Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc mộng & thực ?

11/02/201409:11(Xem: 10927)
Hạnh phúc mộng & thực ?

0015_red_roses


HẠNH PHÚC: MỘNG VÀ THỰC ?


Thiện Ý

Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không? Hay hạnh phúc chỉ là những định nghĩa không tưởng của các ông, các ngài tôn giáo hay tâm linh học gì đó rao giảng để “kiếm thêm đệ tử”? Nói thật, tôi cũng không biết trả lời sao! Tôi chỉ biết rằng hạnh phúc thực có, chớ không phải định nghĩa viễn vông như bạn nghĩ. Nhưng cái chính yếu là - tôi xin hỏi bạn - đã từng kinh qua hạnh phúc thật sự chưa? Nếu có thì bạn cảm giác thế nào? Và bạn đã cảm nhận nó khi nào? Nếu chưa thì… mình tiếp tục vậy.

Hnh phúc: đnh nghĩa thc s?

Nếu muốn tìm kiếm một định nghĩa thực sự cho hạnh phúc là gì thì không khó, vì đã có vô số những giải nghĩa thế nào là hạnh phúc bằng đủ mọi ngôn ngữ trên thế giới rồi! Cái chính là bạn đã có cảm nhận nó chưa? Bạn đã thực sự “thấy” mình thụ hưởng hạnh phúc!?! Tôi nghe có người nói rằng: “Không có một con đường nào đưa đến hạnh phúc cả, vì hạnh phúc đích thực chính làcách biết sng” (There is no way to happiness because happiness is the way).Bạn có cảm thấy câu nói này hơi khó hiểu không? Xin tạm giải thích là, chúng ta chỉ cảm nhận được hạnh phúc thực sự khi bạn “biết sống” ngay trong lúc nó có mặt. Tất cả những ước mơ, xếp đặt, mong đợi để đạt được hạnh phúc thực sự chỉ là những ước mơ, mong đợi mà thôi. 

Hạnh phúc đến rồi đi, lâu bền hay mỏng manh, đều tùy vào cách biết sngvới nó của bạn. Giống như khi còn bé, ta mơ ước được món đồ chơi mà mình thích nhất. Rồi, nhân một buổi lễ lạc gì đó chúng ta nhận được món quà mình khao khát. Vậy, hạnh phúc thật sự là khi nào: trước khi nhận quà, hay sau khi đó? Có người cho rằng: trước khi nhận quà, đó là “hạnh phúc trong mộng” và sau khi nhận quà, đó mới chính là “hạnh phúc thật sự.” Dù bạn cho nó là gì đi nữa, việc bạn có đón nhận và tỉnh thức khi hạnh phúc đến, đó mới chính là điều quan trọng. Có một bài thơ diễn tả cái trạng thái hạnh phúc mà nhiều lúc chúng ta không “tỉnh giác” để đón nhận như sau:

Nguyên văn (dịch âm):

Võ tiền chỉ kiến hoa gian điệp
Võ hậu toàn vô điệp để hoa
Hoa điệp phân phân quá tường khứ
Bất tri xuân sắc lạc thi gia!

Dịch nghĩa:

Trưc mưa chthy hoa cùng bưm
Mưa ri chng thy bưm vi hoa
Hoa rng bưm bay qua khi vách
Vy ai đã hưng thú xuân này!

Ai là ngưi hnh phúc?

Nếu chỉ vì muốn che giấu những bất như ý trước mặt mọi người mà bạn phải “giả vờ” là mình hạnh phúc vô ngần, thì tôi xin bạn hãy xem kỹ lại mình đang sống cho ai?! Cho chính mình hay cho người khác? Chính bạn là người đang định nghĩa thế nào là sống hạnh phúc, và từ định nghĩa này bạn đi tìm một mẫu người bạn cho là đang sống hạnh phúc để làm theo. Bạn so sánh đời sống của mình với những người bạn “cho là” có hạnh phúc. Tuy nhiên, điều hơi kỳ lạ là đa số chúng ta cùng có một khái niệm về mẫu người “có hạnh phúc” khá giống nhau.

Chẳng hạn, họ là người dư ăn, dư để (well to do), và có công ăn, việc làm ổn định. Họ không phải lo nghĩ nhiều về vật chất, và có một gia đình vợ chồng rất đầm ấm, thương yêu, con cái rất ngoan hiền, dễ thương. Họ thành công trên mọi lãnh vực, từ công chuyện làm ăn đến gia đình con cái. Thế, nếu bạn nhìn quanh mình đã có bao người đạt được mẫu đời sống lý tưởng như trên? Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ khi nào mình sẽ thành tựu được như vậy? Hay bạn cho rằng phải đến khi mình kiếm “đủ tiền” hay “đủ giàu” thì mình sẽ sống có hạnh phúc? 

Nếu giá trị của hạnh phúc được định nghĩa bằng sự thành công về mặt vật chất, vậy chắc chắn, những nhà tỷ phú, triệu phú, tất nhiên, là hạnh phúc hơn chúng ta nhiều!? Nhưng tại sao trong những cuộc phỏng vấn hai nhà tỷ phú Bill Gate và Warren Buffett gần đây, họ đều đề cao tính bố thí và làm từ thiện. Họ cũng nhấn mạnh về việc thiện nguyện, chứ không phải bố thí vật chất, khiến mang lại niềm hạnh phúc lâu bền hơn cho họ. Đương nhiên tài chánh sẽ giúp khai thông một số vấn đề, nhưng chúng không đóng vai trò chủ chốt trong sự mang lại hạnh phúc, an lạc. Họ cho biết hạnh phúc rất dễ lây lan (contagious). Khi nhìn thấy người khác an lạc, chúng ta cũng cảm thấy an lạc và hạnh phúc theo. Đặc biệt trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, có biết bao nhiêu những nhà triệu, tỷ phú giàu sang như các tài tử điện ảnh, phú gia, đại gia v.v.. sống trong hoảng sợ, lo âu. Lo sợ vì không biết làm sao để giữ gìn tài sản của mình cho trọn vẹn và không biết việc làm ăn của mình có thành tựu hay không!? 

Đức Đạt lai Lạt-ma trong một lần thăm viếng một số đệ tử vốn là tài tử Holywood và các nhà tài chánh hàng đầu tại Mỹ. Ngài được mời về nghỉ ngơi tại một biệt thự sang trọng trong vùng Malibu, California. Việc phát hiện trong buồng tắm của họ đầy những thuốc ngủ và trợ tim đã khiến Ngài thấu hiểu tại sao họ lại chuyên cần tu tập tâm linh như vậy, dù sống trong những tiện nghi vật chất sang trọng và dư thừa. Đây là lời của Hoà Thượng Thánh Nghiêm khi có người hỏi Ngài về hạnh phúc: “Như tôi bây giờ là một Hòa thượng, làm một ngày Hòa thượng thì phải gõ chuông một ngày, trách nhiệm của tôi là gì, chức vụ của tôi là gì, công việc của tôi là gì, nơi tôi ở thế nào, ở thời điểm nào hiện tại đều không thể tách khỏi những điều này. 

Tôi phải nắm vững cuộc sống hiện tại của mình, phải chịu trách nhiệm và làm tốt nghĩa vụ của mình, cũng chính là nắm vững hiện tại từ lập trường của mình. Nếu như thế, tôi vô cùng tích cực, không hư không cũng không thất vọng. Người ta sở dĩ cảm thấy thất vọng là vì mơ mộng về tương lai, kết quả tương lai với những gì mơ tưởng đều không giống nhau, cho nên thất vọng. Sống trong hiện tại chính là thực hiện ước mơ tương lai. Sống trong hiện tại là vui vẻ nhất, nếu bỏ qua hiện tại, luôn nghĩ về quá khứ và mơ về tương lai, vậy hiện tại là hư không, đó là một việc hết sức bi ai.” 

Hnh phúc hay khổ đau?

Trong “Kinh nói cho Kandaraka” (Trung Bộ 51), Phật bàn đến bốn hạng người được tìm thấy trên đời: hạng người tự hành khổ, hạng người hành khổ người, hạng vừa tự hành khổ vừa hành khổ người, hạng không tự hành khổ, không hành khổ người mà lại sống một đời thực thánh thiện. Thế Tôn giới thiệu tổng quát về nếp sống "Không làm khổ mình, không làm khổ người", hay nói khác đi, giới thiệu nếp sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và cho người. Đa số chúng ta thuộc về ba hạng người bên trên. Việc tự mình hành khổ dường như là một nghiệp dĩ do tập khí, thói quen sinh ra. Có một câu chuyện kể về một vị sư người Úc. Trong những bước đầu lập chùa, vì tài chánh rất eo hẹp nên mọi việc đều do các sư trong chùa đảm trách. Vị sư này lảnh nhiệm vụ xây một bức tường. Sau khi xây xong, nói chung cách sắp gạch và cấu trúc bức tường tương đối khá vì do “một tay ngang” xây lên. Vị sư này và các sư khác khá hài lòng với kết quả. 

Thế nhưng, một vài vị Phật tử bỗng phát hiện có 2 cục gạch bị sếp lệch. Việc phát hiện này rồi cũng đến tai vị sư chịu trách nhiệm. Nghe tin, sư vội vàng đến xem bức tường và công nhận là có 2 viên gạch bị lệch. Từ đó mỗi ngày sư ra sân ngắm nhìn bức tường và vô cùng khó chịu với 2 cục gạch lệch đó. Cuối cùng, không thể chịu nổi sư quyết định phá bỏ bức tường và xây lại cho tốt hơn. Nhưng vì phải tốn tiền để mua sắm thêm vật liệu, vị sư bắt buộc phải báo cho sư trụ trì biết. Sau khi xem xong, vị sư trụ trì nói rằng Ngài chẳng thấy có lý do gì phải phá bức tường đi. Vị sư phụ trách bèn chỉ ra cho sư trụ trì thấy 2 cục gạch lệch kia. Nghe xong, vị trụ trì nói rằng, “tại sao lại đi chú ý đến 2 cục gạch lệch mà muốn phá cả bức tường đi, trong khi hàng trăm viên gạch khác được sắp xếp thật cân bằng, đẹp mắt!” Người tự hành khổ thường là vậy, chỉ chú ý đến những lỗi lầm nhỏ mà quên đi những thành công lớn khác! 

Như Đức Phật đã dạy: “Tâm rất khó nhận biết; nó rất mỏng manh và vi tế; nó đến và đi tùy ý. Người khôn cần kiềm giữ tâm mình, vì biết gìn giữ tâm sẽ mang đến cho ta hạnh phúc.” Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn bị tác động của ngoại cảnh (external stimulus) chi phối; do vậy, chúng ta “đánh mất mối liên lạc” với cái “tánh biết” của mình. Việc luyện tập thở và mỉm cười là cách đưa tâm về nhà hay nói theo kiểu nhà thiền là “đưa trâu vào chuồng” khiến chúng ta thấy được sự biến hóa của tâm. Những biến hóa này có ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ, thái độ, và hành xử của bạn đối với hoàn cảnh trước mắt. 

Chẳng hạn, với tâm lý lo sợ và thái độ bi quan về tình hình kinh tế bấp bênh như hiện nay, chúng ta đã và đang chứng kiến, những cách hành xử, đôi khi, “vô lý và thiếu chánh niệm” từ phía những người (hay có khi là chính bạn!) đã được học và thấu hiểu Phật pháp, dẫu rằng trên môi lúc nào cũng thốt ra hai chữ VÔ THƯỜNG! Những hành giả đã “hành trì” Phật pháp luôn hiểu rằng: Đây chính là lúc chúng ta đang được “thử thách” xem “nội lực” của mình có “đủ mạnh” để đối phó với những “ngoại ma” đang dồn dập tấn công chúng ta. Nếu nao núng và lo sợ, rõ ràng chúng ta đang thua cuộc! Vậy, hãy tỉnh thức quay về “nhận diện” và “chấp nhận” mình đang thất bại và bắt đầu một “chiến thuật” mới! Thay vì, tiếp tục chống chế hay chối bỏ khiến mình càng lúc càng lún sâu vào khổ đau, phiền não.

Theo lời Phật dạy hạnh phúc có từ sự an tịnh trong nội tâm. Đó là khi lòng chúng ta “mở ra” và sống trong cái phút, giây hạnh phúc đang có mặt (hiện tại lạc trú). Vậy, yếu tố chánh nimlà đầu mối, giúp bạn quán sát tâm mình, có mặt hay không để “thưởng thức” phút giây an lạc đó. Tâm ta luôn có những con “vi- rút” (virus) uế nhiễm hoành hành, quấy phá. Đây là lời của một bé gái học lớp Ba, sau khi học xong một khóa thiền trong trường, mô tả kinh nghiệm của bé như sau: “Con muốn ra đường chơi nhưng mẹ không cho. Con giận mẹ, giận ghê lắm! Con bèn chú ý cơn giận của con, và bắt đầu theo dõi hơi thở. Con chỉ cảm nhận hơi thở của mình. Rồi, con đi vô phòng và tiếp tục vừa theo dõi hơi thở, vừa để ý đến cơn giận. Có cái gì đó khó chịu trong bụng. Con lặp đi lặp lại sự chú tâm từ hơi thở đến cơn giận. 

Sau đó, con đi gặp mẹ. Con nói chuyện với mẹ rất bình tĩnh và dịu dàng về cơn giận của con. Buổi nói chuyện thật tốt đẹp, và con đạt được một thỏa thuận với mẹ.” Nếu “thấy” được chúng thì cho dù có những biến động, phiền não vây quanh, tâm ta vẫn giữ được an tịnh, nhận thức được những “khuấy động” đó chỉ là tạm thời, vì các hiện tượng “buồn, vui” rồi cũng sẽ qua đi (this too shall pass!). Đó là lúc chúng ta sống trong hạnh phúc thật sự vì mình đã thoát được cảnh khổ: “buồn, vui bất chợt” của vô thường.

Không có con đường nào đưa đến hạnh phúc vì khi đến cuối “con đường đó”, những hạnh phúc mình thêu dệt, xây đắp chỉ còn lại là “những quá khứ” mà thôi; tuy nhiên, lộ trình kinh qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc là có thật! Vậy, khi chúng ta thật sự “sống” hay “có mặt” trong những quá trình này, chẳng phải là lúc chúng ta đang sống trong hạnh phúc đó sao??? Để kết thúc bài viết, xin các bạn cùng tôi suy ngẫm về hạnh phúc mộng và thực qua bài thơ Lô sơn của Đỗ Phủ(?).

Dịch Âm:
Lô sơn yên ta Triết giang triu
V
đáo bình sinh hn bt tiêu
Đáo đ
c hoàn lai vô bit v
Lô s
ơn yên ta Triết giang triu.

Bản dịch tiếng Việt của Thầy Mật Thể:

Mù ta Lô Sơn sóng Triết Giang
Khi ch
ưa đến đó hn muôn vàn
Đ
ến ri vli không gì l
Mù to
Lô Sơn sóng Triết Giang.

Thiện Ý - San Jose, California

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 8267)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 11770)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29793)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12337)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 19987)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8495)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 13868)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 22108)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 20763)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
30/01/2014(Xem: 16811)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]