Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Ngày 19 tháng 6 năm 1971

11/08/201100:15(Xem: 3895)
Chương 10: Ngày 19 tháng 6 năm 1971

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1 – Chương 10

NÓICHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

Ngày 19 tháng 6 năm 1971

K

rishnamurti: Sáng nay tất cả chúng ta trông nghiêm túc quá, đúng chứ? Suốt ngày bạn suy nghĩ về điều gì và tại sao bạn suy nghĩ về những điều này? Bạn nhận biết điều gì bạn đang suy nghĩ, hay một suy nghĩ tiếp nối một suy nghĩ khác vô tận và người ta không nhận biết nó? Liệu bạn nhận biết được những suy nghĩ của bạn nảy sinh từ nguồn nào?

Người hỏi: Từ những trải nghiệm quá khứ.

Krishnamurti: Bạn đang trích dẫn điều gì tôi đã nói? Làm ơn hãy rõ ràng rằng bạn không nói bất kỳ điều gì mà bạn không tự biết về chính bạn, đừng nói nó nếu bạn đã không suy nghĩ ra nó và vận dụng được nó, ngược lại bạn chỉ thâu nhận từ ngữ và lý thuyết, vì vậy hãy cẩn thận. Đầu tiên, suốt ngày bạn suy nghĩ gì về điều gì? Liệu nó là một bí mật phải giữ kín cho chính bạn, hay liệu bạn có thể chia sẻ nó cùng một người khác.

Người hỏi 1: Tôi suy nghĩ về nhiều việc khác nhau.

Người hỏi 2: Về những con người tại Brockwood.

Krishnamurti: Tâm điểm của sự suy nghĩ của bạn là gì? Bạn biết có sự suy nghĩ phía bên ngoài mà không quan trọng lắm, nhưng tại tâm điểm, tại chính động lượng, chuyển động của sự suy nghĩ đó. ‘Cái tôi’ mà quá quan tâm đến chính nó là gì? Tôi nghĩ về chính tôi, đó là tâm điểm, hạt nhân của sự suy nghĩ của tôi. Và ở ngoại vi tôi suy nghĩ về những việc khác nhau, những con người ở đây, cây cối, con chim đang bay – những việc này thực sự không đặt thành vấn đề nhiều lắm nếu không có một khủng hoảng trên vùng ngoại vi và nó gây ảnh hưởng ‘cái tôi’ và ‘cái tôi’ phản ứng lại. Lúc này, trung tâm đó mà từ đó bạn suy nghĩ là gì – mà là ‘cái tôi’. Và tại sao có sự bận tâm liên tục này về chính mình? Tôi không đang nói nó đúng hay sai, hoặc là ‘Khiếp quá’, ‘Trẻ con quá’ hoặc ‘Tốt lành làm sao’ – nhưng chúng ta thấy rằng chúng ta bận tâm với chính chúng ta. Tại sao?

Người hỏi: Bởi vì chúng ta nghĩ nó là quan trọng.

Krishnamurti: Tại sao bạn cho nó là quan trọng?

Người hỏi: Khi ông còn là đứa trẻ ông phải.

Krishnamurti: Tại sao bạn suy nghĩ về chính bạn nhiều như thế? Hãy thấy điều gì được bao hàm trong việc này. Suy nghĩ về chính mình không chính xác là một công việc rất nhỏ nhoi, bạn suy nghĩ về chính bạn trong liên quan với một thứ khác cùng ưa thích và không ưa thích; và bạn suy nghĩ về chính bạn, đồng hóa chính bạn cùng một thứ gì khác – đúng chứ? Tôi suy nghĩ về cái người mà tôi vừa bỏ lại, hay cái người mà tôi nghĩ rằng tôi ưa thích, hay cái người mà tôi đã cãi cọ, hay cái người mà tôi thương yêu. Tôi đã đồng hóa chính tôi cùng tất cả những con người đó, đúng chứ?

Người hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ ‘đồng hóa’?

Krishnamurti: Tôi thương yêu bạn, tôi đã đồng hóa chính tôi cùng bạn. Hay, tôi đã gây tổn thương cô ấy và bạn tự đồng hóa cùng cô ấy và tức giận tôi. Hãy thấy việc gì đã xảy ra: tôi đã nói điều gì cho cô ấy mà gây tổn hại và khó chịu; bạn là bạn của cô ấy, bạn tự đồng hóa cùng cô ấy và tức giận tôi. Vì vậy, đó là một phần của hoạt động tự cho mình là trung tâm, đúng chứ? Bạn chắc chắn không?

Người hỏi: Nhưng liệu nó không là cái người còn lại đó mà đang đồng hóa cùng ông, hay sao?

Krishnamurti: Nó có thể hay nó không thể? Chúng ta hãy thâm nhập. Tôi thích bạn, tôi rất thích bạn – điều đó có nghĩa gì? Tôi thích hình dáng của bạn, bạn là một người bạn tốt và vân vân. Nó có nghĩa gì?

Người hỏi: Nó có nghĩa ông là người bạn tốt hơn những người khác và vì vậy tôi thích gần gũi ông.

Krishnamurti: Hãy thâm nhập sâu thêm một chút. Điều đó có nghĩa gì?

Người hỏi: Ông giữ con người đó cho chính ông và loại trừ những người khác.

Krishnamurti: Đó là bộ phận của nó nhưng hãy thâm nhập sâu thêm nữa.

Người hỏi: Nó dễ chịu khi gần gũi cùng người đó.

Krishnamurti: Nó dễ chịu khi gần gũi người đó và nó khó chịu khi gần gũi một người khác. Thế là, sự liên hệ của tôi với bạn được đặt nền tảng trên sự vui thú của tôi. Nếu tôi không thích bạn tôi nói, ‘Tôi sẽ không chơi với bạn nữa!’ Vui thú của tôi là sự quan tâm của tôi, cũng giống như tổn thương của tôi, tức giận của tôi. Vì vậy tự-quan tâm không phải chỉ là suy nghĩ về chính tôi và đồng hóa cùng sở hữu này, con người này, hay quyển sách này, hay thứ kia. Liệu đó là điều gì bạn làm suốt ngày? Có sự bận tâm trên vùng ngoại vi, và tôi cũng đang so sánh chính tôi với bạn; điều đó đang luôn luôn xảy ra, nhưng từ một trung tâm.

Người hỏi: Ông đã đọc về những người tị nạn ở Ấn độ và ông đã không có một liên hệ cá nhân với họ nhưng ông có đồng hóa cùng họ.

Krishnamurti: Tại sao tôi tự đồng hóa chính tôi cùng những người đó mà đã bị giết chết và bị đuổi ra khỏi Đông Pakistan? Tôi quan sát họ ngày hôm trước trên truyền hình; việc này đang xảy ra khắp mọi nơi, không chỉ trong Pakistan, nó thảm khốc lắm. Bây giờ bạn nói bạn đồng hóa chính bạn cùng tất cả những người tị nạn đó – bạn cảm thấy như thế nào?

Người hỏi: Thông cảm.

Krishnamurti: Tiếp tục đi, hãy thâm nhập nó, hãy làm sáng tỏ nó.

Người hỏi 1: Tức giận với những người gây ra việc này.

Người hỏi 2: Tuyệt vọng vì ông không thể làm bất kỳ điều gì về nó.

Krishnamurti: Bạn tức giận những con người mà làm những việc này, mà giết chết những người trẻ tuổi và đuổi đi những người phụ nữ già nua và trẻ em. Đó là việc gì bạn làm? Bạn đồng hóa cùng điều này và phủ nhận điều kia. Cấu trúc, sự phân tích của sự đồng hóa này là gi?

Người hỏi: Nó là sự phân hai.

Krishnamurti: Hãy tiếp tục thâm nhập…

Người hỏi: Ông không cảm thấy an toàn.

Krishnamurti: Qua sự đồng hóa bạn cảm thấy rằng bạn có thể làm việc gì đó?

Người hỏi: Thậm chí bằng cách ở về một phía ông cảm thấy rằng ông có một cơ hội nào đó để làm việc gì đó.

Krishnamurti: Tôi là người không theo Thiên chúa giáo, tôi đồng hóa chính tôi cùng một nhóm người chống lại. Đồng hóa chính tôi cùng những người đó, tôi cảm thấy tôi có thể làm việc gì đó. Nhưng thâm nhập sâu thêm, nó vẫn còn là tôi đang làm việc gì đó về nó, nó vẫn còn là sự bận tâm với chính tôi. Tôi đã đồng hóa chính tôi cùng cái gì tôi nghĩ rằng tốt đẹp hơn: Ấn độ, Chủ nghĩa Cộng sản, Thiên chúa giáo và vân vân. Gia đình của tôi, Thượng đế của tôi, niềm tin của tôi, ngôi nhà của tôi, bạn đã gây tổn thương tôi – bạn theo kịp chứ? Lý do cho sự đồng hóa này là gì?

Người hỏi: Tôi tách rời chính mình khỏi phần còn lại của thế giới và trong sự đồng hóa cùng cái gì đó to tát hơn, cái gì đó trở thành đồng minh của tôi.

Krishnamurti: Vâng, nhưng tại sao bạn làm việc này? Tôi đồng hóa chính tôi cùng bạn bởi vì tôi thích bạn. Tôi không đồng hóa chính tôi cùng anh ấy bởi vì tôi không thích anh ấy. Và tôi đồng hóa chính tôi cùng gia đình của tôi, cùng quốc gia của tôi, cùng Thượng đế của tôi, cùng niềm tin của tôi. Lúc này, tại sao tôi đồng hóa cùng bất kỳ thứ gì – tôi không nói nó đúng hay sai – cái gì đằng sau sự đồng hóa này?

Người hỏi: Rối loạn phía bên trong.

Krishnamurti: Thế à?

Người hỏi: Ông bị sợ hãi.

Krishnamurti: Thâm nhập thêm nữa đi.

Người hỏi: Rối loạn bị gây ra bởi sự đồng hóa.

Krishnamurti: Thế sao? Tôi đang chất vấn bạn và bạn cũng phải chất vấn tôi nữa. Đừng chấp nhận điều gì tôi đang nói, hãy thâm nhập. Toàn qui trình của đồng hóa này, tại sao nó xảy ra? Và nếu tôi không đồng hóa chính tôi cùng bạn, hay cùng cái gì khác, tôi cảm thấy bị thất vọng. Bạn chắc chứ?

Người hỏi 1: Tôi không biết.

Người hỏi 2: Ông cảm thấy trống rỗng, không mãn nguyện.

Krishnamurti: Tiếp tục đi. Tôi cảm thấy buồn bã, thất vọng, không mãn nguyện, thiếu thốn, trống rỗng. Lúc này, tôi muốn biết tại sao tôi đồng hóa chính tôi cùng một nhóm người, cùng một cộng đồng, cùng những cảm giác, những ý tưởng, những lý tưởng, những anh hùng và tất cả mọi chuyện của nó – tại sao?

Người hỏi: Tôi nghĩ, nó là vì mục đích có sự an toàn.

Krishnamurti: Vâng, nhưng bạn có ý gì qua từ ngữ an toàn đó?

Người hỏi: Một mình, tôi bị yếu ớt.

Krishnamurti: Liệu có phải vì bạn không thể đứng một mình?

Người hỏi: Nó là bởi vì ông sợ hãi đứng một mình.

Krishnamurti: Bạn sợ hãi sống một mình, vì vậy bạn đồng hóa?

Người hỏi: Không luôn luôn.

Krishnamurti: Nhưng nó là tâm điểm, gốc rễ của nó. Tại sao tôi muốn đồng hóa chính tôi? Bởi vì sau đó tôi cảm thấy an toàn. Tôi có những kỷ niệm dễ chịu về những con người và những nơi chốn, vì vậy tôi đồng hóa chính tôi cùng những điều đó. Tôi thấy trong sự đồng hóa tôi được an toàn nhiều hơn.

Người hỏi: Tôi không biết liệu ông muốn nói về khía cạnh đặc biệt này, nhưng nếu tôi thấy việc giết chóc ở Việt nam là sai trái, và có một nhóm người biểu tình chống chiến tranh ở Washington, vậy thì tôi đi và tham gia cùng họ.

Krishnamurti: Lúc này, hãy chờ một chút. Có một nhóm người chống chiến tranh và tôi tham gia cùng họ. Tôi đồng hóa chính tôi cùng họ bởi vì trong đồng hóa cùng một nhóm người đang làm việc gì đó về nó, tôi cũng đang làm việc gì đó về nó; một mình tôi tôi không thể làm bất kỳ việc gì cả. Nhưng phụ thuộc vào một nhóm người mà biểu tình, mà viết những bài báo và nói, ‘Chiến tranh khủng khiếp quá,’ Tôi đang tham gia đầy năng động trong việc chấm dứt chiến tranh. Đó là sự đồng hóa. Chúng ta không đang tìm kiếm những kết quả của đồng hóa đó – dù việc đó tốt lành hay xấu xa. Nhưng tại sao cái trí con người lại muốn đồng hóa chính nó cùng cái gì đó?

Người hỏi: Khi nào nó là hành động và khi nào nó là sự đồng hóa?

Krishnamurti: Tôi đang đến nghi vấn đó. Trước hết, tôi muốn rõ ràng trong chính tôi và trong nói chuyện về nó tìm ra tại sao tôi phải đồng hóa. Và khi cần thiết, tôi sẽ đồng hóa. Đó là, trước hết tôi phải hiểu rõ nó có nghĩa gì khi đồng hợp tác. Vậy là, khi tôi thực sự đang đồng-hợp tác một cách sâu thẳm, lúc đó tôi sẽ biết khi nào không-đồng hợp tác. Không phải cách ngược lại. Tôi không hiểu bạn thấy điều này? Nếu tôi biết điều gì được bao hàm trong đồng hợp tác, mà là một việc lạ thường – cùng nhau vận hành, cùng nhau sống, cùng nhau làm những sự việc – khi tôi hiểu rõ điều đó, vậy thì tôi sẽ biết khi nào không đồng hợp tác.

Lúc này, tôi muốn biết tại sao tôi đồng hóa chính tôi cùng bất kỳ cái gì. Không phải rằng tôi không nên đồng hóa nếu có một cần thiết của sự đồng hóa trong hành động, nhưng trước khi tôi tìm ra làm thế nào để hành động, hay tôi có thể đồng hợp tác cùng ai, tôi muốn tìm ra tại sao có sự thôi thúc để đồng hóa này. Để có an toàn? – đó là lý do? Bởi vì bạn quá xa quốc gia của bạn, gia đình của bạn, bạn đồng hóa cùng ngôi nhà này, cùng một nhóm người, để được an toàn, để được bảo vệ. Sự đồng hóa xảy ra vì bạn cảm thấy, ‘Ở đây tôi được an toàn.’ Vậy là, lý do bạn đồng hóa bởi vì bạn không được an toàn. Đó là nó? Không an toàn có nghĩa sợ hãi, hoang mang, không biết suy nghĩ như thế nào, bị rối loạn. Thế là, bạn cần sự bảo vệ – quá tốt khi có được sự bảo vệ. Đó là lý do tại sao bạn đồng hóa?

Bước kế tiếp là gì? Trong chính tôi tôi không vững vàng, không rõ ràng, hoang mang, sợ hãi và không tổng thể, thế là tôi đồng hóa chính tôi cùng một niềm tin. Lúc này, việc gì xảy ra?

Người hỏi: Tôi phát giác rằng tôi vẫn còn không an toàn.

Krishnamurti: Không. Tôi đã đồng hóa chính tôi cùng một học thuyết nào đó. Vậy thì, việc gì xảy ra?

Người hỏi: Ông cố gắng khiến cho việc đó thành sự an toàn của ông.

Krishnamurti: Tôi đã đưa ra vô vàn lý do cho sự đồng hóa này: bởi vì nó hợp lý, nó thực tế, và mọi chuyện của nó. Lúc này, việc gì xảy ra khi tôi đã đồng hóa chính tôi cùng nó?

Người hỏi: Ông có một xung đột.

Krishnamurti: Hãy quan sát việc gì xảy ra. Tôi đã đồng hóa chính tôi cùng một học thuyết, cùng một nhóm người, hay một con người, nó là bộ phận của tôi. Tôi phải bảo vệ việc đó, đúng chứ? Vì vậy nếu nó bị đe dọa tôi bị lạc lõng, tôi quay trở lại sự không an toàn của tôi. Vì vậy, việc gì xảy ra? Tôi tức giận với người nào đó mà tấn công hay nghi ngờ nó. Tiếp theo, việc gì thực sự xảy ra?

Người hỏi: Xung đột.

Krishnamurti: Hãy quan sát: tôi đã đồng hóa chính tôi cùng một học thuyết. Tôi phải bảo vệ nó bởi vì nó là sự an toàn của tôi và tôi kháng cự bất kỳ ai mà đe dọa việc đó, trong ý nghĩa của có một học thuyết mâu thuẫn. Vì vậy, nơi nào tôi đã đồng hóa chính tôi cùng một học thuyết phải có sự kháng cự, tôi dựng lên một bức tường quanh cái gì mà tôi đồng hóa chính tôi cùng nó. Khi có một bức tường, nó phải tạo ra sự phân chia. Vậy thì có xung đột. Tôi không biết liệu bạn thấy tất cả điều này?

Lúc này, bước kế tiếp là gì? – tiếp tục đi.

Người hỏi1: Sự khác biệt giữa đồng hóa và đồng hợp tác là gì?

Người hỏi 2: Dường như phải có nhiều hiểu rõ hơn về đồng hợp tác.

Krishnamurti: Bạn biết nó có nghĩa gì khi đồng hợp tác, làm việc cùng nhau? Liệu có thể có đồng hợp tác khi có sự đồng hóa? Bạn biết từ ngữ đồng hóa có nghĩa gì? Chúng ta đã thâm nhập tỉ mỉ từng chút một về nó. Đồng hợp tác có nghĩa làm việc cùng nhau. Liệu tôi có thể làm việc cùng bạn nếu tôi đã đồng hóa chính tôi cùng một học thuyết và bạn đồng hóa cùng một học thuyết khác? Chắc chắn không.

Người hỏi: Nhưng người ta phải làm việc cùng nhau.

Krishnamurti: Đó là đồng hợp tác sao?

Người hỏi: Không.

Krishnamurti: Hãy thấy điều gì được bao hàm. Bởi vì sự đồng hóa cùng một học thuyết của chúng ta, chúng ta làm việc cùng nhau, bạn bảo vệ nó và tôi bảo vệ nó. Nó là sự an toàn của chúng ta, trong nhân danh Thượng đế, nhân danh vẻ đẹp, nhân danh bất kỳ cái gì. Chúng ta nghĩ đó là đồng hợp tác. Lúc này, việc gì xảy ra? Liệu có thể có đồng hợp tác khi có sự đồng hóa cùng một nhóm người?

Người hỏi: Không, bởi vì có sự phân chia. Tôi phát hiện chính tôi đang xung đột với những thành viên của nhóm người đó, bởi vì tôi cứ đang đồng hóa cùng họ.

Krishnamurti: Hãy quan sát việc gì xảy ra. Bạn và tôi đã đồng hóa chính chúng ta cùng học thuyết đó. Sự diễn giải của chúng ta về học thuyết đó có lẽ là…

Người hỏi: …khác biệt…

Krishnamurti: Dĩ nhiên. Nếu bạn thay đổi trong sự diễn giải của học thuyết đó bạn đang lệch hướng, thế là chúng ta đang xung đột. Vì vậy cả hai chúng ta phải đồng ý hoàn toàn về học thuyết đó. Liệu điều đó có thể xảy ra được?

Người hỏi: Chính xác đó là điều gì xảy ra với một ngôi trường. Thay vì một học thuyết, bạn đồng hóa cùng một ngôi trường và mỗi người có ý tưởng riêng của anh ấy.

Krishnamurti: Vâng, hoàn toàn đúng – tại sao?

Người hỏi: Tôi nhận biết rằng, thỉnh thoảng ở đây có xung đột giống hệt như lý do nào đó mà ông đang đưa ra khi đang nói chuyện về học thuyết. Nếu ông và tôi đồng hóa cùng ngôi trường, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang đồng hợp tác, nhưng không có tinh thần đó.

Krishnamurti: Vì vậy tôi đang hỏi, liệu có thể có đồng hợp tác khi có sự đồng hóa.

Người hỏi: Không.

Krishnamurti: Bạn biết bạn đang nói gì? (Tiếng cười.) Đó là cách mọi thứ trong thế giới này đang vận hành. Liệu đó là sự thật? – rằng nơi nào có sự đồng hóa không thể có sự đồng hợp tác. Quả là một việc tuyệt vời khi khám phá sự thật của điều này. Không phải ý kiến của bạn, hay ý kiến của tôi, nhưng sự thật, giá trị của nó. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ đồng hợp tác. Bạn thấy, không thể có đồng hợp tác khi có sự đồng hóa cùng một ý tưởng, cùng một người lãnh đạo, cùng một nhóm người và vân vân. Vậy thì, đồng hợp tác là gì mà trong đó không có sự đồng hóa?

Người hỏi:Đang hành động đáp lại chính tình huống.

Krishnamurti: Tôi không đang nói bạn không đúng, nhưng liệu chúng ta có thể làm việc cùng nhau khi bạn và tôi lại suy nghĩ khác hẳn? Khi bạn quan tâm đến chính bạn và tôi quan tâm đến chính tôi? Và một trong những lý do là, bởi vì biết rằng chúng ta không thể đồng hợp tác khi chúng ta đang suy nghĩ về chính chúng ta, chúng ta cố gắng đồng hóa chính chúng ta cùng một học thuyết, thế là hy vọng tạo ra đồng hợp tác. Nhưng nếu bạn không đồng hóa, đồng hợp tác là gì?

Ở đây chúng ta đang có mặt tại Brockwood, trong một ngôi trường. Chúng ta thấy không thể có đồng hợp tác khi có sự đồng hóa cùng ngôi trường, cùng một ý tưởng, cùng một chính sách đặc biệt của cái này hay cái kia. Và cũng vậy chúng ta thấy rằng sự đồng hóa là nguyên nhân của tất cả phân chia. Vì vậy, đồng hợp tác là gì? Làm việc cùng nhau: không phải ‘về cái gì đó’. Bạn thấy sự khác biệt? Vì vậy trước khi bạn làm việc gì đó cùng nhau, tinh thần của đồng hợp tác là gì? Cảm thấy, trạng thái bên trong của nó, cảm giác đó là gì?

Người hỏi: Hiểu rõ, hoàn toàn khoáng đạt đối với nó.

Krishnamurti: Hãy thâm nhập sâu thêm chút nữa. Chúng ta đã nói đồng hóa không là đồng hợp tác. Liệu bạn hoàn toàn chắc chắn về mấu chốt này? Và liệu bạn hoàn toàn rõ ràng rằng đồng hợp tác không thể tồn tại khi mỗi người chúng ta quan tâm đến chính anh ấy? Nhưng bạn quan tâm đến chính bạn, vì vậy bạn không có tinh thần đồng hợp tác, bạn chỉ đồng hợp tác khi nó gây hài lòng bạn. Vì vậy đồng hợp tác có nghĩa gì? Chúng ta không đang chơi trò chơi đoán chữ. Nó có nghĩa gì để đồng hợp tác khi không có ‘cái tôi’? – ngược lại bạn không thể đồng hợp tác. Tôi có lẽ cố gắng đồng hợp tác quanh một ý tưởng, nhưng luôn luôn có ‘cái tôi’ mà đang cố gắng đồng hóa chính nó cùng sự việc mà tôi đang làm. Vì vậy tôi phải tìm ra tại sao tôi đang suy nghĩ về chính tôi suốt ngày: quan sát ra sao, người nào đó tốt lành hơn tôi; tại sao người nào đó đã gây tổn thương tôi, hay người nào đó đã nói, ‘Bạn thật là một người tuyệt vời’. Lúc này, tại sao tôi đang làm tất cả việc này suốt ngày. Và cả ban đêm nữa, khi tôi ngủ việc này tiếp tục. Tôi giỏi hơn bạn, tôi biết tôi đang nói gì, nó là trải nghiệm của tôi, bạn dốt nát, tôi thông minh. Tại sao?

Người hỏi: Dường như đa phần của nó trở thành một thói quen.

Krishnamurti: Thói quen là gì?

Người hỏi: Không nhận biết.

Krishnamurti: Không. Thói quen là gì? – không phải nó được hình thành như thế nào.

Người hỏi: Sự lặp lại của một chuyển động.

Krishnamurti: Đúng. Tại sao có một lặp lại của chuyển động này? Tại sao thói quen được hình thành? Bạn sẽ thấy cái gì đó lạ thường nếu bạn thâm nhập chầm chậm. Tất cả chúng ta đều có mái tóc ngắn hay mái tóc dài – tại sao? Bởi vì những người khác làm nó.

Người hỏi: Đó là thói quen hay bắt chước?

Krishnamurti: Hãy thấy điều gì xảy ra? Trước hết bạn bắt chước những người khác, sau đó bạn nói tóc ngắn là vuông vắn.

Người hỏi: Liệu một phong tục cũng là một thói quen?

Krishnamurti: Vâng. Tôi không muốn đi quá mau lẹ vào điều này. Tất cả suy nghĩ không là thói quen, hay sao? Bạn đồng ý?

Người hỏi: Ồ, nó là việc gì đó mà ông làm đi và làm lại.

Krishnamurti: Hãy tiếp tục, hãy thấy điều gì bạn có thể khám phá cho chính bạn khi chúng ta thâm nhập vào toàn nghi vấn của thói quen này.

Người hỏi: Thật ra, nó là một tình huống cùng một phản ứng cũ kỹ, đúng chứ?

Krishnamurti: Một tình huống mới mẻ chúng ta gặp gỡ bằng một phản ứng cũ lỹ. Sự đồng hóa không là một thói quen hay sao?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Bởi vì bạn không an toàn. Vì vậy bạn biết bản chất của bộ máy này mà tạo ra thói quen? Bạn không nhận biết rằng bạn luôn luôn đang vận hành bởi thói quen, hay sao? Thức dậy lúc sáu giờ mỗi ngày; tin tưởng ‘tất cả điều này’; hút thuốc, không hút thuốc, uống thuốc men – bạn theo kịp chứ? Mọi thứ đều thâu gọn thành thói quen – nó có lẽ của một tuần, mười ngày, hay năm mươi năm, nhưng thói quen được hình thành. Tại sao cái trí lại rơi vào khe rãnh này? Bạn đã không hỏi chính bạn tại sao bạn có một thói quen? – thói quen chỉ là truyền thống. Bạn đã nhìn ngắm cái trí của bạn đang vận hành trong thói quen?

Người hỏi 1: Nó dễ dàng hơn.

Người hỏi 2: Thật ra, phải mất nhiều năng lượng để sống mà không có thói quen.

Krishnamurti: Tôi đang đến điều đó. Đừng tiến nhanh quá, hãy chuyển động từng bước một. Tôi đang hỏi chính mình: tại sao cái trí luôn luôn sống trong thói quen? Tôi đã suy nghĩ điều đó ngày hôm qua, tôi vẫn còn suy nghĩ điều đó ngày hôm nay và tôi sẽ suy nghĩ cùng sự việc về nó ngày mai – có lẽ bằng những bổ sung chút ít. Lúc này, tại sao cái trí làm việc này?

Người hỏi: Người ta bị mê muội.

Krishnamurti:Chúng ta đã nói rằng sự lười biếng là bộ phận của nó. Còn gì nữa? Nó cảm thấy dễ dàng hơn cùng những thói quen.

Người hỏi: Người ta sợ hãi cái không biết được.

Krishnamurti: Tôi muốn thâm nhập sâu thêm một chút về điều đó.

Người hỏi: Cái trí sợ rằng nếu nó không duy trì sự suy nghĩ trong cùng cách, chính nó sẽ bị đe dọa.

Krishnamurti: Mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Nó thấy một loại nào đó của sự trật tự trong thói quen.

Krishnamurti: Thói quen là trật tự à?

Người hỏi: Ông có thể thiết lập một cấu trúc nào đó cùng thói quen, nhưng việc đó không nhất thiết là trật tự.

Krishnamurti: Mà có nghĩa rằng cái trí vận hành trong thói quen vì những lý do khác nhau, giống như một cái máy. Nó dễ dàng hơn, nó lẩn tránh sự cô độc, sợ hãi về cái không biết được, và nó hàm ý một trật tự nào đó khi nói, ‘Tôi sẽ tuân theo điều đó và không còn gì khác.’ Lúc này, tại sao cái trí vận hành trong một khe rãnh, mà là thói quen?

Người hỏi: Bản chất của nó là như thế.

Krishnamurti: Nhưng nếu bạn nói như thế đó, vậy thì bạn không còn thâm nhập. Chúng ta biết lý do tại sao cái trí vận hành trong thói quen. Bạn thực sự nhận biết nó? Những người có tinh thần cao hơn có một thói quen hoàn toàn khác hẳn những người khác. Một người loạn thần kinh có những thói quen nào đó. Chúng ta chỉ trích thói quen đó nhưng lại chấp nhận những thói quen khác. Vì vậy, tại sao cái trí làm điều này? Tôi muốn thâm nhập vào nó sâu thẳm hơn, tôi muốn thấy tại sao nó làm việc này và liệu cái trí có thể sống mà không có thói quen.

Người hỏi: Bởi vì nó cảm thấy nó là cá nhân.

Krishnamurti: Chúng ta đã nói rằng: cá nhân, cái ngã, ‘cái tôi’ mà nói, ‘Tôi bị sợ hãi, tôi muốn trật tự’, lười biếng, tất cả việc đó là ‘cái tôi’ – những mặt khác nhau của ‘cái tôi’. Liệu cái trí có thể sống mà không có thói quen? – ngoại trừ những thói quen thuộc sinh lý, sự vận hành đều đặn của thân thể mà có hệ thống máy móc riêng của nó, thông minh riêng của nó, bộ máy riêng của nó. Nhưng tại sao cái trí chấp nhận thói quen mau lẹ như thế? Câu hỏi, ‘Liệu nó có thể sống mà không có thói quen?’ là một nghi vấn lạ thường. Khi nói rằng có Thượng đế, có một Đấng cứu thế, là một thói quen. Và khi nói rằng không có Đấng cứu thế nhưng chỉ có Chính thể, đó là một thói quen khác. Vì vậy cái trí sống trong thói quen. Liệu nó cảm thấy an toàn hơn trong thói quen?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Hãy theo chầm chậm. Mà có nghĩa gì? Bởi vì đang vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết, nó cảm thấy an toàn. Cái đã được biết là thói quen – đúng chứ?

Người hỏi: Thậm chí như thế, chúng ta vẫn còn nói chúng ta không cảm thấy an toàn.

Krishnamurti: Bởi vì cái đã được biết có lẽ thay đổi hay có lẽ được giảm bớt hay được thêm vào. Nhưng cái trí luôn luôn đang vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết bởi vì ở đó nó cảm thấy được an toàn. Vì vậy, cái đã được biết là thói quen, cái đã được biết là hiểu biết – đó là, hiểu biết của khoa học, của công nghệ, và hiểu biết của những trải nghiệm riêng của tôi. Và trong đó có thói quen máy móc – dĩ nhiên. Lúc này, tôi đang hỏi: liệu cái trí có thể chuyển động từ cái đã được biết – không phải vào cái không biết được, tôi không biết điều đó có nghĩa gì – nhưng được tự do và chuyển động khỏi những biên giới của cái đã được biết?

Nếu tôi biết mọi thứ về động cơ cháy bên trong, tôi có thể tiếp tục thí nghiệm trong cùng phương hướng, nhưng có một giới hạn. Tôi phải tìm ra cái gì đó mới mẻ, phải có một cách khác để sáng tạo năng lượng.

Người hỏi: Cái trí sẽ nói điều đó, nếu nó muốn sự an toàn của cái đã được biết?

Krishnamurti: Lúc này, tôi không muốn nói về sự an toàn.

Người hỏi: Liệu ông đang nói rằng, phải không có một liên tục? Trong công nghệ, với mục đích để cho cái gì đó mới mẻ xảy ra, phải có một đứt đoạn trong sự liên tục.

Krishnamurti: Điều đó đúng. Đó là việc gì xảy ra. Nếu con người không thể sáng chế máy bay phản lực, anh ấy chắc đã phải nhìn vấn đề một cách khác hẳn. Bạn đang theo kịp tất cả điều này? Cái trí của tôi luôn luôn làm việc trong lãnh vực của cái đã được biết, được bổ sung, mà là thói quen. Trong sự liên hệ với những con người, trong sự suy nghĩ – mà là phản ứng của ký ức và luôn luôn trong lãnh vực của cái đã được biết – tôi đang đồng hóa chính tôi cùng cái không biết được qua cái đã được biết. Vì vậy tôi đang hỏi: cái trí phải vận hành cùng cái đã được biết, bởi vì ngược lại người ta không thể nói, nhưng liệu nó cũng có thể vận hành mà không có bất kỳ thói quen nào?

Người hỏi: Liệu cái trí đặt ra nghi vấn đó bởi vì hành động từ thói quen là không thành công?

Krishnamurti: Tôi không đang suy nghĩ về sự thành công.

Người hỏi: Nhưng cái gì sẽ khiến cho cái trí hỏi điều này?

Krishnamurti: Cái trí của tôi nói, ‘Từng này không đủ, tôi muốn nhiều thêm nữa.’ Nó muốn tìm được nhiều thêm nữa, nó không thể tìm được nhiều thêm nữa bên trong lãnh vực của cái đã được biết, nó chỉ có thể mở rộng lãnh vực đó.

Người hỏi: Nhưng nó phải nhận ra sự giới hạn.

Krishnamurti: Tôi nhận ra nó, và tôi nói với chính mình: Tôi có thể vận hành bên trong lãnh vực của cái đã được biết, tôi có thể luôn luôn mở rộng nó hay thâu gọn nó, theo chiều ngang, chiều dọc, trong bất kỳ cách nào, nhưng nó luôn luôn ở trong lãnh vực của cái đã được biết. Cái trí của tôi nói: Tôi hiểu rõ điều đó rất rõ ràng. Và thế là, bởi vì tò mò, nó nói: liệu cái trí có thể sống, liệu nó có thể vận hành, mà không có thói quen?

Người hỏi:Đó là một câu hỏi khác hẳn.

Krishnamurti: Lúc này, tôi đang nói thuộc tâm lý, phía bên trong. Rõ ràng tất cả sống, tất cả hoạt động tinh thần trong cái tinh thần, là một tiếp tục của thói quen.

Người hỏi:Liệu thực sự có một thúc đẩy hay cái gì đó…

Krishnamurti: Tôi đang tạo ra một thúc đẩy. Chính cái trí đang tạo ra sự thúc đẩy để tìm ra – không phải bởi vì nó muốn tìm ra cái gì đó.

Người hỏi: Đây là một vấn đề rất tế nhị. Dường như đây là chìa khóa để đến khó khăn nào đó. Tại sao – nếu tôi được phép đặt ra câu hỏi – liệu cái trí nói: tôi thấy sự cần thiết để sống mà không có thói quen thuộc tâm lý?

Krishnamurti: Tôi không thấy sự cần thiết, tôi không đưa ra bất kỳ điều gì. Tôi chỉ đang nói rằng tôi đã thấy cái trí đang vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết – đang thâu gọn, đang lan rộng ngang hay dọc, hay giảm bớt nó đến không có gì cả, nhưng luôn luôn bên trong lãnh vực đó. Và cái trí của tôi hỏi, liệu có một cách sống – tôi không biết, tôi thậm chí không nghĩ ra nó – mà trong đó không có thói quen gì cả?

Thế là chúng ta trở lại: bạn biết suốt ngày bạn đang suy nghĩ gì? Bạn nói, vâng, tôi đang suy nghĩ về chính tôi, một cách mơ hồ hay cụ thể, hay tinh tế, hay trong một cách nào đó trong sáng hơn, nhưng luôn luôn quanh chuyện đó. Liệu có thể có tình yêu khi cái trí luôn luôn bận tâm với chính nó? Bạn nói, ‘Không’. Tại sao?

Người hỏi: Bởi vì nếu ông đang suy nghĩ về cái tôi của ông, ông không thể…

Krishnamurti: Vì vậy, bạn không bao giờ có thể nói, ‘Tôi thương yêu bạn’, cho đến khi bạn không còn suy nghĩ về chính bạn. Khi một con người cảm thấy tham vọng, ganh đua, bắt chước, mà là bộ phận của sự suy nghĩ về chính người ta, liệu có thể có tình yêu? Vì vậy chúng ta phải tìm ra một cách sống mà trong đó thói quen không hiện diện. Nhưng thói quen có thể được sử dụng, cái đã được biết có thể được sử dụng – tôi sẽ không gọi nó là thói quen – trong một cách khác, phụ thuộc vào những tình huống, hoàn cảnh và vân vân. Vì vậy liệu tình yêu là thói quen? Vui thú là thói quen, đúng chứ? – tình yêu là vui thú?

Người hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ tình yêu, thưa ông?

Krishnamurti: Tôi không biết. Tôi sẽ giải thích cho bạn nó không là gì, khi nó không còn trong bạn, cái còn lại hiện diện. Hãy lắng nghe điều này: nơi nào cái đã được biết hiện diện, tình yêu không hiện diện.

Người hỏi: Vì vậy trước hết người ta phải tìm ra thói quen là gì, và sau đó về không-thói quen.

Krishnamurti: Chúng ta đã tìm được nó, chúng ta đã nói rằng: thói quen là sự tiếp tục của hành động trong lãnh vực của cái đã được biết. Cái đã được biết là ngày mai. Ngày mai là chủ nhật và tôi sẽ lái xe đi chơi – tôi biết việc đó, tôi đã sắp xếp nó. Liệu tôi có thể nói, ‘Ngày mai tôi sẽ thương yêu’?

Người hỏi 1: Không.

Người hỏi 2: Không.

Krishnamurti: Bạn có ý gì? ‘Tôi sẽ thương yêu bạn vào ngày mai?’

Người hỏi:Chúng ta hứa hẹn điều đó.

Krishnamurti: Trong một nhà thờ, bạn có ý? Điều đó có nghĩa tình yêu ở trong lãnh vực của cái đã được biết và vì vậy trong thời gian.

Người hỏi: Nhưng nếu ông thương yêu một lần, liệu ông có thể đột ngột không còn thương yêu?

Krishnamurti: Tôi đã thương yêu bạn lúc trước, bây giờ tôi chán bạn!

Người hỏi: Nếu ông thương yêu người nào đó ngày hôm nay ông có thể thương yêu anh ấy ngày mai.

Krishnamurti: Làm thế nào bạn biết được? Tôi thương yêu bạn ngày hôm nay, nhưng bạn muốn chắc chắn rằng tôi sẽ thương yêu bạn ngày mai, vì vậy tôi nói, ‘Tôi sẽ thương yêu bạn, em yêu, ngày mai.’

Người hỏi: Đó là cái gì khác nữa.

Krishnamurti: Tôi đang hỏi: liệu tình yêu có một ngày mai? Thói quen là một ngày mai bởi vì nó tiếp tục. Liệu tình yêu có một tiếp tục? Tình yêu là sự đồng hóa? – Tôi thương yêu người vợ của tôi, đứa con của tôi, Thượng đế của tôi? Vì vậy bạn phải thực sự hiểu rõ – không chỉ bằng từ ngữ – toàn qui trình, cấu trúc và bản chất của cái đã được biết, toàn lãnh vực của nó phía bên trong, làm thế nào bạn luôn luôn vận hành trong lãnh vực đó, đang suy nghĩ từ lãnh vực đó. Ngày mai bạn có thể nắm bắt bởi vì nó được chiếu rọi từ cái đã được biết. Muốn thực sự hiểu rõ điều này bạn phải hiểu rõ tất cả mọi vấn đề mà chúng ta đã nói; bạn phải biết bạn suy nghĩ điều gì và tại sao, và bạn phải quan sát nó.

Người hỏi: Ông có thể biết ông suy nghĩ điều gì nhưng ông không luôn luôn biết tại sao ông suy nghĩ về nó.

Krishnamurti: Ồ vâng, điều đó khá đơn giản. Tôi muốn biết tại sao tôi suy nghĩ, tại sao sự suy nghĩ chen vào. Ngày hôm qua tôi đã đến người thợ may và tôi bỏ quên cái đồng hồ của tôi ở đó. Đêm qua tôi tìm nó và tôi nghĩ về nó và nói, ‘Thật là cẩu thả, thật là vô ý khi tôi để quên nó ở đó, tạo ra rắc rối’ – tất cả việc đó lướt qua cái trí của tôi.

Người hỏi: Khi ông nói nó là sự vô ý của ông, ông đang đồng hóa chính ông.

Krishnamurti: Không, tôi đã quên cái đồng hồ. Mà có lẽ họ phải mất thời gian để lưu ý nó, người nào đó có lẽ nhặt được nó, họ sẽ có trách nhiệm. Và tôi suy nghĩ về nó, và tôi biết tại sao toàn động lượng này của sự suy nghĩ đã nảy sinh từ việc tôi đã nhìn ngắm toàn dòng chảy của sự suy nghĩ; bạn có thể biết cả khởi đầu lẫn kết thúc của sự suy nghĩ – bạn trông có vẻ bí mật quá! – tôi đã suy nghĩ về nó và tôi có thể kết thúc nó. Tôi bỏ quên cái đồng hồ ở đó và tôi nghĩ nó có lẽ bị mất; tôi đã có nó trong một thời gian dài, tôi đã giữ gìn nó, tôi sẽ cho nó đi, nhưng không mất nó. Và nó bị mất ! – chấm dứt. Tôi đã không suy nghĩ thêm nữa về nó. Lúc này, nhìn ngắm mọi suy nghĩ, nhận biết nó! Bất kỳ sự suy nghĩ nào đều quan trọng nếu bạn thâm nhập nó; tôi có thể thấy khởi nguồn của nó và kết thúc của nó – không phải tiếp tục và tiếp tục.

Người hỏi: Và ông nói, thưa ông, nếu ông thấy tại sao sự suy nghĩ đó đã bắt đầu ông sẽ có thể thấy sự kết thúc của nó?

Krishnamurti: Không, hãy quan sát. Liệu có một suy nghĩ cá thể tách rời khỏi một suy nghĩ khác? Liệu tất cả những suy nghĩ đều tách rời hay liệu chúng có liên quan lẫn nhau? Bạn nói gì đây?

Người hỏi: Chúng có liên quan lẫn nhau.

Krishnamurti: Bạn chắc chứ?

Người hỏi: Tất cả chúng đều đến từ lẫn nhau.

Krishnamurti: Nếu tôi hiểu rõ sự liên quan lẫn nhau của chúng, hay nếu có một hiểu rõ của nền quá khứ mà từ đó tất cả những suy nghĩ đều khởi nguồn.

Người hỏi: Đó là điểm khó khăn.

Krishnamurti: Nhìn ngắm không có bất kỳ ham muốn nào của tìm được một đáp án mà có nghĩa cảnh giác vô tận – không hấp tấp – nhưng nhìn ngắm cẩn thận, vậy là mọi thứ lộ diện. Nếu bạn và tôi cãi nhau, tôi không muốn mang nó trong cái trí của tôi, trong sự suy nghĩ, tôi muốn kết thúc nó. Tôi sẽ đến với bạn và nói, ‘Xin lỗi, tôi không có ý điều đó’ – và nó kết thúc. Nhưng liệu tôi làm việc đó? Sáng nay, bạn đã học hành nhiều? Không phải ‘đã học hành’ nhưng ‘đang học hành’: Nó có nghĩa học hành là gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 8279)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 11810)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29875)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12359)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20021)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8499)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 10945)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 13873)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 22136)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 20789)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]