Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4

11/08/201100:15(Xem: 3319)
Chương 4

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 4

Nó là một tòa nhà Byzantine rộng lớn và cổ xưa mà đã trở thành một thánh đường. Bên trong họ đang đọc kinh Koran và người ta ngồi bên cạnh một người ăn mày trên một tấm thảm dưới cái vòm to. Tiếng tụng kinh thiêng liêng, đang vang vọng trong không gian rộng lớn. Nơi đây không có sự khác biệt giữa người ăn mày và những người ăn mặc sang trọng đó, rõ ràng là giàu có. Không có phụ nữ ở đây. Đàn ông đang cúi đầu xuống, đang yên lặng thì thầm. Ánh sáng đến qua tấm kính màu và tạo ra khuôn mẫu trên những tấm thảm. Phía bên ngoài có nhiều người ăn mày, quá nhiều người đang mong cầu nhiều thứ; và thấp dần xuống dưới có biển xanh, đang phân chia phương Đông và phương Tây.

Đó là một ngôi đền cổ xưa. Thật ra, họ không thể nói nó bao nhiêu tuổi nhưng họ ưa thích phóng đại sự cổ xưa của ngôi đền của họ. Người ta đến đây qua những con đường bẩn thỉu, bụi bặm với những cây dừa và những đường mương không nắp đậy. Họ đi bảy lần quanh ngôi đền và phủ phục xuống lạy khi họ đi qua cái cửa mà qua đó người ta thấy bức tượng. Họ là những con người hiến dâng, hoàn toàn đắm chìm trong những lời cầu nguyện của họ; và ở đây chỉ những người Brahmin mới được phép vào. Có những con dơi và mùi của hương trầm. Bức tuợng đó được phủ đầy nữ trang và lụa trắng. Những người phụ nữ đứng ở đó với hai tay giơ lên và trẻ em đang nô đùa trong sân, đang la hét, đang cười đùa, đang chạy quanh những cái cột. Tất cả những cây cột đều được chạm khắc; có một ý thức vô cùng của không gian và sự trang trọng nặng nề, và bởi vì phía bên ngoài quá sáng trong ánh mặt trời chói mắt, trong này khí hậu thật mát mẻ. Vài vị khất sĩ đang ngồi thiền định, không bị quấy rầy bởi những người đi ngang qua. Có chất lượng đặc biệt đó của bầu không khí mà tồn tại khi hàng ngàn người qua hàng thế kỷ đến đây để cầu nguyện, thờ phụng và dâng biếu đồ cúng cho những Thần thánh. Có một bồn nước và họ đang tắm trong nó. Đó là một bồn nước thiêng liêng bởi vì nó ở phía bên trong của ngôi đền. Rất yên lặng trong nơi tôn nghiêm này nhưng phần còn lại được sử dụng không chỉ cho sự thờ phụng, cho trẻ em nô đùa, nhưng còn như một nơi để thế hệ già nua gặp gỡ nói chuyện và huyên thuyên về sống của họ. Những em học sinh trẻ tuổi tụng kinh bằng tiếng Phạn và muộn hơn vào buổi chiều, khoảng một trăm giáo sĩ tập họp phía bên ngoài khu thiêng liêng để tụng kinh, cầu nguyện, ngợi khen Thượng đế. Bài thánh ca làm rung động những bức tường và là một âm thanh tuyệt vời. Bên ngoài có bầu trời xanh vững vàng của phương nam và trong ánh sáng buổi chiều những cây dừa đẹp lắm.

Có quảng trường rộng rãi với một dãy cột bằng đá và một nhà thờ thật lớn có mái vòm bao hết. Người ta đang tràn vào nó, khách du lịch từ khắp thế giới, đang kinh ngạc theo dõi khi buổi lễ chính thức đang được thực hiện; nhưng chẳng có bao nhiêu cảm thấy tôn giáo ở đây – quá nhiều người hiếu kỳ, những tiếng thì thầm rất nhỏ. Nó đã trở thành một nơi trình diễn. Có vẻ đẹp tuyệt vời trong những buổi lễ, trong những chiếc áo choàng của những giáo sĩ nhưng tất cả đều được được thực hiện bởi con người – hình ảnh, tiếng La-tinh và một kế hoạch tỉ mỉ của buổi lễ. Nó được làm bằng tay và bằng cái trí, được xếp đặt khéo léo vào cùng nhau để thuyết phục một trong những điều vĩ đại nhất và quyền lực của Thượng đế.

Chúng tôi đã dạo bộ qua vùng quê nước Anh trong những cánh đồng thoáng đãng: có những con công, một bầu trời trong xanh và ánh sáng của buổi chiều sớm. Mùa thu lặng lẽ đang đến từ từ. Những chiếc lá đang chuyển thành vàng và đỏ và đang rơi xuống từ những cái cây thật to. Mọi thứ đang chờ đợi mùa đông, yên lặng, sợ hãi, thu rút lại. Thiên nhiên lại khác hẳn vào mùa xuân. Lúc đó mọi thứ bừng lên sức sống – mọi cọng cỏ và chiếc lá mới. Lúc đó có bài ca của chim chóc và tiếng thì thầm của nhiều chiếc lá. Nhưng lúc này mặc dù không có một hơi thở của không khí, mặc dù mọi thứ bất động, nó cảm thấy sự tiến gần của mùa đông, những ngày giông bão, tuyết và những cơn gió hung tợn.

Đang dạo bộ theo những cánh đồng và leo lên những bậc thang, bạn bắt gặp một cánh rừng nhiều cây cối và vô số cây gỗ đỏ. Khi bạn vào trong nó, bỗng nhiên bạn nhận biết sự yên lặng tuyệt đối của nó. Không một chiếc lá nào lay động, như thể một lời nguyền mà nó phải cam chịu. Cỏ xanh hơn, rực rỡ hơn bởi ánh mặt trời nghiêng ngả trên nó và bỗng nhiên bạn cảm thấy một ý thức vô cùng của thiêng liêng. Hầu như không dám thở, bạn đang bước đi trên nó, đang ngập ngừng từng bước một. Đang trong thời kỳ rực rỡ nhất của cây dương tử hoa và cây sơn lựu hoa mà sẽ rộ lên suốt nhiều tháng, nhưng không sự kiện nào trong những sự kiện này đặt thành vấn đề, hay nói khác hơn chúng trao tặng một ân lành cho mảnh đất này. Khi bạn ra khỏi cánh rừng, bạn nhận ra rằng cái trí của bạn hoàn toàn trống không mà không có một suy nghĩ nào. Chỉ có cái khác lạvà không còn gì nữa. Khi người ta mất đi sự liên hệ mật thiết thăm thẳm cùng thiên nhiên, vậy là những đền chùa, những thánh đường và những nhà thờ trở thành quan trọng lạ lùng.

Người giáo viên đã hỏi, ‘Làm thế nào người ta có thể ngăn cản, không chỉ trong em học sinh nhưng còn trong chính chúng ta, sự theo đuổi hung hăng ganh đua của những đòi hỏi riêng của người ta? Trong nhiều năm cho đến bây giờ tôi đã dạy học tại nhiều trường học và trường cao đẳng khác nhau, không chỉ ở đây mà còn ở nước ngoài, và trong suốt nghề dạy học của tôi tôi phát hiện được sự ganh đua hung hăng này. Hiện nay có một phản ứng đến việc đó. Những người trẻ tuổi muốn cùng nhau sống trong những cộng đồng, cảm thấy sự ấm áp và thanh thản của tình bầu bạn mà các em gọi là tình yêu. Họ cảm thấy cách sống này thực sự nhiều hơn, đầy ý nghĩa. Nhưng họ cũng cảm thấy bị riêng biệt. Họ cùng nhau tập hợp đến hàng ngàn người cho những lễ hội âm nhạc và trong đang sống cùng nhau, họ chia sẻ không chỉ âm nhạc nhưng còn sự tận hưởng của tất cả nó. Dường như họ hoàn toàn hòa hợp và đối với tôi tất cả có vẻ quá trẻ con và khá giả tạo. Họ có lẽ phủ nhận sự hung hăng ganh đua nhưng nó vẫn hiện diện ở đó trong máu huyết của họ. Nó tự thể hiện trong nhiều cách mà có lẽ họ không nhận biết được. Tôi thấy cùng thái độ này trong số những em học sinh. Các em không đang học hành vì lợi ích của học hành nhưng lại vì thành công, do bởi sự ham muốn thành tựu của các em. Vài người nhận ra tất cả việc này nhưng khước từ nó và trôi giạt. Cũng được thôi khi họ còn trẻ, dưới hai mươi tuổi, nhưng chẳng mấy chốc họ bị trói buộc và những phương hướng trôi giạt của họ lại trở thành lề thói mới.

‘Dường như tất cả việc này đều hời hợt và thoáng qua, nhưng sâu thẳm, con người đang chống lại con người. Nó thể hiện trong sự ganh đua khủng khiếp này cả trong thế giới cộng sản lẫn thế giới tạm gọi là dân chủ. Nó hiện diện ở đó. Tôi thấy nó trong chính tôi như một ngọn lửa hừng hực, đang thúc giục tôi. Tôi muốn giỏi giang hơn người nào đó, không chỉ danh tiếng và thỏa mãn, nhưng còn cho cảm giác của cao cấp hơn, cảm giác của hiện diện. Cảm giác này tồn tại trong những em học sinh mặc dù các em có lẽ có một khuôn mặt hiền dịu thanh thoát. Tất cả các em đều muốn là một người nào đó. Nó thể hiện trong lớp học và mỗi giáo viên đang so sánh A với B và thúc giục B giống được như A. Trong gia đình và trong trường học điều này đang tiếp tục.’

Khi bạn so sánh B với A, một cách lộ liễu hay kín đáo, bạn đang hủy diệt B. B không quan trọng gì cả bởi vì trong cái trí của bạn, bạn có hình ảnh của A mà thông minh, sáng láng, và bạn đã trao cho cậu ấy một giá trị nào đó. Bản thể của tất cả sự ganh đua này là so sánh: so sánh một hình ảnh với một hình ảnh khác, một quyển sách với một quyển sách khác, một con người với một con người khác – người anh hùng, mẫu mực, nguyên tắc, lý tưởng. Sự so sánh này là sự đo lường giữa cái gì là và cái gì nên là. Bạn cho điểm em học sinh và thế là bạn ép buộc em ấy ganh đua với chính em ấy; và sự đau khổ cuối cùng của tất cả ganh đua này là những kỳ thi. Tất cả những người anh hùng của bạn, tôn giáo và thế gian, tồn tại bởi vì tinh thần của so sánh này. Mỗi phụ huynh, toàn cấu trúc xã hội trong những thế giới của tôn giáo, nghệ thuật, khoa học và kinh doanh đều như nhau. Sự đo lường này giữa chính bạn và một người khác, giữa những người hiểu biết và những người dốt nát, đã tồn tại và tiếp tục trong sống hàng ngày của chúng ta. Tại sao bạn so sánh? Sự cần thiết của đo luờng là gì? Liệu nó là một tẩu thoát khỏi chính bạn, khỏi sự nông cạn, sự trống rỗng và sự nghèo khó riêng của bạn? Sự quyến luyến này vào sự đo lường của điều gì bạn đã là và điều gì bạn sẽ là, phân chia sống và vì vậy tất cả xung đột bắt đầu.

‘Nhưng chắc chắn, thưa ông, ông phải so sánh. Ông so sánh khi ông chọn lựa ngôi nhà này hay ngôi nhà kia, miếng vải này hay miếng vải kia. Sự chọn lựa là cần thiết.’

Chúng ta không đang nói về sự chọn lựa trên bề mặt như thế. Đó là việc không tránh khỏi. Nhưng chúng ta quan tâm đến phần tâm lý, cái tinh thần so sánh phía bên trong mà tạo ra sự ganh đua cùng hung hăng và tàn nhẫn của nó. Bạn đang hỏi tại sao, như một giáo viên và con người, bạn có cái tinh thần này, tại sao bạn ganh đua, tại sao bạn so sánh. Nếu bạn không hiểu rõ điều này trong chính bạn, bạn sẽ đang khuyến khích sự ganh đua, nhận biết được hay không nhận biết được, trong em học sinh. Bạn sẽ thiết lập hình ảnh của người anh hùng – chính trị, kinh tế hay luân lý. Vị thánh muốn phá vỡ kỷ lục cũng giống hệt như cái người mà chơi cricket. Thật ra không có nhiều khác biệt giữa họ, bởi vì cả hai đều có sự đánh giá ganh đua này về sống. Nếu nghiêm túc, bạn tự hỏi chính mình tại sao bạn so sánh và liệu có thể sống một sống không so sánh, nếu nghiêm túc, bạn thâm nhập vào điều này, không phải trí năng nhưng thực sự, và thâm nhập sâu thẳm vào chính bạn, xua đuổi sự hung hăng ganh đua này, liệu bạn sẽ không phát hiện rằng có một sợ hãi sâu thẳm của không-là gì cả, hay sao? Bằng cách khoác vào những mặt nạ khác nhau, tùy theo văn hóa và xã hội mà bạn sống, bạn che đậy sự sợ hãi của không hiện diện và không trở thành: trở thành cái gì đó tốt hơn cái gì là – cái gì đó vĩ đại hơn, cao quí hơn. Khi bạn quan sát cái gì thực sự là, nó cũng là kết quả của tình trạng bị quy định quá khứ, của sự đo lường. Khi bạn hiểu rõ ý nghĩa thực sự của sự đo lường và sự so sánh, vậy thì có tự do khỏi cái gì là.

Chốc lát sau người giáo viên nói, ‘Nếu không có sự khuyến khích của so sánh học sinh sẽ không chịu học hành. Em ấy cần được khuyến khích, cần được khen thưởng, và cũng vậy em ấy muốn biết em ấy đang học hành như thế nào. Khi em ấy tham dự một kỳ thi, em ấy có quyền được biết bao nhiêu câu trả lời của em ấy là đúng và hiểu biết của em ấy gần gũi như thế nào với điều gì em ấy đã được dạy bảo.’

Nếu tôi được phép vạch ra, thưa các bạn, em ấy giống như các bạn. Em ấy bị quy định bởi xã hội và văn hóa trong đó em ấy sống. Người ta phải học hành về sự hung hăng ganh đua này mà hiện diện qua sự so sánh và sự đo lường. Việc này có thể tạo ra một tích lũy của nhiều hiểu biết, bạn có thể đạt được nhiều thứ, nhưng nó khước từ tình yêu và nó cũng khước từ sự hiểu rõ về chính người ta. Hiểu rõ về chính mình còn quan trọng hơn trở thành một người nào đó. Chính những từ ngữ chúng ta sử dụng là so sánh – tốt lành hơn, to tát hơn, cao quí hơn.

‘Nhưng, thưa ông, tôi phải hỏi – làm thế nào em học sinh và giáo viên đánh giá được sự hiểu biết thực tế của em về một môn học mà không có loại kỳ thi nào?’

Điều này không hàm ý rằng trong sự giảng dạy và học hành hàng ngày, qua sự bàn luận, qua sự tìm hiểu, người giáo viên sẽ trở nên nhận biết được em học sinh đã thâm nhập đến mức độ nào của sự hiểu biết thực sự, hay sao? Thật ra, điều này có nghĩa, đúng chứ, rằng người giáo viên phải gần gũi em học sinh, quan sát khả năng của em ấy, điều gì đang xảy ra trong cái trí của em ấy. Nó có nghĩa bạn phải chăm sóc em học sinh.

‘Có quá nhiều điều phải chuyển tải cho em học sinh.’

Bạn muốn chuyển tải cho em ấy điều gì? Sống một sống không ganh đua? Giải thích cho em bộ máy của sự so sánh và nó tạo ra việc gì? Bảo cho em ấy bằng từ ngữ và thuyết phục em ấy bằng trí năng? Chính bạn có lẽ thấy điều này bằng trí năng hay hiểu rõ nó bằng từ ngữ, nhưng liệu không thể tìm được một cách sống mà trong đó tất cả mọi so sánh đều kết thúc? Các bạn, như những giáo viên và những con người, phải sống theo cách đó. Chỉ như vậy bạn mới có thể chuyển tải nó sang em học sinh và sẽ có sự thật đằng sau nó. Nhưng nếu bạn không sống theo cách đó, bạn chỉ đang đùa giỡn cùng những từ ngữ và đạo đức giả theo sau. Sống mà không có sự đo lường và sự so sánh phía bên trong chỉ có thể được khi chính bạn đang học hành toàn hàm ý của nó – sự hung hăng, sự tàn nhẫn, sự phân chia và những ganh tị của nó. Tự do có nghĩa một sống không so sánh. Nhưng chắc chắn bạn sẽ hỏi tình trạng của một sống mà không có bất kỳ cao hay thấp, không có một mẫu mực, không có sự phân chia là gì. Bạn muốn có một diễn tả về nó để cho qua sự diễn tả bạn có lẽ nắm bắt nó. Đây là một hình thức khác của so sánh và ganh đua. Sự diễn tả không bao giờ là vật được diễn tả. Bạn phải sống cùng nó và vậy là bạn sẽ biết nó có nghĩa gì.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1531)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4077)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10140)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9418)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 1986)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 3109)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 7245)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8358)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9322)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 3477)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567