Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật 100 năm tới.

09/04/201313:31(Xem: 5218)
Đạo Phật 100 năm tới.

ĐẠO PHẬT 100 NĂM TỚI

Trần Khải

Bạn lo ngại khi con cháu không còn đọc hay nói được tiếng Việt sành sõi nữa, và thế là một mảng văn hóa sẽ biến mất trong tâm hồn thơ trẻ của các em. Và bạn băn khoăn không biết làm sao giúp các em gìn giữ niềm tin Phật Giáo và duy trì lối sống chánh pháp trong một xã hội biến động cực kỳ nhanh như Hoa Kỳ.

Bạn không phải là người duy nhất quan tâm như thế. Ngay cả những người Mỹ da trắng đã theo Đạo Phật từ những thập niên 1970s cũng băn khoăn như thế, trong một cách quan tâm riêng của họ. Và Đạo Phật khi vào Mỹ giữa thời hưng thịnh của phong trào phản chiến, của nhạc rock n' roll, của Zen, của phong trào hippie với tuổi trẻ "make love not war" (làm tình, đừng gây chiến)… chắc chắn là khác hẳn với Đạo Phật 100 năm sau tại Hoa Kỳ.

Nếu bạn xem truyền hình thường xuyên, sẽ thấy rằng dưới mắt đa số dân Mỹ, người Phật Tử nhỏ tuổi nhất lại là cô bé Lisa Simpson trong loạt phim hoạt họa "The Simpsons" (Gia Đình Simpson) của Đài Fox, khi cô bé 8 tuổi Lisa kêu gọi ăn chay, kêu gọi hòa bình, thoảng khi cũng tập ngồi thiền định và sống hòa hài với cả gia đình cô là Tin Lành. Nhưng đó là thỉnh thoảng thôi, chỉ là để cho loạt phim hoạt họa này phong phú thôi. Bởi vì chủ nhật hàng tuần cô bé Lisa vẫn theo ba mẹ đi nhà thờ, nghe mục sư Timothy Lovejoy giảng Kinh Thánh, và thường xuyên được gia đình hàng xóm của ông Ned Flanders truyền giảng Phúc Am…

Nghĩa là Đạo Phật nơi cô bé Lisa Simpson thực tế không còn là tôn giáo, mà đã trở thành một lối sống đời thường, có vẻ như nhằm để cho lòng an vui, hay để thư giãn trị liệu... Vậy thì, Đạo Phật hiểu theo nghĩa tôn giáo sẽ bén rễ nơi đâu trên xứ Mỹ? Trong khi Phật Tử trong truyền hình Fox là cô bé 8 tuổi, thì ở đời thường, đúng ra tuổi trung bình của Phật Tử Mỹ da trắng lại thường là 50 tuổi trở lên. Và để trao truyền cho thế hệ kế thừa nền văn hóa này cũng là cả một vấn đề.

Thực ra, trong khi các tôn giáo thuộc hệ Ky Tô nhiều phần được tiên đoán là sẽ chinh phục Trung Quốc trong 50 năm tới, thì Đạo Phật hiện nay lại là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Đó là những hướng đi kỳ lạ của lịch sử nhân loại.

Giáo sư Joshua Snyder viết trên trang web Công Giáo Hoàn Vũ (Speroforum.com) bài nhan đề "Ancient Chinese wisdom for modern Catholic Church" hôm 13-11-2007 có nhắc tới ký mục gia Spengler trên báo Asia Times Online từng nhận xét rằng Trung Quốc với làn sóng truyền giaó và cải đạo vào các hệ phái Ky Tô Giáo hiện nay rồi sẽ trở thành trung tâm Ky Tô Giáo Hoàn Vũ trong 50 năm tới. Nhưng, "Trong khi đó ở Tây Phương, thất vọng với các ý thức hệ duy vật đã thay thế cho Đức Tin, người ta đang nhìn về các truyền thống Đông Phương để làm đầy sự trống rỗng tâm linh của họ. Một số người nói rằng Đạo Phật là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ. Ngay cả những Ky Tô Hữu kiên tâm cũng cảm thấy sức thu hút của các tôn giáo Đông Phương. Người ta có thể hình dung rằng tại một giáo xứ Công Giáo điển hình [ở Mỹ], một khóa hướng dẫn Thiền Tông có thể thu hút nhiều người tham dự hơn là một khóa hướng dẫn về Triết Học Kinh Viện Công Giáo…"

Có nghĩa là, Đạo Phật là một khuynh hướng hấp dẫn nhiều giới trí thức Tây Phương hiện nay. Thực tế, điều này có nhiều phần đúng tại Hoa Kỳ, nhưng lại không hẳn là đúng như thế ngay tại quê nhà Việt Nam, nơi một số trường hợp Đạo Phật đã bị lạm dụng để trở thành mê tín…

Mô tả điển hình nhất được ghi trong bài "Phàm Tục Trước Cửa Thiền" của các nhà báo Thiên Văn, Kinh Bắc trên tờ báo Đại Đoàn Kết, đăng trên mạng Vnmedia.vn hôm 14-11-2007. Trích vài đoạn như sau:

"…"Con cầu Trời cầu Phật run rủi cho cái con đĩ thoã cướp chồng chết trôi chết dạt, chết đói chết khát, chết đường chết chợ, ra đường xe đâm, về nhà điện giật, Trời Phật thương con làm cho gia đình nhà nó ba đời bảy kiếp loạn luân, họ hàng hang hốc nhà nó đời đời lụn bại...". Thật khó tin những lời phàm tục, độc địa ấy được người ta cầu xin nơi... cửa Thiền.

"Xui" Phật, Thánh làm... điều ác

Chùa H. (quận Cầu Giấy - Hà Nội) chiều tối ngày 14 âm. Cô bạn tôi từng gặp chuyện linh nghiệm ở ngôi chùa này nên rất mộ. Đang gặp chút trắc trở trong gia đình, tôi theo cô bạn đi lễ chùa, những mong Đức Phật linh thiêng giúp tôi có được sự bình an. Người chen nhau như chợ hoa ngày Tết, sau mấy lần đôi giày mới bị "giày xéo" đến xót ruột, tôi mới len chân đến Phật điện đặt lễ.

Từ nam thanh nữ tú cho đến các bà sồn sồn, từ những công chức "sơ mi cổ cồn" đến những kẻ xăm trổ đầy mình "giang hồ có số" đều xuýt xuýt xoa xoa, vái lấy vái để. Phật điện ở quá xa nên đa phần người nọ vái lưng người kia. Chỉ tiếc các chị các cô tốn bao công trang điểm, những đường nét tô vẽ cầu kỳ bị nhoè đi bởi nước mắt khói nhang. Vài ba Phật tử cằn nhằn khi vừa cắm cây hương xuống đã bị ban quản lý nhổ cho vào thùng rác.

Lời cầu nguyện của tôi bị cắt ngang bởi tiếng sụt sùi của một người phụ nữ bên cạnh. Tiếng sụt sùi lớn dần... Liếc sang, đó là một người phụ nữ ngoài ba mươi, trái với vẻ ngoài đầy xúc động, ngôn ngữ của chị thông đòn bén giọt với "khẩu khí" của một bà hàng cá ở chợ: "Cái thằng Trời đánh Thánh đâm, con chiều nó như gái Nhật chiều chồng, thế mà nó rửng mỡ trai này gái nọ...". Chị đang "kể tội" chồng ngoại tình trước toà Tam Bảo... Cái ngôn ngữ lạ lùng trước cửa Phật khiến tôi tò mò, tôi vờ bước sang cô không quên "tấu trình": Con ấy nó ở địa chỉ (...), làm cơ quan (...), con đã ghi rõ trong lá sớ.

Cuối cùng cô "chốt hạ": "Nếu Trời Phật run rủi giúp con được thoả mãn tâm nguyện, con sẽ hành hương đến đất Phật để làm hậu lễ, con nguyện tụng kinh niệm Phật suốt đời!". Người phụ nữ vừa "kể tội" chồng mang dáng dấp một công chức nhà nước, gương mặt khả ái. Nhưng, dù giữa khói nhang, tôi vẫn nhận ra một đôi mắt sắc sảo. Quá "sốc" vì những lời lẽ ấy không phát ra từ một người lọt qua cửa khẩu, đã mấy tháng nay, bà đang khốn đốn vì chồng trót dại lô đề.

Tôi lại gần một cô gái trẻ có bộ tóc hung đang quỳ mọp gối "đầy lòng thành", một khoảng lưng trắng lốp lộ ra... Còn ít tuổi nhưng cô vái còn "nghề" hơn cả một bà đồng thâm niên. Phải căng tai hết mức tôi mới nghe được "tâm nguyện" của cô gái. Cô là sinh viên Trường Đại học Thương mại và đang xin Đức Phật từ bi "độ" cho, nếu đề thi không "trúng tủ" thì xin Phật Thánh "che mắt, bịt tai" mấy "thằng cha"giám thị trong kỳ thi tới...(…)

Vị đại đức cho biết, những người giữ trách nhiệm trông nom chùa chiền như ông hàng ngày phải tiếp nhận không ít những yêu cầu oái oăm. Dạo tháng Tám, có một ông dáng như sếp lớn đến chồng năm "vé" xanh nhờ vị đại đức đứng ra làm lễ cầu xin ông anh ruột đang nằm ở bệnh viện Bạch Mai sớm "mát mẻ" lên cõi "niết bàn". Truy hỏi mãi căn nguyên mới biết, ông đang nóng lòng hoàn tất thủ tục sổ đỏ cho mảnh đất cha ông để lại trước khi con của ông anh từ nước ngoài trở về!

Một huynh đệ của vị đại đức còn gặp điều tai dị hơn: ông bị mạt sát là không có lòng "từ bi" chỉ vì ông từ chối việc đứng ra giúp một ông tiến sỹ thỉnh Phật đưa "tai bay vạ gió" tìm đến một người đồng nghiệp cùng phòng! Dĩ nhiên, những lời mạt sát nhà chùa của ông tiến sỹ tỉ lệ thuận với số chữ nghĩa có thừa trong đầu ông ta. "Gần đây có một ông cấp to mắc vào tham nhũng, gia đình nhờ vả khắp các chùa đền, miếu phủ, chẳng ai dám nhận cầu xin cho ông ta vì cho rằng tham nhũng bị tù là xứng đáng…" (hết trích)

Những chuyện cầu nguyện dị thường như thế không hề có ở Hoa Kỳ, nơi đa số Phật Tử da trắng bản xứ là những người thường được gọi là "Boomer Buddhists" (Phật Tử thế hệ baby-boomers, sinh thời hậu Thế Chiến 2 khi các lính Mỹ trở về đời thường sau khi trục phát xít Đức-Nhật-Ý sụp đổ) nhìn Đạo Phật như một phương pháp Thiền Định, để giữ tâm an tĩnh, và nhiều người gột bỏ luôn các hình thức tôn giáo khi họ tiếp nhận Đạo Phật. Như thế, dù vậy vẫn có một nỗi lo khác. Bởi vì câu hỏi nơi đây là, khi Đạo Phật đã gột bỏ các huyền thoại và tín tâm thì có còn là tôn giáo không, và sẽ giữ gìn lâu bền cho các thế hệ sau nổi hay không.

Báo The Star, trên ấn bản ngày 28-10-2007, trong bài viết "Awaiting the Dalai Lama" (Chờ Đợi Đức Đạt Lai Lạt Ma) của phóng viên Stuart Laidlaw ghi nhận rằng dù Phật Tử chỉ mới chiếm 5% dân số Canada nhưng Đạo Phật ở đây lại thuộc nhóm các tôn giáo phát triển nhanh nhất.

Trong bài có ghi nhận về nhận xét của học giả Phật Giáo Clark Strand nói rằng ông lo ngại về tương lai Đạo Phật tại Bắc Mỹ (ông muốn nói Canada và Hoa Kỳ), vì nhiều người trong thế hệ hippie chọn vào Đạo Phật các năm 1960s và 1970s chỉ dùng pháp tu Thiền để đáp ứng nhu cầu tâm linh căng thẳng của họ.

Strand là một Phật Tử, đã sáng lập một tu viện Phật Giáo tại Manhattan trước khi dọn cả gia đình về Woodstock, N.Y., một thập niên trước. Ong nói hầu hết các Phật Tử tân tòng thế hệ ông đã trở về lại tôn giáo cũ mà họ được nuôi dạy thuở nhỏ khi họ làm các nghi lễ về hôn nhân, tang lễ hay đón một em bé mới chào đời.

Bản tin kể là Strand đã đổi sang Đạo Phật từ đầu thập niên 1970s sau khi trưởng thành trong đạo Tin Lành Presbyterian. Bây giờ thì ông hướng dẫn một nhóm Buddhist Bible Study (Học Kinh Thánh Dưới Quan Điểm Phật Tử) tại Woodstock, nơi đó các Phật Tử tân tòng sẽ đọc lại Kinh Thánh thời thơ ấu của họ - lần này là dưới mắt Phật Tử.

Hiện là một biên tập viên của tạp chí Phật Giáo The Tricycle, ông nói nếu Phật Giáo không bén rễ vào văn hóa Mỹ thì Phật Giáo gặp cơ nguy trở thành một "chương trình tự trị liệu" (self-help program) chứ không phải một tôn giáo thật.

Và hơn một tuần sau số báo đó, Clark Strand có bài viết "Buddhist Boomers: A Meditation" trên báo The Wall Street Journal ngày 9-11-2007, trong đó ông khai triển rộng thêm các nhận xét trên.

Và khi tuổi trung bình Phật Tử như ông là 50 trở lên, thì thế hệ nào kế thừa? Bởi vì thế hệ của ông sẽ sớm ra đi, mà thế hệ trẻ không được hun đúc trong bầu không khí văn hóa Phật Giáo thì không ai biết Đạo Phật 100 năm sau tại Hoa Kỳ sẽ ra sao.

Đó cũng là nỗi lo của những Phật Tử truyền thống từ Châu Á di dân vào Hoa Kỳ. Sẽ trao truyền nền văn hóa Phật Giáo nào cho con em mình? Và quan tâm này đang được tiến hành giải quyết ra sao, và tới đâu? Hay là chỉ muốn con em mình làm theo kiểu Mỹ để sử dụng Phật Giáo như một công cụ trị liệu? Và làm sao trước nhất, và ít nhất là, để có các em bé 8 tuổi Phật Tử như cô bé Lisa Simpson trong phim hoạt họa? Tất nhiên là không dễ, và sẽ đòi hỏi rất nhiều kiên tâm để duy trì một nền văn hóa thâm sâu như Đạo Phật. Nhưng trước hết, bạn phải sống được nền văn hóa này trước đã, rồi mới nói chuyện giữ gìn sau đó. Còn khi lòng mình cứ sân si thì hỏng rồi, đâu còn là Đạo Phật nữa, dù có đứng ở bất cứ nơi naò trên thế giới.

Tuy nhiên trong khi các trở ngại về ngôn ngữ và dị biệt văn hóa có lẽ và có thể rồi sẽ vượt qua được, dù là cũng khá gian nan, thì trở ngại để giữ cho tâm mình được an bình mới thực sự là khó. Nhưng qua được rào này, mới đúng là Đạọ Phật vậy.

---o0o---

Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3096)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 32235)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 42745)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4033)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 7552)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 9363)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 3976)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
17/12/2010(Xem: 21085)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 21513)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 11999)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567