Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gửi đến những ai được nhiều hạnh phúc.

09/04/201313:27(Xem: 4644)
Gửi đến những ai được nhiều hạnh phúc.

GỬI ĐẾN NHỮNG AI ĐƯỢC NHIỀU HẠNH PHÚC

TENZIN GYATSO

Phương Tôn dịch

---o0o---

Lời người dịch:Nhận được tờ báo lá cải Bidzeitung, thấy có đăng bản tiếng Đức của Albert Link về “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”, bài đăng bên cạnh những bức hình hở hang của các cô gái trẻ đẹp đã không làm tôi khó chịu, ngạc nhiên mà lại làm tăng thêm niềm cảm phục lâu nay tôi đã từng dành cho Ngài.

Albert Link, một cây bút người Đức thường xuyên xuất hiện trên những tạp chí hàng đầu đứng đắn, cũng như trên những tờ nhật báo tin tại Đức, đã viết lại nguyên bản bằng tiếng Đức “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Ngài chọn tờ báo Bidzeitung để gửi đăng bài viết của mình. Tờ báo này vốn được xem là báo “lá cải” chỉ dành cho giới thợ thuyền, lao động đọc. Người “trí thức” tại đây thường ít ai đọc tờ báo này. Thích thú vì đây mới chính là “kiểu Tenzin Gyatso” khôn ngoan, bình dị, mang đầy tính quần chúng. Còn cách nào khôn ngoan hơn để xâm nhập sâu rộng vào quần chúng hầu có thể truyền bá những tư tưởng yêu người bằng cách trực tiếp đi vào giới lao động? Nhưng xin cũng đừng hiểu lầm, những lời khuyên của Ngài không những chỉ dành cho người dân mà Ngài còn mạnh dạn khuyên can các vị lãnh đạo chính trị thế giới hiện nay nữa. Không câu nệ những gò bó được đặt ra, năm ngoái tại thủ đô Berlin, đang khi là khách danh dự của Đại hội người Thiên Chúa giáo, Ngài đã bỏ khán đài, xuống ngay bên đường phố, nắm tay ca hát, nhảy múa cùng các thanh niên thiếu nữ đến tham dự Đại hội. Hơn hai mươi ngàn thanh thiếu niên vỗ tay tán thưởng Ngài như là ngôi sao thần tượng nhạc Rock của họ. Các phương tiện truyền thông tại đây dã không ngớt lời ca tụng và đăng tải tin này. Vậy nay bài viết của Ngài lại được đăng bên cạnh hình ảnh của những cô gái ăn mặc thật hở hang, thì có chi để cho mình khó chịu. Câu nệ chi những chuyện đó, cái chính là làm sao cho người ta dễ đọc để nhận ra đâu là lẽ phải mà thôi.

Bài viết của Ngài dễ hiểu, dễ đến nỗi người như tôi đọc mà còn hiểu được huống chi ai. Khác với hiện tượng “chưa tu mà xem như đã hóa thành Phật” của một số người sính chữ nghĩa hiện nay, hễ mở miệng là “chữ nghĩa Phật giáo”, Ngài dùng chữ thật đơn giản, viết mà như nói chuyện tâm tình cùng bạn bè, anh em. Ngài không có nhu cầu chứng minh trình độ tu chứng của mình mà chỉ mong ai đọc cũng có thể hiểu được để chuyển hóa, hầu giúp cuộc đời tươi vui hơn và thế giới nhân ái thêm mà thôi.

Với giọng nói chậm nhẹ, với nụ cười hiền lành ấm áp, và với những lời khuyên nhủ mang lại hạnh phúc cho biết bao bạn hữu, ngài Tezen Gyatso đã làm cho hàng vạn trái tim xúc động, ngay cả với những người khó tính nhất.

Nài Tezin Gyatso cao 1m70, mang kính cận nặng 2 độ, con trai của một người nông dân tại Tây Tạng, kể từ năm 1959 Ngài sống tại ngôi làng Dharamsala thuộc Ấn, Ngài được xem làm một biểu trưng của Phật giáo, và Ngài cũng là một trong những nhà văn được yêu chuộng nhất trên thế giới. Ngài chưa bao giờ biết hút thuốc cũng như uống một giọt bia rượu nhưng mỗi lần Ngài xuất hiện thì hàng vạn trái tim cũng giao cảm với Ngài. Tại Central Park New York, Ngài đã được bốn mươi ngàn người chào đón như một ngôi sao trong làng nhạc Rock.

Ngài đã làm sao để được thế giới yêu thương như thế?

Ngài đã giúp cho chúng ta có thêm can đảm để sống, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Theo Ngài, dù là một Phật tử hay không, dù giàu có hay nghèo khổ, ai cũng có một khả năng như nhau để có được một cuộc sống hạnh phúc. Ngài cho chúng ta một thông điệp: cái yên tĩnh trong tâm hồn có được không lệ thuộc vào mặt vật chất bên ngoài.

Ngài biết rõ những đòi hỏi cần thiết của thế giới ngày nay: “Hiện chúng ta đang thiếu sự yên tĩnh trong tâm hồn, thiếu bình yên và thiếu những cảm giác hầu có thể làm cho thế giới này tươi đẹp hơn”.

Ngài có thể cười khi gặp khó khăn cũng như cười lấy chính mình: “Tôi có cái tật là ăn quá nhiều mật ong. Điều này có sinh ra mối nguy là vị Lạt Ma thứ Một Bốn này có thể tái sinh làm một con ong!”, Ngài nói về mình như vậy rồi ôm bụng cười ngất.

Lo lắng là một trong những điều mà Tezin Gyatso đã thoát bỏ được từ lâu: “Các bạn hãy ráng lên, bỏ cho được cái nỗi lo lắng luôn luôn ám ảnh trong tâm”. Ngài bắt đầu công việc hàng ngày vào lúc 3g30, không lương bổng, nhưng Ngài cần tiền bạc để làm gì khi nụ cười của Ngài đã là vô giá!

Sau đây là những lời khuyên của Ngài Tezin Gyatso.

GỬI ĐẾN NHỮNG AI ĐƯỢC NHIỀU HẠNH PHÚC

Con người ta có rất nhiều cách để cảm thấy mình hạnh phúc. Có những người luôn luôn có đời sống thật hạnh phúc, bởi vì họ, tất cả là bình thường. Tuy nhiên, hạnh phúc này không phải là mục đích chúng ta muốn bàn đến hôm nay.

Có rất nhiều bạn cho rằng, họ chỉ cảm thấy sung sướng mãn nguyện khi đời sống vật chất phải thật đầy đủ dư thừa. Bạn đâu có biết rằng đó mới chính là cái khổ nạn của bạn. và một khi đời sống vật chất của bạn vì một lý do nào đó mà không còn nữa, khi dó bạn lại đau khổ gấp hai lần người bình thường.

Một số bạn khác đã tìm hạnh phúc thật sự khi họ cảm thấy cuộc sống và những việc làm của họ phải phù hợp với đạo đức xã hội để ra. Đây mới chính là cái hạnh phúc mà chúng ta cần đến. Và chỉ có hạnh phúc này mới ăn sâu, mọc rễ trong tâm hồn ta, cái hạnh phúc này sẽ tồn tại vững bền mà không bị lệ thuộc vào những biến động bên ngoài.

Để đạt được một đời sống có nhiều hạnh phúc bền vững, đầu tiên chúng ta phải nhận ra rằng, đau buồn, tai họa là một phần đời sống của chúng ta. Nghe qua những điều quả quyết như trên, đầu tiên chúng ta cảm thấy thật chán nãn. Về lâu dài, khi chấp nhận như thế chúng ta mới thấy đời sống chúng ta thật nhẹ nhàng, dễ dàng bước qua được những khổ ải mà chúng ta sẽ gặp.

Khi gặp khó khăn, bạn có thể dùng ma túy hay cách nào đó để quên đi buồn phiền chăng nữa thì chẳng qua chỉ có nhất thời, sau đó, khổ đau đâu lại hoàn đấy. Cái quan trọng là chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề để tìm cho được từ đâu mà cái phiền não này lại đến với mình. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế, không ai trên đời này lại có thể hoàn toàn được vui thú, không bệnh tật, không gặp hoạn, chỉ có thể chúng ta mới dễ dàng chấp nhận những đau buồn đến với chúng ta. Không buồn phiền, bận tâm than vãn, đặc biệt là chúng ta không cần phải so sánh để ganh tỵ cùng ai, chính lúc đó, chúng ta sẽ có được hạnh phúc chân chính của cuộc đời này.

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo số 5 (6/2005)

---o0o---

Vi tính: Nguyên Trang. Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2011(Xem: 6749)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21954)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
25/10/2011(Xem: 6141)
Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng.
24/10/2011(Xem: 3756)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.
07/10/2011(Xem: 9464)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
03/10/2011(Xem: 8957)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
21/09/2011(Xem: 17393)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 4398)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh chứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
13/09/2011(Xem: 6982)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
10/09/2011(Xem: 3663)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]