Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 05: Trường học

13/09/201113:40(Xem: 3519)
Chương 05: Trường học

J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011

CHƯƠNG V

TRƯỜNG HỌC

L

oại giáo dục đúng đắn quan tâm đến sự tự do cá thể, một mình nó, có thể sáng tạo sự đồng hợp tác thực sự cùng tổng thể, cùng nhiều người; nhưng sự tự do này không đạt được qua sự theo đuổi của sự thành công và phóng đại riêng của người ta. Tự do hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình, khi cái trí ở trên và vượt khỏi những cản trở mà nó đã tự tạo ra cho chính nó qua khao khát sự an toàn riêng của nó.

Chính là chức năng của giáo dục phải giúp đỡ mỗi cá thể khám phá tất cả những cản trở thuộc tâm lý này, và không chỉ áp đặt vào em những khuôn mẫu mới của cách cư xử, những kiểu cách mới của sự suy nghĩ. Những áp đặt như thế sẽ không bao giờ thức dậy sự thông minh, sự hiểu rõ sáng tạo, nhưng chỉ làm tăng thêm sự quy định của cá thể. Chắc chắn, đây là điều gì đang xảy ra khắp thế giới, và đó là lý do tại sao những vấn đề của chúng ta tiếp tục và gia tăng gấp bội.

Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa sâu thẳm của sống của con người thì mới có thể có sự giáo dục đúng đắn; nhưng muốn hiểu rõ, cái trí phải tự giải thoát chính nó một cách thông minh khỏi sự ham muốn phần thưởng mà nuôi dưỡng sự sợ hãi và tuân phục. Nếu chúng ta suy nghĩ con cái như tài sản cá nhân, nếu đối với chúng ta chúng là sự tiếp tục của những cái tôi tầm thường của chúng ta và sự thành tựu của tham vọng của chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ xây dựng một môi trường sống, một cấu trúc xã hội trong đó không có tình yêu, nhưng chỉ có sự theo đuổi của những lợi ích tự cho mình là trung tâm.

Một trường học thành công trong ý nghĩa thế gian luôn luôn là một thất bại như một trung tâm giáo dục. Một học viện to lớn và phát đạt trong đó hàng trăm trẻ em được giáo dục chung, có tất cả sự thành công và phô trương theo cùng, có thể sản xuất những thư ký ngân hàng và những người bán hàng giỏi, những người công nghiệp hay viên chức, những người trên bề mặt mà hiệu quả phần kỹ thuật; nhưng có sự hy vọng chỉ trong cá thể hợp nhất, mà chỉ những ngôi trường nhỏ mới có thể giúp đỡ để tạo ra. Đó là lý do tại sao còn quan trọng nhiều lắm khi có những ngôi trường nhỏ với một số lượng giới hạn của những cậu trai và cô gái và loại người giáo dục đúng đắn, hơn là thực hành những phương pháp tốt nhất và mới nhất trong những học viện to lớn.

Bất hạnh thay, một trong những khó khăn gây hoang mang của chúng ta là chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải vận hành trên một kích cỡ to lớn. Hầu hết chúng ta đều muốn những ngôi trường to lớn cùng những tòa nhà đồ sộ, mặc dù chắc chắn chúng không là loại đúng đắn của những trung tâm giáo dục, bởi vì chúng ta muốn thay đổi hay ảnh hưởng điều gì chúng ta gọi là những tập thể.

Nhưng ai là những đám đông? Bạn và tôi. Chúng ta đừng bị mất hút trong sự suy nghĩ rằng những đám đông cũng phải được giáo dục đúng đắn. Sự suy nghĩ của tập thể là một hình thức của tẩu thoát khỏi hành động tức khắc. Sự giáo dục đúng đắn sẽ trở thành toàn cầu nếu chúng ta bắt đầu bằng những tức khắc, nếu chúng ta tự nhận biết về chính chúng ta trong sự liên hệ với con cái của chúng ta, với những người bạn và những người hàng xóm của chúng ta. Hành động riêng của chúng ta trong thế giới mà chúng ta sống trong đó, trong thế giới của gia đình và bạn bè của chúng ta, sẽ có ảnh hưởng và kết quả lan rộng.

Bằng cách nhận biết trọn vẹn về chính chúng ta trong tất cả những liên hệ của chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá những hoang mang và những giới hạn đó trong chúng ta mà chúng ta dốt nát về chúng, và trong nhận biết chúng, chúng ta sẽ hiểu rõ và thế là xóa sạch chúng. Nếu không có sự nhận biết này và sự hiểu rõ về chính mình mà nó mang lại, bất kỳ sự đổi mới trong giáo dục hay trong những lãnh vực khác sẽ chỉ dẫn đến sự hận thù và đau khổ thêm nữa.

Trong xây dựng những học viện to lớn và sử dụng những giáo viên mà phụ thuộc vào một hệ thống thay vì tỉnh táo và quan sát trong sự liên hệ của họ với học sinh cá thể, chúng ta chỉ khuyến khích sự tích lũy của những sự kiện, sự phát triển của khả năng, và thói quen của sự suy nghĩ máy móc, tùy theo một khuôn mẫu; nhưng chắc chắn không thứ nào trong bất kỳ những thứ này giúp đỡ học sinh lớn lên thành một con người hợp nhất. Những hệ thống có lẽ có một sử dụng giới hạn trong bàn tay của những người giáo dục chín chắn và nhạy bén, nhưng chúng không tạo ra sự thông minh. Tuy nhiên, lạ lùng làm sao khi những từ ngữ ‘hệ thống’, ‘học viện,’ đã trở thành quá quan trọng đối với chúng ta. Những biểu tượng đã thay thế vị trí của sự thật, và chúng ta mãn nguyện rằng nó nên như thế; bởi vì sự thật gây phiền toái, trái lại những cái bóng lại trao tặng sự thanh thản.

Không giá trị cơ bản nào có thể được thành tựu qua sự giáo dục tập thể, nhưng chỉ nhờ vào sự học hành cẩn thận và sự hiểu rõ về những khó khăn, những khuynh hướng và những khả năng của mỗi đứa trẻ; và những người mà nhận biết điều này, và những người nghiêm túc khao khát sự hiểu rõ về chính họ và giúp đỡ những người trẻ, nên cùng nhau tập hợp lại và bắt đầu một ngôi trường mà sẽ có ý nghĩa sinh động trong sống của đứa trẻ bằng cách giúp đỡ em hợp nhất và thông minh. Muốn khởi sự một ngôi trường như thế, họ không cần chờ đợi cho đến khi họ có được những phương tiện cần thiết. Người ta có thể là giáo viên thực sự ở nhà, và những cơ hội sẽ đến một cách nghiêm túc.

Những người mà thương yêu con cái riêng của họ và con cái thương yêu họ, và vì vậy những người mà nghiêm túc, sẽ lo liệu để cho một ngôi trường đúng đắn được bắt đầu nơi nào đó quanh góc đường, hay trong ngôi nhà riêng của họ. Sau đó tiền bạc sẽ đến – tiền bạc là sự suy nghĩ ít quan trọng nhất. Dĩ nhiên, muốn duy trì một ngôi trường nhỏ của loại đúng đắn phải đối diện sự khó khăn về tài chánh; nó có thể hưng thịnh chỉ qua tự-hiến dâng, không phải dựa vào một tài khoản ngân hàng kếch sù. Luôn luôn tiền bạc gây thoái hóa nếu không có tình yêu và sự hiểu rõ. Nhưng nếu nó thực sự là một trường học đúng đắn, sự giúp đỡ cần thiết sẽ được tìm ra. Khi có tình yêu đứa trẻ, tất cả mọi việc đều có thể xảy ra.

Chừng nào học viện còn là sự suy nghĩ quan trọng nhất, đứa trẻ không tồn tại. Loại người giáo dục đúng đắn quan tâm đến cá thể, và không phải đến số lượng học sinh mà anh ấy có; và một người giáo dục như thế sẽ khám phá rằng anh ấy có thể có một ngôi trường ý nghĩa và sinh động mà những phụ huynh nào đó sẽ ủng hộ. Nhưng giáo viên phải có ngọn lửa của quan tâm; nếu anh ấy không có nhiệt huyết, anh ấy sẽ có một học viện giống như bất kỳ học viện nào khác.

Nếu những phụ huynh thực sự thương yêu con cái của họ, họ sẽ tận dụng lập pháp và những phương tiện khác để thành lập những ngôi trường nhỏ cùng những người giáo dục đúng đắn; và họ sẽ không bị nản lòng bởi sự kiện rằng những ngôi trường nhỏ đều tốn kém nhiều và rất khó khăn tìm kiếm những người giáo dục đúng đắn.

Tuy nhiên, họ nên nhận ra rằng chắc chắn sẽ có sự đối nghịch từ những cá nhân tham lợi lộc, từ những chính phủ và những tôn giáo có tổ chức, bởi vì những trường học như thế hiển nhiên phải cách mạng tại sâu thẳm. Cách mạng thực sự không là loại bạo lực; nó hiện diện qua vun quén sự hợp nhất và thông minh của những con người mà, bằng chính sống của họ, dần dần sẽ sáng tạo những thay đổi cơ bản trong xã hội.

Nhưng điều quan trọng nhất là tất cả những giáo viên trong một ngôi trường của loại này nên đến cùng nhau một cách tự nguyện, không bị thuyết phục hay được chọn lựa; bởi vì sự tự do tự nguyện từ thế giới vật chất là nền tảng đúng đắn duy nhất cho một trung tâm giáo dục thực sự. Nếu những giáo viên muốn giúp đỡ lẫn nhau và những học sinh để hiểu rõ những giá trị đúng đắn, phải có sự nhận biết liên tục và tỉnh táo trong sự liên hệ hàng ngày của họ.

Trong sự duy trì tách rời của một ngôi trường nhỏ, người ta có khuynh hướng quên bẵng rằng có một thế giới bên ngoài, cùng sự xung đột, đau khổ và thoái hóa luôn luôn gia tăng của nó. Thế giới đó không tách khỏi chúng ta. Ngược lại, nó là bộ phận của chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra nó như hiện nay nó là; và đó là lý do tại sao muốn có một thay đổi cơ bản trong cấu trúc của xã hội, sự giáo dục đúng đắn là bước đầu tiên.

Chỉ sự giáo dục đúng đắn, và không phải những học thuyết, những người lãnh đạo và những cách mạng kinh tế, mới có thể trao tặng một giải pháp vĩnh cửu cho những vấn đề và những đau khổ của chúng ta; và thấy sự thật của sự kiện này không là một vấn đề của sự thuyết phục thuộc cảm xúc hay trí năng, cũng không phải của sự tranh luận ranh mãnh.

Nếu hạt nhân của khối giáo viên trong một trường học của loại đúng đắn dư thừa sự hiến dâng và sinh lực, nó sẽ tự tập hợp cho chính nó những người khác có cùng mục đích, và những người không quan tâm chẳng mấy chốc sẽ thấy rằng chính họ đã không còn ở đó nữa. Nếu trung tâm có ý định và tỉnh táo, vùng ngoại biên dửng dưng sẽ giảm dần và rơi rụng; nhưng nếu trung tâm dửng dưng, vậy là toàn nhóm người sẽ bị hoang mang và yếu ớt.

Trung tâm không thể được tạo thành từ duy nhất người hiệu trưởng. Chắc chắn, nhiệt huyết và quan tâm mà phụ thuộc vào một người phải suy yếu và kiệt quệ. Quan tâm như thế phải giả tạo, hay thay đổi và vô giá trị, bởi vì nó có thể bị biến dạng và biến thành công cụ cho những ý thích và những tưởng tượng của một người khác. Nếu người hiệu trưởng chi phối, vậy thì chắc chắn tinh thần của tự do và đồng hợp tác không thể tồn tại. Một cá tánh mạnh mẽ có lẽ xây dựng được một trường học hạng nhất, nhưng sự sợ hãi và qui phục len lỏi vào, và thế là thông thường xảy ra rằng khối giáo viên trở thành những không-thực thể.

Một nhóm người như thế không góp phần cho sự tự do và hiểu rõ cá thể. Khối giáo viên không nên bị sự chi phối của người hiệu trưởng, và người hiệu trưởng không nên đảm đương tất cả trách nhiệm; ngược lại, mỗi giáo viên nên cảm thấy sự trách nhiệm cho ngôi trường. Nếu chỉ có một ít người quan tâm, vậy thì sự dửng dưng hay đối nghịch của phần còn lại sẽ gây cản trở hay trì trệ sự nỗ lực chung.

Người ta có lẽ nghi ngờ liệu một ngôi trường có thể vận hành mà không có một uy quyền trung tâm; nhưng người ta thực sự không biết, bởi vì nó đã chưa bao giờ được thử nghiệm. Chắc chắn, trong một nhóm của những người giáo dục thực sự, vấn đề của uy quyền này sẽ không bao giờ phát sinh. Khi tất cả mọi người đều đang nỗ lực để được tự do và thông minh, sự đồng hợp tác cùng lẫn nhau là điều có thể xảy ra được tại mọi mức độ. Đối với những người đã không trao chính họ một cách sâu thẳm và vĩnh viễn vào nhiệm vụ của sự giáo dục đúng đắn, không có một uy quyền trung tâm có lẽ chỉ là một lý thuyết không thực tế; nhưng nếu người ta hoàn toàn hiến dâng cho sự giáo dục đúng đắn, vậy thì người ta không yêu cầu bị thúc giục, bị hướng dẫn hay bị kiểm soát. Những người thầy thông minh linh động trong sự vận dụng những khả năng của họ; đang nỗ lực để được tự do cá thể, họ tuân theo những nội quy và làm bất kỳ việc gì đều vì lợi ích của toàn ngôi trường. Sự quan tâm nghiêm túc là sự khởi đầu của khả năng, và cả hai được củng cố bởi sự chuyên tâm.

Nếu người ta không hiểu rõ những hàm ý thuộc tâm lý của sự vâng lời, thuần túy quyết định không tuân phục uy quyền sẽ chỉ dẫn đến sự hỗn loạn. Sự hỗn loạn như thế không do bởi không có uy quyền, nhưng do bởi không có sự quan tâm sâu thẳm lẫn nhau trong sự giáo dục đúng đắn. Nếu có sự quan tâm thực sự, có sự điều chỉnh chín chắn và liên tục về phía mỗi giáo viên đối với những yêu cầu và những nhu cầu của sự vận hành một ngôi trường. Trong bất kỳ sự liên hệ nào, những xung đột và những hiểu lầm đều không tránh khỏi; nhưng chúng trở thành quá độ khi không có tình yêu bắt buộc của sự quan tâm chung.

Phải có sự đồng hợp tác vô giới hạn giữa tất cả những giáo viên trong một trường học của loại đúng đắn. Tất cả giáo viên nên gặp gỡ thường xuyên, bàn luận về những vấn đề khác nhau của ngôi trường; và khi họ đã đồng ý về một nguồn hành động nào đó, chắc chắn không khó khăn gì cả khi thực hiện điều gì đã được quyết định. Nếu quyết định nào đó được thực hiện bởi đa số nhưng duy nhất một giáo viên không chấp thuận, nó có thể được bàn luận lại tại gặp gỡ kế tiếp của khoa.

Không giáo viên nào nên sợ hãi hiệu trưởng, cũng không hiệu trưởng nào nên cảm thấy bị đe dọa bởi những giáo viên thâm niên. Sự đồng ý vui vẻ có thể xảy ra chỉ khi nào có một bình đẳng tuyệt đối trong tất cả. Điều cốt lõi là sự cảm thấy của bình đẳng này thịnh hành, bởi vì có sự đồng hợp tác thực sự chỉ khi nào ý thức của cao cấp và đối nghịch của nó không còn tồn tại. Nếu có sự tin cậy lẫn nhau, bất kỳ khó khăn hay hiểu lầm nào sẽ không bị gạt đi, nhưng sẽ được dối diện, và sự tin tưởng được khôi phục.

Nếu những giáo viên không chắc chắn về sự quan tâm và nghề nghiệp riêng của họ, hiển nhiên sẽ có sự ganh tị và hận thù trong số họ, và họ sẽ làm cạn kiệt bất kỳ năng lượng nào họ có chỉ vì những chi tiết vụn vặt và những tranh luận phá hoại; ngược lại, những cáu kỉnh và những bất đồng hời hợt sẽ mau chóng bị tan biến nếu có một quan tâm hừng hực trong việc sáng tạo loại giáo dục đúng đắn. Vậy thì những chi tiết mà có vẻ nghiêm trọng trở về sự tương quan thông thường của nó, sự xung đột và những hận thù cá nhân đều được hiểu rõ là hão huyền và hủy hoại, và tất cả những nói chuyện và những bàn luận giúp đỡ người ta tìm được điều gìngười nàolà đúng đắn.là đúng đắn và không phải

Những khó khăn và những hiểu lầm nên luôn luôn được nói chuyện bởi những người đang làm việc cùng nhau bằng một ý định chung, bởi vì nó giúp đỡ làm rõ ràng bất kỳ sự hoang mang nào mà có lẽ tồn tại trong sự suy nghĩ riêng của người ta. Khi có sự quan tâm có mục đích, cũng có sự thẳng thắn và tình đồng nghiệp giữa những giáo viên, và hận thù không bao giờ có thể nảy sinh giữa họ; nhưng nếu sự quan tâm đó không có, mặc dù trên bề mặt họ có lẽ đồng hợp tác vì lợi ích lẫn nhau của họ, sẽ luôn luôn có xung đột và thù địch.

Dĩ nhiên, có lẽ có những nhân tố khác đang gây ra xung đột giữa những thành viên của khối giáo viên. Một giáo viên có lẽ làm việc quá sức, một người khác có lẽ có những lo âu gia đình hay cá nhân, và có lẽ vẫn còn những người khác không cảm thấy quan tâm sâu thẳm trong việc gì họ đang thực hiện. Chắc chắn, tất cả những vấn đề này có thể giải quyết được nhờ vào sự tranh luận triệt để và thẳng thắn tại gặp gỡ của những giáo viên, bởi vì sự quan tâm lẫn nhau sinh ra sự đồng hợp tác. Chắc chắn không thứ gì đầy sinh lực có thể được tạo ra nếu một ít người làm mọi việc và những người khác lại ngồi ngả người ra.

Sự phân phối bình đẳng của công việc sáng tạo sự thong dong đối với tất cả, và chắc chắn mỗi người đều phải có một thời gian nhàn rỗi nào đó. Một giáo viên làm việc quá sức trở thành một vấn đề cho chính anh ấy và những người khác. Nếu người ta bị căng thẳng nhiều quá, người ta có khuynh hướng trở nên thờ thẫn, lười biếng, và đặc biệt như thế nếu người ta đang làm việc gì đó không ưa thích. Sự phục hồi sức khỏe không thể xảy ra được nếu có hoạt động liên tục, thân thể lẫn tinh thần; nhưng vấn đề của sự nhàn rỗi này có thể được sắp xếp một cách thân thiện và có thể chấp nhận được cho tất cả.

Điều gì tạo thành sự nhàn rỗi khác biệt đối với mỗi cá nhân. Đối với một số người mà quan tâm vô cùng trong công việc của họ, chính công việc đó là sự nhàn rỗi; chính hành động của sự quan tâm, như là học hành, là một hình thức của sự thư giãn. Đối với những người khác, sự nhàn rỗi có lẽ là một rút lui vào nghỉ ngơi riêng biệt một mình.

Nếu người giáo dục cần có một lượng thời gian cho riêng biệt một mình anh ấy, anh ấy chỉ nên chịu trách nhiệm với số học sinh mà anh ấy có thể dễ dàng đối phó. Một liên hệ sinh động và trực tiếp giữa giáo viên và học sinh hầu như không thể xảy ra được khi giáo viên đó bị gánh nặng bởi nhiều học sinh không thể điều khiển được.

Vẫn còn một lý do khác tại sao những trường học nên được duy trì ít học sinh. Rất quan trọng khi phải có một số lượng học sinh rất giới hạn trong một lớp học, để cho người giáo dục có thể trao sự chú ý tổng thể cho mỗi học sinh. Khi nhóm học sinh quá đông anh ấy không thể thực hiện việc này, và thế là hình phạt và phần thưởng trở thành một cách tiện lợi của kỷ luật ép buộc.

Loại giáo dục đúng đắn không thể xảy ra được trong một ngôi trường có nhiều học sinh. Muốn học hành, mỗi đứa trẻ cần đến sự kiên nhẫn, tỉnh táo và thông minh. Muốn quan sát những khuynh hướng của đứa trẻ, những năng khiếu của em, tính nết của em, muốn hiểu rõ những khó khăn của em, tìm hiểu tính di truyền và sự ảnh hưởng của cha mẹ em và không chỉ đánh giá em thuộc về một bảng phân loại nào đó – tất cả điều này đòi hỏi một cái trí linh động và nhạy bén, không bị cản trở bởi bất kỳ hệ thống hay thành kiến nào. Nó cần đến kỹ năng, sự quan tâm mãnh liệt và, trên tất cả, một ý thức của tình yêu; và để sáng tạo những người giáo dục có được những chất lượng này là một trong những vấn đề chính của chúng ta ngày nay.

Tinh thần của sự tự do cá thể và thông minh nên luôn luôn thâm nhập toàn ngôi trường. Điều này phải được bàn luận kỹ càng và có chủ đích, và sự đề cập ngẫu nhiên tại những khoảnh khắc bất ngờ về những từ ngữ ‘tự do’ và ‘thông minh’ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Rất quan trọng rằng những học sinh và những giáo viên phải gặp gỡ đều đặn để bàn luận tất cả những vấn đề liên quan đến sự hạnh phúc của toàn ngôi trường. Một hội đồng học sinh mà những giáo viên đại diện nên được thành lập, mà có thể tranh luận triệt để và thẳng thắn về tất cả những vấn đề của kỷ luật, vệ sinh, thức ăn và vân vân, và cũng có thể giúp đỡ để hướng dẫn bất kỳ những học sinh nào mà không hiểu vì lý do gì đã buông thả, phóng đãng, dửng dưng hay bướng bỉnh.

Những học sinh nên chọn lựa trong các em những người sẽ có trách nhiệm thực hiện những quyết định và giúp đỡ sự giám sát chung. Rốt cuộc, chính phủ tự trị trong ngôi trường là một chuẩn bị cho chính phủ tự trị trong sống kế tiếp. Nếu, khi đứa trẻ ở trường, em học hành cách ân cần, tế nhị, không cá nhân và có thông minh trong bất kỳ bàn luận liên quan đến những vấn đề hàng ngày của em, khi đứa trẻ lớn lên em có thể gặp gỡ một cách hiệu quả và bình thản trước những thử thách nghiêm trọng và nhiều phức tạp hơn của sống. Trường học nên khuyến khích những em học sinh hiểu rõ những khó khăn và những cá biệt, những tâm trạng và những tính nết của lẫn nhau; bởi vì sau đó, khi các em lớn lên, các em sẽ chín chắn và kiên nhẫn hơn trong sự liên hệ của em với những người khác.

Cùng tinh thần của tự do và thông minh này cũng phải rõ ràng trong những học hành của đứa trẻ. Nếu em muốn sáng tạo và không chỉ là một cái máy tự động, học sinh không nên được khuyến khích để chấp nhận những công thức và những kết luận. Ngay cả trong việc học hành một khoa học, người ta nên lý luận cùng em, giúp đỡ em hiểu rõ vấn đề trong tổng thể của nó và sử dụng sự nhận xét riêng của em.

Nhưng còn sự hướng dẫn thì sao? Không nên có sự hướng dẫn à? Muốn trả lời câu hỏi này phải phụ thuộc vào điều gì được hàm ý trong từ ngữ ‘hướng dẫn.’ Nếu trong những quả tim của họ, những giáo viên đã xóa sạch tất cả sợ hãi và ham muốn để chi phối, vậy thì họ có thể giúp đỡ học sinh hướng về sự hiểu rõ và sự tự do sáng tạo; nhưng nếu có một ham muốn có ý thức hay không ý thức để hướng dẫn em ấy về một mục đích đặc biệt, vậy thì chắc chắn họ đang cản trở sự phát triển của em ấy. Sự hướng dẫn về một mục đích đặc biệt, dù được tạo ra bởi chính người ta hay bị áp đặt bởi một người khác, hủy hoại tánh sáng tạo.

Nếu người giáo dục quan tâm đến sự tự do của cá thể, và không phải đến những định kiến riêng của anh ấy, anh ấy sẽ giúp đỡ đứa trẻ khám phá sự tự do đó bằng cách khuyến khích em hiểu rõ môi trường sống riêng của em, tính nết riêng của em, nền quá khứ gia đình và tôn giáo của em, cùng tất cả những ảnh hưởng và những tác động mà chúng có thể có vào em. Nếu có tình yêu và tự do trong những quả tim của chính những giáo viên, họ sẽ tiếp cận mỗi em học sinh một cách đầy tế nhị về những nhu cầu và những khó khăn của em; và thế là các em sẽ không chỉ là những cái máy tự động, đang vận hành tùy theo những phương pháp và những công thức, nhưng là những con người tự nhiên, luôn luôn tỉnh táo và thương yêu.

Loại giáo dục đúng đắn cũng nên giúp đỡ học sinh khám phá điều gì em quan tâm nhất. Nếu đứa trẻ không tìm được thiên hướng thực sự của em, dường như suốt sống của em sẽ bị phí phạm; em sẽ cảm thấy thất vọng khi đang làm việc gì đó mà em không muốn làm. Nếu em muốn là một họa sĩ thay vì trở thành một thư ký trong văn phòng nào đó, em sẽ trải qua sống của em để phàn nàn và chết dần chết mòn. Vì vậy, rất quan trọng cho mỗi học sinh phải tìm được việc gì em muốn làm, và sau đó thấy liệu nó là công việc xứng đáng. Một cậu trai có lẽ muốn là một người lính; nhưng trước khi em chọn lựa nghề lính, em nên được giúp đỡ để tìm ra liệu sự ưa thích quân đội có ích lợi cho tổng thể của nhân loại.

Giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ em học sinh, không chỉ phát triển những khả năng của em, nhưng còn phải hiểu rõ sự quan tâm mãnh liệt nhất của em. Trong một thế giới bị xé nát bởi những chiến tranh, sự hủy diệt và sự đau khổ, người ta không thể sáng tạo một trật tự xã hội mới mẻ và tạo ra một cách sống khác hẳn.

Trách nhiệm cho việc xây dựng một xã hội khai sáng và hòa bình nhờ vào chính người giáo dục, và rõ ràng, nếu không bị khuấy động thuộc cảm tính về nó, anh ấy có một cơ hội rất to tát để giúp đỡ trong đạt được sự thay đổi thuộc xã hội đó. Loại giáo dục đúng dắn không phụ thuộc vào những luật lệ của bất kỳ chính phủ nào hay những phương pháp của bất kỳ hệ thống đặc biệt nào; nó nhờ vào những bàn tay riêng của chúng ta, những bàn tay của những phụ huynh và những giáo viên.

Nếu cha mẹ thực sự chăm sóc con cái của họ, họ sẽ sáng tạo một xã hội mới mẻ; nhưng tại cơ bản hầu hết những cha mẹ đều không quan tâm, và thế là họ không có thời gian cho vấn đề khẩn cấp nhất này. Họ có thời gian cho việc kiếm tiền, cho những vui chơi, cho những nghi lễ và sự thờ cúng, nhưng lại không có thời gian suy nghĩ để tìm ra điều gì là loại giáo dục đúng đắn cho con cái của họ. Đây là một sự kiện mà đa số mọi con người đều không muốn đối diện. Đối diện nó có lẽ có nghĩa rằng họ sẽ phải từ bỏ những vui chơi và những giải trí của họ, và chắc chắn họ không sẵn lòng thực hiện việc đó. Thế là họ gửi con cái của họ đến những trường học nơi giáo viên không quan tâm nhiều hơn họ lắm. Tại sao anh ấy phải quan tâm? Nghề dạy học chỉ là một việc làm đối với anh ấy, một cách kiếm tiền.

Thế giới mà chúng ta đã tạo ra quá hời hợt, quá giả tạo, quá xấu xa nếu người ta nhìn phía sau bức màn; và chúng ta trang trí bức màn, trong chừng mực nào đó hy vọng mọi thứ sẽ đúng đắn. Bất hạnh thay hầu hết mọi người không nghiêm túc lắm về sống ngoại trừ, có lẽ, khi nó cần phải kiếm tiền, giành giật quyền hành, hay theo đuổi sự hứng khởi tình dục. Họ không muốn đối diện những vấn đề phức tạp khác của sống, và đó là lý do tại sao, khi con cái của chúng ta lớn lên, chúng cũng không chín chắn và không hòa hợp như cha mẹ của chúng, liên tục đang đấu tranh với chính chúng và với thế giới.

Chúng ta quá dễ dàng để hò hét rằng chúng ta thương yêu con cái của chúng ta; nhưng liệu có tình yêu trong những quả tim của chúng ta khi chúng ta chấp nhận những điều kiện xã hội hiện nay, khi chúng ta không muốn sáng tạo một thay đổi cơ bản trong xã hội thoái hóa này? Và chừng nào chúng ta còn phó thác cho những người chuyên môn giáo dục con cái của chúng ta, sự hỗn loạn và đau khổ này sẽ tiếp tục; bởi vì những người chuyên môn, đang quan tâm đến bộ phận và không phải đến tổng thể, chính họ cũng không hòa hợp.

Thay vì là nghề nghiệp đầy trách nhiệm và vinh dự nhất, hiện nay giáo dục bị coi thường, và hầu hết những người giáo dục đều bị cố định trong một lề thói. Thật ra, họ không quan tâm đến sự hòa hợp và thông minh, nhưng quan tâm đến sự truyền đạt của thông tin; và một con người chỉ phổ biến những thông tin của thế giới hỗn loạn quanh anh ấy không là người giáo dục.

Một người giáo dục không chỉ là một người truyền đạt thông tin; anh ấy là người hướng dẫn đến sự thông minh, đến sự thật. Sự thật còn quan trọng nhiều hơn người giáo viên. Tìm kiếm sự thật là tôn giáo, và sự thật không thuộc quốc gia, không thuộc giáo điều, nó không được tìm ra trong bất kỳ đền chùa, nhà thờ hay thánh đường nào. Nếu không tìm kiếm sự thật, chẳng mấy chốc xã hội thoái hóa. Muốn sáng tạo một xã hội mới mẻ, mỗi người chúng ta phải là một người giáo viên thực sự, mà có nghĩa rằng chúng ta phải là cả học sinh lẫn giáo viên; chúng ta phải tự giáo dục chính chúng ta.

Nếu một trật tự xã hội mới mẻ muốn được thiết lập, những người dạy học vì lương bổng chắc chắn không có vị trí như những người giáo viên. Nghĩ rằng giáo dục như một phương tiện kiếm sống là bóc lột trẻ em cho lợi lộc riêng của người ta. Trong một xã hội khai sáng, những giáo viên sẽ không quan tâm đến sự thịnh vượng riêng của họ, và cộng đồng sẽ cung cấp những nhu cầu của họ.

Người giáo viên thực sự không là người đã thành lập một học viện giáo dục ấn tượng, anh ấy cũng không là một công cụ của những người chính trị, anh ấy cũng không bị trói buộc vào một lý tưởng, một niềm tin hay một quốc gia. Người giáo viên thực sự giàu có bên trong, và vì vậy anh ấy không xin xỏ bất kỳ thứ gì cho chính anh ấy; anh ấy không tham vọng và không tìm kiếm quyền hành trong bất kỳ hình thức nào; anh ấy không sử dụng dạy học như một phương tiện của chức vụ hay uy quyền, và vì vậy anh ấy được tự do khỏi sự ép buộc của xã hội và sự kiểm soát của những chính phủ. Những giáo viên như thế có vị trí cơ bản trong một văn minh khai sáng, bởi vì văn hóa thực sự được đặt nền tảng, không phải vào những kỹ sư và những chuyên viên, nhưng vào những người giáo dục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 14180)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33259)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9877)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 58499)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 8345)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 8420)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7949)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 6016)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 28191)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 25120)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]