Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Hấp Hối

29/12/201112:00(Xem: 6306)
09. Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Hấp Hối
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Hoang Phong biên soạn và chuyển ngữ
(ấn bản thứ hai)

LÀM THẾ NÀOĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI HẤP HỐI
Dagpo Rimpoché
(Hoang Phong chuyển ngữ)


dagpo-rinpoche-03Dướiđây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart

Tôi rất vui mừng khi được hội ngộ với quý vị hôm nay, đượcgặp lại các bạn cũ và làm quen với các bạn mới. Tôi cảm thấy sung sướng khôngphải chỉ được hội ngộ mà vì đây là một dịp may hiếm có. Chúng ta gặp nhau để cùnghọc hỏi những lời giáo huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thật vậy gặp gỡ để cùngnhau suy tư về một chủ đề chung như thế này quả thật là hiếm hoi. Hơn nữa chúngta đến đây, mỗi người từ một phương trời, từ nhiều quốc gia khác nhau, hình nhưcó hai người Tây tạng , rất nhiều người Pháp, ngoài ra lại còn có một hay haingười Thụy sĩ và vài người bạn đến từ Mỹ. Mặc dù thấm nhuần các nền văn hóa khácnhau nhưng chúng ta vẫn có thể ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ và trao đổi kiếnthức, và biết đâu cũng sẽ có thể giúp đỡ lẫn nhau để cho mỗi người trong chúngta có thể trở nên phong phú hơn.

Thật vậy mỗi khi phân tích các nguyên nhân gây ra sự xungđột dù là trong gia đình hay giữa các quốc gia thì thường người ta vẫn thấy chúngphát sinh từ một nguồn gốc tương tự như nhau : đó là sự hiểu lầm và nghi kỵ. Trongkhi đó thì các yếu tố giúp tìm hiểu nhau lại không thiếu. Chỉ vì thiếu kính trọngnhau nên không thể nào hợp tác với nhau. Một khi đã quả quyết rằng mình hoàntoàn nắm vững sự thật thì người ta lại tìm cách đem "sự thật" ấy mà ápđặt lên người khác. Để tránh mọi khó khăn thì có lẽ cách tốt nhất là ngồi lại vớinhau, mang các quan điểm ra để so sánh và thảo luận và nhất là phải để cho mỗingười được quyền phát biểu. Không phải họp nhau lại để tuyên bố : "Tôi cólý, tất cả các người đều sai". Trước hết phải chấp nhận nguyên tắc là mỗingười đều có quyền phát biểu quan điểm của mình. Sau đó thì tổng kết lại cẩn thậntìm xem ai đưa ra nhiều luận cứ có thể chấp nhận được và tự xét xem mình có thểđứng vào phía của người ấy hay không.

Chúng ta đại diện cho nhiều truyền thống văn hóa khácnhau, tôi là một người Tây tạng đại diện cho văn hóa Á châu và nhất là dưới nhãnhiệu Phật giáo. Tại Pháp thì hầu hết mọi người đại diện cho văn hóa Tây phương.Mỗi nền văn minh đều có những góc cạnh phong phú khác nhau. Phật giáo là con đườngtâm linh thật đa dạng và sâu rộng. Văn hóa Tây phương cũng lâu đời và phong phú.Nền văn hóa ấy cũng đã mang lại một gia tài đồ sộ có thể nói là không ước lượngđược về khoa học và kỹ thuật tân tiến. Vì thế chúng ta hãy trao đổi và trình bàyvới nhau những nét đặc thù của mỗi nền văn hóa, đấy là một cách giúp cho tất cảmọi người đều được thừa hưởng.

Khi so sánh giữa các nền văn hóa, người ta sẽ nhận thấy mộtđiều thật đáng ngạc nhiên là giữa Phật giáo bắt nguồn từ lâu đời và nền khoa họctân tiến ngày nay, cả hai đều cho thấy nhiều điểm tương đồng. Chẳng qua là vì cảhai đều sử dụng những phương pháp tiếp cận rất gần nhau, đó là các phương pháp phângiải để khám phá bản chất của hiện thực. Nếu sử dụng phương pháp giống nhau thìtất nhiên kết quả cũng phải giống nhau.

Khi so sánh một tôn giáo chẳng hạn như Phật giáo với cáctôn giáo Tây phương, người ta sẽ nhận thấy những điểm tương đồng và đương nhiêncũng phải có những khác biệt và còn có thể nói là trái ngược hẳn nhau nữa.

Trước hết hãy nêu lên các điểm tương đồng. Tìm hiểu nhữngđiểm tương đồng là một chủ ý tốt nhưng xin đừng bám víu vào đấy vì tiếp theo đócòn phải xét đến những điểm đối nghịch và tương khắc với nhau nữa. Khía cạnh nàysẽ thú vị hơn rất nhiều, dù sao đi nữa cũng còn tùy thuộc vào thái độ của từng người.Nếu ta nói rằng : "Thật hoàn toàn khác biệt nhau, không có gì để hòa đồng"và rồi mỗi người cứ khăng khăng giữ quan điểm của mình như thế sẽ chẳng mang lạimột chút lợi ích gì. Ngược lại nếu ta nói rằng : "Trên một số quan điểm nàođó chúng ta công nhận là có sự tương phản, nhưng phải tìm hiểu tại sao lại cónhững sự tương phản như thế ?". Khitìm hiểu sâu xa hơn chúng ta sẽ nhận thấy tuy là có một số khái niệm có vẻ tráingược nhau nhưng chủ đích lại mang những nét tương tợ nhau. Nói một cách khác,mặc dù các đề xuất có tương phản, nhưng mục đích thì giống nhau : đó là sự xoadịu khổ đau cho con người, giúp đỡ con người vượt lên khó khăn để được hạnh phúchơn.

Nếu nhìn các tôn giáo như là một phương tiện giúp con ngườithăng tiến, tự cải thiện lấy mình hầumang lại hạnh phúc cho mình thì luôn luôn chúng ta sẽ thấy có sự hòa hợp. Tuynhiên nếu chấp nhận chủ đích của các tôn giáo không khác biệt nhau nhiều thì mặtkhác cũng đừng quên là các tôn giáo đã được hình thành vào những thời đại khácnhau trong những vùng địa lý khác nhau. Vì thế cần phải uyển chuyển để thích ứngchúng với các tập thể xã hội khác nhau. Tóm lại tôn giáo bắt buộc phải đưa ranhững phương pháp phù hợp với khả năng của con người hiện đại và các xu hướng chungvề văn hóa và xã hội tân tiến, vượt lên trên những khác biệt mang tính cách bềngoài.

Tôn giáo bành trướng khắp nơi. Phật giáo được truyền bá sanghầu hết các nước Á châu, Thiên chúa giáo thì phát triển trong các nước Tây phương.Tình trạng đó giữ nguyên như thế trong nhiều thế kỷ. Thế rồi bối cảnh ấy biếnchuyển một một cách đột ngột. Các phương tiện lưu thông tân tiến mà cách nay vàithập niên không có ai ngờ được, đã làm biến đổi cả thế giới này, gần như khôngcòn một biên giới thật sự nào nữa. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự giaotiếp đang phát triển rất nhanh. Thật là một điều đáng tiếc nếu chúng ta sống trongmột bối cảnh khác hẳn với với bối cảnh của nhiều thế kỷ trước mà lại thốt lên :"Tôi sinh ra tại một xứ nào đó, xứ ấy có một nền văn hóa như thế này, chỉcó tôi là biết hết sự thật chẳng có ai có đủ khả năng mang lại cho tôi thêm bấtcứ một điều gì mới lạ". Thốt lên như thế có nghĩa là ta cắt đứt tất cả mọicơ hội giúp cho nhau học hỏi thêm.

Tuy nhiên nếu chủ trương như thế có nghĩa là phải pha trộnvới nhau, phải trộn lẫn tất cả các tôn giáo hay không? Nhất định là không. Mỗitôn giáo là một hệ thống trọn vẹn. Vì thế trên cương vị cá nhân, ta cũng nên tìmhiểu xem tôn giáo nào thích hợp với mình nhất, con đường tâm linh nào có đủ khảnăng giúp mình thăng tiến. Trong khi đó cũng nên nghĩ đến người khác tức là nênsuy nghĩ như thế này : "Các con đường tâm linh đó không thích hợp với tôi- ít ra là trong lúc này. Tuy nhiên chúng cũng có thể giúp ích cho nhiều ngườikhác, mang lại hạnh phúc cho một số người nào đó, giúp họ phát huy được một sốphẩm tính nào đó. Như thế là cũng đủ để cho tôi kính trọng". Mỗi tôn giáođều đưa ra những phương pháp riêng, những kỹ thuật đặc thù, vì thế cũng phải chọnlựa các kỹ thuật nào hữu ích cho mình.

Chỉ cần nhìn chung quanh để thấy những gì tốt nhất trongcác nền văn hóa và các nền văn minh khác nhau mà tha hồ lựa chọn. Có thể nói làchúng ta đang sống trong một thế hệ thật ưu đãi.

Chính trong chiềuhướng đó chúng ta sẽ cố tìm mọi cách để giúp đỡ những người hấp hối.

Khi đề cập đến chúng sinh năng động, dù là con người hay bấtkể là chúng sinh nào, thì tất cả cũng là những cá thể được sinh ra, và trên nguyêntắc thì sinh ra có nghĩa là sẽ chết.

Nếu như có một chủ đề đáng cho chúng ta mang ra thảo luậnthì nhất định đấy là chủ đề vừa được nêu lên. Trên bình diện tổng quát bất cứ mộtgiây phút nào trong cuộc sống cũng đều hệ trọng như nhau, tuy nhiên có một giâyphút mà chúng ta không có cách gì để tránh né được, giây phút đó thật then chốt, đấy là giây phút mà cái chết xảy ra. Vì thế những giây phút cuối cùng trongcuộc sống thật quan trọng và ta nên sử dụng nó một cách thiết thực nhất.Điều nàythật hiển nhiên đối với những người tin vào một tôn giáo nào đó. Tuy thếđối vớinhững người không theo một tôn giáo nào cả thì những phút giây cuối cùngcũng sẽthật hệ trọng đối với họ.

Tại sao chúng ta lại có thể khẳng định như thế ? Hãy nêulên thí dụ về một người không tôn giáo. Người này nghĩ rằng cuộc sống chỉ vỏn vẹncó thế, chỉ giản dị có một cuộc sống duy nhất là cuộc đời mà họ đang sống họ khôngbao giờ nghĩ đến chuyện tái sinh. Không phải không nghĩ đến thì giây phút cuốicùng của họ cũng không đáng quan tâm. Những giây phút cuối cùng trong cuộc sốngluôn là những giây phút thật tinh tế và hệ trọng cho bất cứ một ai.

Trong cuộc sống ta có nhiều người thân chung quanh, có giađình, bạn hữu. Ta tích lũy được một số của cải và trở thành chủ nhân của những thứấy. Đến khi chết thì ta phải bỏ lại và không mang theo được gì cả, không dắt theođược ai cả. Của cải vật chất không mang theo được đã đành mà đối với bạn bè, thânquyến trong gia đình thì lại càng khó hơn nữa ta cũng không dắt họ theo được. Nếubiết suy nghĩ và hiểu được sự sống là gì và cái chết là gì thì trong những giâyphút cuối cùng ta cũng nên tạo cho mình một thể dạng tâm thức nào đó giúp ta trảiqua những giây phút ấy một cách khác hơn những lúc bình thường.

Nếu nhìn theo chiềuhướng đó để tìm cách giúp đỡ những người không có tín ngưỡng gì cả thì phải hànhđộng như thế nào ?

Tất nhiên là không thể giúp họ chuẩn bị những gì sẽ xảyra sau khi họ đã chết, đơn giản là vì họ không tin có chuyện đó. Họ không chấpnhận cũng không hề suy nghĩ đến chuyện đó. Vì thế Phật giáo chỉ ước mong làm thếnào có thể mang lại cho họ những giây phút cuối cùng thật an bình, không quá đauđớn, giúp họ ra đi trong thanh thản không lo sợ quá đáng. Sự ra đi thanh thản củahọ còn giúp cho những người thân chung quanh họ được yên lòng và đấy cũng là mộtđiều đáng quan tâm. Nếu thấy người hấp hối ra đi không quá đau đớn và giữ được sựthanh thản thì cũng cảm thấy nhẹ nhõm và yên tâm dù không thể tránh khỏi buồn đauđi nữa. Người phối ngẫu, con cái hay bè bạn sẽ thầm nghĩ rằng: "Ra đi nhưngkhông một chút đau đớn, quả thật là một cái chết tốt nhẹ nhàng". Nhờ đó họcũng bớt xót thương. Đương nhiên đau buồn không thể nào chấm dứt ngay nhưng cũngsẽ vơi đi nhiều cho họ.

Ngược lại nếu người ra đi (không theo một tôn giáo nào cả)chết trong hối tiếc và lo sợ thì những giây phút cuốicùng sẽ thật nặng nề cho những người thân thuộc chung quanh. Chúng ta không bànđến những gì sẽ xảy ra cho người ấy sau khi chết vì thật ra thì cũng không cầnthiết vì người quá vãng nhất quyết cho rằng chẳng có gì cả sau khi chết. Nếutrong lúc ra đi mà người ấy đau đớn và vô cùng sợ hãi thì sẽ khiến cho gia đìnhvà bè bạn buồn khổ và phải than rằng "Thật vô cùng khủng khiếp, sao lại rađi trong tình trạng khổ sở như thế". Chẳng những thương tiếc vì chia ly mànỗi khổ sẽ còn đè nặng trong lòng họ và niềm đau có thể sẽ kéo dài suốt đời họ.

Đến đây chúng tahãy bàn đến trường hợp mà người hấp hối tin vào một tín ngưỡng nào đó.

Ra đi trong an bình và thanh thản là một mối quan tâm lớnlao đối với một người tin vào tôn giáo. Thật vậy trong bất cứ tôn giáo nào, nhấtlà đối với Phật giáo khi đã chấp nhận có sự tái sinh thì tất nhiên phải chọn chomình một con đường nào đó sau khi chết, tức có nghĩa là tái sinh trong một bốicảnh mà mình mong muốn, và việc thực hiện sự mong muốn ấy liên hệ đến những ýnghĩ cuối cùng hiện ra trong tâm trí của mỗi người.

Thí dụ như ta muốn đi từ Aix-en-Provence (một tỉnh lỵ thuộcmiền nam nước Pháp nơi tọa lạc của ngôi chùa Tây tạng mà Dagpo Rimpoché đangthuyết giảng)lên Paris, đương nhiên chúng ta cũng phải chuẩn bị tốithiểu trước khi lên đường. Nếu chuyến xe khởi hành vào sáng mai thì ta cũng cầnsoạn ít hành lý từ tối hôm trước, mua vé xe lửa và hoạch định hành trình ; tấtcả những việc ấy xem như là điều bình thường. Thế thì ta phải làm gì đây khichuyến hành trình của ta là cái chết ? Cuộc hành trình ấy thật dài và ta sẽ khôngcòn quay lại nữa, vĩnh viễn ta giã từ những người thân thuộc. Là một người Phậtgiáo, ta chấp nhận có sự tái sinh thì đương nhiên vào một ngày nào đó ta lại códịp gần gũi với họ. Tuy nhiên việc ấy sẽ xảy ra trong những bối cảnh hoàn toànkhông còn giống như trước nữa. Cả họ và ta lúc đó không còn ai giữ được cơ sở đangchống đỡ cho sự hiện hữu của mình như hiện nay. Không còn gì giống như trước nữa!

Mỗi lần phải đi đâu đó dù chẳng có gì quan trọng thì ta cũngphải chuẩn bị tối thiểu. Trong một "chuyến ra đi trọng đại" thì nhất địnhta phải lo toan nhiều hơn.

Trong tập Phổ DiệuKinh(Lalitavastara) Đức Phật cónêu lên một số hình ảnh về cái chết chẳng hạn như hình ảnh sau đây: "Giốngnhư những chiếc lá của một cội cây, trên cành tất cả những chiếc lá đều gần bênnhau qua những ngày đẹp trời. Thế rồi mùa thu đến, lá rơi bay vèo trong gió lốc".Trước đây những chiếc lá ấy tạo ra một tàn cây thì giờ đây phải phân tán. Ta khôngthể nào thu góp chúng để kiến tạo lại một tàn cây giống như trước. Mỗi chiếc lásẽ không bao giờ còn có thể mọc lại đúng vào vị trí trên cành cây của nó như ngàyxưa. Lẽ tất nhiên là phải như thế. Đức Phật còn đưa ra hình ảnh như sau :"Cũng giống như những giọt nước tạo ra dòng sông. Dòng nước cuồn cuộn trôiđi từ nơi này đến nơi khác, nhưng tuyệt nhiên không có một giọt nào chảy ngượcvề nguồn".

Phải chuẩn bị như thế nào trong giây phút hấp hối

Trước hết chúng ta thử bàn đến các trường hợp tổng quátliên quan đến những người không theo tôn giáo nào cả để xem có thể giúp họ đượcgì. Sau đó thì chúng ta sẽ đề cập đến các khía cạnh đặc biệt hơn, tuy nhiên cũngphải nói ra một cách thẳng thắn là các quan điểm sẽ được trình bày liên quan đếncái chết, cách chuẩn bị cho cái chết cũng như cách giúp đỡ người hấp hối là cácquan điểm của Phật giáo. Dầu sao thì đấy cũng chỉ là những quan điểm giống nhưtất cả những quan điểm khác, không hơn không kém. Dù trong trường hợp nào thì cũngkhông nên xem đấy là Sự thật, xin tất cả quý vị ghi nhận cho điều này. Mục đíchcủa chúng tôi không phải là muốn dành lấy Sự thật cho mình. Đấy chỉ là một cáchmô tả các kết quả mang lại từ sự suy nghiệm về cái chết. Sau đó tùy mỗi người tựsuy xét để xem có rút tỉa được gì hay không. Xin đừng để bất cứ một sự hiểu lầmnào có thể xảy ra. Xin nhớ là không bao giờ đấy nhé ! Nhất định và tuyệt đối khôngnên gán cho người Phật giáo nắm giữ toàn bộ Sự thật với hậu ý kết án các ngườikhác là sai lầm.

Trước hết, đối với tất cả mọi người, dù có hay không theomột tôn giáo nào thì những gì cần thiết hơn hết là một bầu không khí yên tịnhkhi ra đi. Tốt nhất là tránh cho người hấp hối mọi dao động và ồn ào.

Nói cách khác là nên tránh đừng khóc ồ ồ hay nức nở bên cạnhngười sắp chết.

Tại các xứ phương Tây, trong đó có nước Pháp, thường xảyra trường hợp người thân hối hả bắt người hấp hối phải ký vào giấy tờ. Trong lúcsắp lìa đời mà người thân chung quanh cứ cố nhét vào tay một cây bút để bắt phảiký vào một lô giấy tờ thì thật là đáng buồn. Chúng ta không nên hành động nhưthế đối với người hấp hối.

Cứ thử đặt mình vào vị trí một người hấp hối thì sẽ rõ. Ngườihấp hối dù sao cũng là một con người, nhất là một con người đang phải trải quamột giai đoạn khó khăn... Nếu ta mang giấy tờ, hồ sơ đến bên giường để cố nài épcho được một vài chữ ký thì thử nghĩ xem người hấp hối sẽ nghĩ gì về ta...

Nếu biết chắc chắn người hấp hối là một người sẵn sàng,bao dung và thấu hiểu được ý định của ta để mà nghĩ rằng : "Thật vậy, nhữnggiấy tờ này rất quan trọng cho những người còn sống, ta nên cố gắng để ký tên vàođấy". Thế nhưng nếu người hấp hối lại là một người không hề muốn làm việc ấyvà nhất là vẫn còn bám víu vào của cải vật chất thì họ sẽ nghĩ rằng ta chỉ muốngiật hết của cải của họ trước khi quá trễ, hoặc họ cũng có thể đơn giản nghĩ rằngta tìm cách lợi dụng sự đau yếu của họ để cướp hết những gì mà họ có. Như thếta sẽ tạo ra một tình huống vô cùng đau đớn và tệ hại cho người sắp ra đi.

Tôi quen biết một gia đình thật khiêm tốn, hai vợ chồng làmlụng cực khổ và gom góp được một ít của cải. Nhưng gia đình lại đông con và họ quyếtđịnh giữ nguyên của cải cho mình và nhất định không làm di chúc. Bất cứ ai cũngphải hiểu rằng một ngày nào đó mình sẽ chết. Nếu có được một ít của cải mà concái lại đông thì cũng nên lo việc thừa kế, hoặc giả để lại của cải cho người phốingẫu còn sống, hoặc soạn sẵn một tờ di chúc theo như ý mình muốn. Như thế sẽ khôngcó gì phiền phức về sau cho người ra đi cũng như cho những người còn lại. Đằngnày cả hai vợ chồng nhất định không nghĩ đến việc phân chia tài sản cho con cái.Sự kiện cả hai không soạn di chúc cho thấy là họ còn bám víu vào của cải. Chờ đếnlúc hấp hối người thân đến bên giường cố nài ép phải ký vào giấy tờ thì thửnghĩ xem họ phải nhịn nhục và khổ sở đến mức nào.

Tóm lại bên giường người hấp hối trước hết không nên khóclóc và làm ồn ào, sau đó không nên bắt ép người ra đi phải ký giấy tờ.

Chúng ta không đề cập đến trường hợp của những người quábám víu vào của cải vật chất đang hấp hối trong bệnh viện vì đấy là một khung cảnhđặc biệt. Chúng ta chỉ nêu lên trường hợp của những người sắp qua đời trong nhàcủa họ. Trong trường hợp này nên cất hết nữ trang và những vật mà họ yêu thích,không nên để cho họ nhìn thấy. Người hấp hối có thể nghĩ rằng sẽ phải xa lìa tấtcả những thứ ấy và những ý nghĩ đó nhất định sẽ làm cho họ khổ sở vô ngần và cànglàm cho họ thêm bám víu.

Như vậy tốt nhất nên kín đáo cất hết nữ trang. Ở Tây tạngnhiều người khi biết mình sắp chết tự động bảo người thân hãy mang những vật màhọ yêu quý đi nơi khác : "Đem vật này sang phòng khác giúp tôi. Đừng để cạnhtôi nữa". Đấy là trường hợp của những người biết cảnh giác. Đối với nhữngngười không ý thức được nguy cơ đó thì người thân cũng tự động lén cất đi nhữngvật quen thuộc của người sắp chết tránh cho họ khỏi bám víu làm cho họ khổthêm.

Những gì trình bày trên đây cho thấy việc chăm sóc chongười hấp hối thật tế nhị, đòi hỏi phải thật khéo léo, biết xử thế và phải thậtchú tâm. Đôi khi cũng nghĩ rằng: "Không nên để mất thì giờ, phải làm chothật nhanh !" Tuy nhiên dù tình trạng có cấp bách đến đâu thì cũng nên nghĩđến người hấp hối có thể đang trong tình trạng căng thẳng và dao động để cân nhắcvà thận trọng trong từng cử chỉ của mình.

Chúng ta nên bàn thêm về các trường hợp có thể xảy ra chongười hấp hối không theo một tôn giáo nào. Nhất định là không nên dựa vào cơ hộiđó mà thuyết giảng để gợi lại đức tin của họ vì vào lúc đó không còn thích hợpnữa. Tốt hơn hết chỉ nên nói như thế nào để gợi lên tình thương yêu và lòng từbi trong lòng họ. Nếu không thành công thì cũng cố gắng làm bất cứ gì có thể đượcđể giúp cho họ thư giãn, thanh thản và an bình, làm được đến đâu hay đến đấy. Điềucốt yếu là giúp cho người hấp hối ra đi trong những điều kiện tốt đẹp.

Tốt hơn hết là tìm cách trấn an, khuyên họ đừng lo lắng, nóivới họ là mọi sự sẽ xảy ra suông sẻ, tất cả sẽ an bài một cách tốt đẹp, vậy họ cứthanh thản ra đi. Tóm lại là tìm cách giúp họ được an lòng.

Sau đây là trườnghợp của những người tin vào một tôn giáo.

Trước hết ta phảibiết rõ tôn giáo của người hấp hối để có thể giúp họ một cách thích nghi. Nếuphải giúp cho một người Thiên chúa giáo thì phải nói đến Trời ; nếu họ tin tưởngvào Đức Mẹ Đồng Trinh, thì phải nói đến vị này cho họ nghe. Đối với người Phậtgiáo thì tất nhiên là nói đến Đức Phật. Nhất thiết là phải nói với người hấp hốiđúng với tín ngưỡng của họ, tìm cách giúp người hấp hối nhìn thấy các biểu tượngcó thể gợi lại đức tin của họ. Đối với người Thiên chúa giáo là cây thánh giáhoặc ảnh tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh. Dầu sao thì cũng phải khéo léo đặt các vậtấy trong tầm mắt của họ nhưng không nên ép buộc họ một cách quá trắng trợn :"Nhìn vào đây này, hãy cứ nhìn vào đây !" Dầu sao cũng phải dành chongười hấp hối một chút tự do tối thiểu. Tạo ra một khung cảnh thuận lợi nhưng cũngphải để cho người hấp hối được nghĩ đến những gì họ muốn làm. Ta không thể nào biếthết những suy tư trong tâm trí họ trong lúc đó vì thế chỉ nên nhắc lại khe khẽ bêntai họ những lời cầu xin mà họ thường khấn nguyện trước đây, hoặc nêu lên nhữngđiều gì mà ta đoán rằng sẽ phù hợp với họ. Một cách thiết thực nhất là nêu lênđức tin để giúp cho họ đỡ sợ, (xin được nhắc đây là bài thuyết giảng cho những người Tâyphương, tuy cử tọa hầu hết là người Phật giáo nhưng môi trường gia đình và xã hộicủa họ gồm hầu hết là những người "vô thần" hoặc Thiên chúa giáo, hoặcthuộc các tôn giáo khác - ghi chú của người dịch).

Nếu hiểu rõ người hấp hối trước đây đã thực hiện được nhữngnghĩa cử nào quan trọng thì cố gắng nhắc lại những chuyện đó để cố đưa họ trở vềthể dạng tâm thức khi thực thi những nghĩa cử đó. Hoặc giả nếu biết trước đây họcũng từng là một người có lòng từ... thì ta nên lựa lời thế nào để làm hiển lộ trởlại lòng từ tâm trong tâm thức họ. Nếu một người ra đi mà tâm thức tràn đầy lòngrộng lượng và yêu thương thì không gì tốt bằng.

Nếu người hấp hối trước đây từng tham gia vào các côngtác từ thiện thì đấy cũng là một dịp tốt để nhắc lại, chẳng hạn như tham gia vàocác công trình xây cất bệnh viện, phát thuốc cho người nghèo, giúp người trongcảnh túng quẫn, chăm lo cho trẻ em hay người già yếu... Cố gắng tìm xem người hấphối đã làm được gì tốt nhất trong đời họ để nhắc lại và bảo với họ là dù cho phảira đi trong lúc này thì cũng không có gì để hối tiếc : "Bạn có còn nhớ không,bạn đã tận tình giúp đỡ người ấy. Nhất định bạn phải hãnh diện lắm. Hành động củabạn thật tích cực và hậu quả tốt lành sẽ đến với bạn. Bạn đã từng giúp ích chobiết bao nhiêu người và cả loài thú vật nữa. Vậy bạn hãy nhìn vào đấy để cảm thấyhân hoan và vui sướng...". Trên quan điểm Phật giáo biết hân hoan về nhữnghành động tốt của mình cũng là một thể dạng tâm thức lợi ích. Thật tuyệt vờikhi nhắm mắt với những tư duy như thế hiển hiện lên trong tâm trí.

Khi nói năng với người sắp chết thì phải thận trọng từnglời. Thật ra thì lời nói nào cũng quan trọng như nhau kể cả âm điệu của từng lời.Tránh nói năng to tiếng, trừ trường hợp người sắp ra đi quá lãng tai thì mới nóito hơn. Ăn nói lớn tiếng sẽ làm cho người hấp hối bị dao động. Cố gắng nói bằngmột âm điệu thật êm dịu để người hấp hối được vững tâm. Không nên để lộ sự lo lắngvà bất an của mình trong lời nói, vì có thể sẽ làm cho người hấp hối dao độngthêm làm phương hại đến sự ra đi của họ. Âm hưởng cũng quan trọng như chính ýnghĩa của lời nói.

Nếu muốn thật hữu hiệu thì chính ta cũng phải phát lộ mộtthể dạng tâm thức tràn đầy yêu thương và nhân ái hướng vào người hấp hối. Khôngphải chỉ biết ngồi bên cạnh để phát biểu như sau : "Thật sự ra thì tôi cũngrất muốn giúp bạn ra đi trong những điều kiện tốt nhất". Tình thương và lòngtừ bi phải thoát ra trong từng cử chỉ và lời nói của mình thì mới hiệu quả. Ngượclại nếu ngồi bên giường người hấp hối mà lại nghĩ rằng : "Đây chỉ là côngviệc bắt buộc phải làm và ta cũng phải trả nợ cho xong", nếu đúng thế thìdù cho ta có tìm được những lời thích nghi để nói với người hấp hối cũng chẳng cóhiệu quả gì.

Khi giúp đỡ họ thì đồng thời ta cũng nên mở rộng tâm thứcmình để nghĩ đến ngay trong giây phút này còn có vô số những người khác trên toànthế giới đang phải gánh chịu khổ đau và đang hấp hối. Hãy nghĩ đến họ để cầuxin: "Tất cả đều thoát khỏi đớn đau, mỗi người đều được giúp đỡ trong giâyphút ra đi". Ta cố gắng phát động lòng từ bi không phải vì một người duynhất đang hấp hối đang bên cạnh ta mà còn vì vô số chúng sinh đang phải lìa đờitrên thế gian này. Cách mở rộng lòng mình như thế sẽ mang lại một sức mạnh vôbiên và hữu hiệu.

Muốn tạo ra một sự an bình thật sự cho người hấp hối thì khôngnên đụng chạm vào thân thể họ hay lay họ. Rất tiếc đấy lại là phản ứng thườngthấy của một số người khi họ thấy người hấp hối sắp hôn mê. Họ ôm hoặc xô lắc ngườihấp hối, có khi còn lay thật mạnh, gọi tên người ấy và hét lên : "Tỉnh lại,hãy tỉnh lại đi !". Không nên làm như thế, tốt nhất nên để người hấp hối đượcyên ổn ra đi. Nếu ta biết được tính khí và sở thích của người này, chẳng hạn nhưhọ không thích bép xép ba hoa thì ta cũng không nên ăn nói huyên thuyên, phải tôntrọng tánh khí của họ, đơn giản là phải giữ sự yên lặng.

Thí dụ trường hợpta là một người Phật giáo và phải chăm lo cho một người hấp hối theo một tôngiáo khác, Thiên chúa chẳng hạn.

Vậy phải làm thế nào?Đối với Phật giáo thì niệm hồng danh Đức Phật sẽ mang lại lợi ích, bất cứai được nghe tiếng niệm Phật sẽ tiếp nhận được điều lành. Vậy có nên làm như thếđối với người hấp hối theo Thiên Chúa giáo hay không? Đây cũng lại đòi hỏi taphải suy nghĩ cẩn thận và hành động khéo léo, phải suy nghĩ cẩn thận xem như thếcó tạo ra nguy cơ làm cho tình thế trở thành tệ hại hơn hay không? Nếu như tanghĩ rằng niệm hồng danh Đức Phật là điều tốt thì cũng không bắt buộc phải niệmto tiếng, chỉ cần khe khẽ niệm bên tai người hấp hối hoặc chỉ cần giữ sự yên lặngcũng đủ. Không bắt buộc phải hét thật to vào tai người sắp ra đi nhất là nhắcnhở đến những gì thuộc Phật giáo điều đó có thể làm cho người hấp hối không thích.Khi còn phân vân vì không hiểu được tính khí người sắp ra đi và không thể quyếtđịnh được phải xử trí ra sao thì tốt hơn là không nên làm. Đối với chúng ta khinghe niệm hồng danh của Đức Phật cũng cảm thấy an bình ngay tức khắc, tuy nhiênnếu việc ấy làm phật ý hay bất mãn cho người hấp hối thì nhất định là không nên.

Đến đây thì cũngnên đề cập đến trường hợp một người Phật giáo lo cho một nguời Phật giáo.

Trong trường hợp này thì phải làm gì ? Thật ra tất cả đềutùy thuộc vào người hấp hối. Nếu đấy là một người đã chuẩn bị cho mình từ trướcthì ta chẳng cần phải giúp đỡ. Nếu biết họ hội đủ khả năng thì cứ để cho họ tự thiềnđịnh một mình khi ra đi. Tuy nhiên cũng có thể gặp trường hợp một người tu tậpchưa được tinh thông thì trong trường hợp này phải giúp đỡ thêm cho họ. Trước hếtphải tìm hiểu xem trước đây họ tu tập theo các phương pháp nào. Nếu biết được vịThần linh hộ mệnh và các phương pháp tu tập của họ thì nên nhắc lại cho họ ngheđể theo đó mà họ tự thiền định trong khi quá trình của cái chết đang tiếp diễn.Nếu biết được đúng vị Phật nào hộ mệnh cho họ và các kỹ thuật tu tập trước đâycủa họ thì tốt nhất, hãy nhắc đến vị Phật ấy và kỹ thuật ấy.

Dù bất cứ trong trường hợp nào thì cũng nên nhớ là cố gắnggiúp người hấp hối tạo ra cho họ một tâm thức lợi ích đúng vào lúc trước khi lìađời. Thể dạng tâm thức ấy có thể là một thể dạng tràn đầy sự tin tưởng, tình thươngyêu, lòng từ bi, sự bao dung, hay bất cứ một phẩm tính nào khác. Trong khi ra đithì thể dạng tâm thức đó phải hiện lên và xâm chiếm tâm thức họ.

Vậy sự giúp đỡ sẽhữu hiệu nhất vào thời điểm nào trong quá trình của cái chết ?

Theo Phật giáo thì sự sống tiếp tục kéo dài cho đếnkhi nào cơ sở vật chất còn đủ sức chống đỡ cho tâm thức. Tất cả mọi sinh linh đềuđược cấu tạo bằng một số yếu tố vật chất và tâm thần kết hợp với nhau trong giâyphút thụ thai. Sau đó thì sự sống sẽ kéo dài cho đến khi nào sự kết hợp đó còn tiếptục tồn tại. Quá trình của cái chết là sự tan rã của nó.

Vào đúng lúc quá trình của cái chết bắt đầu thì các thànhphần tạo ra một cá thể sẽ phân tán. Các thành phần đó gồm có đất (vật liệu cứng),nước, khí và lửa (hơinóng, sinh khí) và thêm vào đó thành phần tri thức. Thật ra thì đấychỉ là các thuật ngữ sử dụng nhằm mục đích mô tả hiện tượng tan biến thuộc quátrình của cái chết mà thôi. Các thành phần ấy mất dần khả năng chống đỡ cho trithức tức là tâm thần của một cá thể con người, đến một lúc nào đó thì thân xáchoàn toàn không còn chống đỡ cho tâm thức được nữa và đấy là giây phút đánh dấucái chết.

Theo kết quả phân giải của Phật giáo thì thành phần bị mấtkhả năng trước nhất trong số các thành phần (ngũ uẩn)tạo ra một cá thể là thân xác tức là cấu hợp hình tướng. Sự suy thoái của hìnhtướng kéo theo sự suy thoái thị giác. Trong khi đó khả năng thính giác vẫn còn duytrì khá tốt. Vì thế trong giai đoạn đầu của quá trình của cái chết người hấp hốivẫn tiếp tục nghe và hiểu được người khác nói. Một trong các dấu hiệu thật đặc biệtxảy ra vào giai đoạn một trên đây - tức là giai đoạn tan biến của cấu hợp hìnhtướng - là dấu hiệu cho thấy người hấp hối có cảm giác như bị lún sâu xuống đất,tương tợ như bị té từ trên cao và họ phải nhờ người chung quanh nâng đầu mình đểđặt lên gối : nên để ý đây là dấu hiệu tiêu biểu nhất trong giai đoạn tan biếnđầu tiên. Vì thị giác trở nên suy yếu nhưng thính giác lại còn tốt nên đây là lúcphải sử dụng lời nói để khuyên nhủ người hấp hối. Khi bắt đầu giai đoạn tan rã thứhai đánh dấu sự tan biến của giác cảm thì thính giác sẽ suy thoái theo và ngườihấp hối càng lúc càng nghe không rõ, vì thế vào giai đoạn này không còn khuyên nhủhay trấn an người hấp hối được nữa. Do đó nếu muốn giảng giải gì thêm cho họ vềgiáo lý hoặc nhắc lại những điều tốt đẹp mà họ đã làm, các phương pháp tu tập củahọ trước đây, hay chỉ đơn giản gợi lại cho họ những tư duy tràn đầy yêu thương,từ bi và rộng lương, thì phải thực hiện sớm hơn tức là trong giai đoạn tan biếnđầu tiên.

Trong suốt cuộc sống luôn luôn lúc nào cũng có các tiếng ồnào dai dẳng vang lên trong tâm trí nhưng thường thì ta lại không nghe được hayý thức được mặc dù các tiếng ồn ào đó lúc nào cũng thường trực. Vào giai đoạntan biến thứ hai, khả năng thính giác suy yếu dần cho đến một lúc mà ngay cả tiếngồn ào trong nội tâm cũng im bặt. Tuy nhiên lúc đó tâm thức vẫn tiếp tục hoạt độngdưới các thể dạng thô thiển thường nhật của nó (tức là sự suy nghĩ)trong một sốgiai đoạn thuộc quá trình diễn biến của cái chết, vì thế dù cho không còn nghe đượcgì cả nhưng người hấp hối vẫn còn suy nghĩ được. Thể dạng tâm thức của họ trongcác giai đoạn đó có thể là tích cực, tiêu cực hay trung hòa. Tuy nhiên khi cácthành phần cấu hợp khác tuần tự theo nhau mất dần khả năng chuyển tải sự sốngthì đến một lúc nào đó các thể dạng tâm thần thô thiển sẽ ngưng hoạt động vàtan biến hết, tuy nhiên người chết vẫn chưa phải là chết hẳn. Trong giai đoạnnày thể dạng tâm thức thô thiển sẽ tan biến hết và chỉ còn lại phần tâm thứctinh tế. Tâm thức tinh tế sẽ hiển hiện dưới bản thể tự nhiên của nó tức thể dạngtrung hòa và người chết đương nhiên cũng rơi vào thể dạng trung hòa đó. Kể từlúc này thì không còn giúp đỡ gì được cho họ bằng các lời khuyên nhủ nữa.

Vào thời điểm mô tả trên đây thì cái chết thực sự (đúng nghĩa của nó)sẽ xảy ra, và theo quan điểm Phật giáo thì tiếp theo sau đó là một thể dạng gọilà thể dạng trung gian.Trong trườnghợp một người hấp hối chết trong tình trạng thiếu tốt đẹp có nghĩa là đang bịdày vò bởi tác động của một tâm thức tiêu cực thì trong thể dạng này có đúng làkhông còn cách gì giúp đỡ cho người chết nữa ? Phật giáo cho rằng vẫn có thểgiúp đỡ trong giai đoạn trung gian trên đây. Người ta vẫn có thể làm cho thể dạngtâm thức cuối cùng của người chết khi họ còn trong tình trạng ý thức trước đâychuyển hướng được. Đấy là cách hồi hướng công đức của mình. Tất cả mọi hành độngmà ta thực hiện được từ trước nếu mang ra để hồi hướng đều sẽ mang lại hiệu quả,chỉ cần là các hành động đó được thực thi trong chiều hướng lợi ích. Chẳng hạnnhư ta từng giúp đỡ những người ốm đau, già yếu, trẻ em trong cảnh khốn cùng, hoặcchia sẻ với thú vật miếng ăn ; hoặc tham gia vào một số nghi lễ nào đó hay chỉ vỏnvẹn tuân thủ đạo đức ; hoặc góp phần xây bệnh viện, đường xá, cầu cống, v.v...,một cách vắn tắt thì đấy là tất cả các hành động có tính cách lợi ích chung hoặchướng vào một số người nào đó. Ta đem tất cả những gì xứng đáng từ các hành độnglợi ích ấy hồi hướng cho người quá cố để nhờ đó mà họ có thể chuyển sự tái sinhcủa họ theo một chiều hướng thuận lợi hơn. Đấy là cách giúp cho người vừa mất,cách này sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa khi được chính những người thân thuộcđứng ra thực thi, chẳng hạn như cha mẹ, người hôn phối, con cái hay bạn bè củangười chết. Tốt nhất là trước đây họ đã từng sống chung với người quá vãng.

Sau đây là trường hợp mà người qua đời trong một thể dạngtâm thức thật tiêu cực và thể dạng trung gian đang hướng họ vào một sự tái sinhvô cùng bất lợi. Nếu muốn giúp họ tức có nghĩa là muốn làm được một cái gì đó lợiích để hồi hướng cho họ thì sẽ có hai cách. Cách thứ nhất là giúp họ tự tạo ra mộtthể dạng tâm thức lợi ích cho họ. Theo Phật giáo thì trong giai đoạn trung giannếu người quá vãng chưa tìm ra ngay các điều kiện thuận lợi để tái sinh thì cứbảy ngày lại chết thêm một lần nữa, cho đến khi nào tìm được các điều kiện phùhợp cho sự tái sinh của mình, cứ tiếp tục tất cả bảy lần như thế. Nói một cáchkhác, trong lúc một chúng sinh chưa gặp được các điều kiện tái sinh thích nghi vớixu hướng của mình và ngay trong lúc đó nếu ta làm được một điều gì tốt cho họ vàđiều đó phải có khả năng tạo ra một tác động thật mạnh thì ta cũng có thể chuyểnthể dạng tâm thức của họ sang một hướng tái sinh tốt hơn. Vì thế sau khi chếtđược bảy ngày hay mười bốn ngày... chẳng hạn, thì vào đúng các thời điểm nhất địnhđó thể dạng tâm thức của họ có thể chuyển đổi để trở thành tích cực hơn.

Tóm lại ta có thể làm được những gì để giúp cho những ngườiđang trong giai đoạn trung gian ? Ấy là cầu nguyện, phát lộ ước vọng tốt đẹp hướngvào họ. Ước vọng tốt nhất là cầu mong cho họ sẽ tái sinh làm người. Tuy nhiênkhông phải chỉ tái sinh làm người là đủ mà phải tái sinh trong những điều kiệnthuận lợi, tức được hạnh phúc để sau này còn giúp ích cho thật nhiều người khác.

Trong mỗi gia đình của chúng ta hôm nay cũng có thể cónhiều người thân ra đi từ lâu. Nhiều năm tháng dài chia cách họ với chúng ta, sựchia cách lâu dài đó có phải đã làm cho chúng ta bó tay và không còn làm gì đượcđể giúp đỡ cho họ nữa hay không ? Phậtgiáo cho biết là chúng ta vẫn còn có thể giúp đỡ cho họ, kể cả sau những năm thángdài chia cách. Nhất định là trong khoảng thời gian trên đây họ có thể đã táisinh trở lại. Tuy rằng chúng ta không thể biết được kiếp sống mới của họ đã haysẽ chấm dứt vào lúc nào, nhưng chúng ta vẫn cứ cố gắng giúp đỡ họ giống như chúngta đang ra sức giúp đỡ những người đang hấp hối bên cạnh chúng ta hôm nay. Chúngta cứ tưởng tượng ra những người thân đang trong giai đoạn trung gian để tựnguyện hồi hướng những hành động tích cực của mình cho họ, nhất là nên hồi hướngcho cha mẹ chúng ta. Không sớm thì muộn vào một ngày nào đó những người thân củachúng ta cũng sẽ phải đối đầu với một cái chết mới, và những gì mà chúng ta hồihướng cho họ sẽ giúp cho họ hướng vào những sự tái sinh tốt đẹp hơn.

Hỏi - đáp

- Một thính giả : Phải trả lời ra sao nếu mộtngười nào đó thổ lộ với chúng ta là họ biết chắc chắn họ sẽ chết ?

- Rimpoché: Nếu có ai thổ lộ những lolắng của họ với ta thì phải xét xem sự thể ra sao đã. Sự lo sợ của người ấy cóchính đáng hay không hay chỉ là những xúc cảm bi quan quá đáng. Nếu chưa chắc họsẽ chết thì nên trấn an họ, giải thích cho họ là chưa phải là giây phút tuyệt vọng.Tuy nhiên nếu đúng là họ sắp chết thì tốt hơn hết cứ nói lên sự thật với họ :"Thật thế, phải lo chuẩn bị cho phút ra đi, phải cố gắng tạo cho mình mộtthể dạng thuận lợi".

- Một thính giả: Chúng ta sống trong một xãhội mà mọi người đều tránh né không muốn nói đến cái chết. Những người chăm sócbệnh nhân hấp hối phải thường xuyên đối đầu với các cảnh đau thương mà chungquanh không có ai tiếp tay để giúp đỡ họ và những người người sắp ra đi. Nhữngngười hấp hối rên siết vì đau đớn, than thở về việc điều trị quá sức chịu đựngcủa họ. Như vậy thì những người đứng ra giúp đỡ phải đối đầu với hoàn cảnh đónhư thế nào, có thể làm được những gì cho người hấp hối. Người giúp đỡ phải làmthế nào để đủ sức chịu đựng trước những cảnh đau thương trước mắt ?

- Rimpoché: Khi nào vẫn còn thuốc menvà các phương tiện chữa chạy có thể giúp cho người hấp hối được nhẹ nhàng hoặckéo dài thêm sự sống của họ thì cũng phải tiếp tục. Tuy nhiên nếu tình thế đãtuyệt vọng thì cũng nên tự hỏi là có nên bắt họ phải tiếp tục chịu đựng sự chữachạy mà ta tin chắc là sẽ không mang lại một chút hiệu quả nào hay không ? Luật pháp có bắt ta phải làm như thế hay không? Nếu luật pháp bắt buộc và nếu giả sử việc chữa trị đã trở nên hoàn toàn vô ích,chỉ mang thêm đau đớn cho người hấp hối và hoàn toàn không thể làm gì khác hơn chohọ nữa, thì trong hoàn cảnh đó ít ra ta cũng nên tạo ra cho mình một thể dạng từtâm và nhân ái đối với người hấp hối. Tuy rằng sự chữa chạy mà ta đang làm khôngcòn mang lại một hiệu quả nào nữa, nhưng nếu ta thực thi với thật nhiều tình thươngvà lòng từ bi thì cũng sẽ mang lại một chút gì đó cho người sắp ra đi.

Đối với Phật giáo thì không có bất cứ gì xảy ra một cáchngẫu nhiên cả. Tất cả mọi hiện tượng đều bị chi phối bởi quy luật nguyên nhânvà hậu quả - tức là nghiệp và các thứ hậu quả do nghiệp mang lại. Vì thế với tưcách là một người chữa trị thì vẫn phải tiếp tục chữa trị cho người sắp chết dùbiết rằng chỉ mang thêm đau đớn cho họ. Đứng trước tình huống như thế thì nênsuy nghĩ như thế này : "Đấy không hẳn là một cảnh huống bất công và khôngthể hiểu được. Đau đớn phát sinh từ nghiệp mà chính người hấp hối đã tạo ra chomình. Bổn phận của ta là chữa chạy cho họ bớt đau đớn, nhưng trong trường hợp nàythì đành phải chịu". Trong hoàn cảnh ấy thì tốt hơn nên khấn nguyện cầuxin những khổ đau mà họ đang phải gánh chịu sẽ sớm được hóa giải, hoá giải cảnhững đau đớn mà họ còn có thể phải gánh chịu sau này và cả những đau đớn của tấtcả mọi người khác nữa, tất cả mọi đau khổ trên thế gian này đều sẽ được hóa giải.

- Một thính giả: Đối với Phật giào thì phảihình dung ra sao trường hợp phải giúp đỡ cho một người trong tình trạng vô thứcthực vật (pathologieneurovégétative - neurovegetative pathology),và đã hôn mê (coma)?

- Rimpoché: Tình trạng vô thức thực vậtbao hàm rất nhiều trường hợp khác nhau. Nếu một người nào đó rơi vào tình trạngvô thức là do nhiều nguyên nhân gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạngđó, thí dụ như tai nạn xe cộ, tai biến mạch máu não, hay vì bất cứ một nguyênnhân nào khác? Trước hết là phải xác định xem người bệnh đang trong tình trạngnào để chữa chạy. Theo quan điểm Phật giáo thì ngoài các nguyên nhân mang nguồngốc "bên ngoài" như vừa kể trên đây còn có các nguyên nhân phát sinhtừ những chủ tâm tiêu cực của các sinh linh hung ác. Các vết thương đơn thuầnthuộc cơ thể vật chất có thể chữa khỏi hoặc không thể hồi phục được. Thế nhưngnếu đấy là phần số xui khiến hoặc do tác động tiêu cực phát sinh từ các sinhlinh tai ác thì Phật giáo cho rằng một số nghi lễ nào đó có thể trợ giúp cho ngườibệnh hoặc cũng có thể chữa khỏi được cho họ (đây là một khía cạnh cá biệt của Phật giáo Tây tạng cần phảicó một sự hiểu biết nào đó mới có thể đánh giá được - ghi chú thêm của người dịch).Nếu quá trình của cái chết đã bắt đầu và khả năng thính giác của người hôn mê đãsuy yếu thì sẽ không còn dùng lời lẽ để khuyên bảo hầu mang lại thể dạng tâm thứclợi ích cho họ nữa. Tuy nhiên rất khó biết là người hôn mê còn nghe được nhữnggì ta nói với họ hay không, vì thế cứ tiếp tục giúp đỡ họ bằng cách khuyên bảo.Nếu thành công thì càng tốt, nếu không thì ít ra mình cũng đã cố gắng.

- Một thính giả: Chúng ta đã bàn thảo khánhiều về vấn đề giúp đỡ người hấp hối. Thế nhưng đối với những người thân cònquá bám víu vào người hấp hối thì sao, kể cả về sau này khi người thân đã qua đời? Tình trạng bám víu của họ có ảnh hưởngđến người chết hay không ?

- Rimpoché: Tất cả đều tùy vào cách xửsự của người thân chung quanh. Nếu họ đủ sức chịu đựng sự đau đớn một mìnhkhông quấy rầy làm cho người hấp hối bị dao động thì trong trường hợp đó tấtnhiên là họ không làm phương hại đến sự ra đi của người hấp hối. Ngược lại nếucác cử chỉ bám víu của họ quá lộ liễu thì sẽ gây ra sự dao động ảnh hưởng đếnthể dạng tâm thức của người ra đi.

Thí dụ trường hợp một người mà ta rất quý mến đang hấp hốibên cạnh nhưng ta đủ sức tự chủ, kìm hãmđược xúc động của mình giúp cho người hấp hối ra đi trong an bình và thanh thản,nhưng sau đó ta vẫn còn tiếp tục bị tràn ngập bởi nhớ thương và đau buồn thì trườnghợp đó cũng không gây ra ảnh hưởng nào vì đơn giản là người thân không còn nữa.

- Một thính giả : Trường hợp một người chếtđột ngột và đã được xác định theo "tiêu chuẩn y khoa", và nếu ngườita lấy đi các cơ quan của họ để ghép cho người khác thì đối với người chết việcgì sẽ xảy ra ?

- Rimpoché: Thêm một lần nữa phải nêulên nhiều trường hợp khác nhau. Thí dụ một người bị tai nạn đã chết theo tiêuchuẩn y khoa và trước đây người này đã để lại di chúc hiến dâng cơ thể của mình,thì đấy là một sự tự nguyện chứng tỏ lòng từ bi và rộng lượng của họ. Sự kiện ấykhông làm phương hại gì đến họ vì hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của họ. Vịbác sĩ lấy các cơ quan của người chết đúng với nguyện vọng của người này do đó sẽkhông phạm vào một sự sai lầm nào cả.

Hãy lấy một thí dụ khác, người bị tai nạn xe cộ được côngnhận đã chết theo đúng tiêu chuẩn y khoa nhưng không để lại di chúc hiến dâng cơquan trên thân xác của mình (xin hiểu là đối với Phật giáo Tây tạng một người đã chếttheo tiêu chuẩn y khoa - tim ngưng đập, phổi hết thở và máu huyết không lưuthông - chưa phải là chết hẳn, vì đấy chỉ là các dấu hiệu thuộc vào giai đoạn đầutiên của quá trình rất phức tạp của cái chết - ghi chú thêm của người dịch).Tuy nhiên vị bác sĩ cứ lấy các cơ quan của họ thì trường hợp này cho thấy haikhía cạnh khác nhau : một tiêu cực và một tích cực. Khía cạnh tiêu cực khá tếnhị : vị bác sĩ cướp đi cơ quan của họ, theo một góc nhìn nào đó thì cũng có thểbảo đấy là một cách giết họ. Khía cạnh tích cực là vị bác sĩ sử dụng cơ quan củahọ để cứu sống người khác và phần họ thì dù sao họ cũng sẽ chết, hành động ấynhất định là một hành động tốt. Vì thế trường hợp vừa kể có thể xem như không nênnhưng cũng có thể nên làm.

Đối với vị bác sĩ khi lấy cơ quan của người chết mà khôngcó sự thỏa thuận trước của họ là phạm vào một điều sai lầm - nếu hiểu theo Phậtgiáo thì đấy là một cách tích lũy nghiệp tiêu cực vì hành động thô bạo của họ đốivới người chết. Tuy nhiên mục đích của vị bác sĩ là chữa bệnh, hay ít ra cũng làmgiảm bớt được sự đau đớn cho người khác, do đó đồng thời cũng tích lũy đượcnghiệp tích cực, (ngườita có khuynh hướng hiểu nghiệp một cách máy móc và đơn giản tương tợ như một sựtrừng phạt hay khen thưởng, thật ra nghiệp rất phức tạp chi phối bởi mọi tư duyvà hành động của ta, tức là từ những suy nghĩ và xúc cảm trong tâm trí cho đếntừng cử động trên thân xác, dù cho nhỏ nhặt hay vô nghĩa cách mấy. Trường hợptrên đây là một thí dụ điển hình về sự phức tạp đó - ghi chú thêm của người dịch).

- Một thính giả: Người ta thường nghe kể vềnhiều câu chuyện liên quan đến các lời chỉ vẻ hay tiên tri của các người lên đồnghay bói bói toán, hoặc chuyện của một số người khác nhìn thấy hoặc nghe thấy các"linh hồn" (thần linh, ma quỷ...,esprit - spirit)hay các "nhân vật" xuất hiện trong một vài bối cảnhđặc biệt nào đó. Người ta kể rất nhiều chuyện đại loại như thế và cho rằng mộtsố người đã chết nhưng không tìm thấy được ánh sáng. Vậy quan điểm của Phật giáovề các trường hợp này ra sao ?

- Rimpoché: Theo quan điểm của Phậtgiáo thì phải hiểu rằng khi một người đã qua đời thì họ sẽ phải tái sinh ngaysau đó. Vì thế phải loại bỏ tức khắc các trường hợp mà những sinh linh đã chếtnhưng tuyệt nhiên không tìm thấy các điều kiện phù hợp để tái sinh, có thể khẳngđịnh là không thể hình dung ra được các trường hợp như thế. Sự tái sinh có thểxảy ra trong những hoàn cảnh thuận lợi hay kém thuận lợi hơn, nhưng bắt buộc sựtái sinh sẽ phải xảy ra vào một lúc nào đó trong thời gian bốn mươi chín ngày.

"Không thể đạtđược ánh sáng" thì đấy chỉ là một cách nói dùng đến các thuật ngữ đặcthù của một vài nền văn hóa nào đó. Phật giáo không có cách diễn đạt như thế.Tuy nhiên nếu người ta tin là những người đồng bóng có thể giao tiếp với nhữnggì mà người ta gọi là các "linh hồn" (thần linh, ma quỷ...) thì khi tanhìn thấy họ nói năng giống như thật dưới danh nghĩa của một người có tiếng tămnào đó và họ nhân danh người này để kể ra nhiều chi tiết mà ta chưa hề biết, chẳnghạn như họ giúp khám phá ra nơi cất dấu các tài liệu nào đó hay các vật dụng nàođó mà người ta đang muốn đi tìm..., thì trước nhất ta phải tự hỏi có đúng thậtlà người trong câu chuyện đang phát ngôn hay không ? Nói một cách khác, nếu đấylà một "linh hồn" tự cho mình là một người mang tên là X nào đó đứngra nói, thì có đúng thật đấy là người mang tên X hay không ? Thật ra thì không nhấtthiết là đúng và cũng vô cùng khó khăn để xem đấy là đúng. Các "linh hồn"có nhiều khả năng và trong số này có khả năng nhận biết sáng suốt và có thể nắmbắt bất cứ một thể dạng cảm nhận nào của ta . Vì thế chúng cũng có thể khoáclên cho mình hình tướng bên ngoài của một người qua cố quen thuộc hay một ngườixa lạ để tiếp xúc với chúng ta. Đương nhiên những người thân thuộc của chúng tacũng có thể tái sinh dưới thể dạng "linh hồn" (ma quỷ, thần linh...esprit - spirit), nhưng thật ra rất khó tin là họ trở lại tìm chúng ta dưới thểdạng hình tướng trước đây của họ. Nhân vấnđề này cũng xin nhắc đến tiểu sử của Mật-lặc-nhật ba (Milarepa), quý vị hãy tựtra cứu lấy. (cũngxin nhắc thêm là ngài Dagpo Rimpoché là hoá thân của vị đại sư Mã-nhĩ-ba (Marpa,1012-1097) thầy của đại sư Mật-lặc-nhật-ba (Milarepa, 1040-1123) - ghi chú củangười dịch).

Tuy nhiên dù sao cũng đừng tưởng tượng ra trường hợp mộtngười anh hay em đã chết trở lại thăm viếng mình. Người anh hay em quá cố đã hướngvào một sự tái sinh khác, và không còn giữ một khái niệm nhỏ nhoi nào về mối liênhệ anh em với ta nữa. Ta cũng không còn có gì liên hệ mật thiết với người ấy nữa,sự liên hệ họ hàng giữa người ấy và ta không còn nữa. Người ấy đã thuộc vào mộtsự hiện hữu khác.

Về vấn đề ám chỉ đếnánh sángthì có thể tạm xem đó như là thể dạng trung gian. Tuy nhiên saukhi chết thì khoảng thời gian thuộc thể dạng đó chỉ kéo dài tối đa bốn mươi chínngày. Hết thời hạn đó thì bắt buộc phải tái sinh và một cái chết khác sẽ xảy racho sự tái sinh mới đó, và cứ tiếp tục như thế. (Ma quỷ, thần linh, linh hồn... là những xungnăng ám ảnh người lên đồng cũng như người xem đồng bóng. Ma quỷ phát sinh trong tâm thức của người kểchuyện và hiện lên trong tâm thức của người nghe kể chuyện, tất cả những thứ ấyđều liên hệ đến các xung năng và kích động từ nghiệp của cả hai bên : một bênlà người lên đồng hay người kể chuyện và một bên là người xem hay người nghe.Thích xem hay thích nghe những chuyện đại loại như thế cũng là những xu hướnghay xung năng xuất phát từ nghiệp đang tácđộng trong tâm thức của mỗi người. Tuy nhiêncũng có những câu chuyện về các đại sư Tây tạng nhờ sự quán thấy cực mạnh và sángsuốt đã khám phá ra nhiều kinh sách được cất dấu, các khả năng thần giao cách cảmcũng rất thường thấy nơi các nhà sư Tây tạng cao thâm và tinh luyện. Tuy nhiên nhữngkhả năng này do sự tu tập mang lại, không liên hệ gì với những xung năng phátsinh từ nghiệp đang tác động trong tâm thức của mỗi người chúng ta. Nếu một ngườitu tập bị ám ảnh bởi những xung năng đó thì rất khó đi xa. Tốt nhất không nên lẩnquẩn với những chuyện như thế, cứ tu tập một cách tinh khiết, chuyên cần, giữđúng theo con đường Đạo Pháp thì một lúc nào đó sẽ hiểu được những chuyện gìtrước đây mình cho là "thật" nhưng thật ra chỉ là những biểu hiện của"vô minh" và những "xúc động bấn loạn" trong tâm thức của mìnhmà thôi.Vậy chúng ta không nên tìmhiểu "quá sớm" những chuyện đại loại như vị thính giả đã nêu lên câuhỏi trên đây. Nên hiểu rằng Dagpo Rimpoché bắt buộc phải trả lời vì có người hỏithế thôi và ông cũng đã trả lời thật khéo léo và không dấu diếm một điều gì cả.Tuy nhiên muốn hiểu hết những lời giải thích của ông thì cũng cần có một sự hiểubiết nào đó về Phật giáo Tây tạng - ghi chú thêm của người dịch).

- Một thính giả: Tôi muốn được biết thêmquan điểm của ngài liên quan đến sự sống và cái chết ngay trong sự hiện hữu nàycủa chúng ta, sự sống có nghĩa là sinh ra và chết đi. Không một ai dù là tỉ phúhay người bần cùng có thể thoát ra khỏi phần số đó. Theo tôi nghĩ thì tuy là đangsống nhưng đồng thời ta cũng đang chết. Chẳng hạn như có vô số nguy cơ mang lạicái chết đang tiềm ẩn trong sự sống hằng ngày. Có phải là ý thức được mình đangsống cũng có nghĩa là ý thức được mình đang chết hay không ? Có phải đấy là mộtđịnh mệnh bắt buộc ta phải sống cuộc sống thường nhật hay không ?

- Rimpoché: Trong quá trình của sựsinh thì bất cứ một hiện tượng hình thành nào cũng đều tương quan với một hiệntượng hủy diệt của nó. Sự tan biến đi kèm với một sự hiển hiện có phải là nhữnggì mà người ta gọi là cái chết hay không ? Ít ra thì đấy cũng không phải là thuậtngữ thường được sử dụng. Trên phương diện quy ước người ta cũng có thể chấp nhậncách sử dụng chữ "chết" để chỉ định một sự tan biến đi kèm với một sựhiển hiện, cả hai xảy ra trong từng khoảnh khắc một. Tuy nhiên trong cách phátbiểu thông thường thì người ta phân biệt giữa sự sinh và cái chết là có ý nhấnmạnh đến sự khác biệt căn bản giữa hai hiện tượng đó : sinh chỉ định thời điểmmà một dòng tri thức nào đó tìm được một cơ sở vật chất nào đó. Sự sống kéo dàitrong một khoảng thời gian mà cơ sở vật chất và dòng tiếp nối liên tục còn duytrì được sự kết hợp chung. Chết là thời điểm mà cơ sở vật chất trở nên quá suythoái không còn chuyển tải được tâm thức hay tri thức nữa, và tâm thức hay trithức phải hướng vào một cơ sở vật chất khác. Đấy là cách giải thích thường dùngđể định nghĩa cái chết.

Dầu sao thì Phật giáo cũng đồng ý với cách trình bày củabạn về hiện tượng biến đổi trong từng giây phút một. Mỗi chúng sinh là một hiệntượng cấu hợp vì thế cũng không thể nào tránh khỏi sự biến đổi từ lúc mới sinh (thụ thai).Điều ấy có nghĩa là con người không bao giờ còn giữ được nguyên vẹn khi phải chuyểntừ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Trong mỗi khoảnh khắc ta hiện ra mộtcách khác hơn để rồi tan biến với thể dạng mới ấy và rồi lại hiển hiện ra,v.v... Nếu biết suy tư sâu xa về hiện tượng vô thường mà ta phải gánh chịu tứclà quá trình biến đổi trong từng khoảnh khắc đang chi phối ta thì ta cũng sẽ cóthể làm thay đổi được toàn bộ cách quán nhận thông thường của ta về mọi sự vật.Điều đó có thể làm thay đổi cả nếp sống của ta nữa và từ đó ta cũng sẽ rút tỉađược thật nhiều lợi ích lớn lao.

- Một thính giả: Ngài nghĩ sao về trường hợpmột người nào đó muốn được gây chết để tránh đau đớn (euthanasie - euthanasia)?

- Rimpoché: Có nhiều trường hợp khác nhau. Khi đề cập đến một người muốn được gây chết đểtránh đau đớn thì cũng phải chú ý đến nhiều trường hợp khác nhau khiến người ấyquyết định chọn giải pháp đó. Những gì sẽ xảy ra sau khi chết sẽ không đặt thànhvấn đề đối với những người không theo một tôn giáo nào cả vì đơn giản là họ khôngtin. Ngược lại đối với những người tin vào một tôn giáo, bất kể là tôn giáo nào,thì hãy nói với họ nên suy nghĩ xa thêm một chút : "Thật thế trong lúc nàybạn đang đau đớn quá sức. Trước sau thì cũng chết và bạn muốn cho mọi sự xảy ranhanh chóng hơn. Tuy nhiên bạn có chắc chắn là nếu được chết nhanh chóng thì sauđó bạn sẽ tìm được những gì tốt đẹp hơn chăng ? Bạn có thể quả quyết rằng cảnhhuống mà bạn sẽ tìm thấy sau này sẽ thoải mái hơn tình trạng của bạn hiện nayhay không ? ". Có lẽ cũng nên cố gắng nói với họ là nên suy nghĩ theo chiềuhướng đó, (đau đớnlà do nghiệp mà ra, gây chết để tránh đau đớn cũng có thể xem là một cách"hẹn nợ" sang kiếp sau sẽ trả tiếp).

Trên đây là những gì có thể giúp đỡ cho những người hấp hối.Tuy nhiên đối với chính ta thì ta có thể làm gì được để chuẩn bị cho cái chết củamình ? Có lẽ cũng nên nghĩ đến việc ấy. Phật giáo cho rằng không có gì tốt hơnlà được chết hoàn toàn tự do không còn lệ thuộc vào quá trình lôi kéo của sinh vàtử, có nghĩa là không còn bắt buộc phải tái sinh dưới vòng kiềm tỏa của nghiệpvà các yếu tố bấn loạn. Lý tưởng nhất là đạt được sự giải thoát toàn vẹn. Tuynhiên nếu ta chưa đạt được sự giải thoát như thế trong kiếp sống này, thì cũng sẽvô cùng tốt đẹp nếu được chuẩn bị cẩn thận để đến khi chết ta có thể tự thiền địnhtrong khi quá trình của cái chết đang diễn biến, mà không cần đến sự trợ giúp củangười khác. Nói một cách khác nếu ta biết tu tập để sau này đủ khả năng bướctheo con đường mà ta đã chọn, không nhờ đến người khác nhắc nhở : "Đây làlúc phải nghĩ đến chuyện này, đây là lúc phải nghĩ đến chuyện kia...", thìđấy là một cách giúp ta tự chủ và mang lại cho ta một tâm thức tỉnh táo để thựcthi thiền định vào lúc hấp hối.

Khi ta có đủ khả năng thiền định trong khi quá trình củacái chết diễn tiến thì ta sẽ có nhiều hy vọng hướng vào một sự tái sinh thuận lợigiúp cho ta cơ hội tu tập trong kiếp sau để đạt được sự giải thoát mà ta chưa đủsức thực hiện trong kiếp sống này.

Cái chết là một chủ đề then chốt đối với tất cả mọi người.Nếu trong cuộc sống có một điều gì đó mà ta tin chắc là sẽ xảy ra thì đấy là cáichết của ta vào một ngày nào đó. Vì lẽ cái chết không thể tránh được, do đó tốthơn hết là cứ nghĩ đến nó để mà chuẩn bị. Thật quả là không thích đáng chút nàokhi nghĩ rằng : "Tôi vẫn còn trẻ và còn nhiều thì giờ trước mặt. Tôi có thểtu tập bất cứ lúc nào sau này". Thời điểm xảy ra cái chết thật vô định, tuổitrẻ không phải là một sự bảo đảm vì người ta vẫn có thể chết khi còn trẻ. Do đótốt hơn hết là nên tu tập ngay lúc này dù cho ta còn rất trẻ. Tu tập là cách làmhiển lộ trong ta lòng nhân ái đối với người khác. Cố gắng tập phát lộ lòng tốtcủa ta ngày càng quảng đại hơn rồi một ngày nào đó mọi sự sẽ trở nên đơn giản hơnvà ta sẽ tận hưởng hạnh phúc.

Bures-Sur-Yvette,24.10.10

HoangPhongchuyểnngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 22346)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 22850)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19309)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24226)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31767)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57673)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23509)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19279)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 17938)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39076)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]