Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại

09/04/201313:00(Xem: 7423)
Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại

NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI
The Great Religions By Which Men Live

Tác giả: Tiến Sĩ Floyd H. Ross và Giáo Sư Tynette Hills
Dịch giả:Thích Tâm Quang

Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ Phật Lịch 2548 - Dương Lịch 2004
nhungtongiaolon_thichtamquang

LỜI NGƯỜI DỊCH

Có thể nói đây là những bức ký họa chân dung các tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại. Nó đã lột tả được cái thần, cái cốt lõi của các tôn giáo -- một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và tinh tế. Những nét phác họa sắc sảo, những điểm nhấn mạnh trong các chân dung của tác giả đã đem đến cho chúng ta những hiểu biết sơ đẳng, căn bản, giúp ta vượt qua những ngộ nhận mà ta dễ mắc sai lầm qua những mảnh vụn rời rạc, chắp vá mà ta biết được, hiểu được hoặc nghe được từ những kiến thức nghe nói vu vơ khó có thể tin cậy được.

Đúng như tác giả lấy hình ảnh dòng sông có những cuộn xoáy tù hãm để ví với dòng đời -- một hình tượng thật chính xác, dễ hiểu cho những ai muốn tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời. Thoát ra khỏi những cuộn xoáy tù đọng để trôi chảy với mênh mang dòng đời không phải là công việc dễ dàng -- như tác giả viết trong chương kết luận, khi chúng ta sinh ra đời là trắng, đen, vàng..., người Âu, Mỹ, Á,... Dù muốn hay không, ta đã tập nhiễm nền văn hóa truyền thống, phong tục bản địa, đâu dễ gì có điều kiện để nhìn ra bốn phương, những chân trời lạ, nói gì đến trực nghiệm để hiểu được muôn vàn.

Nhịp sống đương đại đang trong cuộc xoáy chủ nghĩa vật chất tù hãm đưa nhân loại đến những xung đột nhiều mặt, và đừng nên quên rằng ta nhiều người sẽ ít. Cho nên tôn giáo vẫn đang gánh vác nhiệm vụ của nó bằng cách nói đến "chia sẻ", "thương yêu người hàng xóm". "thiểu dục tri túc", "tình anh em", vân vân....

Bởi lẽ đó, hiểu mình để đi đến hiểu người đòi hỏi nỗ lực phi thường và hiểu người để đi đến hiểu mình cũng cần nhiều công lao khó nhọc, vượt lên chính bản thân mình. Và chính điều đó là một nét tuyệt đẹp tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào. Dù tin hay không tin thì tôn giáo luôn luôn là giấc mơ đẹp nhất của nhân loại -- vươn tới tìm hiểu cái sâu xa nhất của sự sống, nguồn gốc sự sống, tìm lại bản thể, khao khát hòa mình vào với thiên nhiên, vũ trụ...

Đắm mình trong vẻ đẹp tôn giáo, tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách quý này với hy vọng giúp bạn đọc được một phần nào trong việc tìm hiểu các tôn giáo lớn trong nhân loại.

Tự biết khả năng còn nhiều hạn chế nhưng với tấm lòng nhiệt thành, chúng tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm này, mong mang được ít nhiều lợi lạc cho người đọc.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Chư Tôn Đức đã khích lệ và góp nhiều ý kiến bổ ích. Đặc biết chúng tôi xin tri ân Đạo Hữu Trần Quốc Cường đã bỏ nhiều công phu để hiệu đính sửa chữa những thiếu sót sai lầm, một đóng góp to lớn trong việc phát hành tác phẩm này.

Chúng tôi xin chân thành Tiến Sĩ Bình Anson đã tích cực giúp đỡ, điều chỉnh, sắp xếp cách trình bày.

Chúng tôi cũng xin chân thành tri ân các Đạo Hữu Kỳ Châu -- Diệu Thức cùng các bạn đạo tại Houston, Texas, Đạo Hữu Chơn Phổ Nguyễn Thị Phương -- Đạo Hữu Nguyễn Công Hiền , B. S. Hoàng Giang, L.S Đỗ Đình Phúc, Đạo Hữu Trần Minh Lợi, Đạo Hữu Hoàng Trí Phan Thông Hảo, Đạo Hữu Nguyên Khiêm Lương Thanh Kiểm, Diệu Chơn Lương Thị Mai, Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thị Mai Trinh, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Hữu Nhung, Nguyễn Cung Thị Hỷ, Nguyễn Thế Nhiệm, và Diệp Liên Phát đã phát tâm cúng dường ấn tống cuốn sách này.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo thùy từ gia hộ quý Đạo Hữu cùng bửu quyến thân tâm thường lạc, hạnh phúc và các hương linh Ninh Viết Khánh pháp danh Tuệ Tường, Bùi Kim Hạnh pháp danh Diệu Ngôn, Châu Nguyệt Vân Thu, Nguyễn Mỹ Linh, Phương Thị Tính pháp danh Diệu Thủy, Nguyễn Thi Thái, và Hồng Thị Sai pháp danh Diệu Hồng vãng sanh Cực Lạc Quốc.

Sau cùng chúng tôi kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để tác phẩm được hoàn chỉnh trong kỳ tái bản.

Mùa Phật Đản Giáp Thân 2548, Dương Lịch 2004

Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

HƯỚNG TỚI MỘT NIỀM TIN PHONG PHÚ HƠN

Hầu hết chúng ta ràng buộc niềm tin của mình vào những tín ngưỡng nhất định. Chúng ta hay coi những tôn giáo khác là kém thanh khiết và chân chính. Chúng ta quên rằng người phương Đông thấy nhiều đức tin của chúng ta không thể tin được.

Dù sao cũng không nên đánh giá tôn giáo bằng biểu hiện thấp nhất của nó -- tôn giáo phải được đánh giá bằng biểu hiện cao nhất của nó. Và nhìn vào những người sáng lập vĩ đại của những tôn giáo lớn, chúng ta thấy các ngài có nhiều quan điểm giống nhau. Vinh danh vị này không có nghĩa là làm ô danh vị kia...

LỜI NÓI ĐẦU

Những nhà tiên tri là những người sống ngoài phạm vi thông thường của xã hội. Các ngài không bị ràng buộc vào cách cư xử và cung cách của người dân bình thường mà ra đi để tầm nhìn của các Ngài có những chân trời rộng lớn hơn. Các Ngài thiết lập những con đường mới. Tôn giáo của các Ngài phóng khoáng và vươn xa.

Các thầy tu là những người chăm sóc gần gũi các bệ thờ theo tục lệ. Họ là những người bán hàng hóa được giao cho họ và là người phân phát phong tục. Họ không sáng tạo nhưng gìn giữ.

Tất cả các tôn giáo đều có những nhà tiên tri và thầy tu -- ít nhà tiên tri nhưng nhiều thầy tu. Những trụ sở như đền, chùa, nhà thờ và giáo đường là mối quan tâm của thầy tu; cải cách, thiên khải, và những hiểu biết sâu sắc mới mẻ là thịt và thức uống của các nhà tiên tri.

Cơ Đốc Giáo (giống như tất cả tôn giáo khác) là một tôn giáo nhiều mặt. Qua nhiều thế kỷ, nó đã có tiêu chuẩn đánh giá đầy đủ cả về nhà tiên tri lẫn thầy tu -- các thầy tu chiếm đa số. Hầu hết trong chúng ta đều được dạy tôn giáo bằng phương tiện của một thể chế nào đó, và chúng ta dễ đi đến tin vào sự giải thích về tôn giáo của thể chế đó. Chúng ta thắt chặt niềm tin của chúng ta vào niềm tin của giáo đường (nhà thờ của chúng ta), vào một loạt đức tin, vào những hình thái và kiểu mẫu cố định. Chúng ta có khuynh hướng ngờ vực những người khác không phải người nhà -- coi những người khác là "kém thanh khiết" hay kém chân chính. Tôn giáo thông thường vốn chia rẽ: nó làm người ta cách biệt nhau, đôi khi có chủ ý (với tín ngưỡng và chính thể) và thường vô ý thức nhiều hơn (bởi sự nuôi dưỡng lòng tự hào rằng chúng ta là chủ sở hữu chân lý tôn giáo).Tôn giáo thầy tu giống như quốc gia chủ nghĩa: tự tồn và ý thức về bản thân.

Khi chúng ta nhìn qua biên giới tới các tôn giáo khác, chúng ta hay khinh miệt bằng sự tự khẳng định cao độ. Chúng ta thích vạch ra đức tin của người dân trong các khu vực địa dư và văn hóa khác là khờ khạo và dị đoan như thế nào, những vị thần của họ non nớt ra sao, sự tu hành của họ kỳ cục làm sao. Chúng ta quên rằng nếu một người phương Đông nhìn chúng ta bằng cao độ của người đó thì người ấy sẽ thấy nhiều những cách tu tập Cơ Đốc Giáo và cả đến đức tin của chúng ta đều không thể tin được và nhiều tập quán tôn giáo của chúng ta rất kỳ cục.

Đánh giá bất cứ tôn giáo nào bằng sự biểu hiện thấp nhất của tôn giáo ấy là không công bằng. Tất cả các tôn giáo đều có những đỉnh cao và vùng đất thấp, và những đỉnh điểm sẽ được nhìn thấy rõ ràng ở những bậc sáng tạo, những vị sáng lập, và văn học vĩ đại của các ngài. Thước đo một tôn giáo là lý tưởng tốt đẹp nhất của tôn giáo ấy. Chúng ta mong mỏi những người khác đánh giá tôn giáo của chúng ta bằng biểu hiện tốt đẹp nhất của nó; và, đổi lại, với một sự lịch sự sơ đẳng, chúng ta phải suy xét những tôn giáo khác bằng những điều tốt đẹp nhất của tôn giáo ấy. Một người Cơ Đốc Giáo luôn luôn thích Jesus ở Nazareth đại diện cho tôn giáo của mình khi được đánh giá; và những người có tín ngưỡng khác cũng phải chọn những nhà tiên tri tốt nhất đại diện cho họ khi đem so sánh.

Nếu chúng ta giải quyết trong tinh thần ấy, chúng ta sẽ thấy những nhà tiện tri vĩ đại của tất cả các tôn giáo lớn giống nhau biết bao, các ngài chỉ hướng cho con người, đức hạnh được đánh giá giống nhau làm sao, và, có lẽ những vị thần tốt nhất của tôn giáo ấy cho thấy đặc tính không giống như những nét tốt nhất mà chúng ta biết. Những phép ẩn dụ của các tôn giáo khác nhau rất nhiều. Tất cả các tôn giáo phát triển mạnh trong những ẩn dụ thích hợp với thời gian, không gian và văn hóa riêng. Nhưng ẩn dụ là những phương tiện không phải là cứu cánh. Thượng Đế bao giờ cũng nhiều nghĩa hơn bất cứ một ẩn dụ nào.

Tin vào một Thượng Đế xứng đáng là tin vào Thượng Đế của tất cả mọi người, bất kể là nòi giống hay xứ sở nào; một Thượng Đế không cách biệt tinh thần hiến dâng của con người ở bất cứ đâu.

Có rất nhiều nhà tiên tri thần thánh. dù cho ánh sáng được truyền rực rỡ qua một số người này nhiều hơn qua một số người khác.Vinh danh một trong các ngài với lòng kính ngưỡng sâu xa không có nghĩa là làm ô danh các vị khác. Chúng ta cần biết nhiều hơn về những nhà tiên tri của các tôn giáo lớn, các ngài đã truyền ánh sáng thiêng liêng, cả khi chúng ta khao khát muốn biết nhiều hơn nữa về thông điệp trong sáng của vị sáng lập ra tôn giáo của mình. Chúng ta có thể đem lòng nhân ái đến những ai quá do dự không hiểu được những nhà tiên tri của họ, và những người là các thầy tu nhưng đã bị lạc vào những chi tiết kém cỏi về tôn giáo của họ.

Dường như đối với tôi, cuốn sách này là một cuốn sách tiên tri. Trong khi trình bày tôn giáo thầy tu, nó thiết lập những quang cảnh tiến tới sự tiên tri trong tất cả những tôn giáo ấy. Tiên tri về mục đích hiển nhiên của nó: để kích thích sự đánh giá nồng nhiệt hơn về các nhà tiên tri vĩ đại và tài liệu tiên tri vĩ đại. Tiên tri về khát khao hiển nhiên của nó: thúc đẩy thái độ mà nhân loại phải trau dồi trước, trong khi văn hóa tác động đến văn hóa, trong khi người ta cũng bị lôi kéo vào việc trao đổi thông tin và ý thức về một vận mệnh chung. Trên con đường mà thế giới đang đi, chúng ta sẽ trưởng thành lên về tinh thần, về khoan dung và tình huynh đệ. Không có sự lựa chọn nào khác để tồn tại.

Chính tôi tin rằng nếu các các vị sáng lập ra các tín ngưỡng vĩ đại hiểu chúng ta ngày nay, các ngài hẳn đã đi qua những biên giới mà những đệ tử của các ngài đã thiết lập nên; các ngài sẽ phải ngồi vào bàn để trình bày những đồng thuận và phân biệt chân lý đằng sau nhiều ẩn du. Các ngài sẽ thấy hợp nhau trong một thế giới tinh thần chung, một Thượng Đế chung.

Nhiều người chúng ta thấy rằng con người giống nhau về những khát vọng sâu xa như thế nào. Nếu quí vị trao đổi ý kiến với một người tự do thuộc tín ngưỡng Do Thái, quý vị sẽ thấy người ấy gần gũi với chính quý vị (nếu chính quý vị có cơ hội hít thở không khí trong lành mà vị tiên tri hít thở). Quí sẽ không ngạc nhiên nếu một người trong số bạn của quí vị gọi chính anh ta là Cơ Đốc Giáo hay Phật Giáo, nếu bạn biết một số điều cốt lõi của mỗi tín ngưỡng. Qúy bạn sẽ tham dự một buổi lễ đơn giản tại hội quán Ramakrishna ở thành phố Nữu Ước với cảm nghĩ là vị sáng lập ra tôn giáo của bạn cũng hiện diện trong căn nhà của Thượng Đế này. Và quí bạn sẽ đánh giá cao lời xác nhận của Ấn Giáo là chân lý tỏa sáng rực rỡ hơn khi nó tỏa sáng từ nhiều góc độ, giống như kim cương có nhiều mặt. Bạn sẽ khâm phục trước lời khuyên bảo của Ấn Giáo kêu gọi bạn đừng bỏ di sản đạo lý của chính bạn, nhưng hãy nhìn vào điều đó với sự giúp đỡ của vị tiên tri vĩ đại nhất của nó thay vì tín điều của các thầy tu.

Tiến Sĩ Ross có khả năng xuất sắc chỉ ra con đường tiến tới một niềm tin rộng lớn hơn. Giáo Sư về Tôn Giáo Thế Giới tại Đại Học Miền Nam California, ông là tác giả tác phẩm The Meaning of Life in Hinduism and Buddhism (Ý Nghĩa Đời Sống Trong Ấn Độ Giáo và Phật Giáo), và Addressed To Christians: Isolationism vs. Word Community (Gửi người Cơ Đốc Giáo: Chủ Nghĩa Biệt Lập Chống lại Cộng Đồng Thế Giới), và đồng tác giả tác phẩm Ethics and the Modern World (Đạo Đức và Thế Giới Tiên Tiến). Ông hiểu lịch sử tôn giáo của chính ông rất tường tận, và sự nghiên cứu của ông đã đưa ông đến gần gũi hơn với các đấng tiên tri và tài liệu tiên tri của những tôn giáo lớn khác.

Bà Hills là một bà giáo trường công lập và là một thành viên của ban giáo dục tôn giáo của một số nhà thờ lớn. Sau khi học chuyên về tôn giáo tại Đại Học Southern California, bà đã tiếp tục học để lấy bằng Thạc Sĩ tại Đại Học này.

Hai người cùng nhau phát hành cuốn sách vạch ra con đường chính đáng cho những ngày sắp tới.

Vergilius Ferm

The College of Wooster

Wooster, Ohio, U.S.A.

LỜI CẢM ƠN

Các tác giả bày tỏ lòng cảm kích về sự giúp đỡ của Sophia L. Fahs đã biên tập toàn bộ bản thảo này. Lòng cảm kích với Jeanette Perkins Brown đã có những đề nghị hữu ích trong lúc sơ khởi, Rabbi Edwin Zerin đã duyệt tài liệu Do Thái Giáo và đã có những lời bình luận quí báu. Và Giáo Sư Paul Irwin của Trường Tôn Giáo, Đại Học Southern California, đã có những đề nghị thích h���p cho toàn bộ dàn bài.

DẪN NHẬP

1. CHÚNG TA NHÌN CUỘC ĐỜI

Một câu chuyện kể về ba người bị đắm tầu lưu lạc trên một hòn đảo tại South Seas (Biển Nam). Khi thuyền đụng phải bãi san hô vỡ tan từng mảnh, thực phẩm, quần áo và dụng cụ đều bị mất trên biển. Ba người thủy thủ kiệt sức sống sót này trôi giạt vào bờ biển tránh khỏi những cơn sóng dữ. Sau khi bị bất ngờ, họ bắt đầu đánh giá lại tình hình. Bên kia bãi cát là một rừng cây, rồi đến những rìa đá và những vách đá dốc. Không có một dấu hiệu nào cho thấy có người ở chung quanh đây. Chỉ có âm thanh của biển động và tiếng kêu của con mòng biển.

Không một người nào có địa bàn. Máy vô tuyến của họ đã bị mất lúc thuyền đắm. Sự cần thiết trước mắt là xem đảo có người ở không. Thực phẩm không thành vấn đề, họ thấy trái cây miền nhiệt đới đầy dãy. Nhưng họ hoàn toàn thất vọng vì không biết họ hiện ở đâu. Họ hiểu rằng phải tìm ra người có thể giúp họ manh mối về nơi chốn hiện nay của họ. Họ quyết định một người đi dọc theo bờ biển, một người thứ hai cũng đi theo bờ biển phía ngược lại, còn người thứ ba thâm nhập phía chân đồi. Mỗi người đã phát hiện có dấu vết người ở -- dấu chân, đồng ruộng, hay khói bốc lên từ một làng xa xa nào đó.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, người thứ ba đã khám phá ra dấu hiệu có người ở -- khói bốc lên từ một cái chòi nhỏ ở phía sườn núi. Người này liền báo cho hai người bạn biết và cả ba lên đường tiến vào làng. Những người trên đảo này tỏ ra rất thiện cảm. Sau nhiều tuần, ba người này đã đi nhờ trên một chiếc thuyền nhỏ đưa họ về quê hương của họ.

VŨ TRỤ RIÊNG TÁCH BIỆT CỦA CHÚNG TA

Bạn và tôi cùng ở trong một tình cảnh. Không có chọn lựa, chúng ta đều bị quăng vào "hòn đảo" gọi là trái đất. Giống như người bị đắm tàu chúng ta hoặc là cảm thấy buồn phiền cho thân phận mình hoặc là bắt đầu nhìn quanh cố xác định vị trí của chúng ta. Chắc chắn là chúng ta không phải tìm người, vì họ thường bao quanh chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thấy khó mà tìm được người có thể giúp chúng ta tìm ra đúng vị trí của chúng ta hay giúp chúng ta tới nơi đến của chúng ta.

Khi còn nhỏ, chúng ta cho rằng cha mẹ có thể trả lời mọi chuyện là điều tất nhiên những cái mà cha mẹ biết câu trả lời. Khi lớn lên đôi khi chúng ta giải quyết vấn đề theo cách cha mẹ chúng ta giải quyết. Đôi khi chúng ta quên rằng cha mẹ cũng không thể biết tất cả những câu trả lời về tất cả những vấn đề của đời sống. Họ cũng sống trên hòn đảo này. Và không ai hỏi cha mẹ là các người có muốn ở đây không. Thấy chính mình ở đây, họ bắt đầu cố gắng hết sức mình. Họ đã đã tìm thấy một số câu trả lời qua cuộc sống.

Chúng ta được dẫn dắt trong lúc thiếu thời bởi sự hiểu biết mà họ đã học hỏi, dù là một phần. Nhưng chúng ta không thể dẫn dắt cuộc sống an toàn chỉ bằng ý kiến của những người ngẫu nhiên sống trước chúng ta. Chúng ta cũng không thể chấp nhận những ý kiến đó một cách mù quáng. Chúng ta phải nhớ rằng câu trả lời có thể là của chúng ta chỉ khi chúng ta làm câu trả lời đó thành một phần kinh nghiệm của chúng ta. Không có cha mẹ hay thầy giáo nào có thể sống cho chúng ta. Có nhiều điều chúng ta chỉ có thể học hỏi được qua cuộc sống và học hỏi vì chính mình.

CHÚNG TA CÓ THỂ THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH KHÔNG?

Một số người hình như sống ngày này qua ngày khác mà không bỏ thì giờ để nghĩ về việc này. Họ dường như không bao giờ quan tâm đến thế giới mà họ sống hay nơi chốn của họ trong đó. Cuộc sống của họ được kiểm soát bằng thói quen, và dường như họ không cần tìm kiếm sự cải thiện nào. Thật là bất hạnh khi điều này xẩy ra cho bất cứ người nào, vì người đó mất cơ hội để phát triển và tiến bộ. Không ngưng tìm kiếm câu trả lời tốt đẹp hơn về bản chất của cuộc sống và vũ trụ làm tăng thêm thú vị cho cuộc sống. Còn nhiều rộn ràng hơn là phải chấp nhận những câu trả lời cũ kỹ và phong tục tập quán chỉ vì chúng xưa rồi.

Ai đó có thể ngừng không thắc mắc hay nghi ngờ vì người lớn làm cho người ấy mất can đảm. Đôi khi, thầy giáo và cha mẹ quá mệt, quá bận, hay quá nôn nóng không lưu tâm đến những câu hỏi của người trẻ. Cho nên sau một thời gian người ấy không còn hỏi nữa. Có những người lại quá chú tâm đến những hoạt động xã hội, thể thao, hay công việc đến nỗi họ không màng tới những băn khoăn sâu xa về bản chất của mọi sự.

Tuy vậy những câu hỏi trong lòng chúng ta. Đời sống là gì? Làm sao ta đến đây? Thượng Đế như thế nào? Sự khác biệt giữa phải và trái là thế nào? Tình thương yêu là gì? Việc gì xẩy ra khi chúng ta chết? Có nhiều câu hỏi giống như vậy được hỏi bởi người ở mọi nơi và ở mọi thời đại.

Nếu chúng ta thành thật với chính mình, hãy để những câu hỏi đó thâm nhập phần nào vào chú ý và cố gắng của chúng ta. Tìm câu trả lời tức là cách chúng ta học. Đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ khi đưa ra câu hỏi. Chúng ta cũng đừng bao giờ cảm thấy ai đó dù nổi tiếng đến đâu, đã tìm thấy tất cả những câu trả lời cho chúng ta rồi. Để được sống trọn vẹn, tất cả chúng ta phải biết ý nghĩa của cuộc đời và cố gắng tìm ra một số câu trả lời vừa ý. Nghi ngờ và những câu hỏi là những dấu hiệu lành mạnh của sự thành thật với chính mình và là một thước đo sự cố gắng tăng trưởng sự tự hiểu biết của chúng ta.

TÔN GIÁO CÓ CÂU "TRẢ LỜI" KHÔNG?

Một số người nói về tôn giáo như thể tôn giáo có tất cả câu trả lời, nhưng sự khẳng định này chỉ đem đến nhiều câu hỏi hơn. "Tôn giáo" là gì? Có phải là đi nhà thờ, tụng kinh, nghe những lời cầu nguyện, học cách cầu nguyện không? Khi người ta nói về Thượng Đế họ muốn nói gì? Do đâu người ta có được ý niệm về Thượng Đế? Làm sao chúng ta biết những ý niệm ấy đúng hay không đúng? Tại sao chúng ta nên cảm thấy chúng ta phải tin theo một cách nào đó?

Không có tôn giáo nào có tất cả những câu trả lời, dù rằng có mục sư hay các thầy tu đôi khi nói là có. Tất cả các tôn giáo đều cố gắng đưa ra những câu hỏi quan trọng nhất. Tôn giáo cũng cung cấp những ghi chép về cách trả lời những câu hỏi căn bản của một số người. Nhiều người nghĩ rằng tôn giáo của chính họ cống hiến câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi của mọi người. Nhưng những đạo sư tôn giáo khôn ngoan không nói như vậy. Thay vào, các vị này khuyến khích người ta nên tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời như chính các vị ấy đang làm.

CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ Ở NGƯỜI KHÁC?

Khi chúng ta tìm câu trả lời về những băn khoăn của chúng ta, thường rất hữu ích nếu tìm kiếm ngoài chúng ta. Nhiều người thuộc các văn hóa và tôn giáo khác đã tìm thấy những đầu mối quan trọng về ý nghĩa của cuộc đời. Ý tưởng của họ có thể cung cấp cho ta những đề nghị có giá trị. Nghiên cứu những ý tưởng này giúp chúng ta nhiều hơn là chỉ nghiên cứu một câu trả lời -- độc nhất câu trả lời của quốc gia hay tôn giáo riêng của chúng ta. Nó sẽ mở ra cho chúng ta con đường ngắn hơn tiến tới trí tuệ mà những người khác đã thu hoạch được.

Chúng ta phải chọn kỹ lưỡng người mà ta cậy nhờ vì đời sống không cho chúng ta có thì giờ để kiểm tra tất cả tổ tiên chúng ta và khảo sát tất cả những tôn giáo của những thế hệ khác. Chúng ta phải chọn những người đã cố gắng tỏ ra thành thật trong việc tìm kiếm. Chúng ta không muốn mất thì giờ với những vị thầy không thành thật và tự cho là quan trọng, dù là cổ hay kim.

Chúng ta cũng chẳng muốn bị lạc vào cuộc thám hiểm khu nhà ổ chuột giữa những người mà chúng ta đang nghiên cứu tôn giáo của họ. Nếu chúng ta muốn khám phá Beethoven có viết nhạc mà ta thích không, ta cần phải nghe những bản giao hưởng và xô nát của ông. Chúng ta không nên quan tâm đến sự việc ông thường đi quanh quẩn với cái cà vạt có vết trứng. Cùng một cách như vậy, nếu chúng ta muốn tìm những đề nghị hữu ích từ người khác, chúng ta cần phải quan sát quan niệm về đời sống của họ. Chúng ta không nên bận tâm về cách ăn mặc, hay phong tục khác biệt với chúng ta.

Khoa học gia, nghệ sĩ, kỹ sư, thầy giáo, triết gia và các nhà thần học -- tất cả, bất kể đến nòi giống, ngôn ngữ, xứ sở, đều đang cố gắng tìm ra ý nghĩa mới về cuộc sống. Một ngày nào đó chúng ta sẽ có một bức tranh toàn vẹn hơn bức tranh chúng ta có ngày nay. Vào lúc đó, như thể là chúng ta sẽ vẫn còn cố gắng ghép trò chơi lắp hình. Một số người đang ghép một góc của trò chơi, một số ở một góc khác, vân vân... Nhiều người chúng ta lưu ý nhiều đến những chi tiết nhỏ nhặt, mà quên đi toàn bộ bức tranh. Chỉ trong những lúc tưởng tượng nhiều hơn, chúng ta mới cố gắng có một cái nhìn về toàn bộ đời sống.

Hầu hết mọi người bao giờ cũng nhìn vào tôn giáo của mình vì một cảm giác nào đó về toàn bộ bức tranh của đời sống, mặc dầu vô số mảnh chưa được lắp vào. Có lẽ chúng ta sẽ học hỏi một chút ít của tôn giáo khác, điều đó có thể giúp chúng ta hiểu nhiều hơn.

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG

Lúc còn nhỏ, chúng ta rất quan tâm đến những hoạt động trước mắt hàng ngày. Nhưng khi là thanh niên, chúng ta bắt đầu khám phá ra là trong khi các hoạt động riêng rẽ là quan trọng thì chúng là một phần của toàn bộ cuộc sống. Và cuộc sống của chúng ta là một phần của cái gì đó lớn hơn -- cuộc đời mà trong đó tất cả chúng sinh đều chia sẻ. Chúng ta trở nên quan tâm hơn về cuộc đời là gì và chúng liên quan đến những cuộc đời khác ra sao. Chúng ta bắt đầu khám phá ý nghĩa cuộc đời. Chúng ta chú tâm đến suy nghĩ độc lập hơn trước đây

Đời sống của chúng ta càng trở thành một vấn đề tiến bộ của chính chúng ta, và nếu chúng ta nghĩ về điều này, chúng ta làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa. Bởi vì con người ở bất cứ ở đâu cũng thấy rằng cuộc sống có ý nghĩa là mục đích của tất cả mọi người, họ đã phát triển tôn giáo để giúp họ quyết định cái gì thực sự quan trọng. Tôn giáo trên thế giới ngày nay đã hiến dâng cho chúng ta nhiều cái khi ta tìm kiếm ý nghĩa và các câu trả lời. Tất cả những cuộc tìm kiếm mối quan hệ đúng với chính họ, với những người khác, và với thế giới của con người là một phần của sự tìm kiếm chung mà chúng ta cũng có dính líu.

Chúng ta chấp nhận sự thách thức trong việc truy tầm ý nghĩa cuộc sống, nêu ra những câu hỏi và tìm kiếm không ngưng nghỉ và vui với những câu trả lời mà ta có thể chấp nhận. Khi chúng ta làm, chúng ta sẽ có được cảm hứng của những người đã hỏi và trả lời ở những thời đại khác hay ở những nơi khác. Hãy xem họ đã nói gì với chúng ta và hãy sử dụng những gì giúp chúng ta tiếp tục truy tìm cách sống tốt hơn.

---o0o---


Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 14323)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33527)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9891)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 59102)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 8359)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 8433)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7966)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 6018)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 28488)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 25172)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]