Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật với thế kỷ 21.

09/04/201313:33(Xem: 4216)
Đạo Phật với thế kỷ 21.

lotus_1

ĐẠO PHẬT VỚI THẾ KỶ 21

Thích Chánh Lạc

Loài người đang tiến dần tới ngưỡng cửa của thế kỷ 21. Một câu hỏi đang làm mọi người ưu tư lo lắng: “Kỷ nguyên mới này sẽ là gì đây đối với nhân loại?” . Những năm vừa qua, chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm gì, những bài học gì có thể làm cho chúng ta yên tâm hơn, tin tưởng hơn và lợi ích hơn?
Như chúng ta đều biết, những năm qua nhân loại đang lặn hụp trong biển khổ đau thương của chiến tranh, thù hận lan khắp toàn cầu, gây chết chóc đau thương biết bao sinh mạng, làm cho con người phải sửng sốt bàng hoàng khi thấy thân mạng của mình cũng chẳng có chút gì bảo đảm. Hôm nay tuy còn, nhưng ngày mai thì sao? Bao nhiêu bạn bè, bà con ruột thịt của chúng ta cứ lần lượt ra đi bởi chiến tranh và thù hận.
Chẳng những thế, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những căn bệnh chết người, như đại dịch HIV/AIDS, liệt kháng, thần kinh, ung thư.v.v.. đang đe dọa con người không có cách nào chống đỡ. Trong khi Đức Phật dạy: “Thân người rất khó được” . Đã được làm thân người, mà còn có đủ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi... cũng rất khó. Nay ta đã được làm thân người rồi mà không có cách bảo vệ nó, như vậy có phải bi đát không?
Chúng ta được làm thân người với đầy đủ các giác quan và trí tuệ, hiểu biết hơn muôn vật, vậy mà chúng ta bị bao vây bởi một lực lượng vô minh tăm tối của con người, của chính mình đe dọa mình, như: thù hận, ganh tức, ích kỷ, hại người... đang tấn công ta từ muôn phía, khắp mọi nơi, làm cho con người không còn lối thoát. Thật đáng thương cho kiếp sống con người khi thấy mạng mình còn nhẹ hơn hạt bụi bên đường, không cách nào bảo vệ được.
Những khổ đau này do đâu? Và tại sao mà có?
Cách đây trên 25 thế kỷ, Đức Từ Phụ của chúng ta lúc mới thành đạo, tại vườn Lộc Uyển, Ngài đã tuyên bố bài pháp đầu tiên về Tứ diệu đế, đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Rằng cuộc đời này là khổ, cái khổ bao trùm cả kiếp nhân sinh và muôn vật, từ vua chúa đến kẻ khốn cùng, từ người giàu sang sung sướng đến kẻ đói cơm rách áo, cái khổ không chừa một ai. Đó là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, ân ái lìa xa khổ, oán thù gặp nhau khổ, hoàn cảnh trói buộc, cầu mong không được toại ý là khổ. Tóm lại, thân tâm bị nung đốt là khổ.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ viết:
“Ôi nhân sinh là thế ấy
Như bóng đèn, như mây nổi

Như gió thổi, như chiêm bao” ...

HoặcNguyễn Gia Thiềutrong“Cung oán ngâm khúc” , ông viết:

“Thuở nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc vì nỗi thiết tha thế sự
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trắng răng đến thuở bạc đầu
Tử, sinh, kinh, cụ làm nao mấy lần...”

Từ chư vị Thánh nhân đến các nhà thơ, các văn hào trên thế giới đều nói lên nỗi khổ của con người, hoặc khổ vì sanh, vì già, vì bệnh, vì chết, vì ân ái chia lìa, vì hận thù áp bức... đã đóng góp thành một kho tàng văn hóa của nhân loại vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nỗi khổ này trong kinh Pháp hoa, phẩm Thí Dụ, đức Phật nói rằng:“Con người đang sống trong một ngôi nhà lửa” , như sau:

“Nhà cửa cũ nát, xiêu vẹo ; loài chim loài rắn, loài thú đang bay chạy tung hoành, phóng uế nhơ nhớp, thây chết chồng chất, cắn rỉa lẫn nhau, tranh ăn tìm mồi, chạy đi chạy lại...” .Đó là những thí dụ để miêu tả sự ham muốn dục lạc, những điều phiền não tràn ngập của chúng sanh hay của con người, chỉ say mê chỗ nông cạn ở đời, trong tâm không biết tới đạo lý.

“Những trạng thái ham đắm dục lạc như trên, bỗng nhiên ngôi nhà bị lửa bốc cháy. Lửa dữ đốt tất cả mọi thứ, biểu thị cho cái chết của nhân sinh. Cái chết đến với bất cứ người thắng kẻ bại, người sang kẻ hèn. Trong nhà lại có nhiều trẻ nhỏ, không biết sự nguy hiểm, cũng không biết cả lửa cháy, chỉ say đắm vui chơi”. Trẻ nhỏ ở đây biểu thị cho tất cả chúng ta.

Ví dụ trên đây là thực trạng muôn đời của kiếp nhân sinh. Muốn ra khỏi thực trạng khổ đau nguy hiểm ấy chỉ có một con đưòng duy nhất để thoát ra, mà trong kinh nói:“Nhà này chỉ có một cửa, mà lại nhỏ hẹp, con đường ra vào rất khó khăn” . Đó là con đường “Bồ-tát hạnh” . Vì Bồ-tát không có ý tự cứu riêng mình, mà còn muốn cho mọi chúng sanh đều thoát khổ, nên phải thực hiện tinh thần Bồ-tát đạo. Vì con người ai ai cũng có niệm thiện, ai ai cũng có tánh tốt, cho nên ai ai cũng có thể thoát khỏi cái cửa duy nhất nhỏ hẹp này.

Vậy muốn ra khỏi ngôi nhà lửa hiện đang bốc cháy - hành tinh chúng ta đang ở, hầu hết khắp mọi quốc gia trên thế giới - mọi người phải tu theo đạo Bồ-tát, phải phát huy những đức tánh tốt trong mình, phải tập hạnh bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ.

Tại Việt Nam, trong quá khứ, dưới hai triều đại nhà Lý và nhà Trần, có những vị vua vừa là Thiền sư như vua Trần Thái Tông, từng tuyên bố: “Ta xem Ngai vàng như chiếc giày rách”. Cháu vua Trần Thái Tông là Trần Nhân Tông - vị vua sáng lập ra phái Thiền Tông Việt Nam đầu tiên, gọi là Trúc Lâm Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông có làm bài thơ như sau:

“Ở đời vui đạo cứ tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Báu sẵn trong mình thôi tìm kiếm
Lặng lòng đối cảnh hỏi chi Thiền” .

Bài thơ này nói lên phong thái tự tại của nhà vua, nghĩa là đối với tính cách vô thường của thế giới khách quan, tâm nhà vua vẫn an nhiên tự tại, bất động. Nó cũng nói lên tư tưởng cơ bản của đạo Phật. Mỗi người đều có tâm giác ngộ, gọi là Phật tánh. Con người sẵn có trí tuệ giác ngộ chói sáng. Như vậy con người không cần phải hướng ra ngoài để tìm hạnh phúc và giác ngộ.

Thiền sư Lâm Tế nói:“Hướng ngoại tác công phu, tổng thị ngoan si hán”, nghĩa là: hướng ngoại mà tu hành là kẻ si mê. Con người trong thời hiện đại đang tự đánh mất “con người thật của mình” , chạy theo cái giả dối, thèm muốn điên đảo, không bao giờ có thể thỏa mãn. Trong thời đại văn minh như hiện nay, con người có đời sống vật chất rất cao, rất phong phú, nhưng đời sống tinh thần thì lại bị dao động, thiếu thốn, mất thăng bằng. Con người hiện đại đang đánh mất con người thật của mình, chạy theo cái giả dối. Đối với những người luôn khao khát, thèm muốn điên đảo, không bao giờ có thể thỏa mãn ; với một tâm lý như vậy rất dễ đưa nhiều người đi vào con đường ma túy, hay đến các bệnh viện tâm thần, có khi đi đến tự sát.

Đạo Phật luôn luôn đề cao an lạc và hạnh phúc tinh thần, một đời sống đạo đức cao đẹp, một sự giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật khuyên mọi người nên trở về với con người thật của chính mình, với“bản lai diện mục”của mình, hài hòa với xã hội, với thiên nhiên, hài hòa giữa thân và tâm, giữa từ bi và trí tuệ. Đạo Phật xác nhận: mọi người đều có thể thành tựu một nội tâm hài hòa, an lạc như thế nếu biết làm theo lời Phật dạy, là có đủ Giới hạnh, Thiền định và Trí tuệ. Đó là đời sống trung đạo của đạo Phật vậy.

Nếu làm được như vậy là chúng ta biến đổi kỷ nguyên 21 này thành một kỷ nguyên của con người hạnh phúc.

Đức Phật dạy: “Chiến thắng ba ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất” .

Nha Trang, ngày 25 tháng 03 năm 1997

THÍCH CHÁNH LẠC

Chùa Hải Đức – Nha Trang.

---o0o---
Vi tính: Ngọc Sương

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3112)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 32371)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 43052)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4045)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 7583)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 9405)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 3984)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
17/12/2010(Xem: 21161)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 21607)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 12040)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567