Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Ngày 27 tháng 9 năm 1970

11/08/201100:15(Xem: 3156)
Chương 9: Ngày 27 tháng 9 năm 1970

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1 – Chương 9

NÓICHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

Ngày 27 tháng 9 năm 1970

N

gười hỏi: Liệu chúng ta có thể bàn luận về phản ứng và làm thế nào khoảnh khắc chúng ta đang phản ứng chúng ta không thấy rằng chúng ta đang phản ứng, chỉ sau đó?

Krishnamurti: Tất cả các bạn đều muốn bàn luận điều đó? Tôi nghĩ chúng ta có thể thêm vào rằng liệu chúng ta có thể bàn luận cái gì đó bằng tầm nhìn rộng rãi hơn. Tất cả chúng ta đều muốn thành tựu, đúng chứ?

Người hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ thành tựu?

Krishnamurti: Bạn không cảm thấy rằng bạn thích diễn tả chính bạn theo những cách khác nhau? – hoặc viết một bài thơ, hoặc mặc một loại áo đặc biệt nào đó, hoặc bạn muốn trở thành cái gì đó trong sống.

Người hỏi: Thực ra, khi ông nói về nó, ông thấy rõ bản chất của vấn đề, nhưng nó còn sâu thẳm hơn điều đó.

Krishnamurti: Chúng ta sẽ thâm nhập vào nó sâu thẳm hơn. Một người phụ nữ cảm thấy cô ấy không thành tựu khi cô ấy không có một em bé. Một người đàn ông cảm thấy thất vọng nếu anh ấy không làm việc, nếu anh ấy không làm việc gì đó trong sống. Nếu bạn muốn trở thành cái gì đó và không thể thành tựu, bạn cảm thấy bị thất vọng, đúng chứ? – bạn cảm thấy bị ngăn cản. Nó là cái gì mà muốn thành tựu? Cái gì đằng sau sự ham muốn thành tựu đó? Ai đang thành tựu?

Người hỏi: Nó có thể là một ý tưởng, ví dụ như thế.

Krishnamurti: Tôi không biết, chúng ta hãy tìm ra. Nếu bạn nói, ‘Đây là cách ăn mặc của tôi, đây là cách hành động của tôi, tôi muốn diễn tả chính tôi’, cái sự việc này mà muốn diễn tả chính nó là gì? Khi tôi nói ‘chính tôi’, đó là gì?

Người hỏi: Đó không là một hình ảnh về chính người ta hay sao?

Krishnamurti: Tôi không biết bạn có ý gì qua câu nói đó – hãy tìm ra. Bạn không cảm thấy điều này hay sao? Hay tôi đang nói về cái gì đó không liên quan? Bạn nói gì đây?

Người hỏi:Tại khoảnh khắc đó tôi không có một cách đặc biệt của đang nói, ‘Đây là cách làm bất kỳ việc gì của tôi.’

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘của tôi’? Bạn có ý gì qua câu nói, ‘Nó là diễn tả cá nhân của tôi’? Cái sự việc đằng sau nó là gì, ‘cái tôi’, ‘cái ngã’ mà nói, ‘Tôi phải diễn tả chính tôi, tôi phải thành tựu’?

Người hỏi 1: Cái ngã của ông?

Người hỏi 2: Nó có thể là một phản ứng đối với đang cảm thấy sự không an toàn.

Krishnamurti: Vâng.

Người hỏi 1:Và đó là lý do tại sao nó nảy ra, cảm thấy đó, ‘Đó là cách của tôi.’

Người hỏi 2: Liệu đó là một câu hỏi không phải về cách ‘của tôi’ hay cách ‘của ông’, nhưng về tìm ra liệu có một phương cách mà không bị ảnh hưởng bởi ‘ông’ hay bởi ‘tôi’?

Krishnamurti: Mà chỉ có thể xảy ra nếu tôi hiểu rõ ‘cái tôi’ này là gì mà mà luôn luôn tự chiếu rọi chính nó, đang xô đẩy chính nó hướng về phía trước. Đó là gì? ‘Quan điểm của tôi, nhận xét của tôi, cách mặc quần áo của tôi, cách giữ gìn trật tự của tôi’ – ‘cái tôi’ đó là gì? Bạn đang học hành về cái ‘tôi đó’, đúng chứ? Bạn muốn tìm ra ‘cái tôi’ đó là gì? Có hai vấn đề khác nhau: học hành về ‘cái tôi’ và tìm ra liệu có một ‘cái tôi’.

Người hỏi:Muốn học hành về ‘cái tôi’ trước tiên ông phải làm cho ‘cái tôi’ hiện diện.

Krishnamurti:Điều đó đúng, học hành về nó. Bạn thấy cái…

Người hỏi 1: Mục đích là học hành về nó.

Krisshnamurti: Khi tôi đã nói có một ‘cái tôi’, tôi đã cố định nó rồi.

Người hỏi 2: Tôi biết rằng nó hiện diện ở đó.

Krishnamurti: Mà có nghĩa rằng tôi có một cảm thấy nó hiện diện ở đó; mọi việc tôi phải làm là học hành về nó – những diễn tả của nó, cách hành động của nó, những kháng cự của nó, những ham muốn của nó và vân vân.

Người hỏi: Người ta cảm thấy rằng đây là tình huống người ta ở trong đó, rằng người ta cảm thấy ‘cái tôi’ có hiện diện. Mặc dù theo từ ngữ tôi có thể giải thích rằng, do bởi nói điều này tôi đang dựng lên hình ảnh của ‘cái tôi’, sâu thẳm phía bên trong, dường như cảm thấy đó khiến cho ‘cái tôi’ này hiện diện ở đó, vậy là có lẽ tôi có thể nhìn ngắm những cảm thấy đó.

Krishnamurti: Chúng ta đang cố gắng tìm ra liệu có một ‘cái tôi’, một ‘cái ngã’ mà phải được học hành. Hay liệu không có ‘cái tôi’ và vì vậy, khi tôi nói ‘Tôi muốn tự diễn tả,’ điều đó có nghĩa gì? Bạn không cảm thấy ‘cái tôi’ là quan trọng? ‘Cái tôi’ đó mà nói, ‘Tôi phải thành tựu, tôi phải trở thành, tôi phải là cái này, đó là sự thích thú của tôi, tôi có thể sống theo cách của tôi’, là gì?

Người hỏi:Liệu nó là cái gì đó mà tôi bám chặt vào?

Krishnamurti: Bạn hiểu rõ, Sarah, rằng khi bạn nói ‘cái tôi’ bạn đã cố định nó rồi, đúng chứ? Và bạn kháng cự bất kỳ cái gì đối nghịch cái đó.

Người hỏi: Tại sao? Tại sao chúng ta phải kháng cự?

Krishnamurti: Tôi đã cố định ‘cái tôi’ trước. ‘Tôi’ là cái này, ‘Tôi’ là thành kiến của tôi, ‘Tôi’ muốn mặc một cách đặc biệt, ‘Tôi’ nghĩ đây là cách đúng đắn để có một căn phòng ngăn nắp.

Người hỏi: Nó đã bắt buộc chúng ta phải ghi nhớ từ thời niên thiếu.

Krishnamurti: Đó là ‘cái tôi’ mà phải tự diễn tả, ngược lại nó cảm thấy bị ngăn cản. Không à? Nếu nó nói, ‘Hãy quan sát, Sarah, tôi không thích cách bạn mặc quần áo’, bạn sẽ bảo với tôi rằng đó là cách bạn muốn tự diễn tả, đó là trật tự của bạn. Lúc này, trước khi bạn nói, ‘Đây là trật tự của tôi, cách mặc quần áo của tôi,’ ‘cái tôi’ đó là gì? Liệu bạn đã thiết lập ‘cái tôi’ mà muốn tự diễn tả chính nó?

Người hỏi: ‘Cái tôi’ mà nói, ‘Bạn không thích cách mặc quần áo của tôi’, là gì?

Krishnamurti: Nếu tôi nói với bạn, tôi không thích cách mặc quần áo của bạn, điều đó có nghĩa gì?

Người hỏi: Nó có nghĩa ông đang diễn tả một quan điểm.

Krishnamurti: Tôi có thành kiến? Cái gì mà nói, ‘Tôi không thích cách mặc quần áo của bạn?’ Và bạn trả lời, ‘Đó là sở thích của tôi.’ Có hai câu nói đang đối nghịch. Ai trong bạn mà nói, đó là cách mặc quần áo của bạn? Và ai là cái tôi mà nói, ‘Đó không là cách mặc quần áo’? Chúng ta hãy tìm ra. Liệu do bởi tôi có một ý tưởng, một hình ảnh, rằng váy ngắn trông đẹp hơn? Và bạn nói, ‘Tôi không thích chúng’, bạn có ý tưởng riêng của bạn về một cái áo dài; và bạn nói, ‘Đó là cách ăn mặc.’ Chúng ta phải sống cùng nhau trong cùng ngôi nhà, chúng ta phải hiệp thông. Chúng ta phải làm gì đây?

Người hỏi: Tôi bám vào những ý tưởng mà tôi có…

Krishnamurti: Đừng lý thuyết, vậy thì chúng ta bị lạc đề. Hãy thấy thực sự những sự kiện là gì, vậy thì chúng ta có thể giải quyết nó. Nếu bạn đang phỏng đoán về nó, vậy thì phỏng đoán của bạn cũng giống như phỏng đoán của tôi. Hai cái này là gì: ‘cái tôi’ của bạn và ‘cái tôi’ của tôi?

Người hỏi: Cả hai chúng ta đều có một mớ những kỷ niệm và những trải nghiệm, chúng ta đã phát triển những ưa thích nào đó.

Krishnamurti: ‘Cái tôi’ đó và ‘cái bạn’ đó mà tự khẳng định chính chúng, liệu chúng bị thành kiến?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Tại sao bạn nói chúng bị thành kiến?

Người hỏi: Chúng ta hãy thâm nhập nó.

Krishnamurti: Chúng ta hãy thâm nhập nó. Liệu tôi phản ứng đến tình trạng bị quy định của tôi và bạn đến tình trạng bị quy định của bạn? Bạn thích những cái áo dài và tôi không thích chúng, hay bất kỳ việc gì.

Người hỏi: Cách ông mặc quần áo là một diễn tả của tình trạng bị quy định của ông.

Krishnamurti: Liệu nó là thành kiến của tôi, hay nó là thành kiến của bạn? Hai thành kiến đang cọ xát lẫn nhau nổ tung – chúng phải làm cái gì đó. Tại sao tôi trao sự quan trọng cho cách bạn ăn mặc? Và tại sao bạn kháng cự điều gì tôi nói? Tại sao bạn không nói, ‘Có vấn đề gì đâu’? Tại sao chúng ta không làm việc này? Tại sao có sự kháng cự này?

Người hỏi: Tôi nghĩ một phần của sự kháng cự là do bởi cách diễn đạt nó.

Krishnamurti: Tôi có lẽ nói ra một cách thô lỗ, hay tôi có lẽ nói ra một cách hòa nhã, nhưng tại sao bạn kháng cự?

Người hỏi: Bởi vì nếu một người nào đó đánh ông một cách mạnh mẽ, vậy thì ông phản ứng ngay tức khắc. Nhưng nếu họ nói, ‘Nhìn kìa, chúng ta hãy tìm hiểu nó, để thấy tại sao bạn ăn mặc theo cách của bạn,’ vậy thì ông bàn luận nó, như chúng ta đang làm lúc này.

Krishnamurti: Chúng ta đang làm nó – nhưng tại khúc cuối của nó, chúng ta hãy xóa sạch nó đi, không chỉ lý thuyết ngày này sang ngày khác và nói về quần áo – ai thèm quan tâm!

Người hỏi: Ngày hôm truớc chúng ta đã không thực hiện một phân biệt giữa thành kiến và ưa thích, hay sao? Ngày hôm trước ông đã nói…

Krishnamurti: Tôi không quan tâm điều gì tôi đã nói ngày hôm trước – bạn phải tìm ra. Điều gì tôi đã nói không quan trọng – bạn nói gì đây? Tôi đang hỏi bạn, Sarah, làm ơn bảo cho tôi khi tôi nói điều này về cách mặc quần áo của bạn – về phần tôi, liệu đó là một thành kiến? Và khi bạn nói, ‘Đây là cách ăn mặc của tôi,’ liệu đó là thành kiến của bạn?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Lúc này, bạn có ý gì qua từ ngữ thành kiến – đừng lặp lại điều gì tôi đã nói.

Người hỏi: Khi ông có một ý tưởng về cái gì đó và ông không sẵn lòng thay đổi nó.

Krishnamurti: Tại sao bạn không sẵn lòng thay đổi nó? Ai là người mà khẳng định điều này?

Người hỏi: Nó là ‘cái tôi’ của tôi.

Krishnamurti: ‘Cái tôi’ đó là gì?

Người hỏi 1: Nó là bộ phận của chính tôi, tình trạng bị quy định của tôi, nó là cái gì đó mà tôi phụ thuộc vào bởi vì nếu không có nó, tôi là gì?

Người hỏi 2: Ông là cái gì đó?

Krishnamurti: Nó không là bộ phận của giáo dục của bạn phải hiểu rõ về chính bạn, hay sao?

Người hỏi: Ông đã hỏi liệu chúng tôi có quan tâm – nhưng chúng tôi có quan tâm, và tôi nghĩ rất quan trọng phải…

Krishnamurti: Tôi xin lỗi. Tất cả các bạn có quan tâm lạ thường về cách ăn mặc của các bạn.

Người hỏi:Nhưng tại sao chúng tôi không nên?

Krishnamurti: Tôi không đang nói bạn không nên. Các bạn có quan tâm, các bạn cho nó một quan trọng nào đó, đó là tất cả. Lúc này, vấn đề là gì?

Người hỏi: Dường như đối với tôi vấn đề là rằng, chúng ta phải học hành làm thế nào để không phản ứng nếu người nào đó có thành kiến. Có lẽ chúng ta không thể cởi bỏ nhiều lắm về thành kiến này, nhưng giả sử ông nói với tôi, ‘Tôi không thích cách bạn mặc quần áo’, ông có lẽ có hay có lẽ không có thành kiến. Nhưng đó không là điều gì tôi phải tìm hiểu, đó là điều gì tôi làm về nó.

Krishnamurti: Bạn sẽ làm gì? Chúng ta sống trong cùng ngôi nhà.

Người hỏi: Nếu tôi không hiểu rõ sâu thẳm tại sao tôi không nên mặc quần áo theo cách đó, nếu tôi chỉ thay đổi, vậy thì nó là đạo đức giả.

Krishnamurti: Vâng.

Người hỏi: Và tôi không muốn đạo đức giả. Vậy là, dường như tôi được để lại cùng ‘không có gì để làm’.

Krishnamurti: Tại sao chúng ta có những ý kiến mạnh mẽ như thế về những việc vụn vặt?

Người hỏi 1: Tôi không nghĩ, nó là cái áo mà khiến cho chúng ta phải bận tâm – nó là do bởi đạo đức giả và thâu nhận những ý tưởng và quan điểm nào đó thành của riêng của chúng ta.

Người hỏi 2: Dẫu vậy tại sao ông có một quan điểm? Quan điểm của tôi đối nghịch quan điểm của ông.

Krishnamurti: Tiếp tục đi, Jimmy, giúp đỡ chúng ta tìm ra – tất cả đừng ngồi yên lặng như thế! Bạn ấy nói, ‘Tôi không muốn là người đạo đức giả,’ đó là, nói một việc và làm một việc khác.

Người hỏi 1: Nhưng tại sao có nhu cầu phải đạo đức giả?

Người hỏi 2: Chúng ta phải nhạy cảm với tình huống đang thay đổi, nhưng không có một mã số đã thiết lập, không có cách mặc quần áo đã thiết lập.

Người hỏi 3: Nhưng sự nhạy cảm của ông không giống như nhạy cảm của người khác.

Người hỏi 4: Nó không là nhạy cảm của tôi hay nhạy cảm của ông, có một trạng thái như nhạy cảm.

Người hỏi 5: Đó là điều gì chúng ta đang cố gắng tìm ra, liệu có một trạng thái như thế và làm thế nào ông có thể nắm bắt trạng thái đó?

Krishnamurti: Đó là vấn đề của bạn?

Người hỏi: Vâng, vâng.

Krishnamurti: Làm thế nào để nhạy cảm, không phải với vấn đề đặc biệt hay với những ham muốn đặc biệt riêng của bạn, nhưng nhạy cảm với tất cả. Cái gì ngăn cản bạn không nhạy cảm? – nhạy cảm với những cảm giác của tôi, với những cảm giác của người nào đó, những ý tưởng, những quan điểm, những thành kiến của người nào đó.

Người hỏi: Đây không là một tình huống khách quan, tất cả chúng ta đều có một ý tưởng khác nhau về mặc quần áo gì, ông không thể hoàn toàn bình đẳng để nhạy cảm với tất cả những ý tưởng…

Krishnamurti: Vì vậy, bạn phải nhạy cảm với tất cả chung quanh, khách quan và phía bên trong. Tại sao bạn không có? Liệu có phải bởi vì bạn không muốn bị tổn thương, thế là bạn sẽ kháng cự, bạn sẽ dựng lên một bức tường quanh chính bạn và tại cùng thời điểm nói, ‘Tôi muốn có nhạy cảm.’ Đó là nó?

Người hỏi: Nó còn thâm sâu hơn một nghi vấn của mong muốn có thể vận hành.

Krishnamurti: Bạn có thể vận hành rất tốt nếu bạn nhạy cảm cực kỳ. Đó là cách duy nhất để vận hành. Bạn rất nhạy bén lúc đó, đang thích ứng, không đang nói, ‘Đây là đúng, tôi sẽ bám vào nó.’ Đối với mọi tình huống bạn đang thích ứng một cách mau lẹ – đó là bộ phận của nhạy cảm, đúng chứ? Không phải nhạy cảm của bạn như cô ấy đặt ra, hay nhạy cảm của tôi, mà là vô lý.

Người hỏi:Cũng vậy, liệu không có một kích thước to tát hơn đối với sự nhạy cảm? Nói cách khác, tôi có thể nhạy cảm đối với điều gì ông nói, nhưng có một cái gì đó to tát hơn.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, đó là điều gì tôi đang hàm ý.

Người hỏi: Chúng ta sống trong một nơi nào đó và thời gian và vân vân, nó sẽ không phù hợp khi mặc một bộ áo giáp. Có nhiều việc cần phải nhạy cảm. Chúng ta có khuynh hướng nhạy cảm về chính chúng ta và không với việc gì khác.

Krishnamurti: Chúng ta hãy bao gồm tất cả việc đó. Tại sao chúng ta không nhạy cảm? Cái gì ngăn cản chúng ta không luôn luôn nhạy cảm? – đối với bạn, đối với tôi, một cách khách quan và…

Người hỏi: Nó ngăn cản chúng ta không thân thiện lẫn nhau.

Krishnamurti: Bạn ấy đã nói rằng sự sợ hãi của bị tổn thương khiến chúng ta không nhạy cảm, vì vậy chúng ta rút lui. Đó không là một trong những lý do chính cho không nhạy cảm hay sao? Bạn đã thiết lập một hình ảnh về chính bạn và nói, ‘Tôi phải mặc quần áo theo cách đó, không đặt thành vấn đề tại bất kỳ hoàn cảnh nào, bởi vì tôi quen thuộc với cách đó.’

Người hỏi: Chúng ta quá quan tâm đến vị trí của chúng ta trong tổng thể đến độ chúng ta không nhìn ngắm tổng thể.

Krishnamurti: Đó là nó. Bạn sợ hãi bị tổn thương? Lúc này, cái vật mà sẽ bị tổn thương là gì? Tại sao bạn không muốn bị tổn thương, cái gì mà sợ hãi bị tổn thương?

Người hỏi: Cái ngã, cái tôi.

Krishnamurti: Cái tôi? Cái tôi đó là gì? Đó là gì mà nói – ‘Tôi không muốn bị tổn thương.’

Người hỏi:Nó là tất cả quá khứ của tôi.

Krishnamurti: Hãy thâm nhập từng bước một, ngược lại bạn sẽ bỏ sót nó. Khi bạn nói, ‘Tôi không muốn bị tổn thương,’ tại sao bạn đang nói điều đó? Bởi vì bạn đã bị tổn thương rồi, đúng chứ? Liệu đó là nó? Bạn đã cảm thấy sự đau khổ của nó và bạn nói, ‘Tôi không muốn bị tổn thương lại.’ Bạn co rút lại, bạn đã bị tổn thương trong thời niên thiếu và bạn nói, ‘Tôi không muốn bị tổn thương.’ Lúc này, khi bạn nói điều đó, nó có nghĩa, đúng chứ? – rằng bạn đã bị tổn thương rồi, và bạn nhớ lại tổn thương quá khứ của bạn và bạn không muốn điều đó bị lặp lại. Quan sát nó: ‘Tôi không muốn bị tổn thương.’ Tôi mang ký ức của sự tổn thương quá khứ, mà nói, ‘Tôi phải cẩn thận’. Vì vậy, điều gì xảy ra khi bạn nói, ‘Tôi không muốn bị tổn thương’! Sự việc kế tiếp là gì?

Người hỏi: Ông có một kháng cự.

Krishnamurti: Bạn kháng cự, đúng chứ? Vậy thì điều gì xảy ra? Hãy quan sát nó, đừng nói, hãy thấy điều gì xảy ra? Bạn dựng lên một bức tường quanh chính bạn với mục đích để không bị tổn thương. Sau đó, điều gì xảy ra?

Người hỏi: Ông bị tổn thương nhiều thêm.

Krishnamurti: Tôi sẽ không giúp đỡ bạn điều này. Hãy tiếp tục, Jimmy. Khi tôi dựng lên một bức tường quanh chính tôi với mục đích để không bị tổn thương, điều gì xảy ra? Bạn làm cùng sự việc và tôi làm cùng sự việc, mỗi người đang làm sự việc này. Điều gì xảy ra?

Người hỏi: Không có hiệp thông?

Krishnamurti: Không có hiệp thông? Và các bạn đang cố gắng làm những sự việc cùng nhau, đang cố gắng đồng hợp tác, mỗi người đang dựng lên một bức tường quanh chính anh ấy hay chính cô ấy. Đó là nền tảng của đạo đức giả. Khi bạn nói, ‘Tôi không muốn là một người đạo đức giả’, bạn thực sự đang nói, ‘Hãy để tôi lại một mình, đừng làm tổn thương tôi.’ Bạn nhạy cảm trong cách của bạn, tôi nhạy cảm trong cách của tôi – mà không có ý nghĩa gì cả.

Người hỏi: Tôi muốn hiểu rõ, tôi chỉ không muốn chấp nhận điều gì tôi được chỉ bảo.

Krishnamurti: Tôi thấy rằng tôi không muốn bị tổn thương và tôi dựng lên một bức tường quanh chính tôi, và bạn làm cùng sự việc – và chừng nào bức tường này còn tồn tại không có đồng hợp tác. Tôi nói về đồng hợp tác và khi tôi nói với bạn rằng, ‘Làm ơn, dịp này không đòi hỏi loại quần áo đó,’ bạn nói, ‘Đó là thành kiến.’

Người hỏi: Cái gì trong một dịp mà đòi hỏi một quần áo đặc biệt?

Krishnamurti: Hãy bỏ qua quần áo trong chốc lát. Bạn có một bức tường quanh chính bạn mà là quan điểm, có nghĩa, ‘Tôi là thế này, đừng ra khỏi quan điểm đó’ – bạn đang kháng cự bởi vì bạn không muốn bị tổn thương. Vì vậy, bạn dựng lên một bức tường của quan điểm, của khẳng định, của hung hăng. Bạn không linh hoạt, không có một đùa giỡn tự do trong nó.

Người hỏi 1: Có hai sự việc: Cái người mà đang diễn tả quan điểm riêng của anh ấy, và có một hoàn cảnh khách quan. Hai sự việc đó bị lẫn lộn. Khi ông đang nói hoàn cảnh ở đây đang đòi hỏi cái gì đó, nó nảy sinh từ việc gì ông đang làm ở đây, điều gì ông đang học hành, ông đang cư xử như thế nào.

Người hỏi 2: Làm thế nào ông có thể tách rời điều gì là sự đánh giá bị quy định riêng của chúng ta về hoàn cảnh và hoàn cảnh thực sự. Chúng ta đã không hiểu rõ hoàn cảnh gì ở đây tại Brockwood.

Krishnamurti: Thật ra, nó rất đơn giản. Hoàn cảnh là, mỗi người chúng ta đang bảo vệ chính anh ấy chống lại người khác, đó là tất cả. Đúng chứ?

Người hỏi: Tôi muốn nói rằng, điều đó còn quan trọng hơn tất cả những vấn đề khác mà chúng ta đang bàn luận.

Krishnamurti: Tất cả những vấn đề khác đều không quan trọng. Khi chúng ta hiểu rõ điều này, mọi thứ khác sẽ có vị trí của nó. Trong thế giới hiện đại này chúng ta đã được nuôi dưỡng để thực hiện và suy nghĩ điều gì chúng ta muốn. Và chúng ta đã phát triển sự thù hận này với bất kỳ người nào mà nói, ‘Điều này khác hẳn.’

Người hỏi: Tôi không nghĩ chúng ta đã được nuôi nấng để làm điều gì chúng ta muốn. Tôi nghĩ rằng từ lúc chúng ta đang được nuôi nấng, người ta đã nói, ‘Đừng làm điều này.’

Krishnamurti: Và thế là bạn kháng cự điều đó. Và bạn đập vỡ điều đó và sau đó bạn phát triển những kháng cự riêng của bạn. Đằng sau tất cả điều này – tôi chỉ đang gợi ý, tôi không đang nói nó là như thế – có hành động của kháng cự này; bạn trong cách của bạn, tôi trong cách của tôi, mỗi người có cảm thấy riêng, ‘Tôi phải bảo vệ chính tôi’ – hợp lý hay không hợp lý. Vậy thì chúng ta sẽ làm gì? Sống trong một cộng đồng nhỏ bé thuộc loại này, nếu mỗi người có một bức tường kháng cự quanh chính anh ấy, làm thế nào chúng ta sẽ làm việc cùng nhau? Bạn biết đây là một vấn đề vĩnh viễn, không chỉ ở đây, Brockwood.

Người hỏi: Mọi người sẽ phải buông bỏ những phòng vệ của họ mà có nghĩa họ sẽ phải buông bỏ điều gì họ suy nghĩ về những sự việc riêng biệt với mục đích để quan sát chúng.

Krishnamurti: Vậy thì cái gì? Tôi xuất hiện trong bộ quần áo Ấn độ vô lý nào đó và bạn đến và bảo tôi, ‘Đừng mặc theo cách đó, nó không phù hợp cho dịp này!’ Và tôi kháng cự bạn.

Người hỏi: Nhưng đây là nơi có nhiều năng lượng bị lãng phí.

Krishnamurti: Tôi đồng ý với bạn, nó là một lãng phí của năng lượng.

Người hỏi: Thưa ông, liệu chúng ta có thể ở lại cùng ví dụ mà ông đưa ra về mặc quần áo Ấn độ vô lý đó. Tôi có thể sống cùng một nguời mặc quần áo Ấn độ.

Krishnamurti: Không phải rằng bạn đang sống cùng một người đang mặc quần áo Ấn độ vô lý đó, nó không là mấu chốt. Liệu tôi không thể nhạy cảm với cái dịp mà đòi hỏi phải mặc một loại quần áo khác, hay sao?

Người hỏi: Chúng ta hãy quan sát tại sao một dịp đòi hỏi phải mặc một loại quần áo nào đó.

Krishnamurti: Tôi sẽ chỉ cho bạn. Bạn đã thấy những phụ nữ Ấn độ đang mặc áo sa-ri? Vào ngày khác tôi thấy một phụ nữ Ấn độ mặc một cái áo sa-ri dài, ở Ấn độ đó là truyền thống. Cô ấy đang quét con đường bằng cái áo sa-ri của cô ấy, nhưng cô ấy hoàn toàn không nhận biết được nó. Bạn sẽ gọi điều đó là gì?

Người hỏi: Nó phù hợp với cô ấy.

Krishnamurti: Không, bạn không nắm được mấu chốt. Cô ấy hoàn toàn không nhận biết được cô ấy đang làm gì – rằng cái kiểu áo Ấn độ dài đang quét con đường. Cô ấy không nhận biết được nó.

Người hỏi:Nhưng vậy thì, nó cũng bẩn thỉu như ở Bombay mà thôi.

Krishnamuri: (Cười) Bạn đang bỏ lỡ mấu chốt: Cô ấy đã hoàn toàn không nhận biết được việc ấy.

Người hỏi: Ồ, đó là vấn đề của cô ấy.

Krishnamurti: Làm ơn…

Người hỏi: Tôi có thể được giải thích rõ ràng, liệu vấn đề là cái áo của cô ấy quá dài và đang bị bẩn, hay liệu nó là sự kiện cô ấy đang mặc cái áo Ấn độ ở nước Anh?

Krishnamurti: Không, không phải như thế. Tôi đang vạch rõ sự vô cảm của một con người mà không nhận biết được cô ấy đang làm gì. Đó là tất cả.

Người hỏi: Nhưng nếu ông nhạy cảm với hoàn cảnh…

Krishnamurti: Đó là tất cả mà tôi đang trình bày. Quan điểm của tôi là, nếu người phụ nữ Ấn độ ở Luân đôn nhận biết được việc gì cô ấy đang làm, chắc chắn cô ấy sẽ kéo cái áo sari của cô ấy lên.

Người hỏi: Bởi vì cô ấy sẽ không muốn phí phạm năng lượng của cô ấy để giặt giũ nó.

Krishnamurti: Không hẳn vấn đề đó, không, còn thâm sâu hơn nhiều. Sự không nhận biết tổng thể về hoàn cảnh.

Người hỏi: Đó là một vấn đề của mê muội hay thức dậy.

Krishnamurti: Vâng. Nó không phải là, ‘Tại sao bạn quan tâm cô ấy đi đứng như thế nào hay cô ấy làm việc gì, hay cách làm nó của cô ấy,’ như bạn đã nói. Tôi đang hỏi, bạn nhận biết được việc gì bạn đang làm – không phải về một dịp, hay về quần áo nào bạn mặc. Nhưng bạn nhận biết được tại sao bạn đang mặc quần áo theo cách bạn đang mặc? Tại sao bạn cảm thấy quan trọng cực kỳ rằng bạn làm những sự việc theo cách bạn làm? Đó là mấu chốt, đúng chứ?

Người hỏi: Dường như ông hàm ý rằng ngay khi tôi nhận biết được cách tôi đang mặc quần áo. Tôi sẽ thay đổi.

Krishnamurti: Không, tôi đã không nói như thế. Bạn có lẽ hay có lẽ không thay đổi, điều đó tùy vào bạn. Nhưng tôi đang gợi ý – liệu bạn nhận biết nó? Và bởi vì nhận biết, thấy tất cả những nhận biết – không chỉ nhận biết rằng bạn phải mặc cái quần dài vào. Liệu bạn nhận biết khi tôi nói với bạn, ‘Hãy ngồi đúng cách bằng cách giữ lưng thẳng?’ Tôi sẽ kể cho bạn điều gì đó rất lý thú. Trước bảy tuổi những cậu bé Bramin ở Ấn độ có thể làm việc gì mà chúng ưa thích, chơi đùa loanh quanh. Lúc bảy tuổi chúng đến dự một buổi lễ nào đó và trong suốt nghi lễ đó chúng được dạy bảo phải ngồi hoàn toàn yên lặng, hai mắt nhắm lại. Sau nghi lễ đó, bạn trở thành một Bramin thực sự và mọi chuyện của nó. Từ ngày đó trở đi, bạn phải ngồi đúng cách, tham thiền, bạn được rèn luyện. Tôi đang nói điều đó để giải thích cho bạn làm thế nào những thói quen được thiết lập, bị quy định, và hầu hết chúng ta đều sống theo cách đó. Muốn phá vỡ tình trạng bị quy định đó bạn phải nhận biết được điều gì bạn đang làm. Đó là tất cả.

Người hỏi:Phá vỡ những thói quen tốt cũng như những thói quen xấu, đúng chứ?

Krishnamurti: Mọi thứ. Thói quen có nghĩa tình trạng bị quy định, một lặp lại máy móc, mà rõ ràng không là nhạy cảm. Lúc này, liệu bạn nhận biết được việc gì bạn đang làm? Khi tôi nói với bạn, ‘Làm ơn hãy mặc theo cách khác,’ liệu bạn đang thâu nhận câu nói của tôi để giúp đỡ nhận biết và vì vậy nhạy cảm, hay bạn kháng cự nó? Bạn làm gì đây? Nhạy cảm hàm ý học hành. Tôi nói với bạn, ‘Jimmy, đừng mặc theo cách đó.’ Liệu bạn sẽ đối xử với nó như một giúp đỡ để nhận biết, hay bạn kháng cự nó? Hay bạn cảm thấy bạn đang bị tổn thương, ‘Tôi cũng tốt lành như ông, nó chỉ là quan điểm của ông,’ – tất cả trận chiến của những từ ngữ và sự vô nghĩa.

Người hỏi: Vậy thì, chúng ta phản ứng sai lầm ở đâu?

Krishnamurti: Bạn phải suy nghĩ kỹ càng về sự tuân phục, bắt chước, sợ hãi của bị tổn thương, cố gắng tìm ra tự do riêng của bạn khác hẳn tự do riêng của tôi. Dominic nói, ‘Tôi không muốn ông giẵm lên những ngón chân của tôi, tôi không muốn giẵm lên những ngón chân của ông.’ Liệu bạn nhận biết được tất cả những hàm ý của việc đang xảy ra đó? Nếu bạn không, bạn trở thành một người đạo đức giả. Bạn biết bạn bị tổn thương và bạn không không muốn bị tổn thương thêm nữa, đúng chứ?

Người hỏi: Nếu ông đang trao sự chú ý tổng thể của ông cho khoảnh khắc đó, ông không có thì giờ để nhớ lại điều gì ông đã bị tổn thương.

Krishnamurti: Không, nhưng hầu hết chúng ta không biết làm thế nào để trao sự chú ý tổng thể vào khoảnh khắc đó. Tất cả mọi điều mà chúng ta ghi nhớ là, chúng ta đã bị tổn thương và không muốn bị tổn thương lại. Liệu bạn đã có những tổn thương như thế trong bạn? Bạn sẽ làm gì về chúng? Hãy thấy điều gì xảy ra khi bạn có những tổn thương này, chúng phản ứng một cách mau lẹ nhiều hơn lý luận của bạn. Những tổn thương đó trỗi dậy mau lẹ nhiều hơn, ‘Chúng ta hãy tìm ra, chúng ta hãy học hành.’ Vì vậy bạn phải chặn đứng việc đó trước. Bạn sẽ làm gì với những tổn thương đó?

Người hỏi: Nhưng những tổn thương đó là quá khứ.

Krishanmurti: Liệu chúng là quá khứ và chết rồi?

Người hỏi: Đó là cái gì đang phản ứng.

Krishnamurti: Vâng.

Người hỏi: Nó không phải phản ứng.

Krishnamurti: Dĩ nhiên nó không phải phản ứng, nhưng nó có, nếu bạn hiểu rõ toàn hệ thống máy móc của sự tổn thương, bạn sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa. Bạn biết hệ thống máy móc của bị tổn thương có nghĩa gì hay không? Hãy tìm ra. Tất cả chúng ta đều bị tổn thương theo cách này hay cách kia. Trước hết, tại sao chúng ta đã bị tổn thương?

Người hỏi: Thỉnh thoảng nó là bởi vì sự tự hào của chúng ta, những ảo tưởng của chúng ta.

Krishnamurti: Tại sao bạn tự hào. Bạn tự hào về việc gì? Bạn đã viết một quyển sách? Hay bạn có thể chơi quần vợt giỏi hơn, chạy nhanh hơn người nào khác? Chúng ta đã thực hiện những câu nói này và nói, ‘Vâng, tôi tự hào.’ Nó có nghĩa gì vậy? Bởi vì bạn đẹp đẽ hơn, sáng láng hơn? Và ai đó đến mà còn thông minh hơn bạn và bạn bị tổn thương – bạn bị ghen tuông, bạn bị tức giận, bạn bị cay đắng, mà là bộ phận của bị tổn thương. Vì vậy bạn sẽ làm gì với những tổn thương đó mà bạn đã tích lũy, mà nói, ‘Tôi phải không bị tổn thương nữa?’ Bạn sẽ phải làm gì, khi biết rằng những tổn thương sẽ phản ứng thật mau lẹ?

Người hỏi: Tôi sẽ nói rằng những tổn thương đó thực sự là những không-ảo tuởng và những không-ảo tuởng đó thực sự là đang học hành, vì vậy chúng không là những tổn thương.

Krishnamurti: Vâng, nhưng đó chỉ là một giải thích. Sự kiện vẫn còn tồn tại là, bạn bị tổn thương. Tôi đặt sự tin cậy nơi bạn và bỗng nhiên tôi phát giác sự tin cậy của tôi đã bị phản bội: tôi bị tổn thương. Cái gì đằng sau tổn thương này?

Người hỏi: Tôi nhạy cảm.

Krishnamurti: Đó là nhạy cảm? Liệu có khi nào nhạy cảm có thể bị tổn thương?

Người hỏi 1: Chỉ khi nào ‘Cái tôi’ ở giữa nó.

Người hỏi 2: Thật ra, sự khó khăn là cần có sự khoáng đạt.

Krishnamurti: Chính xác. Và nhạy cảm là thông minh. Vì vậy khi bạn nói, “Tôi bị tổn thương’, ai là ‘cái tôi’ mà luôn luôn đang khẳng định điều này? Bạn có muốn học hành về ‘cái tôi’ đó? Hay bạn nói, ‘Có gì để học hành về “cái tôi” đâu?’ Bạn thấy sự khác biệt?

Người hỏi: Liệu ông có thể giải thích nó thêm một chút xíu nữa?

Krishnamurti: Tôi bị tổn thương bởi nhiều người khác nhau vì những lý do khác nhau. Thế là, tôi dựng lên một bức tường kháng cự và bạn đến và nói, ‘Hãy học hành nó’, ‘Hãy quan sát nó’. Liệu tôi đang quan sát ‘cái tôi’ mà đang bị tổn thương, những kỷ niệm mà có nghĩa một ‘cái tôi’ khác đang quan sát nó, một ‘cái tôi’ cao cấp mà nói, ‘Tôi phải học hành về “cái tôi” thấp hơn.’ Bạn thấy sự giả dối của điều này? Bạn đã dựng lên ‘cái tôi’ mà phải học hành về nó. Nhưng không có cái sự việc như ‘cái tôi’ – nó chỉ là một chuỗi của những kỷ niệm. Thật ra, không có ‘cái tôi’ ngoại trừ những kỷ niệm của bị tổn thương của bạn. Nhưng bạn đã nói, ‘Đó là “cái tôi” mà tôi sẽ học hành.’ Có cái gì ở đó để học hành về ‘cái tôi’? – nó chỉ là một mớ của những kỷ niệm, không có gì phải học hành về nó.

Người hỏi: Ông có ý không có ‘hiểu rõ về chính mình’?

Krishnamurti: Có nhiều lắm, đó là điều gì chúng ta đang làm – hãy quan sát chúng ta đã chuyển động trong hiểu rõ về chính mình sâu thẳm đến chừng nào.

Người hỏi: Nếu chúng ta đang nói chuyện và tôi thấy cái gì đó rõ ràng, tại khoảnh khắc đó nó được thôi. Rồi sau đó cái sự việc mà tôi đã thấy trở thành sự hiểu biết và tôi nghĩ tôi vẫn còn đang thấy rõ ràng. Và người nào đó đến và nói với tôi rằng, ‘Bạn không đang thấy rõ ràng,’ và tôi trả lời, ‘Tôi có thấy rõ ràng’, bởi vì tôi nhớ rằng đã thấy rõ ràng. Có lẽ lý do tôi muốn thấy rõ ràng tại khoảnh khắc đầu tiên chỉ là tạo ra cảm thấy vui thú này.

Krishnamurti: Chắc chắn. Bạn đã bị tổn thương và bạn không muốn bị tổn thương nữa, và thế là bạn kháng cự. Bạn sẽ làm gì đây? – bởi vì biết việc đó ngăn cản sự ân cần, tình yêu, mọi hình thức của đồng hợp tác, mọi hình thức của hiệp thông, của liên hệ. Bạn sẽ làm gì với việc đó?

Người hỏi: Ông phải tìm ra một cách sống nơi ông luôn luôn không đang hình thành một hình ảnh về chính ông.

Krishnamurti: Đầu tiên, bạn đã hình thành một hình ảnh; bước kế tiếp là ngăn cản đang thêm vào nó. Có hai vấn đề, đúng chứ? Bạn phải ngăn cản việc thêm vào nó, cũng như chữa trị và xóa sạch căn bệnh mà bạn có. Làm thế nào bạn sẽ khởi sự việc này? Tôi đã giải thích nó – bạn không liên quan đến nó, đó là tất cả.

Người hỏi: Ông phải luôn luôn nhạy cảm cao độ.

Krishnamurti: Mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Thấy chính xác những ảnh hưởng là gì.

Krishnamurti: Không.

Người hỏi: Kết thúc sự tổn thương.

Krishnamurti: Không. Hãy quan sát, nhận biết việc gì bạn đang làm, điều gì bạn đang suy nghĩ, đang cảm thấy. Và nếu tôi bảo bạn mặc quần áo theo một cách khác, đừng kháng cự và đấu tranh với tôi nhưng sử dụng những từ ngữ của tôi để giúp đỡ bạn nhận biết. Bạn đã bị tổn thương, bạn đã dựng lên một bức tường kháng cự và tôi nói với bạn, ‘Sarah, đừng làm điều đó bởi vì bạn sẽ ngăn cản mọi hình thức của sự liên hệ, bạn sẽ bị đau khổ suốt sống của bạn.’ Bạn nhận ra điều gì tôi nói với bạn bằng sự hiểu rõ, bởi vì nó sẽ giúp đỡ bạn phá sập bức tường? Hay liệu bạn nói, ‘Không, bạn là ai mà bảo tôi, nó là cách sống của tôi’? Bạn sẽ làm việc gì, biết rằng những tổn thương và bất kỳ bức tường nào của kháng cự ngăn cản tất cả những liên hệ? Lúc này, liệu bạn nhận biết điều đang thực sự xảy ra này? Việc gì sẽ xảy ra nếu tôi đến và nói, ‘Sarah, bạn trông không xinh đẹp như tôi đã nghĩ?’ Bạn đang phản đối?

Người hỏi: Không.

Krishanmurti: Vậy thì, việc gì đang xảy ra?

Người hỏi: Tôi đang học hành về nó và không kháng cự.

Krishnamurti: Vậy thì bạn sẽ làm gì?

Người hỏi: Tôi sẽ thấy liệu điều gì ông nói là đúng đắn.

Krishnamurti: Vì vậy điều đó có nghĩa gì? Bạn không có kết luận về chính bạn. Liệu đó là việc gì đang thực sự xảy ra?

Người hỏi: Nó đúng ngay lúc này.

Krishnamurti: Hãy thâu nhận những tổn thương của bạn và thâm nhập nó. Bạn biết nó có nghĩa gì khi không có bất kỳ hình ảnh nào về chính bạn?

Người hỏi: Chúng ta có thể tưởng tượng về nó.

Krishnamurti: Tôi có thể tưởng tượng thức ăn ngon, nhưng tôi muốn thưởng thức nó trọn vẹn! Trước hết, chúng ta đã nói, ‘Chúng ta bị tổn thương; vì vậy chúng ta thấy một cách thực sự, thông minh, nhạy cảm, rằng chúng ta đã dựng lên một bức tường quanh chính chúng ta. Vì vậy chúng ta đạo đức giả khi nói, ‘Chúng ta sẽ đồng hợp tác, chúng ta sẽ cùng nhau làm việc này.’ Đó là một mấu chốt. Mấu chốt thứ hai là: làm thế nào tôi, làm thế nào cái trí này ngăn cản được việc tạo tác-hình ảnh? Bởi vì nếu tôi có bất kỳ hình ảnh nào nó sẽ bị tổn thương.

Người hỏi: Chúng ta không tạo tác những hình ảnh về những người khác, hay sao?

Krishnamurti: Bất kỳ hình ảnh nào, dù bạn có thể tạo tác hình ảnh về chính bạn hay về người khác, vẫn còn là một hình ảnh. Bạn thấy hai vấn đề? Tôi có những kỷ niệm của bị tổn thương, mà dựng lên một bức tưởng của kháng cự; và tôi thấy việc đó ngăn cản mọi hình thức của sự liên hệ. Vấn đề còn lại là, liệu cái trí có thể không tạo tác bất kỳ hình ảnh nào nữa? Tôi phải làm gì với những tổn thương quá khứ, với những hình ảnh quá khứ? Hãy tiếp tục, các bạn gần ngủ gục rồi! Làm thế nào bạn sẽ giúp đỡ tôi loại bỏ những tổn thương quá khứ của tôi? Tôi muốn sự giúp đỡ của bạn, mà có nghĩa tôi muốn thiết lập một liên hệ mà trong đó sự việc này sẽ được tan biến.

Người hỏi 1: Ông sẽ giúp đỡ tôi học hành rằng tôi bị tổn thương và thấy khi sự tổn thương của tôi đang phản ứng. Vì vậy tôi không thể chỉ có một liên hệ hời hợt với ông.

Người hỏi 2: Vâng, nhưng tôi muốn thể hiện cho ông rằng tôi bị tổn thương.

Krishnamurti: Tôi muốn được tự do khỏi những tổn thương quá khứ, bởi vì tôi thấy một cách hợp lý, có lý lẽ, có thông minh, rằng nếu cái trí cứ nuôi dưỡng những tổn thương này nó không thể hiệp thông cùng bất kỳ cái gì – tôi luôn sợ hãi. Lúc này, liệu tôi thấy điều đó rất rõ ràng? Liệu bạn hiểu rõ nó, thấy nó rất rõ ràng như bạn thấy cái bàn hay cái ghế này? – mà có nghĩa bạn đang trao chú ý vào điều gì đang được nói và đang nhìn ngắm nó trong chính bạn. Liệu bạn đang thực hiện nó, hay liệu bạn tình cờ đang nhìn ngắm nó cùng cái trí của bạn đang lang thang nơi nào khác? Nếu bạn trao chú ý của bạn vào những tổn thương quá khứ, chắc chắn chúng sẽ rơi rụng. Việc kế tiếp là, làm thế nào bạn sẽ ngăn cản những hình ảnh thêm nữa đang được xếp đặt vào cùng nhau? Giả sử tôi đến và nói, ‘Ồ, bạn thông minh quá!’ hay ‘Bạn ngu như con lừa, bạn mê muội quá.’ Bạn sẽ làm gì? Làm thế nào bạn sẽ ngăn cản, ngay tức khắc, việc tạo tác một hình ảnh khi tôi nói điều đó?

Người hỏi: Ông đang tạo tác một hình ảnh về tôi bằng cách nói điều đó.

Krishnamurti: Rõ ràng, chính tôi là một con lừa khi tôi nói với bạn rằng bạn là một con lừa! Nhưng tôi đang hỏi bạn làm thế nào ngăn cản những hình ảnh được hình thành – dù chúng là vui thú hay đau khổ.

Người hỏi: Ông phải…được qui trình tạo tác hình ảnh.

Krishnamurti: Hãy giúp tôi tìm ra làm thế nào thực hiện nó! Giả sử tôi nói với bạn, ‘ Bạn là một người tốt quá,’ điều đó ngay lập tức tạo ra một phản ứng và một hình ảnh, đúng chứ? Lúc này, làm thế nào bạn sẽ ngăn cản việc đó xảy ra?

Người hỏi: Hình ảnh ở đó rồi, nó đã được tạo tác – chúng ta không thể chỉ thấy rằng chúng ta đã tạo tác hình ảnh này?

Krishnamurti: Không. Có hai việc được dính dáng. Đầu tiên quá khứ, và thứ hai là sự ngăn cản những hình ảnh mới mẻ đang bị tạo tác. Bởi vì nếu không, tôi sẽ bị tổn thương lại và tôi không muốn bị tổn thương bởi vì tôi muốn sống một cách tự do, tôi không muốn có những bức tường quanh tôi. Vì vậy tôi sẽ làm gì?

Người hỏi: Tôi muốn tìm ra tại sao tôi bị nịnh nọt hay bị tổn thương bởi điều gì ông nói.

Krishnamurti: Một là vui thú và cái còn lại là sợ hãi.

Người hỏi: Nhưng nền tảng của điều này là gì?

Krishnamurti: Bạn phụ thuộc vào câu nói của tôi, tôi không biết tại sao, nhưng bạn có phụ thuộc. Đó là mấu chốt. Làm thế nào bạn ngăn cản hình ảnh được tạo tác này? Bạn muốn biết? Bạn sẽ đền bù cái gì cho biết đó?

Người hỏi: Sống của tôi.

Krishnamurti: Cái giá của sống đó là gì? – bạn biết nó có nghĩa gì, thưa bạn? Nó có nghĩa bạn thực sự nghiêm túc, không tạo tác bất kỳ hình ảnh nào về bất kỳ người nào, dù họ nói bất kỳ điều gì? Liệu bạn sẵn lòng thực hiện việc đó? Làm thế nào bạn sẽ thực hiện nó? Tôi sẽ giải thích cho bạn. Mỗi người cho tôi mười đô-la (Tiếng cười.)

Người hỏi: Chúng tôi không có nó.

Krishnamurti: Hãy quan sát nó cẩn thận. Tôi đã nói đây là một vấn đề rất nghiêm túc, còn quan trọng hơn có một bằng cấp. Bạn chú ý nhiều đến việc được giáo dục, nhưng bạn bỏ bê điều này. Nếu không có cái này, sống không có ý nghĩa và bạn thậm chí không trả một xu để tìm ra. Mà có nghĩa, thậm chí bạn không trao nhiều năng lượng để tìm ra. Jimmy nói, ‘Tôi sẽ trao sống của tôi để tìm ra,’ mà có nghĩa anh ấy sẵn lòng đi đến tận cùng của nó để tìm ra. Tôi đã nói, ‘Hãy nhìn kìa, Jimmy, bạn đã bị tổn thương, và tổn thương đó phản ứng trong nhiều cách. Gốc rễ của tổn thương đó ở trong một hình ảnh mà bạn đã có về chính bạn, và hình ảnh đó không muốn bị tổn thương.’ Bạn thấy sự thật của điều đó. Bạn sẵn lòng thâm nhập vào nó và bạn đã thấy sự thật của điều đó và bạn nói, ‘Tôi đã hiểu rõ, tôi biết làm thế nào để giải quyết nó. Bất kỳ thời điểm nào mà nó nảy sinh tôi sẽ nhận biết, trao sự chú ý tổng thể đến mọi khoảnh khắc khi bất kỳ người nào nói, ‘Hãy làm điều này, đừng làm điều kia’! Lúc này, tại sao bạn không trao cùng chú ý như thế khi người nào đó nói, ‘Bạn là một con lừa?’ Vậy thì bạn sẽ không tạo tác một hình ảnh. Chỉ khi nào bạn không chú ý, thói quen cũ tự khẳng định chính nó. Điều đó có nghĩa cái trí nói, ‘Chừng nào còn có bất kỳ hình thức nào của kháng cự, tất cả mọi liên hệ đều không có ý nghĩa.’ Tôi thấy điều đó rất rõ ràng. Không phải bằng từ ngữ, nhưng tôi tiếp xúc nó, cảm thấy nó. Và tôi nói, sự kháng cự hiện diện bởi vì tôi không muốn bị tổn thương. Và tại sao tôi bị tổn thương? Bởi vì tôi có một hình ảnh về chính tôi, và tôi thấy không chỉ có hình ảnh về chính tôi nhưng còn có hình ảnh khác trong tôi mà nói, ‘Tôi phải loại bỏ hình ảnh này.’ Thế là có một trận chiến giữa hai hình ảnh trong tôi – hình ảnh ‘cao quý hơn’ và hình ảnh ‘hèn kém hơn’. Cả hai hình ảnh đều được tạo tác bởi sự suy nghĩ. Thế là, tôi thấy tất cả điều đó rất rõ ràng – rõ ràng trong ý nghĩa như khi tôi thấy bất kỳ việc gì nguy hiểm. Vì vậy, sự rõ ràng của nhận biết là hành động riêng của nó. Vì vậy, tôi chấm dứt nó, quá khứ không bao giờ xuất hiện lại.

Lúc này, với cùng chú ý đó tôi sẽ thấy rằng khi bạn nịnh nọt tôi, hay lăng mạ tôi, không có hình ảnh, bởi vì tôi chú ý lạ thường. Liệu bạn sẽ thực hiện việc này? Không đặt thành vấn đề điều gì được nói, tôi lắng nghe, tôi không nói, ‘Bạn có thành kiến’ hay ‘Bạn không có thành kiến.’ Tôi lắng nghe bởi vì cái trí muốn tìm ra liệu nó đang tạo tác một hình ảnh từ mọi từ ngữ, từ mọi tiếp xúc? Tôi tỉnh táo cực kỳ, thế là tôi phát giác trong chính tôi một người mà không chú ý, mê muội, đờ đẫn, mà tạo tác những hình ảnh và bị tổn thương – không là một người thông minh. Ít ra, liệu bạn đã hiểu rõ nó bằng từ ngữ? Lúc này, hãy áp dụng nó. Vậy là, bạn nhạy cảm với mọi tình huống, nó mang lại hành động đúng đắn của nó. Và nếu người nào đó nói điều gì đó với bạn, bạn chú ý cực kỳ, không phải đến bất kỳ thành kiến nào, nhưng bạn chú ý đến tình trạng bị quy định của bạn. Thế là, bạn đã thiết lập một liên hệ cùng anh ấy mà hoàn toàn khác hẳn sự liên hệ của anh ấy với bạn. Bởi vì nếu anh ấy có thành kiến, bạn lại không; nếu anh ấy không nhận biết, bạn nhận biết. Vì vậy bạn sẽ không bao giờ tạo tác một hình ảnh về anh ấy. Bạn thấy sự khác biệt? Liệu bạn sẽ thực hiện việc đó? Bạn không có một ý tưởng rằng bạn sẽ có sức sống biết chừng nào.

Người hỏi: Tôi nghĩ chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện nó.

Krishnamurti: Đó là nó, đó là đồng hợp tác. Bạn đang giúp đỡ tôi và tôi đang giúp đỡ bạn. Bạn đang học hành từ tôi và tôi đang học hành từ bạn để không tạo tác những hình ảnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 7640)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
23/01/2015(Xem: 4933)
Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.
05/01/2015(Xem: 18692)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16392)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
11/12/2014(Xem: 9037)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
22/11/2014(Xem: 22501)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 16124)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11497)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 26868)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8804)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567