Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Phật giáo và phương Tây - Mối tương quan chưa rõ rệt

24/12/201109:31(Xem: 4735)
04. Phật giáo và phương Tây - Mối tương quan chưa rõ rệt
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Sự canh tân của Phật giáo từ Đông sang Tây
Hoang Phong biên soạn và dịch

PHẬT GIÁO VÀ PHƯƠNG TÂY
Mối tương quan chưa rõ rệt


Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận. (Đây là bài viết của ông FabriceMidal đăng trong tạp chí Le Monde des Religions, số ngoại lệ 5, phát hành tháng 6, 2007, đặc diệt dành riêng cho chủ đề về Phật giáo. Đây là một tạp chí thuộc tổ hợp báo chí Le Monde. một trong những cơ quan thôngtin lâu đời và uy tín của nước Pháp. Hoang Phong lược dịch và ghi chú).

Vào cuối thế kỷ XVII, nhà truyền giáo Alexandre de Rhôdes đã viết như sau trong quyển sách của ông mang tên “Cathechimus in Octo Dies Divisus” (Sách giảng dạyGiáo lý phân chia ra trong tám ngày): “Khi người ta hạ một gốc cây đốn mạt và vô bổ, những cành còn dính trên thân cây rồi cũng sẽ phải rơi xuống; tương tự như thế, khi mà tên độc ác và lường gạt Thích Ca (tức làPhật) bị đánh bại, những sóng chế tín ngưỡng tôn thờ ảnh tượng xuất phát từ đó cũng sẽ bị hủy diệt”.

Vào năm 1949, một tác giảkhác là ông Alfred Foucher viết một quyển sách về cuộc đời của Phật và quyển sách này vẫn còn giữ một phần giá trị nào đó; trong quyển sách ấy tác giả đã viết thêm vào như sau: “Trừ một vài người đặc biệt hiếu kỳ vềnhững thử nghiệm có tính cách du nhập ngoại lai, Phật giáo sẽ chỉ đón nhận được rất ít tín đồ trên xứ sở chúng ta”.

Dần dà Phật giáo được biết đến một cách cặn kẽ hơn và đã làm điêu đứng căn bản của cả nền tư tưởng phương Tây, và cũng từ đó đã sinh ra nhiều hiềm khích. Không nhữngPhật giáo trước đây đã từng bị đối xử như một tín ngưỡng tôn thờ ảnh tượng, một thứ tôn giáo giả mạo, mà hơn thế nữa, Phật giáo lại còn bị đánh giá như một nền tư tưởng nguy hiểm, chủ trương một sự hủy diệt thậtkhó hiểu.

Trong khi Phật giáo bị xem như một chủ nghĩa hư vô, thì cùng lúc Tây phương lại phải đương đầu với sự băng hoại của cả một hệ thống và giá trị đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ. Quả thật rất ít người có thể tin được rằng Phật giáo sau này sẽ hội nhập vào Tây phương. Nhưng trên thực tế, ngày nay rất nhiều những khái niệm Phật giáo đã đi thẳng vào ngôn ngữ hàng ngày của người dân, chẳng hạn như những chữ, sự khẩn thiết về lòng từ bi (I’exigence decompassion), hiện tượng vô thường (I’impermanence) (chữ này là một đặc thù của Phật giáo), nghiệp (karma) và khái niệm về sự tương liên của tấtcả mọi hiện tượng (la notion d’interdépendance).

Tính cách toàn cầu

Trên thực tế, từ cuối thếkỷ XIX, đặc biệt là trên lãnh thổ nước Pháp, Phật giáo đã bắt đầu được kính nể. Tôn giáo này được nhìn nhận như một tôn giáo không thờ trời, báo hiệu sự phát sinh của cả một kế hoạch có mục đích thế tục hóa, tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, giúp chống lại sự đô hộ của Thiên Chúa giáo, ông Jules Ferry đã từng kinh ngạc và thán phục tính cách “thế tục” của Phật giáo và đã quyết định đưa Phật giáo vào các giờ giảng dạy về luân lý trong các trường học của nước Cộng hòa Pháp.

Nền luân lý nghiêm khắc của Phật giáo, không có sự hiện diện của trời như “một kẻ ban thưởng và báo thù” được ông Jules Ferry xem như một bằng chứng cụ thể cho thấy rằng không cần có sự hiện hữu của Trời, con người cũng có thể trở thành lương thiện được. Đạo đức thế tục là gì? ông Jules Ferry đã trả lời như sau: “Nền đạo đức thế tục chính là thế này đây, chính nó dã được chứng minh bằng sự kiện. Hai trăm triệu người đã noi theo nền đạo đức đó từ hai mươi ba thế kỷ nay”.

Trong lúc nước Đức còn câu nệ vào kinh sách Phệ-đà như là một tài liệu chung cho Ấn và Đức quốc, thì nền Ấn học của Pháp đã tìm thấy trong thông điệp của Phật niềmkhát vọng nhắm vào sự an vui của cả nhân loại một niềm khát vọng rất gần gũi với sứ mạng của nước Pháp. Các nhà nghệ sĩ như Van Gogh và Gauguin đã tìm thấy nơi Đức Thích Ca Mâu Ni một bằng chứng về sự hoàn thiện tâm linh, chứng tỏ tính cách toàn cầu của một thể dạng thiêng liêng mà họ từng khát vọng.

Các vị thầy đầu tiên

Khởi sự từ những năm 1950, có các vị thầy thuộc Thiền phái Zen, và tiếp theo đó vào những năm1960 là các vị thầy Tây Tạng, họ tiếp tục đến với phương Tây và đã truyền lại một cách thật tài tình những gì họ được thụ hưởng từ trước. Sự chung đụng ấy đã đánh dấu sự cáo chung của những huyễn tưởng mang tính cách thuần túy văn chương về Phật giáo, những huyễn tưởng đó đã chấm dứt, chúng không còn là những ước mơ nữa mà đã trở thành một phươngpháp tu tập có thể thực hiện được, giúp cho mọi người noi theo.

Tình trạng Phật giáo ngày nay

Hiệp hội Phật giáo Pháp và Bộ Nội vụ ước tính có khoảng 600.000 Phật tử trên đất Pháp: một nửa là những người Á châu, nửa còn lại là những người Pháp chính thống. Đồngthời, người ta cũng ước tính có năm triệu người Pháp xem Phật giáo như một tôn giáo mà họ cảm thấy gần gũi nhất. Vì những lý do lịch sử của nước Pháp, Phật giáo đã thiết lập một cách vững chắc nhất trên phần đất này với hàng trăm trung tâm thiền định. Ngôi chùa Tây Tạng lớn nhất Âu châu tọa lạc ở vùng Bourgogne (Pháp quốc), và đạo tràng chính của Thiên phái zen cũng tọa lạc ở vùng Touraine (Pháp quốc).

Nhưng thật ra thì bộ mặt bên ngoài này đã che giấu những đe dọa trầm trọng. Thời kỳ tiên phong đãchấm dứt. Phật giáo đã được biết đến một cách tường tận, nhưng sự thànhcông của tôn giáo đó đã mở ra những hiểm nguy mới mà chính các vị thầy cũng đã đưa ra những lời cảnh cáo. Ba vấn đề sau đây cần phải được đặc biệt quan tâm.

Phật giáo bị thu gọn như một bát thuốc sắc

Phật giáo ngày càng được giảng dạy như một phương pháp trị liệu cầu kỳ và đã được khử trùng cẩn thận. Phật giáo trở thành một bài diễn văn đầy thiện cảm nhưng vô trách nhiệm. Loại Phật giáo theo kiểu “bát thuốc sắc” như thế nhắm vào việc xoa dịu những kẻ đã gởi mình vào đó. Nếu ý nghĩa tâm linh của Phật giáo chưa bị gạt bỏ một cách đơn giản, thì vị trí của nó cũng thụt hẳn vào bối cảnh phía sau. Một số các vị giảng sư đã trình bày Phật giáo như mộtđường hướng chỉ đạo cho sự sống, một phương thức hữu hiệu giúp ích trong công việc làm ăn, giúp đời sống tình dục nẩy nở toàn vẹn hơn, giúpcó một tài khoản ngân hàng đầy ắp hơn.

Trong khi ấy, lời giảng huấn của Đức Phật lại nhấn mạnh về sự thật của khổ đau. Phủ nhận sự thậtđó, hoặc tìm cách thương lượng với khổ đau sẽ không còn đúng chút nào với những lời giáo huấn của Đức Phật.

Sự vinh quang của Phật giáo và công việc kinh doanh

Khi đưa Phật giáo vào Tâyphương, các vị thấy đã cảnh giác cho biết tệ trạng băng hoại của Phật giáo ngay trên xứ sở của họ và cho thấy cần thiết phải có một cuộc cách mạng, dù rằng cách mạng trong mục đích bảo tồn lấy truyền thống mà họ đãđược thừa hưởng. Tuy nhiên ngày nay, trong rất nhiều học phái, người tathấy khuynh hướng thụt lùi lại để trở thành một thứ tín ngưỡng mang nặng giáo điều và đậm màu tăng lữ. Cái cảm tính trực thuộc vào thành phần một Tăng đoàn lại lấn lướt và trở nên quan trọng hơn là lòng quyết tâm tu tập một cách sáng suốt.

Tiếc thay, chỉ có quyết tâm tu tập một cách sáng suốt mới có đủ khả năng lột được mặt nạ và cả những hành vi đạo đức giả của những con người như chúng ta. Khái niệm vềcác vị đạo sư và các vị thầy đã tạo ra những cung cách xử sự ngây thơ quá độ, xa lìa với những truyền thống từ nghìn xưa. Phật giáo đã trở thành một sản phẩm thương mại cần phải mở rộng thêm thị trường.

Một Đông phương lý tưởng hóa

Kết quả là người ta đang chứng kiến hiện tượng một Đông phương được lý tưởng hóa, đưa đến sự lầm lẫn giữa đạo pháp của Đức Phật và những phong tục của các dân tộc Á châu. Cũng như tất cả các tôn giáo khác, và ngược lại với những ảo giác đang lan truyền ngày nay, Phật giáo đã từng bị lợi dụng trong những mục đích chính trị, kể cả những tội ác. Nhiều thể chế Phật giáo đã tự đánh lạc hướng, trở thành những ý thức hệ hiếu chiến, chẳng hạn như việc bào chữa cho cuộc “thánh chiến tạo dựng một trật tự mới cho miền Đông Á châu” trong kỳ Đệ nhị Thế chiến vừa qua tại Nhật Bản.

Thiền sư Kodo Sawaki, thầy của Thiền sư Deshimaru đã từng giải thích như sau: “Trong sự sinh hoạt của phần lớn các tập thể tăng lữ, người ta an phận ngồi đọc hoặc tụng kinh một cách thật ngu xuẩn, đắm chìm trong trạng thái đờ đẫn và lười biếng; các nhà sư thì tập trung tất cả sinh hoạt và tâm trí vào mộtthực tại hời hợt (...). Các “vị sư”ấy đã khinh thường sự tu tập, chẳngbao giờ chịu thiền định và như thế họ sẽ chẳng bao giờ đạt được sự chứng ngộ.

Ngoài những công việc Phật sự thường nhật mà họ thực thi như một cái máy, họ chỉ biết tán gẫu với nhau qua những mẩu chuyện phù phiếm. Họ bị sa lầy trong thói quen thường ngày, sống như những người say rượu và chết như những người đang chìm đắm trong một giấc mơ. Tất cả những gì họ đang đi tìm là một cuộc sống an bình và không lo nghĩ. Phải chờ đến lúc nào đây dể cho họ mở mắtra .

Nêu lên những sự kiện trên đây quả thật là một việc quan trọng giúp chúng ta tránh sự lầm lẫn không phạm vào sự đồng hóa Phật giáo với một hình thức ưa chuộng những du nhập ngoại lai, giúp cho những người Tây phương như chúng ta nhận định một cách minh bạch và không chấp nhận một hệ thống tăng lữ sai lầm.

Căn bệnh khủng hoảng của tình trạng phát triển quá nhanh

Phật giáo ngày nay đang phải đương đầu với căn bệnh khủng hoảng vì tăng trưởng quá nhanh. Trong từng vùng địa lý du nhập, Phật giáo đều dựa vào những tập quán địa phương, và do đó cũng có lý khi phân biệt thành nhiều thứ Phật giáo, nhưPhật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Thái Lan. Vì vậy, trong cái hữu lý đó, cũng thật là hợp lý khi nhìn nhận sự phát sinh của một nền Phật giáo “Tây phương”. Hình như yếu tố ấy cũng là một yếu tố không thể thiếu sót giúp cho Phật giáo Tây phương trường tồn.

Sự khẩn thiết của lòng từbi trong lòng Phật giáo không cho phép Phật giáo tự thỏa mãn khi lặp đilặp lại phần giáo lý và bất chấp đến những biến đổi của thế giới ngày nay, bất chấp những thiên tai vì khí hậu đổi thay, bất chấp nhân loại đang bị mất gốc, bất chấp sự bành trướng của chủ nghĩa hư vô, bất chấp sự khủng hoảng tâm thần, căn bệnh của thời đại tân tiến. Phải chăng tất cả những thứ đó đã tạo ra cái thực tại khổ đau mà tất cả chúng ta đang phải đương đầu?

Hoàng Phong(lược dịch và ghi chú)

Lời của người dịch

Phật giáo là một tôn giáophi giáo điều, chỉ dựa vào chân lý, lòng từ bi vô biên, kính trọng con người và tôn trọng mọi hình thức của sự sống. Vì thế, qua lịch sử, Phật giáo đã thích nghi với tất cả mọi xã hội, phong tục và văn hóa. Phật giáo đã hội nhập với Lão giáo ở Trung Quốc để trở thành Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo cũng hòa lẫn với hương vị của Trà đạo và tính khí của người Nhật để trở thành Phật giáo Nhật Bản.

Tại Việt Nam, phong tục thờ cúng ông bà và tôn thờ thần thánh cũng hội nhập một cách hài hòa vớiPhật giáo. Pháp lý Phật giáo bao gồm những khái niệm như Tứ diệu đế, Thập nhị Nhân duyên, Ngũ uẩn, Vô thường, sự tương liên của vạn vật (Duyên khởi). tính Không,... làm nòng cốt cho tất cả mọi truyền thống vàtất cả mọi học phái Phật giáo: từ Nam tông đến Bắc tông, từ Phật giáo Tích Lan cho đến Phật giáo Tây Tạng. Tất cả đều tôn trọng cốt lõi đó củaPhật giáo và phần thêm thắt là tùy vào phong tục, tập quán, văn hóa và màu sắc địa phương.

Phật giáo phương ấy cũng thế, không phải là một ngoại lệ. Phật giáo du nhập vào phương Tây được thừa hưởng những gia tài vô cùng quý báu: khoa học, triết học, kỹ thuật,truyền thống dân chủ, tổ chức xã hội... Phật giáo phát triển trên một nền móng xã hội phương Tây đang gánh chịu những khủng hoảng gây ra bởi sự bất tương xứng giữa vật chất và tâm linh: giữa sự phát triển cao độ về khoa học, kỹ thuật, triết học, văn hóa và một truyền thống tâm linh cứng nhắc, lỗi thời, mang nặng tính cách giáo điều. Cái gia tài khoa học, triết học, kỹ thuật và văn hóa cao độ của phương Tây đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền Phật giáo gọi là “Phật giáo phươngTây”.

Chẳng những Phật giáo là một tôn giáo phi giáo điều mà còn là một tôn giáo phi biên giới. Không giống như một số các tôn giáo khác mang tính cách quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo.... Phật giáo đã hội nhập vào cácquốc gia phương Tây một cách khá tự nhiên. Vì thế người dịch không hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết trên đây khi ông cho rằng sựtương quan giữa Phật giáo và phương Tây chưa được rõ rệt, tuy rằng phải công nhận có những sự hiềm khích, mặc dù không đáng kể.

Người dịch cũng không hoàn toàn đồng ý với cái nhìn quá nghiêm khắc của tác giả về tình trạng của Phật giáo ở phương Tây và cả ở Á châu. Bài viết của ông rất bộc trực, thẳng thắn và uyên bác, biểu lộ một phần tính khí của ông, đồng thời cũng bày tỏ những lo âu và hoài vọng của ông mong muốn cho tinh túygiáo lý của Đức Phật được tôn trọng, nguyên vẹn và rốt ráo, việc tu họcphải nỗ lực, chuyên cần và lương thiện.

Tuy nhiên, con người thậtlà phức tạp, từ tính khí cho đến trình độ hiểu biết là đa dạng và khác nhau. Vô minh dày đặc và cùng khắp, nhưng giáo lý của Phật và lòng từ bicủa Ngài thì không phân biệt và loại bỏ bất cứ một chúng sinh nào.

Chú thích:

1. Fabrice Midal: Tấn sĩ Triết học, giảng dạy về Phật giáo tại các Đại học Paris. Ông là một cư sĩ khá trẻ, tu theo Phật giáo Tây Tạng, ông cạo đầu và quy y khi còn đang là sinh viên, ông viết khá nhiều sách về Phật giáo và thường được phỏng vấn trên Đài Truyền hình Pháp. Ông cũng là Chủ tịch một hiệp hội Phật giáo tại Pháp.

2. Alexandre de Rhôdes (1591-1660): A-lịch-Sơn Đắc Lộ, còn gọi là cha Đắc Lộ, là một nhà truyềngiáo thuộc dòng Tên. Ông đã từng bị các chúa nhà Nguyễn trục xuất ra khỏi Việt Nam sáu lần trong vòng 20 năm, nhưng mỗi lần ông đều lén lút tìm cách len lỏi trở lại để truyền giáo. Ông có công chuyển cách viết tiếng Nôm sang mẫu tự La tinh và từ đó đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ. Ngày nay, một đường phố và ít nhất có một trường học tại thành phố Hồ Chí Minh mang tên ông, đồng thời chân dung của ông cũng được treo tại Viện Ngôn ngữ học Việt Nam để tỏ lòng biết ơn ông.

3. Alfred Foucher (1865- 1952): không phải là một tác giả vô danh, ông đã hai lần làm Giám dốc Trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole d’Extrême orient) vào những năm 1901, 1905 đến 1907, Giám đốc Trường Ecole Pratique des Hautes Etudes (1974), Giáo sư Trường Collège de France (1919). Giám đốc Trường Văn minh Ấn Độ (1928-1938)... tất cả đều là những cơ quan nghiên cứu và giáo dục uy tínvà cao cấp của nước Pháp.

4. Jule Ferry: (1832- 1893): là một luật gia, nhà báo và chính trị gia, từng là dân biểu Quốc hội. Bộ trưởng và Chủ tịch nhà nước (Tổng thống) ông đã đưa ra một số những đạo luật tách rời nền giáo dục Pháp ra khỏi nhà thờ. ban hành giáodục cưỡng bách và miễn phí cho cấp tiểu học, v.v... ông được người Phápxem là cha đẻ của nền giáo dục thế tục và cũng là một người tiên phong khai sáng nền Cộng hòa Pháp. Ngày nay rất nhiều trường học và đường phố của nhiều tỉnh thành lớn trên đất Pháp mang tên ông. Bài viết trên đây là một bài viết cho độc giả Pháp nên tác giả Fabrice Midal không nói rõ Jules Ferry là ai, vì các người Pháp có ít nhiều hiểu biết về lịch sử đều biết đến Jules Ferry.

5. Hai trăm triệu người là có ý nói đến số Phật tử trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, ngày nay con số này cao hơn nhiều. Hai mươi ba thế kỷ thật ra cũng không chính xác lắm, vì từ khi có Phật giáo đến thế kỷ XIX của Jules Ferry ít nhất cũng phải hai mươi bốn thế kỷ.

6. Kinh luân của đạo Bà La Môn.

7. Hai họa sĩ trứ danh của thế kỷ XIX, các bức họa của họ đã trở nên vô giá.

8. Taisen Deshimaru (1914-1982): là một thiền sư người Nhật, thường được xem như là “Bồ đề Đại ma” của Tây phương vì chính ông đã đưa Thiền học zen (học phái Tào Động) vào Pháp và Âu châu.

(Đây là bài viết của ông Fabrice Midal đăng trong tạp chí Le Monde des Religions, sốngoại lệ 5, phát hành tháng 6, 2007, đặc diệt dành riêng cho chủ đề về Phật giáo. Đây là một tạp chí thuộc tổ hợp báo chí Le Monde, một trong những cơ quan thông tin lâu đời và uy tín của nước Pháp).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 14536)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33939)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9977)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 59305)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 8425)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 8500)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7988)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 6027)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 28779)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 25298)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]