Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 01: Giáo dục và Ý nghĩa của Sống

13/09/201113:40(Xem: 3879)
Chương 01: Giáo dục và Ý nghĩa của Sống

J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011

CHƯƠNG I

GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG


Khi người ta đi khắp thế giới, người ta nhận thấy bản chất của con người giống nhau kinh ngạc, dù ở Ấn hay ở Mỹ, ở Châu âu hay Châu úc. Điều này đặc biệt đúng thực trong những trường cao đẳng hay những trường đại học. Chúng ta đang sản sinh, như thể qua một cái khuôn, một loại người mà sự quan tâm chính của họ là tìm được sự an toàn, trở thành người nào đó quan trọng, hay hưởng thụ sự vui vẻ và càng ít suy nghĩ bao nhiêu càng tốt.

Sự giáo dục hiện nay khiến cho sự suy nghĩ độc lập trở nên khó khăn cực kỳ. Sự tuân phục dẫn đến sự tầm thường. Muốn khác biệt với nhóm người và muốn kháng cự lại môi trường sống không dễ dàng lắm, và thường xuyên rất nguy hiểm chừng nào chúng ta còn tôn thờ sự thành công. Sự thôi thúc để thành công, mà là sự theo đuổi của phần thưởng dù trong thế giới vật chất hay thế giới tạm gọi là tinh thần, sự tìm kiếm cho an toàn bên trong hay bên ngoài, sự ham muốn cho thanh thản – toàn qui trình này bóp nghẹt sự bất mãn, kết thúc tánh tự phát và nuôi dưỡng sự sợ hãi; và sự sợ hãi khóa chặt sự hiểu rõ thông minh về sống. Cùng tuổi tác gia tăng, sự chai lì của cái trí và quả tim bắt đầu xảy ra.

Khi tìm kiếm sự thanh thản, thông thường chúng ta tìm được một góc yên tĩnh trong sống nơi có sự xung đột tối thiểu, và sau đó chúng ta sợ hãi ra khỏi nơi trú ẩn đó. Sự sợ hãi của sống này, sự sợ hãi của đấu tranh và của trải nghiệm mới này, giết chết tinh thần mạo hiểm trong chúng ta; toàn sự nuôi nấng và giáo dục của chúng ta đã khiến cho chúng ta sợ hãi khác biệt với người hàng xóm của chúng ta, sợ hãi suy nghĩ trái ngược với khuôn mẫu được thiết lập của xã hội, với sự kính trọng giả dối của uy quyền và truyền thống.

May mắn thay, có một ít người nghiêm túc, sẵn lòng thâm nhập những vấn đề của con người mà không có thành kiến của lệch phải hay lệch trái; nhưng đa số chúng ta đều không có tinh thần thực sự của bất mãn, của phản kháng. Khi chúng ta nhượng bộ một cách không hiểu rõ đối với môi trường sống, bất kỳ tinh thần của phản kháng nào mà có lẽ chúng ta đã có đều nguội dần, và chẳng mấy chốc những trách nhiệm của chúng ta kết thúc nó.

Sự phản kháng thuộc hai loại: có sự phản kháng bạo lực, mà là phản ứng thuần túy, mà không có sự hiểu rõ, chống lại trật tự đang tồn tại; và có sự phản kháng sâu thẳm thuộc tâm lý của thông minh. Có nhiều người phản kháng những đạo đức đã được thiết lập nhưng lại rơi vào những đạo đức mới, những ảo tưởng thêm nữa và những tự buông thả lén lút. Điều gì thông thường xảy ra là, chúng ta rời khỏi một nhóm người hay một bộ những lý tưởng và tham gia vào một nhóm người khác, bắt đầu những lý tưởng khác, thế là tạo ra một khuôn mẫu mới của sự suy nghĩ mà chúng ta sẽ phải phản kháng nữa. Phản ứng chỉ nuôi dưỡng đối nghịch, và đổi mới cần đổi mới thêm nữa.

Nhưng có một phản kháng thông minh, mà không là phản ứng, và hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình qua nhận biết được suy nghĩ và cảm thấy riêng của người ta. Chỉ khi nào chúng ta đối diện sự trải nghiệm khi nó xảy ra và không lẩn tránh sự nhiễu loạn thì chúng ta mới duy trì sự thông minh được thức dậy cao độ, và sự thông minh được thức dậy cao độ là năng lực trực giác, mà là sự hướng dẫn trung thực duy nhất trong sống.

Lúc này, ý nghĩa của sống là gì? Chúng ta đang sống và đấu tranh cho cái gì? Nếu chúng ta đang được giáo dục chỉ để đạt được sự khác biệt, để có một việc làm tốt hơn, để có khả năng hơn, để có chi phối hơn vào những người khác, vậy thì những sống của chúng ta sẽ trở nên nông cạn và trống rỗng. Nếu chúng ta đang được giáo dục chỉ để là những người khoa học, những học giả trung thành với những quyển sách, hay những người chuyên môn nghiện ngập sự hiểu biết, vậy thì chúng ta sẽ đang đóng góp cho sự thoái hóa và đau khổ của thế giới.

Mặc dù một ý nghĩa bao quát và rộng rãi hơn đối với sống, sự giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá về sống? Chúng ta có lẽ được giáo dục nhiều, nhưng nếu chúng ta không có sự hợp nhất sâu thẳm của sự suy nghĩ và cảm thấy, những sống của chúng ta đều không trọn vẹn, mâu thuẫn và bị xé nát bởi nhiều sợ hãi; và chừng nào sự giáo dục còn không sáng tạo một tầm nhìn hợp nhất của sống, nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Trong văn minh hiện nay của chúng ta, chúng ta đã phân chia sống thành quá nhiều mảnh đến độ sự giáo dục chẳng còn ý nghĩa bao nhiêu, ngoại trừ trong việc học hành một nghề nghiệp hay một phương pháp kỹ thuật đặc biệt. Thay vì thức dậy sự thông minh hợp nhất của cá thể, sự giáo dục đang khuyến khích anh ấy tuân phục vào một khuôn mẫu và vì vậy đang cản trở sự hiểu rõ của anh ấy về chính anh ấy như một tiến hành tổng thể. Nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề của sự tồn tại tại những mức độ riêng rẽ của chúng, bị tách rời như chúng ở trong những bảng phân loại khác nhau, thể hiện một không hiểu rõ hoàn toàn.

Cá thể được tạo thành từ những thực thể khác biệt, nhưng nhấn mạnh vào những khác biệt và khuyến khích sự phát triển của nhiều loại hạn định dẫn đến nhiều phức tạp và mâu thuẫn. Giáo dục nên sáng tạo sự hợp nhất của những thực thể tách rời này – bởi vì nếu không có sự hợp nhất, sống trở thành một chuỗi của những xung đột và những phiền muộn. Có giá trị gì khi được giáo dục để là những luật sư nếu chúng ta cứ tiếp tục sự tranh chấp? Sự hiểu biết có giá trị gì nếu chúng ta cứ tiếp tục sự hỗn loạn của chúng ta? Khả năng về công nghệ và kỹ thuật có ý nghĩa gì nếu chúng ta sử dụng nó để hủy diệt một người khác? Ích lợi của sự tồn tại của chúng ta là gì nếu nó dẫn đến sự bạo lực và đau khổ hoàn toàn? Mặc dù chúng ta có lẽ có nhiều tiền bạc hay khả năng kiếm được nó, mặc dù chúng ta có những vui thú của chúng ta và những tôn giáo có tổ chức của chúng ta, chúng ta đang tiếp tục sống trong xung đột vô tận.

Chúng ta phải phân biệt giữa cá nhân và cá thể. Cá nhân là vật ngẫu nhiên; và qua từ ngữ vật ngẫu nhiên tôi có ý những hoàn cảnh của sự sinh sản, môi trường trong đó chúng ta tình cờ đã được nuôi nấng, cùng chủ nghĩa quốc gia, những mê tín, những phân biệt giai cấp và những thành kiến của nó. Cá nhân hay vật ngẫu nhiên chẳng là gì cả ngoại trừ những phù du, mặc dù khoảnh khắc đó có lẽ kéo dài nguyên một cuộc đời; và hệ thống hiện nay của giáo dục được đặt nền tảng trên cá nhân, vật ngẫu nhiên, cái khoảnh khắc, nó dẫn đến sự biến dạng của sự suy nghĩ và sự cố chấp của những sợ hãi tự phòng vệ.

Qua giáo dục và môi trường sống, tất cả chúng ta đã được đào tạo để tìm kiếm những thành tựu và an toàn cá nhân, và để đấu tranh vì chính chúng ta. Mặc dù chúng ta che đậy nó bằng những cụm từ mĩ miều, chúng ta đã được đào tạo cho những nghề nghiệp khác nhau trong một hệ thống được đặt nền tảng trên sự trục lợi và sự sợ hãi do tham lợi. Chắc chắn, một đào tạo như thế phải tạo ra sự hỗn loạn và đau khổ cho chính chúng ta và cho thế giới, bởi vì trong mỗi cá thể nó tạo ra những rào cản thuộc tâm lý mà tách rời và giam cầm anh ấy khỏi những cá thể khác.

Giáo dục không chỉ là một vấn đề của đào tạo cái trí. Đào tạo mang lại sự hiệu quả, nhưng nó không sáng tạo sự tổng thể. Một cái trí chỉ được đào tạo là sự tiếp tục của quá khứ, và một cái trí như thế không bao giờ có thể khám phá cái mới mẻ. Đó là lý do tại sao, muốn tìm ra sự giáo dục đúng đắn là gì, chúng ta sẽ phải thâm nhập ý nghĩa tổng thể của sống.

Đối với chúng ta, ý nghĩa của sống như một tổng thể không có sự quan trọng cơ bản, và giáo dục của chúng ta nhấn mạnh vào những giá trị phụ, chỉ đang biến chúng ta trở thành có hiệu quả trong một ngành nào đó của sự hiểu biết. Mặc dù sự hiểu biết và sự hiệu quả là cần thiết, thiết lập sự nhấn mạnh chính vào chúng chỉ dẫn đến xung đột và hỗn loạn.

Có một hiệu quả được sáng tạo bởi tình yêu mà vượt khỏi và vĩ đại hơn sự hiệu quả của tham vọng; và nếu không có tình yêu, mà sáng tạo một hiểu rõ hợp nhất của sống, sự hiệu quả nuôi dưỡng sự nhẫn tâm. Đây không là việc gì đang xảy ra khắp thế giới, hay sao? Giáo dục hiện nay của chúng ta được hướng đến công nghiệp hóa và chiến tranh, cùng mục đích cơ bản của nó là phát triển sự hiệu quả; và chúng ta bị trói buộc trong bộ máy của sự ganh đua nhẫn tâm và sự hủy diệt lẫn nhau này. Nếu giáo dục dẫn đến chiến tranh, nếu nó đào tạo bạn để hủy diệt hay bị hủy diệt, liệu nó không hoàn toàn thất bại, hay sao?

Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp, nhưng hiệp thông và trung thực. Một người suy nghĩ cố chấp là một người không suy nghĩ, bởi vì anh ấy tuân phục vào một khuôn mẫu; anh ấy lặp lại những cụm từ và suy nghĩ trong một khe rãnh. Chúng ta không thể hiểu rõ sự tồn tại một cách trừu tượng hay lý thuyết. Hiểu rõ về sống là hiểu rõ về chính chúng ta, và đó là cả sự khởi đầu lẫn sự kết thúc của giáo dục.

Giáo dục không chỉ là kiếm được sự hiểu biết, thâu lượm và kết hợp những dữ kiện; nó là, thấy ý nghĩa của sống như một tổng thể. Nhưng tổng thể không thể được tiếp cận qua bộ phận – mà là điều gì những chính phủ, những tôn giáo có tổ chức và những đảng phái chuyên chế đang nỗ lực thực hiện.

Chức năng của giáo dục là sáng tạo những con người hợp nhất và vì vậy thông minh. Chúng ta có lẽ có những bằng cấp và hiệu quả thuộc máy móc nhưng không có thông minh. Thông minh không chỉ là thông tin; nó không được rút ra từ những quyển sách, nó cũng không gồm có những phản ứng tự phòng vệ và những khẳng định hung hăng. Cái người không học hành có lẽ còn thông minh hơn cái người có học thức. Chúng ta đã khiến cho những kỳ thi và những bằng cấp trở thành sự tiêu chuẩn của thông minh và đã phát triển những cái trí ranh mãnh mà lẩn tránh những vấn đề cơ bản của con người. Thông minh là khả năng để nhận biết cái cốt lõi, cái gì là; và thức dậy khả năng này, trong chính người ta và trong những người khác, là giáo dục.

Giáo dục phải giúp đỡ chúng ta khám phá những giá trị vĩnh cửu để cho chúng ta không chỉ bám vào những công thức hay những khẩu hiệu lặp lại; nó nên giúp đỡ chúng ta phá vỡ những rào cản thuộc xã hội và quốc gia của chúng ta, thay vì nhấn mạnh chúng, bởi vì chúng nuôi dưỡng sự thù hận giữa con người và con người. Bất hạnh thay, hệ thống hiện nay của giáo dục đang khiến cho chúng ta trở thành công cụ máy móc, phục tùng, và không còn sự suy nghĩ chín chắn; mặc dù nó đánh thức chúng ta phần trí năng, phía bên trong nó khiến cho chúng ta không tổng thể, không nhạy bén và không sáng tạo.

Nếu không có một hiểu rõ tổng thể của sống, những vấn đề thuộc tập thể và cá thể của chúng ta sẽ chỉ sâu đậm hơn và lan rộng hơn. Mục đích của giáo dục không là sản sinh những người săn lùng việc làm, những chuyên viên và những học giả thuần túy, nhưng những người đàn ông và những người phụ nữ tổng thể mà được tự do khỏi sự sợ hãi; bởi vì chỉ giữa những con người như thế mới có thể có được sự hòa bình vĩnh cửu.

Chỉ trong sự hiểu rõ về chính chúng ta thì sự sợ hãi mới kết thúc. Nếu cá thể mong muốn giải đáp sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nếu anh ấy mong muốn đối diện những phức tạp của nó, những đau khổ của nó và những đòi hỏi bất thường của nó, dứt khoát anh ấy phải linh hoạt và thế là được tự do khỏi những lý thuyết và những khuôn mẫu đặc biệt của sự suy nghĩ.

Giáo dục không nên khuyến khích cá thể tuân phục vào xã hội hay hòa hợp một cách tiêu cực với nó, nhưng giúp đỡ anh ấy khám phá những giá trị thực sự mà hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình và sự thâm nhập không thành kiến. Khi không có sự hiểu rõ về chính mình, tự diễn tả trở thành tự khẳng định, cùng tất cả những xung đột hung hăng và tham vọng của nó. Giáo dục phải thức dậy khả năng để hiểu rõ về chính mình chứ không phải buông thả trong tự diễn tả gây thỏa mãn. Học hành có tốt lành gì đâu nếu trong sự tiến hành của đang sống, chúng ta đang tự hủy diệt chính chúng ta? Bởi vì chúng ta đang có một chuỗi những chiến tranh tàn phá, chiến tranh này tiếp nối ngay chiến tranh khác, chắc chắn tại cốt lõi phải có điều gì sai lầm đối với phương cách mà chúng ta nuôi nấng con cái của chúng ta. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết được điều này, nhưng chúng ta không biết làm thế nào để giải quyết nó.

Những hệ thống, dù thuộc giáo dục hay chính trị, không được thay đổi một cách kỳ lạ; chúng được thay đổi khi có một thay đổi cơ bản trong chính chúng ta. Cá thể là quan trọng nhất, không phải hệ thống; và chừng nào cá thể còn không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của chính anh ấy, không hệ thống nào, dù của phía trái hay phía phải, có thể mang lại trật tự và hòa bình trong thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 137264)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18686)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10286)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11539)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12067)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14369)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6017)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28353)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15507)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 12819)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]