vậy, nhãn quan của thời đại, quan điểm của thời đại sẽ tập trung để quan sát lại chúng ta; nếu chúng ta không thiết lập một phương thức ứng phó hữu hiệu thì nhất định sẽ bị nhân loại, bị xã hội đào thải.

Phật giáo xem trọng nhất là quan hệ giữa con người với thế gian, nếu bỏ vấn đề loài người sang một bên, không nói đến con người tức chúng ta không có pháp gì để nói rõ về những vấn đề của thế gian. Chỉ có con người mới có thể xử lý được thế giới này, mối an nguy của thế giới đều do con người tạo ra. Tiến lên một bước, tôi muốn nói đến việc con người có thể sáng tạo vũ trụ, đồng thời cũng có thể hủy diệt vũ trụ, điều này hoàn toàn khác với thuyết các vị thần tạo ra vũ trụ. Thần tạo ra vũ trụ là truyền thuyết vô căn cứ, nhưng con người có thể sáng tạo hoặc hủy diệt vũ trụ quả là một sự thật. Như hiện tại con người kinh sợ uy lực của bom nguyên tử vì nó đủ sức hủy diệt thế giới và thế giới đã đưa ra lời kêu gọi cấm sử dụng nguyên tử hạt nhân. Ngược lại, trên mặt sản xuất, năng lượng của tính năng nguyên tử cũng có thể dễ dàng tạo ra cho nhân loại một thế giới văn minh cao độ với sự khiêm nhươøng tốt đẹp, những thành tựu khoa học kỹ thuật đưa đến cuộc sống đầy đủ về vật chất, cơm no, áo ấm, v.v... Ðó là chứng cứ hiển thị cụ thể về năng lực của con người. Năng lực của con người quả thật rất lớn, nhưng để sử dụng nó một cách thích đáng thì cần phải học với các bậc Thánh hiền. Con người, với năng lực ấy thì việc thành Tổ, thành Phật chẳng phải là những việc khó khăn. Nếu chúng ta không làm được như vậy thì chúng ta quả là đã đi ngược lại với luân lý làm người.

Làm người, những việc không tốt thì không nên làm, cho nên Phật giáo trước tiên chủ trương cải thiện cá nhân sau đó tiến đến tịnh hóa nhân loại rồi mới đối trị nhân gian, tất cả những vấn đề khác nhau này tạo thành một số mắt xích nối thành một chuỗi, chuỗi mắt xích này lại không tách rời được con người,. Ðức Phật vì chú trọng giá trị hành vi của nhân loại, nên đặc biệt kiến lập chánh pháp nhân thừa tam quy, ngũ giới, thập thiện để hạn chế con người đi vào chỗ bất thiện. Suy xét đến vô lượng pháp môn không có pháp môn nào mà không nhắm đến nhân loại và để nói với nhân loại. Trong kinh ghi rằng khi Ðức Phật thuyết pháp viên mãn, thường thường cóvô số cư sĩ tại gia chứng được vô sanh pháp nhẫn; một số Tỳ Kheo đắc pháp nhãn tịnh, hoặc nói vô lượng thiên nhơn được hóa độ, có lúc cũng nói vô lượng chúng sanh được nhiều lơïi ích, điều này rõ ràng biểu thị Ðức Phật thuyết pháp có rộng hẹp tùy theo căn cơ ø. Trên mặt thật thể và thật nghĩa mà luận: đương cơ chúng để Phật giáo hóa độ chính là con người, cho nên Phật giáo thuộc về nhân loại (chúng đương cơ là chỉ cho người có nhân duyên thuần thục, vừa nghe giáo pháp liền có thể đắc được đạo quả. Ðại chúng nghe pháp có thể phân làm bốn loại, đương cơ chúng là một trong bốn loại đó). Ðại Sư nói: “thật tức thuyết pháp của Phật Ðà, động cơ đó rất rộng, phổ cập tất cả chúng sanh, và đối tượng trung tâm của việc thuyết pháp vẫn là nhân loại chúng sanh, cho nên cái thật của Phật pháp là Phật pháp của chúng sanh nhân loại, tất cả lý lẽ đạo đức, học thuyết mà Ðức Phật nói đều không xa rời được nhân gian”. Ngài lại nói “Phật pháp tuy không có sự tồn vong và sanh tử, nhưng dùng nhân sinh hóa hiện thực mà thích ứng hiện tại, lấy sự phát triển tồn vong của nhân loại làm trung tâm, phát khởi nghĩa Phật học khế thời khế cơ là đệ nhất nghĩa của Phật học nhân sinh”. Vấn đề nhân sinh chính là vấn đề của các sự việc con người, con người phải vì mình mà làm việc cống hiến, cũng phải vì người mà làm việc cống hiến, như vậy dưỡng thành thói quen mỹ đức liên quần và quan niệm phục vụ “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, như vậy tất cả sự việc đều có thể chung cùng thiết chế vaø giải quyết, cho nên nói Phật giáo nhân sinh là phá trừ cái ngã sở hữu, làm tiêu mất tâm lý biếng lười, tuyệt đối không tán đồng tâm lý chán ghét thế gian đi tìm sự ẩn dật ngao du ở nơi núi rừng. Phật giáo vốn xem moái liên hệ giữa cá nhân con người, nhân loại cùng nhân gian là một thể thống nhất. Hiểu được chân nghĩa của Phật giáo nhân sinh, tuy tự mình nhẫn chịu sự thống khổ của mọi người vẫn phải phấn chấn ý chí để vì mọi người loại bỏ hoạn nạn, giải trừ gian nan. Chúng ta không chấp thủ nó là ta, là cái của ta, con người tuyệt đối không nên vọng chấp vào bất cứ một điều gì, nên dưỡng thành thói quen làm việc gì cũng chí công vô tư, không coù tâm niệm mong đợi vào sự cảm ân báo đức. Như vậy, chúng ta đã thấy sự phát khởi Phật giáo nhân sinh quan trọng đến thế nào và nếu như buông bỏ nó thì sẽ ra sao...

Vẫn còn một số điều quan trọng không thể không biết đeán, một là nếu người đặt nặng vào việc tu tập trí tuệ mà thiếu lòng từ bi sẽ tự mình rơi vào cảnh giới nhị thừa tiêu cực. Hai là người xem trọng việc thiện lành ở đời mà thiếu trí tuệ, đó là tiến thối vào thiên nhân thừa. Thứ ba, người hung bạo tạo ác nghiệp, thiếu hành thiện sẽ ra vào chìm nổi trong biển khổ không có ngày ra. Phật giáo nhân sanh là để đối trị ba điều thiên lệch tai hại này. Theo Ðại Sư, hàm ý của nhân sanh được giaûi thích như sau: 1. Một đời của con người. 2. Trong tất cả chúng sanh hữu tình bao gồm nhân loại và phi nhân loại. Như vậy không thể loại bỏ tất cả hữu tình để chỉ chuyên bàn về vấn đề nhân sinh. Từ trên cho thấy, nếu thu hẹp phạm vi nhân sinh thì chỉ nói đến cá nhân; nếu nói rộng ra thì nó hàm chứa, thâu nhiếp toàn bộ nhân loại thế giới và tất cả chúng hữu tình không bỏ sót một ai. Như vậy chúng ta có thể thấy nội dung Phật giáo nhân sinh vô cùng rộng lớn và phong phú, bao hàm tất cả những vấn đề mà Phật giáo nêu ra để thảo luận. Trong đó có một điểm đáng được chúng ta chú ý nhất đó là muốn giải quyết tất cả vấn đề thì trước tiên phải bắt đầu từ vấn đề nhân sinh, nếu không, bất cứ vấn đề nào cũng đều không giải quyết được. Như vậy, vấn đề nhân sinh rõ ràng là vấn đề chiếm khối lượng lớn nhất trong các vấn đề.

Mặt khác, giữa cá nhân và nhân loại còn có vô số quan hệ trùng trùng điệp điệp, tầng tầnglớp lớp. Trong mạng lưới quan hệ này, người đối với người chỉ cho phép bện móc đan thắc vào nhau như những cuộn tơ, chẳng cho phép vì hiềm nghi không vừa ý mà cắt xé mối quan hệ đan thắc này. Hành giả thực hành đúng với tư tưởng Ðại thừa thì không nghĩ đến việc cắt đứt quan hệ bình thường giữa người với người, mà ngược lại phải thường xuyên làm cho các mối quan hệ đó sâu sắc thêm; không những không chấp nhận phá bỏ mà còn phải đưa nó trở về với chính mình. Hiểu rõ lý lẽ này chúng ta mới có thể tạo được các mối quan hệ tốt để đối đãi với nhau, không phải chỉ nghĩ cho riêng mình. Thế giới văn minh, nhaân loại tiến hóa, xã hội trật tự... tất cả đều đến từ trong quan hệ được điều chỉnh tốt đẹp giữa người với nhau. Chúng ta đã sống trong mạng lưới quan hệ thì nên đem hết lòng chân thật để làm người, dùng hết sức mình để làm việc tốt, làm người tốt. Những việc này mới nhìn tưởng chừng như dễ dàng bình thường, nhưng thật sự đó là một công phu cơ bản phải được đảm đương bằng sức lực và tâm lực, nghiêng nặng về mặt dụng tâm và nếu vận dụng không khéo sẽ rơi vào trường họp:“sai một li đi một dặm”, đây là điểm đặc biệt cần chú ý của người học Phật.

Người vì thể diện che dấu khuyết điểm, đây dường như chỉ là cá nhân tự xem mình là người, nhìn người khác cũng là người, xem mình và người như nhau, dùng phương thức hợp lý để phán xét mình và người, để mọi người trong mặt sinh lý đều sống với sự thể hiện hòa nhã vui vẻ. Ðiều này dường như giống với tư tưởng thân cận gần guĩ đưa đến yêu thương dân, thương yêu dân đi đến yêu thương vật của Nho gia, nhưng một bên là quán về ân nghĩa rất có khuôn phép chừng mực, một bên là quán về tính đồng thể như nhau vốn không có sai biệt của pháp giới chuùng sanh. Là người thì phải ứng xử tốt với nhau, đối với mọi việc và mọi vật cũng cần có thái độ xử lý tốt. Sở dĩ Phật giáo xem nhân sinh quan trọng như vậy vì việc mà nhân loại cần đối diện chính là thế giới hiện thưïc của mọi sự mọi việc. Con người luôn muốn khống chế tự nhiên, áp bức chúng sanh khác (động vật và loài người), tạo nên sự bất ổn định cho cuộc sống. Cấm sát sanh, một trong những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo, laø để bảo hộ sự sống triệt để, việc đề xướng đạo đức nhân thừa như ngũ giới, thập thiện cũng là để phát huy tinh thần này. Nếu đạo đức nhân thừa được phát huy rộng rãi, tự nhiên nhân loại sẽ có hành vi đạo đức tốt đối vớimuôn loài. Tuy nói: “tâm - Phật - chúng sanh, tam vô sai biệt”, nhưng giả sử chúng ta khuyết thiếu đi đức tính trí năng tương đối thì không thể cống hiến được gì cho nhân loại, cũng không làm được gì có lợi ích cho chuùng sanh, nếu có nói đến việc cống hiến thì cũng chỉ là nói suông, nói lời viển vông, không bổ ích cho thực tế. Phật giáo nhân sinh tuy là lấy nhân loại làm đối tượng chủ yếu để dẫn dạy, nhưng khác với tư tưởng tâm thuyết: về mặt lý luận Phật giáo chủ trương các loài hữu tình đều có khả năng thành Phật, còn tư tưởng tâm thuyết chủ trương vạn vật đều vì người mà sáng chế thiết lập.

Trong Kinh nói: “chư Phật đều thành Phật ngay tại thế gian này, không vị Phật nào thành Phật ở cõi trời. Ðức Phật được sinh ra ở nhân gian và thành Phật tại nhân gian, điều này rõ ràng muốn nhấn mạnh Ngài ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên đó là muốn cứu độ chúng sanh mà thành Phật. Ðiểm đặc biệt hơn nữa là Ngài cũng như chúng ta đều là một con người, từ bậc phàm phu khởi phát đại tâm hành Bồ tát đạo rồi thẳng đến đạo quả vô thượng; ở giai đoạn giữa Ngài không trải qua giai đoạn chứng thiên thừa, nhị thừa. Ðại Sư nói sơ lược về tư tưởng này như sau: “ngưỡng chỉ duy Phật Ðà, hoàn thành tại nhân cách” (nương tựa vào Ðức Phật thì hoàn thành ở nhân cách). Chúng ta cũng thường nghe nói câu “ba đời thaønh Phật, một đời viên chứng” “tức thân thành Phật”, tức chỉ mong cầu mau chứng thành Phật. Chỗ này vốn không giống với việc không tính toán thời kiếp, không sợ khổ nạn, công phu đến mức thì Bồ Ðề đạo quả viên mãn tự chứng thành. Như vậy, qua những gì đã trình bày, tinh thần của Phật giáo nhân sanh dũng mạnh, kiên nghị như thế nào; nội dung của nó tiềm tàng sâu rộng ra sao, chúng ta ít nhiều đã có khái niệm về nó.

Vấn đề Phật giáo nhân sinh sau khi được Ðại Sư rút tỉa từ trong kinh ra, trong nhất thời dường như đã làm tăng thêm sức sống mới vô cùng phong phú cho giới tư tưởng Phật giáo Trung Quốc. Sau khi Ngài nhập diệt, tư tưởng này tiếp tục hoằng truyền, và có nhiều người đã hướng đến phương diện này để hoằng dương chánh pháp. Hiện tại, giới tư tưởng gia của Trung Quốc có người phê bình Phật giáo không coi trọng con người. Lời của họ bất luận đúng hay không vẫn thúc đaåy giới học thuật và giới tư tưởng dấy lên tư trào phản đối Phật giáo. Chúng ta hãy nên cảnh giác với những nhà tư tưởng lý học biến tướng đã phục sinh, họ nói vấn đề Phật giáo không coi trọng con người, chẳng lẽ ngươøi học Phật chúng ta không có chút tâm huyết gì đành cam tâm chịu sự bài xích đó sao? Nói một cách bình tĩnh, tôi cũng cảm thấy một số đệ tử tín đồ Phật giáo thích sống cảnh núi rừng, chỉ chuyên lo thành tựu giới đức cho chính mình và điều đó đã trở thành thói quen. Còn một số người ở cửa thiền môn sống nếp sống hỗn độn, tập đoàn Tăng chúng hằng ngày chỉ biết lấy việc xướng tụng làm việc của mình, chẳng màng quan tâm đến bất cứ vieäc thế sự nào khác, càng không chú tâm đến vấn đề Phật giáo nhân sinh. Nếu chúng ta như vậy thì làm sao có thể trách mọi người đã công kích chúng ta? Ðể tránh điều này, chúng ta nên cực lực đề xướng tinh thần Phật giáo nhân sinh để mọi người thấy được giá trị chánh pháp của Ðức Thế Tôn, những giá trị mang tính thời đai, cần thiết cho hôm nay và ngay tại thế gian này.

Cuối cùng, tôi xin dẫn trích lời di huấn của Ðại Sư để kết thúc bài viết này: “người học Phật pháp nếu không thâm hiểu Phật giáo nhân sinh thì dù có đọc thiên kinh vạn quyển, bàn bạc thảo luận gì đi nữa thì cũng chỉ đồng nghĩa với mua hộp trả ngọc”.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1758)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4434)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3874)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7891)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9665)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 17335)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 15267)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 3506)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 5089)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 11704)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com