Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Sự Phát Triển của Phật Giáo và Các Nền Văn Minh Ngôn Ngữ

24/12/201109:31(Xem: 4920)
06. Sự Phát Triển của Phật Giáo và Các Nền Văn Minh Ngôn Ngữ
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Sự canh tân của Phật giáo từ Đông sang Tây
Hoang Phong biên soạn và dịch

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
VÀ CÁC NỀN VĂN MINH NGÔN NGỮ


Phậtgiáo đã phát triển như thế nào qua không gian và thời gian? Những loạingôn ngữ nào đã được dùng để chuyển tải Đạo Pháp? Thông thường người ta vẫn cho rằng Phật giáo thích ứng và hội nhập với các nền văn hoá địa phương, nhưng trên thực tế thì có đúng như thế không? Hay là ngược lại chính Phật giáo đã mang chữ viết, văn minh ngôn ngữ và tư tưởng triết học đến với các dân tộc bán khai từ hai ngàn năm trước để góp phần tạo ra văn hoá cho các dân tộc ấy ? Tư tưởng Phật giáo phải chăng cũng đã thấm nhuần và bàng bạc trong các nền văn hoá khác nhau để tạo ra những nét đặc thù chung cho cả Á châu? Đó là vài câu hỏi sẽ được nêu lên trong bài viết. Các vấn đề này đòi hỏi nhiều khảo cứu sâu rộng, do đó bài viết sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi trình bày những thăng trầm và vaitrò của Phật giáo trong một vài xã hội cổ xưa khi chưa có chữ viết. Từ đó chúng ta có thể thấy được một vài ảnh hưởng của Phật giáo trên phươngdiện ngôn ngữ và tư tưởng triết học trong các xã hội tân tiến ngày nay.

Những ngôn ngữ đầu tiên chuyển tải Đạo Pháp

Không hẳn chỉ có tiếng Phạn, tiếng Pa-li là các ngôn ngữ căn bản chuyển tải Đạo Pháp, mà thật ra từ nguyên thủy đã có nhiều ngôn ngữ kháccũng đã được sử dụng để ghi chép kinh sách. Theo học giả Satkari Mukhopudhavay, một nhà sử học và ngôn ngữ học Ấn độ, thì ít nhất đã có tám ngôn ngữ khác nhau đã được dùng để ghi chép tư tưởng Phật giáo và một phần các tài liệu này hiện còn đang được nghiên cứu ở Ấn.

Người ta thường cho rằng tiếng Pa-li là ngôn ngữ cổ nhất ghi chép ĐạoPháp của Đức Phật, nhưng điều này thực sự không đúng hẳn vì tiếng Pa-lixuất phát từ tiếng Phạn, thuộc loại ngôn ngữ sirilanca, còn gọi là cingale, là một loại ngôn ngữ có tính cách địa phương, giới hạn trong các vùng Tích lan, Campuchia, Miến điện... Trong khi đó tiếng Phạn lại có nguồn gốc rất lâu đời, đã phát xuất từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, và cũng là ngôn ngữ được phát triển và phổ biến rộng rãi ở Ấn độtừ thế kỷ thứ I trước công nguyên cho đến suốt triều đại Gupta tức là từ thế kỷ thứ III đến thứ VI. Tiếng Phạn trong giai đoạn này tỏ ra là một ngôn ngữ diễn đạt được nhiều khái niệm trừu tượng và chính xác về triết học và cũng là ngôn ngữ chính góp phần tích cực vào việc phổ biến tư tưởng Phật giáo. Sự phát triển của tiếng Phạn đi đôi với nền văn hoá cực thịnh và tiêu biểu nhất của văn minh Ấn độ, tức là nền văn minh Gupta. Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển tột đỉnh của Phật giáo trên đất Ấn. Tu viện đại học Na-lan-đà đã được xây dựng trong thời kỳ này.

Theo học giả người Pháp Philippe Cornu thì các kinh Nam tông được ghichép từ cuối thế kỷ thứ I trước công nguyên đến giữa thế kỷ thứ I sau công nguyên. Một cách chính xác hơn, các kinh sách thuộc học phái Nhất thiết Hữu bộ (Sarvastivada) đã được ghi chép bằng tiếng Pa-li vào dịp kết tập Đạo Pháp lần thứ ba ở Cachemire vào cuối thế kỷ thứ I trước côngnguyên. Đồng thời kinh sách Nam tông thuộc học phái Nguyên thủy (Therevada) cũng được ghi chép trong cùng một thời kỳ kể trên nhưng ở Tích lan. Cũng theo Philippe Cornu thì kinh sách Bắc tông được ghi chép bằng tiếng Phạn trước đó cũng không lâu, bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên kéo dài cho đến thế kỷ thứ VI đối với các kinh sách xuất hiện muộn.

Tuy nhiên cũng có tài liệu ghi chép rằng vua A-dục sai người con trai là thái tử Ma-hi-đà (Mahinda) đem kinh sách và đưa tăng đoàn đến Tích lan (Sri Lanka) để truyền bá Đạo Pháp vào năm 250trước công nguyên, nhưng các kinh sách này hình như không còn lưu lại vết tích một cách cụ thể ở Bắc Ấn độ cũng như ở Tích lan. Theo học giả Alain Grosrey thì kinh sách bằng tiếng Pa-li được ghi chép từ thế kỷ thứIII trước công nguyên và hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ I sau công nguyênvới toàn bộ văn bản Tam tạng kinh như hiện nay. Bộ Tâm Kinh (Prajnaparamitasutra) của Bắc tông thì xuất hiện trong khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên và thế kỷ thứ I sau công nguyên.

Cũngtheo học giả này thì kinh sách bằng chữ viết vào các thời kỳ ấy có thể xem như là một phương tiện dùng để giúp trí nhớ mà thôi, vì người tu tậpthời bấy giờ không đi tìm một sự tuyệt đối nào, không cần trình bày mộtluận thuyết hay bênh vực một giả thuyết nào cả. Trong bối cảnh của xã hội thời ấy, thì việc truyền khẩu và tụng niệm được xem như một lối sốngthành tâm, thanh cao và đạo hạnh, vì thế có một sự cách biệt nào đó giữa các người tu tập và những gì đã được ghi chép bằng ngữ tự, những văn bản ghi chép sẵn tách rời họ với những gì mà họ có thể bàn luận, trao đổi và chia xẻ với nhau bằng những ngôn từ sinh động và linh thiênghơn.

Dù sao thì cũng có giả thuyết cho rằng kinh sách đã được ghi chép từ lần kết tập thứ hai, tức khoảng hơn một trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Thời gian và địa điểm lần kết tập thứ hai cũng được ghi chép khác nhau tùy theo các tài liệu trong các kinh sách xưa. Rất có thể nhiều lầnkết tập khác nhau đã được tổ chức nhưng đều được xem chung là lần kết tập thứ hai (?), nhưng dù sao thì sự kiện đáng chú ý hơn hết trong « lần» kết tập này là sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng diễn đạt khác nhauvề Đạo Pháp, đó là các học phái Sthavira, Sarvastivadin và Sammitiya, và các học phái này lại tiếp tục được phân chia thành 18 học phái phụ.

Tronglần kết tập vừa kể có bốn thứ ngôn ngữ chính thức được sử dụng là : prakrit, sanskrit, aprabhramsa và paisacika. Vì tính cách đa dạng về ngôn ngữ được sử dụng và những phức tạp về cách diễn đạt Đạo Pháp qua các học phái mới được hình thành, nên rất có thể lần kết tập này đã dùngđến chữ viết để ghi chép, mà không thể đơn thuần là truyền khẩu. Dù saođây cũng chỉ là một giả thuyết rất đáng chú ý, vì phương pháp toàn vẹn,hoàn hảo và phong phú nhất để lưu truyền Đạo Pháp vẫn là chữ viết. Cáchtruyền khẩu mang màu sắc thiêng liêng đã có sẵn từ trước trong đạo Bà-la-môn, nhắm vào việc học thuộc lòng những câu thần chú có tính cách thần diệu hay mầu nhiệm, không phù hợp lắm với trường hợp của Phật giáo.Đức Phật chỉ thuyết giảng, các đệ tử của Ngài theo đó mà tu tập và họ chỉ khởi sự ghi chép sau này khi Ngài đã tịch diệt.

Tiếng Phạn nói chung là một ngôn ngữ rất xưa thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu xuất hiện từ thế kỷ XV trước công nguyên. Tiếng Phạn gồm nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên vai trò nguyên thủy của loại ngôn ngữ này trên đất Ấn mang tính cách thiêng liêng dùng vào việc ghi chép kinh Vệ-đà của đạo Bà-la-môn. Kinh điển Phật giáo cũng dùng lại một số từ của đạo Bà-la-môn, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, chẳng hạn như các chữ karma, samsara, atman... Chữ Phạn bắt đầu có quy luật và văn phạm chặt chẽ quy định từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, và sau đó kể từ thếkỷ thứ I trước công nguyên thì đã trở thành ngôn ngữ phổ thông và chínhthức cho toàn thể bán lục địa Ấn độ. Cũng chính từ thời điểm này mà kinh điển Phật giáo đã được ghi chép thật phong phú và lưu truyền cho đến nay. Một loại tiếng Phạn gọi là brahmi biến dạng đã trở thành ngôn ngữ khơ-me của người Campuchia, để rồi lại tiếp tục biến đổi để trở thành ngữ tự của Thái lan, Lào và In-đô-nê-xia.

Sau đây là các biến thể hay các dạng chính của tiếng Phạn : tiếng brahmi vào triều đại tiền Gupta, các tiếng kharosti, brahmi vào thời kỳ hậu Gupta, các loại tiếng Phạn siddhhamtrika, brehmi, newari, gaudi...thì phát triển trong vùng Trung Á. Tuy nhiên hầu hết các thứ tiếng trên đây đều xuất phát từ tiếng brahmi, và tiếng brahmi lại là thứtiếng chính thức và phổ biến từ trước, suốt trong triều đại vua A-dục. Như đã thấy, các chỉ dụ của vua A-dục được khắc bằng loại tiếng Phạn brahmi trên các trụ đá, cùng với nhiều thứ tiếng khác nữa, trong đó có cả tiếng Hy lạp. Vì thế cũng rất có thể kinh sách Phật giáo đã từng đượcghi chép từ lâu, trước cả thế kỷ thứ I trước công nguyên bằng ngôn ngữ brahmi, nhưng không để lại vết tích cụ thể nào.

Những đóng góp của Phật giáo vào các nền văn minh ngôn ngữ

Như đã được nêu lên trong phần nhập đề trên đây, Phật giáo không giữmột vai trò thụ động bằng cách du nhập vào các nền văn hoá địa phương như nhiều học giả đã chủ trương. Ngoài tinh thần tôn giáo và tư tưởng triết học, Phật giáo lại còn mang đến cho nhiều dân tộc trong thời cổ đại chữ viết, đạo đức, văn hoá..., giúp cho các dân tộc ấy cải tổ xã hội, xây dựng quốc gia để bước vào thời đại lịch sử và văn minh ngôn ngữ. Để nêu lên những thí dụ cụ thể, một vài trường hợp tiêu biểu sẽ được đưa ra trong phần này:

Trường hợp của Trung quốc :

Phật giáo được truyền bá sang Trung quốc vào thế kỷ thứ I sau công nguyên và đã biến cải tư tưởng, ngôn ngữ và xã hội Trung quốc một cách sâu đậm, dù rằng Trung quốc đã có sẵn từ trước một nền văn minh rất cao và lâu đời. Cả hai nền văn minh Trung quốc và Ấn độ phát triển biệt lập với nhau trước khi con đường tơ lụa được mở ra để đưa Phật giáo vào Trung quốc. Chữ viết của Trung quốc thuộc loại văn tự tượng hình, nhìn vào ký hiệu để hiểu ý, văn tự gốc Phạn ngữ lại là loại ký hiệu ghi âm còn gọi là tượng âm, đấy là chưa kể đến những khác biệt về ngữ pháp, vănphạm, và cả những ảnh hưởng khác biệt nhau về tư tưởng và khái niệm triết học giữa hai nền văn hoá. Vì thế công việc dịch thuật kinh sách Phật giáo ở Trung quốc là một công việc khổng lồ, kéo dài suốt nhiều thếkỷ và đã huy động hàng trăm nhà dịch thuật. Trong số này chỉ xin nêu lên hai nhà sư tiêu biểu nhất đã đích thân sang tu học ở Ấn độ và tự mang kinh sách về Trung quốc, đó là ngài Pháp Hiền (320 ? - 420 ?) và ngài Huyền Trang (600 ? - 664).

Công việc dịch thuật kéo dài liên tiếp hơn năm thế kỷ đã trực tiếp góp phần giúp ngôn ngữ Trung hoa trở nên phong phú hơn bằng cách du nhậpvào tiếng Hán các từ mới về tư tưởng triết học Phật giáo, đồng thời việc dịch thuật cũng làm thay đổi ý nghĩa của một số từ cũ gốc Hán, chẳng hạn như chữ «Đạo» trong Lão giáo mang ý nghĩa khác hẳn khi sử dụng để diễn đạt triết học Phật giáo. Theo nhiều nhà ngôn ngữ học thì các chữ như «thế gian», «thời gian»... trong tiếng Hán ngày nay hàm chứa ý nghĩa và khái niệm hiện đại là các từ du nhập từ ngôn ngữ Tây phương, nhưng một học giả có tiếng của Pháp về Phật giáo là Jean-Noël Robert đã phủ nhận giả thuyết này, vì theo ông các từ trên đây đã được du nhập vào Hán ngữ từ hơn một ngàn năm trăm năm trước, qua các bản dịchthuật kinh sách Phật giáo từ tiếng Phạn. Ngoài ra cũng có rất nhiều từ đặc thù của Phật giáo không phiên dịch sang tiếng Hán được, và khó khăn này đã bắt buộc các nhà dịch thuật phải dùng đến phương pháp chuyển âm. Vì thế, một loại ký hiệu ghi âm còn gọi là tượng âm đã được sáng chế và ghép thêm vào văn tự tượng hình của chữ Hán, chẳng hạn chữ Nirvana âm sang chữ Hán là Niepan, «dịch âm» sang tiếng nôm là Niết bàn.

Ngoài những từ mới và các ký hiệu ghi âm được ghép thêm vào Hán ngữ, việc dịch thuật kinh sách cũng đã biến cải thật sâu xa tiếng Hán bằng những quy luật có sẵn trong tiếng Phạn liên quan đến văn phạm, ngữ pháp,chẳng hạn như cách phân biệt các thời quá khứ, hiện tại và tương lai, cách phân biệt số nhiều hay số ít, thể chủ động và bị động... Mặc dù tiếng Hán cổ đại đã hết sức phong phú, nhưng vẫn chưa có các quy luật vềngữ pháp hẳn hoi như trên đây. Ngoài ra, các từ triết học siêu hình và tâm lý học Phật giáo cũng dần dần được thêm vào Hán ngữ.

Từ hàngngàn năm, chữ viết chỉ nhất thiết dành riêng cho triều đình và tầng lớpquan lại trong việc ghi chép, hành chính, hoặc dành cho tầng lớp quý tộc, văn gia sử dụng với các cách diễn đạt mang tính cách văn chương và quy ước, hoàn toàn cách biệt với ngôn ngữ dân gian. Trong khi đó việc hoằng Pháp lại cần đến cách diễn đạt của quảng đại quần chúng, và chính vì thế mà Hán ngữ và chữ viết được phổ biến sâu rộng hơn trong xã hội sau khi Phật giáo được phát triển và nhất là nhờ vào tầng lớp tăng lữ.

Phật giáo và tiếng Phạn dần dần đi sâu vào nền văn hoá sẵn có của Trung quốc, và phải mất hơn năm thế kỷ hòa nhập và phát triển để đưa Trung quốc bước vào một thời kỳ cực thịnh về văn hoá và xã hội thuộc triều đại nhà Đường, tức là từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX. Tam tạng kinh bằng tiếng Pa-li cũng được dịch sang tiếng Hán trong thời kỳ này. Triều đại nhà Đường đánh dấu điểm tột đỉnh của nền văn minh Trung quốc.

Tóm lại Phật giáo khi được đưa vào Trung quốc đã gặp thật nhiều khó khăn và trở ngại. Ngoài việc dịch thuật và số lượng khổng lồ về kinh sách, phải kể đến những trở ngại khác còn to lớn hơn, đấy là tư tưởng vàtruyền thống lâu đời của Khổng giáo và Lão giáo đã ăn sâu từ trước vào nền văn minh Trung quốc. Người ta có thể nói rằng sự phát triển của Phậtgiáo Trung hoa là sự hội nhập giữa hai nền tư tưởng và hiểu biết khác nhau : một bên mang đặc tính siêu hình và duy lý của Phật giáo và Phạn ngữ, một bên mang đặc tính thực tế và thực dụng của nền tư tưởng Trung quốc và các ký hiệu tượng hình của Hán ngữ. Thiền học (Chan, Zen) do Bồ-đề Đạt-ma đưa vào Trung quốc trong thế kỷ thứ VI tượng trưng cho sự kết hợp hết sức hài hoà giữa hai nền văn minh Trung – Ấn.

Trường hợp của Nhật bản :

Trước thế kỷ thứ VI, nước Nhật chưa có lịch sử và chữ viết. Ngôn ngữNhật bản rất khác với tiếng Triều tiên, vì thế người ta cho rằng nguồn gốc dân Nhật có lẽ là các bộ tộc du mục sống trên lưng ngựa của vùng Trung Á, giả thuyết này gần đây đã được công nhận khi các nhà sinh học khảo cứu về các ký hiệu di truyền ADN trong tế bào của người Nhật. Nước Nhật bắt đầu hình thành từ các làng mạc ven biển sống bằng nghề chài lưới.

Canh nông bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến thế kỷ thứ III sau công nguyên, thời kỳ này gọi là thời kỳ Yoyoi. Trong thời kỳ canh nông và chài lưới trên đây, họ biết làm đồ gốmvà dần dần sau đó học được từ lục địa cách chế tạo khí giới và dụng cụ bằng đồng. Vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, họ bắt đầu biết chế tạo dụng cụ canh nông bằng sắt. Đấy là những gì mà ngành khảo cổ đã khai quật được về thời kỳ tiền sử của nước Nhật.

Dần dần canh nông phát triển thêm, xã hội Nhật bắt đầu tổ chức thành những bộ tộc đông đảo hơn, và sau đó biến thành các phe phái rất hiếu chiến. Tín ngưỡng lúc bấy giờ là Thần đạo, người Nhật tin vào mọi thứ thần linh : từ sông ngòi, núi non, cây cối, từ các vì sao cho đến một hòn đá đều hàm chứa tính chất thiêng liêng và thần thánh. Trong thời kỳ tiền sử này, người Nhật đã từng đổ bộ lên lục địa, đánh chiếm và thành lập một lãnh thổ nhỏ trên đất Triều Tiên.

Nhưng mãi đến thế kỷ thứ VI, họ mới thành lập được một quốc gia quy củ, vị hoàng đế đầu tiên của nước Nhật lên ngôi và lập ra hoàng triều Yamoto. Trong triều đại nàyvào năm 552, một vị vua Triều Tiên là Paikche gởi cho hoàng đế nước Nhật một bức thư ca ngợi Đạo Pháp của Đức Phật, kèm theo một pho tượng Phật bằng đồng thếp vàng và một ít kinh sách. Đây là bước đầu của việc hoằng Pháp trên quần đảo Nhật bản qua con đường «ngoại giao».

Phật giáo được phổ biến nhanh chóng sau đó trong hoàng tộc và bắt đầulan tràn trong dân gian, chữ viết trở nên hết sức cần thiết cho việc truyền bá Đạo Pháp. Nhưng người Nhật lại chưa có chữ viết để dịch thuật và ghi chép, kể cả việc ghi chép lịch sử của họ, vì thế họ đã chọn chữ Hán sẵn có trong kinh sách làm ngữ tự cho nước Nhật. Hán học được phổ biến song song với Đạo Pháp. Đó cũng là một lợi điểm lớn lao vì ngưòi Nhật tránh được việc dịch thuật kinh sách mà người Hán phải bỏ ra nhiều thế kỷ để thích ứng với Phạn ngữ.

Nhưng đồng thời người Nhật cũng dần dần biến Hán ngữ thành một loại « tiếng nôm » cho họ. Người ta tìm thấy hai mươi mốt bài thơ khắc vào năm 753 trên những mẫu in vết chân của Đức Phật. Đó là những tác phẩm văn chưong xưa nhất được sáng tác bằng ngôn ngữ Nhật, và sau đó bắt đầu từ thế kỷ thứ IX thì người Nhật đã thiết lập được một hệ thống gồm các quy tắc hẳn hoi dùng để chuyển thẳng tiếng Hán ra « tiếng Nhật ».

Trường hợp của Tây tạng :

Phật giáo được truyền bá vào Tây tạng khoảng thế kỷ thứ VII dưới triều đại của nhà vua Srong-bcan Gampo (569-650), nhờ các đường đèo được khai thông xuyên qua vùng Cachemire dẫn xuống phía Nam con đường tơlụa. Tín ngưỡng từ trước của Tây tạng là đạo Bön, một truyền thống mangtính cách ma thuật và đồng bóng, tin rằng thế giới này tràn ngập những vị thần linh tốt và cả những vị thần linh hung dữ. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII tức trước khi Phật giáo phát triển, Tây tạng vẫn chưa có chữ viết.

Việc dịch thuật trở nên cấp bách khi người dân Tây tạng tiếp xúc với Phật giáo, một nhân vật gần như huyền thoại tên là Thumi Sambhota dẫn một toán người vượt đèo sang Ấn độ, khi mà đường núi lúc bấy giờ còn vô cùng hiểm trở và đầy rẫy giặc cướp. Ngoài việc tu học ĐạoPháp, nhóm người này còn cố gắng sáng tạo ra một loại chữ viết dựa vào loại ngữ tự brahmi của tiếng Phạn. Phát minh ra ngữ tự Tây tạng là bước đầu trong việc dịch thuật giúp cho Phật giáo bành trướng nhanh chóng ở Tây tạng.

Bước sang thế kỷ thứ VIII, song song với sự phát triển sâu rộng của Phật giáo, Tây tạng dưới triều đại của vua Khri-srong-Ide-btsan (758-813) đã trở thành một đế quốc mở mang và vô cùng phồn thịnh. Chùa chiền, tu viện được xây dựng khắp nơi, trong số này có ngôi chùa Jokang,một trong những nơi được xem là linh thiêng nhất. Các vị đại sư Ấn độ cũng đã đem kinh sách sang Tây tạng truyền bá và giảng Pháp, trong số các vị này có hai ngài Tịch Hộ (Santaraksita) và Liên hoa Sinh (Padma-Sambhava) được xem là hai vị tổ của Phật giáo Tây tạng. Đồng thờiPhật giáo Trung hoa cũng du nhập vào Tây tạng từ phương Bắc, nhưng sau đó vào năm 792 đã xảy ra một cuộc tranh biện rộng lớn giữa hai phe Phật giáo Ấn độ và Phật giáo Trung hoa. Cuối cùng các luận sư đại diện Phật giáo Ấn độ thắng thế và những người Phật giáo Trung quốc được mời ra khỏi Tây tạng.

Năm 836, nhà vua Tây tạng Ralpachang bị ám sát, người em là Langdarmalên ngôi và ngược đãi Phật giáo, nên chỉ trong vòng vài năm là Phật giáo gần như biến mất. Sau đó đế quốc Tây tạng sụp đổ, phân chia thành nhiều vương quốc, và chỉ có một vùng lãnh thổ duy nhất nằm sát biên giớiphía Tây là còn giữ được tín ngưỡng Phật giáo. Trong vùng lãnh thổ này có nhiều vị đại sư thật nổi tiếng, chẳng hạn như nhà dịch thuật lừng danh người Tây tạng là Lâm-thân Tăng-pha (Rinchen Zangpo) (958-1055), vàmột đại sư Ấn độ là A-đề-sa (Atisa) từ Ấn độ lên giảng Pháp. Nhưng cũngtrong thời kỳ này ở Ấn độ, Phật giáo lại bắt đầu suy tàn vì các đạo quân Hung nô và Hồi giáo thay nhau xâm lược, đốt phá chùa chiền và giết hại tăng lữ, các nhà sư sống sót thường tản mác và đi ngược lên Tây tạngđể phục hưng Phật giáo trên phần đất này.

Vào cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII, lại một lần nữa các đạo quânHồi giáo xuất phát từ Apganixtan tiến sang xâm lăng miền Bắc Ấn, đốt chùa và giết hại tăng sĩ, đại học Na-lan-đà bị san bằng, thư viện chứa hàng triệu kinh sách cũng bị đốt sạch, tại Na-lan-đà hàng ngàn tăng sĩ bị giết. Biến cố này đánh dấu sự chấm dứt cuối cùng của Phật giáo trên đất Ấn. Thêm một lần nữa tăng sĩ sống sót gom góp kinh sách vượt Hy-mã-lạp-sơn lên Tây tạng, một số khác tản mác sang Indônêxia.

Có thể nói văn hoá Tây tạng là một nền văn hoá hoàn toàn Phật giáo, nhưng chính nền văn hoá đó lại tượng trưng cho sức mạnh của cả một dân tộc. Tuy nhỏ bé trên phương diện dân số, vì chỉ gồm có vài triệu người, và vô nghĩa trên phương diện kinh tế và quân sự, nhưng dân tộc Tây tạng vẫn chưa bị đồng hoá và tiêu diệt. Ngày nay các học giả Tây phương nghiên cứu Phật giáo, thì ngoài tiếng Phạn và tiếng Hán ra, phần đông đều phải học tiếng Tây tạng, ngôn ngữ của một dân tộc nhỏ bé nhưng đã bảo vệ toàn vẹn được Đạo Pháp, chuyển tải được Đạo Pháp một cách thật sâu sắc để ngày nay quảng bá trên toàn thế giới.

Trường hợp của Việt Nam :

Theo các học giả Tây phương thì Phật giáo được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II, tức trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 (43-544), dưới triều đại nhà Hán, tuy rằng cũng có giả thuyết cho rằng Phật giáo đã được các vị sư người Ấn truyền bá sang Việt Nam bằng đường biển từ trướccả thế kỷ thứ II. Vị thái thú đầu tiên trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba là Mã Viện, việc cai trị hoàn toàn trong tay quan lại người Trung quốc, vì thế có thể Hán học chưa được phổ biến rộng rãi. Nhưng về sau dưới sự cai trị của quan thái thú Sĩ Nhiếp từ năm 187 đến năm 226, thì Hán học được mở mang.

Người Giao chỉ học Hán ngữ, nhiều người đỗcao và làm quan chức cho nhà Hán, chẳng hạn như Lý Tiến làm đến chức Thứ sử đời Hán Linh đế vào cuối thế kỷ thứ II, Lý Cầm giữ chức Tiêu-lệ hiệu-úy trong hoàng triều nhà Hán. Phật giáo du nhập vào Việt Nam cùng lúc với phong trào Hán học được bành trướng như trên đây. Kinh sách lúc bấy giờ nhất định là bằng Hán ngữ, tuy nhiên cũng phải hiểu rằng Phật giáo được truyền vào Trung quốc trước đó cũng không lâu, vì thế kinh sách Phật giáo cũng không nhiều, chưa kể là các nhà sư ở Trung quốc vào thời ấy phần lớn còn là người Ấn độ và người Tây Á sang giảng Pháp.

Phật giáo và Hán ngữ du nhập vào Nhật bản vào giữa thế kỷ thứ VI, và đến thế kỷ thứ IX thì người Nhật phát minh được « chữ nôm » của họ, biếndạng từ chữ Hán. Trong trường hợp của Việt Nam, phải chờ đến thời nhà Trần (1225-1413) thì chữ nôm mới được bành trướng rộng rãi – chữ « nôm »là cách đọc biến dạng của chữ « nam ». Kể từ thế kỷ XIII, tiếng nôm rấtphổ biến, được sử dụng trong văn chương, thi phú, các bài hát và khúc ngâm...Song song với xu hướng ưa chuộng văn nôm dưới thời nhà Trần thì Phật giáo và văn hoá Việt Nam cũng bước vào thời kỳ phát triển cao độ vàphong phú nhất.

Theo học giả Phật giáo Jean-Noël Robert thì việc hoằng Pháp trong dân gian không thể dùng Hán ngữ, vì thế chính hàngtăng lữ Việt Nam đã dùng tiếng nôm để dịch kinh sách, thuyết giảng và tụng niệm. Do đó việc phát triển tiếng nôm không nhất thiết là do tầng lớp nho sĩ mà chính là do tầng lớp tăng lữ trong xã hội đứng ra đảm trách từ lâu, trước cả thời nhà Trần. Giả thuyết trên đây có vẻ đúng vì vết tích xưa nhất là một tấm bia khắc chữ nôm dưới triều đại vua Lý Cao Tông vào năm 1209, tấm bia này đã được tìm thấy ở chùa Bảo An thuộc tỉnhVĩnh Phú.

Suốt hơn một ngàn năm, tiếng Hán là ngữ tự của tầng lớp nho sĩ, quan lại ở triều đình, văn chương tiếng nôm chỉ là loại văn chương truyền khẩu trong dân gian, và có thể trong nền văn chương truyền khẩu ấy có cảviệc hoằng Pháp, vì Thiền học đã phát triển sâu rộng trong xã hội Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, và vị thiền sư Vô Ngôn Thông còn sáng lập thêm mộthọc phái mới vào thế kỷ thứ IX. Vào năm 946, nhà vua Đinh Bộ Lĩnh phongcho nhà sư Ngô Chân Lưu chức « tăng thống » để điều hành Phật sự trong nước. Nhất định là vào thời ấy hàng tăng lữ không thể dùng tiếng Hán để giảng Pháp cho Phật tử đến chùa. Tiếng nôm dùng vào việc hoằng Pháp có thể đã được phát triển trong các thời kỳ này.

Sau này chữ nôm và tư tưởng Phật giáo mới bắt đầu để lại dấu tích trong văn chương chữ viết của Nguyễn Trải (1380-1442) và Nguyễn Du (1765-1820), của các vua chúa từ các thời nhà Trần cho đến nhà Nguyễn, trước khi có chữ quốc ngữ trong thời cận đại. Tư tưởng Phật giáo không những bàng bạc trong tâm hồn của văn nhân và nho sĩ bằng chữ viết mà còntiếp tục đi sâu vào đời sống dân gian bằng cách truyền khẩu.

Gầnđây nhà sư Thích Trung Hậu đã cho xuất bản một quyển sách gần tám trăm trang, sưu tập những câu ca dao và tục ngữ Phật giáo, và ông đã viết trong phần lời tựa một câu như sau : « Chúng tôi vào chùa từ thuở nhỏ nhưng dư âm câu hò câu hát của mẹ, của lời dẫn dụ của cha vẫn còn như văng vẳng ». Câu ấy cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo đã thấm nhuần như thế nào trong từng tế bào của xã hội Việt Nam, từ các nếp sống dân gian,nho sĩ cho đến sự dạy dỗ của mẹ cha trong gia đình.

Trường hợp của các nước Đông Nam Á như Tích lan, Miến điện, Thái lan... :

Người ta thường cho rằng tiếng Pa-li là loại ngôn ngữ xưa nhất được sử dụng trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Trong thời đại của Đức Phật, một loại ngôn ngữ có ngữ tự hẳn hoi rất gần với Phạn ngữ gọi là prakrit, rất được phổ biến trong vùng Đông bắc Ấn độ thuộc đế quốc Ma-kiệt-đà (Magadha) của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara). Đế quốc Ma-kiệt-đà (684-320 trước công nguyên) là một lãnh thổ mênh mông thuộc vùng Đông bắc Ấn độ, gồm thung lũng rộng lớn của sông Hằng, trong đó có tiểu ban Bihar, Bengal và cả vùng Bangladesh ngàynay. Một trong những thể loại của ngôn ngữ prakrit là ngôn ngữ magadhi,còn gọi là prakrit magadhi hay là ardhamagadhi, và rất có thể đây là ngôn ngữ mà Đức Phật đã dùng để giảng Pháp.

Tiếng Pa-li là một biến thể khác của ngôn ngữ prakrit, xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, rất phổ biến trong vùng phía Nam Ấn độvà đảo Tích lan từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến thế kỷ thứ I trước công nguyên. Trong khoảng thời gian này Phật giáo truyền khẩu phổ biến rất sâu rộng ở Tích lan. Mặc dù tiếng Pa-li có rất nhiều điểm tươngtợ với ngôn ngữ ardhamagadhi, nhưng không phải là tiếng ardhamagadhi phổ biến trong lãnh thổ Ma-kiệt-đà.

Bước vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, tiếng Pa-li mất dần tầm ảnh hưởng ở Tích lan và cả vùng miền Nam Ấn độ, và được thay thế dần bằng loại Phạn ngữ brahmi. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ VIII, Phật giáo truyền vào Campuchia qua ngõ Tích lan và Sumatra, tư tưởng Phật giáo và Phạn ngữ brahmi ảnh hưởng rõ rệt trong ngôn ngữ khơ-me và ngôn ngữ Thái,sau đó là ngôn ngữ Lào. Tiếng Thái ngày nay sử dụng nhiều từ có nguồn gốc khơ-me.

Đối với Miến điện thì theo truyền thống Phật giáo truyền vào xứ này từ thế kỷ thứ III, nhưng theo các học giả Tây phương thì Phật giáo Bắc tông khởi sự du nhập và phát triển ở Miến điện từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X, nhưng vào thế kỷ XI thì nhà vua Anoratha (1044-1077) lại chọn Phật giáo nguyên thủy truyền vào từ ngõ Tích lan đểphổ biến ở Miến điện. Đồng thời vào thế kỷ XI cũng thấy xuất hiện chữ viết Miến điện, loại chữ này có ít nhiều liên hệ với các tiếng Pa-li, brahmi và khơ-me.

Tóm lại, Phật giáo qua ngôn ngữ và ngữ tự đã ăn sâu vào các nền văn hoá của một số quốc gia Đông nam Á, hoặc cũng có thể nói một cách khác là đã dự phần tích cực vào sự hình thành của các nền văn hoá đó. Một số ngữ tự Phật giáo trong tiếng Phạn sau khi đã du nhập vào các ngôn ngữ mới thì đôi khi ý nghĩa lại biến đổi một cách rất lạ lùng, chẳng hạn nhưchữ samsara, nghĩa gốc trong tiếng Phạn là luân hồi hay chu kỳ tái sinh, nhưng khi biến thành tiếng Thái thì lại có nghĩa là « sự thương xót, sự khốn khổ », và trong ngôn ngữ khơ-me của người Campuchia thì có nghĩa là « tình thương ». Trên đây chỉ là một thí dụ thật nhỏ cho thấy sự thâm nhập rộng lớn và sâu xa của Phật giáo vào các nền văn hoá và ngôn ngữ Á châu nói chung.

Ngày nay không còn mấy người biết đọc tiếng Pa-li. Tam tạng kinh bằngngữ tự Pa-li đã được người Anh đem từ Tích lan về Anh quốc để dịch vào thế kỷ XIX. Và chính bản dịch đầu tiên sang tiếng Anh này đã trở thành «bản gốc » Tam tạng kinh dùng để dịch ngược trở lại tiếng Tích lan ngày nay, và cả tiếng Thái, tiếng Miến điện, tiếng Campuchia... Tam tạng kinhnhờ đó được phổ biến sâu rộng hơn trong các nước Đông Nam Á. Sự kiện trên đây cho thấy ngôn ngữ đã giữ một vai trò chủ yếu trong việc hoằng Pháp.

Trường hợp của các nước Tây Á :

- Con đường tơ lụa :

Thông thường người ta xem con đường tơ lụa là một con đường thương mại, nhưng thật ra vai trò quan trọng và tích cực hơn của hành lang thông thương này là sự giao lưu văn hoá giữa Trung quốc, Ấn độ, Tây tạngvà cả cùng Tây Á, kể cả I-ran và Thổ nhĩ kỳ. Trong thời kỳ Phật giáo bành trướng, vô số những sắc tộc khác nhau tổ chức thành nhiều quốc gia hay bộ tộc trải dọc theo con đường tơ lụa. Ảnh hưởng Phật giáo trong cả một vùng mênh mông của Tây Á bắt đầu từ thời đại vua A-dục và xuất phát từ các quốc gia Phật giáo mang nặng ảnh hưởng văn hoá Hy lạp của thời bấy giờ là Bactriane (nằm giữa Apganixtan và Uzbekistan ngày nay) và Gandhara (Apganixtan và phần tây bắc của Pakistan ngày nay).

Vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, một đế quốc mênh mông là Khusana còn gọi là Kouchan được thành lập, bao gồm cả vùng Tây vực, từ Tây Bắc Ấn độ, I-ran và một phần phía đông của Trung quốc ngày nay. Khusana là một đế quốc theo Phật giáo thật nhiệt thành và tích cực, đồng thời cũng là một đế quốc cực thịnh về kinh tế cũng như văn hoá, kéo dài từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV. Khusana là một đế quốc đa chủng, vì thế cũng cónhiều ngôn ngữ khác nhau thuộc vào loại ngôn ngữ Ấn-Âu, rất gần với cácloại tiếng Phạn được phổ biến trong vùng Cachemire và Bắc Ấn thời bấy giờ.

Phật giáo phát triển rất mạnh trên toàn lãnh thổ Khusana của vùng Tây Á và gồm có các học phái như Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka), Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadin) và Kinh lượng bộ (Sautrantrika). Lịch sử Phật giáo Trung quốc ghi chép vào năm 67 có hai vị sư người Ấn đã đưaPhật giáo vào Trung quốc, tên của các vị này có vẻ Ấn độ nhưng theo cáchọc giả Tây phương thì các vị ấy là người vùng Tây vực. Dù sao thì vào giai đoạn đầu, việc hoằng Pháp ở Trung quốc phần lớn là do hàng tăng lữ người Tây Á và Ấn độ đảm trách.

Trên toàn lãnh thổ Khusana, đền chùa, tu viện được xây dựng khắp nơi,và ngày nay người ta khám phá ra vô số những hang động, nhất là dọc theo con đường tơ lụa, chứa nhiều di tích Phật giáo, từ tranh vẽ trên vách đá đến các mảnh đất sét ghi chép kinh Phật và vô số điêu khắc đủ loại, điển hình hơn cả là pho tượng Phật khổng lồ lớn nhất thế giới tạc trong vách núi ở Bamiyan (vào khoảng năm 250) thuộc vùng Gandhara (Apganixtan ngày nay), mà gần đây đã bị người Taliban đặt mìn phá hủy. Khusana có một nền văn hoá Phật giáo rất đặc biệt, ảnh hưởng từ các nền văn hoá Ấn độ, Hy lạp và cả I-ran.

Đường nét điêu khắc Hy lạp ảnh hưởng rõ rệt trên vô số các tượng Phật. Gương mặt của các pho tượng Phật mang nét mặt người Âu châu hoặc người Cận đông. Các ảnh tượng và chạm nổi cũng rập khuôn với nghệ thuật Hy lạp. Bảo tàng viện Phật giáo Guimet ở Paris có một bộ sưu tập khá phong phú về những pho tượng này. Vùng khảo cổ Hadda trong hẽm vực Khyber gần Jalalabad thuộc vùng lãnh thổ Gandhara, ngày nay thuộc Apganixtan, được khám phá vào thế kỷ XIX, nhưng các công trình khai quật và khảo cứu chỉ bắt đầu từ năm 1922. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy trên 23 000 điêu khắc Phật giáo, hơn 500 bảo tháp và các di tích khác. Nhà sư Pháp Hiền (thế kỷ thứ IV) và Huyền Trang (thế kỷ thứ VII) có kể chuyện vể Hadda trong hồi ký du hành sang Ấn độ của các vị ấy và gọi nơi này là Hi-lô.

Tuy nhiên sau đó, từ thế kỷ thứ XI, những đạo quân xâm lược người Thổnhĩ kỳ theo Hồi giáo đã san bằng nền văn minh Khusana. Mahmud al-Kasghari (1005-1102) là một đại văn hào Thổ nhĩ kỳ rất được tôn kính ngày nay, và cũng là một trong những học giả uyên bác về ngôn ngữ Thổ. Ông đã để lại một gia tài văn học lớn lao, trong đó có một quyển tự điểngóp nhặt những bài thơ tứ tuyệt, một thể loại tiêu biểu của nền văn họcThổ nhĩ kỳ vào thời bấy giờ. Trong quyển tự điển ấy người ta tìm thấy một bài thơ đánh dấu sự suy tàn của Phật giáo trong vùng Tây vực :

Chúng ta tràn vào như thác đổ
Chúng ta xuất hiện từ những nơi thành phố
Chúng ta tàn phá hết các chùa chiền Phật giáo
Chúng ta trây cứt lên những ảnh tượng của Phật

Nhưng đồng thời cũng có một bộ tộc thiểu số người Thổ nhĩ kỳ là Duy-ngô-nhĩ (Ouïgour) nói một thổ ngữ cùng loại với ngôn ngữ chính thức Thổ nhĩ kỳ, nhưng họ lại theo Phật giáo và đã từng xây dựng được một nềnvăn học Phật giáo đáng kể.

- Trường hợp của dân tộc Duy-ngô-nhĩ :

Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII, người Thổ nhĩ kỳ thuộc giống dân Duy-ngô-nhĩ sinh sống trong lãnh thổ Turkestan mà ngày nay đã trở thành vùng Tây cương của Trung quốc, họ theo Phật giáo và đã sử dụng mộtloại ngữ tự Thổ nhĩ kỳ để dịch thuật nhiều kinh sách, nhưng hầu hết cáckinh sách ấy đã thất lạc chỉ còn lưu lại một số rất ít. Tuy rằng ngày nay hầu hết trong số họ đã trở thành người Hồi giáo, nhưng vẫn còn một nhóm nhỏ mà người ta thường gọi là dân Duy-ngô-nhĩ da vàng, sinh sống trong vùng lãnh thổ Cam túc thuộc Trung quốc, còn giữ được tín ngưỡng Phật giáo. Cách nay không lâu họ vẫn còn dùng kinh sách bằng thổ ngữ trên đây để tụng niệm, tuy nhiên các thế hệ trẻ sau này không còn nói được thổ ngữ này nữa.

Các đạo quân Mông cổ khi chinh phạt và chiếm đóng vùng Tây cương đã trưng dụng các nhà sư Duy-ngỗ-nhĩ để ghi chép sổ sách và lịch sử của họ như là một ngôn ngữ chính thức. Một biến cố hết sức bất ngờ và cũng hơi khó hiểu là một thời gian dài sau khi đế quốc Mông cổ đã sụp đổ, thì vàonhững thế kỷ XVII và XVIII nhà Thanh thuộc hoàng triều Mãn châu chủ trương và khuyến khích dịch thuật các kinh sách Phật giáo ra tiếng Mông cổ, dựa vào toàn bộ kinh điển Tây tạng gồm 108 bộ kinh điển (Kanjur) và 240 bộ luận giải (Tanjur).

Quyết định này của nhà Mãn châu tỏ rakhá khó hiểu, vì hàng tăng lữ Mông cổ từ lâu đã quen dùng thẳng ngôn ngữ Tây tạng để học hỏi, trước tác và tụng niệm. Đồng thời họ cũng sáng chế ra một loại ngữ tự song song và tương tợ với tiếng Tây tạng để sử dụng. Loại ngữ tự này về sau đã trở thành một ngôn ngữ riêng biệt mang nhiều đặc tính văn chương với các quy luật về ngữ pháp rõ rệt và ngày nay vẫn còn được sử dụng trong vùng lãnh thổ Nội Mông.

Trường hợp của Phật giáo ngày nay ở Tây phương :

Như đã được trình bày sơ lược qua các trường hợp điển hình trên đây, Phật giáo đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình lịch sử của Á châu. Phật giáo đã đem đến ngữ tự và văn minh cho nhiều dân tộc, nhưng cũng có nhiều ngôn ngữ chuyển tải Đạo Pháp đã hoàn toàn trở thành cổ ngữhoặc đã mai một, nhiều nền văn hoá kể cả một số sắc tộc và quốc gia thấm nhuần Đạo Pháp cũng đã biến mất. Trong quá trình lịch sử của bất cứmột quốc gia nào ở Á châu, Phật giáo đều đã từng chịu đựng những sự ngược đãi nặng nề, từ Trung quốc đến Nhật bản, từ Tây tạng đến Thái lan và cả Việt Nam... Có những thời kỳ Phật giáo gần như biến mất dưới áp lực của những hệ thống tư tưởng khác, chẳng hạn như Khổng giáo, Lão giáo..., hoặc vì va chạm với thần quyền, chẳng hạn như Thần đạo ở Nhật bản, hoặc vương quyền hay các sức mạnh cầm quyền khác.

Nhưng lịch sử đã cho thấy những người Phật giáo chân chính không bao giờ dựa vào thần quyền hay xu nịnh vương quyền, hoặc ngả theo bất cứ một sức mạnh nào, vì Phật giáo đặt hạnh phúc và sự giải thoát của con người lên trên tất cả. Tinh thần bất bạo động, lòng từ bi hiển hiện trong tim, thoát ra từng lời nói và từng cử chỉ của người Phật tử là sức mạnh của Phật giáo, nhưng đồng thời cũng là một chiếc gậy đưa cho kẻ khác để đánhlại mình.

Thế kỷ XX là một thế kỷ tại hại nhất cho Phật giáo. Từng là một tín ngưỡng lớn nhất của nhân loại trong các thế kỷ trước, Phật giáo đã tụt xuống hàng thứ tư. Chỉ xin đơn cử một vài thí dụ nhỏ, chẳng hạn như Tây tạng vào năm 1959 có số tăng lữ hơn 100 000 người và có hơn 6 000 ngôi chùa, đến năm 1990 chỉ còn 400 nhà sư và 30 tu viện còn nóc. Ngày nay vài ngôi chùa được xây dựng lại, tăng lữ đông hơn, nhưng không thể so sánh với thời kỳ trước 1959. Một thí dụ khác là vào những năm 1930 đến 1960, Phật giáo Mông cổ bị ngược đãi và gần như hoàn toàn biến mất.

Nhưngđồng thời lại có những sự kiện khá lạ lùng đã xảy ra, chẳng hạn như khiPhật giáo của cả vùng Tây Á bị suy tàn vào thế kỷ thứ V thì Phật giáo ởTrung quốc bước vào thời cực thịnh kể từ thế kỷ thứ VI. Khi Phật giáo Ấn độ bắt đầu suy tàn vào thế kỷ thứ IX và thứ X vì giặc Hung nô và Hồi giáo thì hàng tăng lữ bỏ lên Tây tạng để phục hưng nền Phật giáo cho quốc gia này, vì lúc đó Phật giáo Tây tạng đã gần như bị tận diệt dưới sức mạnh của vương quyền. Khi Phật giáo biến mất ở Ấn độ vì các đạo quânxâm lược Hồi giáo vào đầu thế kỷ XIII, thì những nhà sư sống sót bỏ trốn lên Tây tạng hoặc đem Đạo Pháp đến những nơi khác. Ngày nay Phật giáo chịu nhiều khó khăn ở Tây tạng, thì hàng tăng lữ Tây tạng lại di tản và phát triển Phật giáo ở Tây phương.

Phật giáo tuy mới chớm nở ở phương Tây, nhưng vô cùng vững chắc vì được thừa hưởng một nền văn hoá và khoa học tân tiến. Nền triết học duy lý và lâu đời cũng như ngôn ngữ Tây phương rất thích nghi với Phật giáo.Kinh sách dịch sang ngôn ngữ Tây phương hết sức chính xác và dễ hiểu, chẳng hạn như một từ rất thông thường là interdependance dùng để diễn tảkhái niệm của Phật giáo về sự tương liên giữa tất cả mọi hiện tượng, thì thật hết sức dễ hiểu so với các từ như duyên sinh, duyên khởi, nhân duyên sinh trong kinh sách gốc Hán dùng để chỉ cùng một khái niệm.

Mộtsố ngữ tự tiếng Phạn được dùng thẳng và đã đi vào ngôn ngữ dân gian ở phương Tây, chẳng hạn như những chữ nirvana, karma, samsara... Hình ảnh trong sáng, trầm tư và siêu thoát của gương mặt Đức Phật đã dần dần thaythế hình ảnh khổ não, đọa đày và đau thương của một vị sáng lập một tôngiáo lâu đời khác, vì hình ảnh này không còn đủ sức làm xúc động người Tây phương nữa. Trái lại hình ảnh các nhà sư ngồi thiền kể cả chữ zen của Phật giáo Nhật bản cũng đã bị lạm dụng để dùng vào việc quảng cáo trên truyền hình và sách báo hàng ngày.

Tuy rằng vị thế vững chắc của Phật giáo trong các xã hội Tây phương không còn đặt thành vấn đề, nhưng các học giả, triết gia và các nhà xã hội học vẫn tự hỏi là một nền Phật giáo nào đây sẽ dành cho Tây phương ?Thật vậy, có rất nhiều chuyên gia và học giả nêu lên vấn đề này, vì họ vẫn thắc mắc khi nhìn vào tính cách đặc thù của các nền Phật giáo Á châu, chẳng hạn như Phật giáo Trung hoa, Nhật bản, Thái lan, v.v. Một nền Phật giáo cho Tây phương rất có thể đặt thành vấn đề trong tương lai, nhưng hiện nay khoảng hai phần ba Phật tử Tây phương tu tập theo Phật giáo Tây tạng, khoảng một phần ba tu tập theo Thiền học Nhật bản, Phật giáo nguyên thủy chiếm một phần nhỏ còn lại, các học phái khác hìnhnhư không đủ sức thu hút người Tây phương, có lẽ không có các vị thầy giỏi (?).

Chỉ cần đơn cử một thí dụ nhỏ như sau để hiểu sự phát triển trội hẳn của Phật giáo Tây tạng trong thế giới Tây phương. Một tỳ kheo Tây tạng muốn đỗ bằng tiến sĩ Phật học gọi là geshe để đủ tư cách trở thành một vị thầy thì phải theo học một chương trình thật khắt khe và chi tiết, kéo dài 31 năm liền không được thi hỏng, nếu hỏng môn nào hay khoá nào thì phải học lại. Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã đỗ bằng geshe như vừa kể. Vì những điều kiện khắc khe như thế mà hiện nay Tây phương thiếu thầy, và có nhiều nhà sư Tây tạng được đề cử giữ chức vị đó mặc dùchưa học xong tiến sĩ. Có lẽ cũng vì thế mà hiện nay Phật giáo Tây tạngđang có khuynh hướng rút ngắn chương trình thi cử của bằng tiến sĩ Phậthọc.

Kết luận

Bài viết có vẻ như ôm đồm và tham lam vì đưa ra một số dữ kiện và chủđề quá rộng, và những dữ kiện đó lại không có tính cách đồng nhất. Tuynhiên chẳng qua cũng vì bài viết chỉ muốn nhắm vào mục đích đề nghị mộttầm nhìn theo chiều rộng liên quan đến sự phát triển của Phật giáo qua không gian và thời gian, và theo chiều sâu xuyên qua ngôn ngữ và văn hoácủa một vài dân tộc Á châu. Nếu một số sự kiện hiển nhiên được đưa ra thì đồng thời cũng có nhiều câu hỏi và thắc mắc được nêu lên, và nhất định sẽ có nhiều học giả và sử gia không đồng ý với một số dữ kiện được trích dẫn.

Dù sao thì bài viết cũng không phải là một bài khảo cứu uyên bác có tham vọng giải quyết các thắc mắc hay đề nghị các câu trả lời, hoặc bênh vực bất cứ một giả thuyết nào, vì mục đích của bài viết rất hạn hẹp chỉ muốn dựa vào một số dữ kiện để tìm lấy một tầm nhìnnhư vừa nêu lên trên đây. Tầm nhìn ấy có thể giúp ý thức được tính cáchvô thường của Đạo Pháp qua không gian và thời gian và qua cả lòng người, vì chính Đạo Pháp cũng chỉ là một hiện tượng trong vũ trụ này. Nhưng đồng thời tầm nhìn linh động đó biết đâu cũng có thể giúp nhìn thấy lợi ích của một nền tín ngưỡng lâu đời đã từng mang đến ngữ tự, vănhoá, văn minh và lịch sử cho một số dân tộc Á châu.

Nhìn qua những đổi thay và biến động của các ngôn ngữ chuyển tải Đạo Pháp, người ta cũng có thể hình dung được quá trình phát triển và những thăng trầm của Phật giáo. Nếu một dân tộc không đủ sức bảo tồn được văn hoá và hoài bảo của mình thì không thể nào tạo dựng được một hệ thống triết học và tư tưởng mạch lạc, phản ảnh và tiêu biểu cho dân tộc ấy. Việc bảo tồn này chỉ có thể thực hiện được bằng ngôn ngữ và chữ viết. Trước khi xảy ra « biến cố » Phật giáo mà Đức Phật đã đem đến cho nhân loại cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, chưa có ngữ tự nào có sẵn từ trước đủ sức để ghi chép cũng như diễn đạt tư tưởng thâm sâu của Đạo Pháp, kể cả loại Phạn ngữ cổ mà đạo Bà la môn dùng để hệ thống hoá nhữngcâu thần chú thiêng liêng trong kinh Vệ-đà.

Nhưng thật lạ lùng,Đức Phật không hề viết một câu nào, nhưng chính vì thế mà những lời giảng của Ngài đã vượt qua không gian và thời gian, lúc nào cũng sinh động, làm phát sinh không biết bao nhiêu loại ngữ tự và tạo ra thật nhiều nền văn hoá khác nhau, giúp cho Đạo Pháp ngày càng phong phú. Phậtgiáo khác với một số những truyền thống khác vì không bị gò bó trong những văn bản bất di dịch ngày càng trở nên lỗi thời.

Lòng từ bi mong mỏi được phổ biến những lời giảng huấn của Phật đến những người đồng loại là động cơ thúc đẩy việc trước tác và dịch thuật kinh sách trong suốt quá trình lịch sử Phật giáo. Việc luận giải và dịchthuật từ ngàn xưa từng là một đặc thù của tín ngưỡng Phật giáo và ngày nay vẫn còn là một mối quan tâm lớn lao cho những người con Phật. Nếu công việc dịch thuật ảnh hưởng sâu đậm đến các sinh ngữ ngày nay từ phương Đông cho đến phương Tây, thì công việc luận giải đã làm phong phúthêm tư tưởng Phật giáo trong các nền văn hoá cổ xưa và cả hiện đại.

Khôngphải hiếm khi thấy những học giả Tây phương về Phật giáo học hỏi tiếng Phạn, tiếng Hán, Tiếng Nhật, tiếng Pa-li...và hy sinh đời mình trong việc dịch thuật, đồng thời họ cũng đóng góp thêm các trước tác và các công trình nghiên cứu của họ vào các nền văn hoá Tây phương. Nói chung Phật giáo từ ngàn xưa luôn luôn giữ được truyền thống nhưng vẫn tiếp tụcmở rộng và cập nhật sự hiểu biết trong những bối cảnh mới.

Chưa có một cổ ngữ nào lưu lại nhiều tài liệu bằng những loại cổ ngữ đã được dùng để chuyển tải Đạo Pháp từ hàng ngàn năm. Mặc dù một số lớn kinh sách đã bị mai một hoặc bị thiêu hủy, nhưng con số còn giữ được đếnnay thật khổng lồ, không thể nào nghiên cứu hết được. Mặc dù đã nhiều nhưng người ta vẫn còn tiếp tục khám phá ra những kinh sách còn cất giấuở Ấn độ, Trung quốc, Tây tạng và trong các hang động của vùng Tây Á. Trên một bình diện khác thì các trước tác, các sách bình giải và kết quảnghiên cứu Phật học diễn đạt bằng các sinh ngữ hiện đại, từ phương Đôngcho đến phương Tây, ngày càng xuất hiện nhiều thêm.

Tuy đã cố gắng tự cảnh giác nhưng bài viết vẫn có vẻ như là một bài khảo cứu, và chính đó là một mối lo ngại, vì thật sự Phật giáo không phải dùng để nghiên cứu, nhưng là một con đường để mỗi người tự bước theo để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình. Khi đã bước theo thì ngườita cũng cần phải hiểu con đường đó sẽ đưa đi đâu, những khó khăn nào vànhững chướng ngại nào sẽ chờ đợi họ, không phải chỉ có một vùng ánh sáng muôn màu ở cuối con đường là có thể lôi cuốn người tu tập lao đầu vào đó như những con thiêu thân.

Nhìn lại con đường mà Phật giáođã trải qua không nhất thiết là một cái nhìn tò mò, thuần lý và vô bổ, mà đó là một cách nhìn để ý thức được Đạo Pháp cũng không tránh khỏi được vô thường. Cái nhìn đó có thể giúp người tu tập nhận thấy những khókhăn và bổn phận đang chờ đợi họ. Phật giáo chỉ là một tín ngưỡng của thế gian, dùng để giải thoát con người khỏi những vướng mắc và khó khăn trong thế gian này. Phật giáo không phải là một tín ngưỡng siêu thế gian, thường hằng, bất biến và vượt ra bên ngoài vũ trụ.

Dù sao thì Phật giáo cũng là một « tín ngưỡng », nhưng là một « tín ngưỡng » của Trí tuệ, xây dựng trên sự hiểu biết, nhắm vào mục đích giúpcon người cảm nhận được hiện thực hay bản chất đích thực của tất cả cácpháp, bằng con đường Đạo Pháp. Nếu như Phật giáo không phải là một tín ngưỡng để nghiên cứu thì Đạo Pháp cũng không phải đơn thuần là một hệ thống khái niệm dùng để tìm hiểu. Đạo Pháp là một phương pháp để tu tập,là một cách góp nhặt từng viên gạch để xây dựng một lâu đài, nhưng nếu trong tim của người tu tập không hiển lộ một thoáng xúc cảm của Từ bi thì cái lâu đài đó cũng sẽ giống như một lâu đài trống không và hoang vắng, xây dựng trên bãi cát mà thôi. Cái tuyệt vời của Phật giáo chính là ở chỗ đó, cái tuyệt vời ấy giúp cho lâu đài trong lòng của mỗi người được ấm áp và sinh động, đứng vững trước những biến động của xã hội và những thăng trầm của lịch sử con người.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138310)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18843)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10572)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11810)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12347)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14556)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6053)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28844)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15664)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 13425)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]