Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 19: Hoạt động tự cho mình là trung tâm

18/07/201102:02(Xem: 4532)
Chương 19: Hoạt động tự cho mình là trung tâm

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG XIX
HOẠT ĐỘNG TỰ CHO MÌNH LÀ TRUNG TÂM

Tôi nghĩ, hầu hết chúng ta đều nhận biết được rằng mọi hình thức của thuyết phục, mọi loại của khích lệ, đã được cống hiến cho chúng ta để kháng cự những hoạt động tự cho mình là trung tâm. Những tôn giáo, qua những hứa hẹn, qua sợ hãi địa ngục, qua mọi hình thức của phê bình trong những hình thức khác nhau đã cố gắng khuyên can con người rời khỏi những hoạt động liên tục này mà sinh ra từ trung tâm của ‘cái tôi’. Điều này đã thất bại, và những tổ chức chính trị đã tiếp quản. Ở đó, lại nữa, sự thuyết phục; ở đó, lại nữa sự hy vọng không tưởng tối thượng. Mọi hình thức của luật pháp từ sự việc rất giới hạn đến cực đoan, kể cả những trại tập trung, đã được áp dụng và thi hành để đối phó với bất kỳ hình thức nào của kháng cự. Tuy vậy chúng ta vẫn tiếp tục trong hoạt động tự cho mình là trung tâm của chúng ta, mà dường như là loại hành động duy nhất mà chúng ta biết. Nếu chúng ta suy nghĩ về nó, chúng ta cố gắng để bổ sung; nếu chúng ta nhận biết được nó, chúng ta cố gắng thay đổi hướng đi của nó; nhưng thuộc cơ bản, sâu thẳm, không có thay đổi, không có sự kết thúc tận gốc rễ của hoạt động đó. Những người biết suy nghĩ nhận biết được điều này; họ cũng ý thức được rằng khi hoạt động từ trung tâm đó kết thúc, vậy là có thể có hạnh phúc. Hầu hết chúng ta đã quá quen thuộc ý tưởng rằng, hoạt động tự cho mình là trung tâm này là tự nhiên và rằng, hành động kết quả, mà là việc không tránh khỏi, chỉ có thể được bổ sung, được định hình và được kiểm soát. Bây giờ những người hơi nghiêm túc hơn, hơi khẩn thiết hơn, không phải ngây thơ – bởi vì ngây thơ là một phương cách của tự-lừa dối – phải tìm ra, khi nhận biết được toàn qui trình lạ lùng này của hoạt động tự cho mình là trung tâm, liệu rằng người ta có thể vượt khỏi.

Muốn hiểu rõ hoạt động tự cho mình là trung tâm này là gì, rõ ràng người ta phải tìm hiểu nó, nhìn ngắm nó, nhận biết được toàn qui trình. Nếu người ta có thể tỉnh thức được nó, vậy thì có thể xóa sạch nó; nhưng muốn tỉnh thức được nó đòi hỏi một hiểu rõ nào đó, một ý định nào đó để đối diện sự việc như nó là và không diễn giải, không bổ sung, không chỉ trích nó. Chúng ta phải nhận biết được điều gì chúng ta đang làm, được tất cả hoạt động mà khởi nguồn từ trạng thái tự cho mình là trung tâm đó; chúng ta phải nhận biết được nó. Một trong những khó khăn chính của chúng ta là, khoảnh khắc chúng ta nhận biết được hoạt động đó, chúng ta muốn định hình nó, chúng ta muốn kiểm soát nó, chúng ta muốn chỉ trích nó hay chúng ta muốn bổ sung nó, vì vậy hiếm khi nào chúng ta có thể nhìn nó một cách trực tiếp. Khi chúng ta nhận biết được, rất ít người trong chúng ta có thể biết phải làm gì.

Chúng ta nhận ra rằng những hoạt động tự cho mình là trung tâm là tổn hại, là hủy diệt, và mọi hình thức của đồng hóa – như với một quốc gia, với một nhóm đặc biệt, với một ham muốn đặc biệt, sự tìm kiếm cho một kết quả ở đây hay đời sau, sự tôn vinh một ý tưởng, sự theo đuổi một mẫu mực, sự theo đuổi đạo đức và vân vân – nhất thiết là hoạt động của một người tự cho mình là trung tâm. Tất cả những liên hệ của chúng ta, với thiên nhiên, với con người, với những ý tưởng, là kết quả của hoạt động đó. Khi biết tất cả việc này, người ta phải làm gì đây? Mọi hoạt động như thế phải kết thúc một cách tự nguyện – không phải tự áp đặt, không phải bị ảnh hưởng, không phải bị điều khiển.

Hầu hết chúng ta nhận biết được rằng, những hoạt động tự cho mình là trung tâm này tạo ra sự ma mãnh và hỗn loạn nhưng chúng ta chỉ nhận biết được nó trong những phương hướng nào đó. Hoặc chúng ta quan sát nó trong những người khác và lơ là những hoạt động riêng của chúng ta hoặc nhận biết, trong liên hệ với những người khác, được hoạt động tự cho mình là trung tâm riêng của chúng ta; chúng ta muốn thay đổi, chúng ta muốn tìm được một thay thế, chúng ta muốn vượt khỏi. Trước khi chúng ta có thể giải quyết được nó chúng ta phải biết làm thế nào qui trình này hiện diện, đúng chứ? Với mục đích hiểu rõ điều gì đó, chúng ta phải có thể quan sát nó; và muốn quan sát nó chúng ta phải biết những hoạt động khác nhau của nó tại những tầng ý thức khác nhau, có ý thức cũng như không ý thức – những hướng dẫn có ý thức, và cũng vậy những chuyển động tự cho mình là trung tâm của những động cơ và những ý định không ý thức bên trong.

Tôi chỉ nhận biết được hoạt động của ‘cái tôi’ này khi tôi đang phản kháng, khi trạng thái ý thức bị cản trở, khi ‘cái tôi’ là sự ham muốn đạt được một kết quả, đúng chứ? Hay tôi nhận biết được trung tâm đó khi vui thú kết thúc và tôi muốn có nhiều vui thú hơn; vậy thì có sự kháng cự và một định hình có mục đích của cái trí đến một kết thúc đặc biệt mà sẽ trao tặng tôi một hài lòng, một thỏa mãn; tôi tỉnh thức được chính tôi và những hoạt động của tôi khi tôi đang theo đuổi đạo đức một cách có ý thức. Chắc chắn một con người theo đuổi đạo đức một cách có ý thức là không-đạo đức. Khiêm tốn không thể được theo đuổi, và đó là vẻ đẹp của khiêm tốn.

Qui trình tự cho mình là trung tâm này là kết quả của thời gian, đúng chứ? Chừng nào trung tâm của hoạt động này còn tồn tại trong bất kỳ phương hướng nào, có ý thức hay không-ý thức, có chuyển động của thời gian và tôi nhận biết được quá khứ và hiện tại cùng với tương lai. Hoạt động tự cho mình là trung tâm của ‘cái tôi’ là một qui trình của thời gian. Chính ký ức cho sự tiếp tục đến hoạt động của trung tâm, mà là ‘cái tôi’. Nếu bạn nhìn ngắm về chính bạn và nhận biết được hoạt động của trung tâm này, bạn sẽ thấy rằng nó chỉ là qui trình của thời gian, của ký ức, của trải nghiệm và đang diễn giải mọi trải nghiệm tùy theo một ký ức; bạn cũng thấy rằng, hoạt động tự cho mình là trung tâm là sự công nhận, mà cũng là qui trình của cái trí.

Liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả điều này? Nó có thể xảy ra được tại những khoảnh khắc hiếm hoi; nó có lẽ xảy ra cho hầu hết chúng ta khi thực hiện một hành động không-mục đích, không-ý định, không-ý thức; nhưng liệu luôn luôn cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm? Đó là vấn đề rất quan trọng phải đặt ra cho chính chúng ta, bởi vì chính trong việc đặt ra nó, bạn sẽ tìm được đáp án. Nếu bạn nhận biết được toàn qui trình của hoạt động tự cho mình là trung tâm này, hoàn toàn tỉnh thức được những hành động của nó ở những mức độ khác nhau của ý thức của bạn, vậy thì chắc chắn bạn phải tự-hỏi mình liệu hoạt động đó có thể kết thúc? Liệu có thể không suy nghĩ dựa vào thời gian, không suy nghĩ dựa vào tôi sẽ là gì, tôi đã là gì, tôi là gì? Bởi vì từ suy nghĩ như thế, toàn qui trình của hoạt động tự cho mình là trung tâm bắt đầu; cũng vậy, ở đó bắt đầu sự khẳng định để trở thành, khẳng định để chọn lựa và để lẩn tránh, mà tất cả đều là qui trình của thời gian. Trong qui trình đó, chúng ta thấy những ma mãnh, rối loạn, đau khổ, biến dạng, thoái hóa vô tận.

Chắc chắn qui trình của thời gian không là cách mạng. Trong qui trình của thời gian không có thay đổi; chỉ có một tiếp tục và không có đoạn kết, không có gì cả ngoại trừ sự công nhận. Chỉ khi nào bạn hoàn toàn kết thúc qui trình của thời gian, hoạt động của cái tôi, mới có một cách mạng, một thay đổi, sự hiện diện của cái mới mẻ.

Khi nhận biết được toàn qui trình của ‘cái tôi’ này trong hoạt động của nó, cái trí phải làm gì đây? Chỉ qua sự mới mẻ lại, chỉ qua sự cách mạng – không phải qua sự tiến hóa, không phải qua ‘cái tôi’ đang trở thành, nhưng qua cái tôi hoàn toàn kết thúc – mới có cái mới mẻ. Qui trình thời gian không thể mang lại cái mới mẻ; thời gian không là phương cách của sáng tạo.

Tôi không hiểu liệu bất kỳ người nào trong các bạn đã có một khoảnh khắc của sáng tạo. Tôi không đang nói đặt một tầm nhìn nào đó vào hành động; tôi có ý nói rằng cái khoảnh khắc của sáng tạo khi không có sự công nhận. Tại khoảnh khắc đó, có một trạng thái lạ thường mà trong đó ‘cái tôi’, như một hoạt động qua sự công nhận, đã kết thúc. Nếu chúng ta tỉnh thức, chúng ta sẽ thấy rằng trong trạng thái đó không có người trải nghiệm mà ghi nhớ, diễn giải, công nhận và sau đó đồng hóa; không có qui trình của tư tưởng, mà là của thời gian. Trong trạng thái sáng tạo đó, sáng tạo của cái mới mẻ, mà là không-thời gian, không có hành động của cái tôi gì cả.

Chắc chắn câu hỏi của chúng ta là: liệu cái trí có thể ở trong trạng thái đó, không phải khoảnh khắc, không phải những khoảnh khắc hiếm hoi, nhưng – tôi không thích sử dụng những từ ngữ ‘mãi mãi’ hay ‘vĩnh cữu’, bởi vì điều đó sẽ hàm ý thời gian – nhưng ở trong một trạng thái mà không liên quan đến thời gian? Chắc chắn, đó là một khám phá quan trọng phải được thực hiện bởi mỗi người chúng ta, bởi vì đó là cái cửa dẫn đến tình yêu; tất cả những cái cửa khác là những hành động của cái tôi. Nơi nào có hành động của cái tôi, không có tình yêu. Tình yêu không thuộc thời gian. Bạn không thể luyện tập tình yêu. Nếu bạn luyện tập, vậy thì nó là một hoạt động tự-ý thức của ‘cái tôi’ mà hy vọng qua tình yêu sẽ kiếm được một kết quả.

Tình yêu không thuộc thời gian; bạn không thể bắt gặp nó qua bất kỳ nỗ lực có ý thức nào, qua bất kỳ kỷ luật nào, qua bất kỳ đồng hóa nào, mà tất cả đều là qui trình của thời gian. Cái trí, bởi vì chỉ biết được qui trình của thời gian, không thể nhận ra tình yêu. Tình yêu là sự việc duy nhất mà mãi mãi mới mẻ. Bởi vì hầu hết chúng ta đều đã vun đắp cái trí, mà là kết quả của thời gian, chúng ta không biết tình yêu là gì. Chúng ta nói về tình yêu; chúng ta nói chúng ta thương yêu mọi người, chúng ta thương yêu con cái của chúng ta, người vợ của chúng ta, người hàng xóm của chúng ta, chúng ta thương yêu thiên nhiên; nhưng khoảnh khắc chúng ta ý thức được rằng chúng ta thương yêu, hoạt động tự cho mình là trung tâm hiện diện; vì vậy nó không còn là tình yêu.

Toàn qui trình của cái trí này sẽ được hiểu rõ chỉ qua liên hệ – liên hệ với thiên nhiên, với con người, với những chiếu rọi riêng của chúng ta, với mọi thứ quanh quanh chúng ta. Sống không là gì cả ngoại trừ sự liên hệ. Mặc dù chúng ta có lẽ gắng sức tách rời chính chúng ta khỏi sự liên hệ, chúng ta không thể tồn tại mà không có liên hệ. Mặc dù liên hệ là đau khổ nhưng chúng ta không thể chạy trốn, bằng những phương tiện của cô lập, bằng trở thành một ẩn sĩ và vân vân. Tất cả những phương pháp này là những thể hiện thuộc hoạt động của cái tôi. Khi thấy toàn bức tranh này, khi ý thức được toàn qui trình của thời gian như ý thức, không có bất kỳ chọn lựa nào, không có bất kỳ ý định có mục đích, đã khẳng định nào, không có bất kỳ ham muốn cho bất kỳ kết quả nào, bạn sẽ thấy rằng qui trình của thời gian này kết thúc một cách tự nguyện – không bị thôi thúc, không như một kết quả của ham muốn. Chỉ khi nào qui trình đó kết thúc thì tình yêu mới hiện diện, mà mãi mãi mới mẻ.

Chúng ta không phải tìm kiếm sự thật. Sự thật không là cái gì đó xa vời. Nó là sự thật về cái trí, sự thật về những hoạt động của nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nếu chúng ta nhận biết được sự thật từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc này, nhận biết được toàn qui trình của thời gian, nhận biết đó giải thoát ý thức hay năng lượng mà là thông minh, tình yêu. Chừng nào cái trí còn sử dụng ý thức như hoạt động tự cho mình là trung tâm, thời gian còn tồn tại cùng tất cả những đau khổ của nó, cùng tất cả những xung đột của nó, cùng tất cả những ma mãnh của nó, những dối gạt có mục đích của nó; và chỉ khi nào cái trí, vì hiểu rõ toàn qui trình này, kết thúc, tình yêu mới có thể hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2021(Xem: 17850)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 12416)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 5382)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 9988)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 21722)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14869)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24859)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 5266)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 5953)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 7027)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]