Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Giới thiệu

18/07/201102:02(Xem: 4067)
Chương 1: Giới thiệu

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Muốn truyền đạt với nhau, thậm chí nếu chúng ta biết nhau rất rõ, là khó khăn cực kỳ. Tôi có lẽ sử dụng những từ ngữ mà đối với bạn có lẽ có một ý nghĩa khác hẳn ý nghĩa của tôi. Hiểu rõ có được khi chúng ta, bạn và tôi, gặp gỡ nhau trên cùng mức độ tại cùng thời điểm. Điều đó xảy ra chỉ khi nào có thương yêu thực sự giữa con người, giữa người chồng và người vợ, giữa những người bạn thân thiết với nhau. Đó là hiệp thông thực sự. Hiểu rõ đến tức khắc khi chúng ta gặp gỡ trên cùng mức độ tại cùng thời điểm.

Rất khó khăn khi hiệp thông cùng nhau, một cách hiệu quả, dễ dàng và với hành động rõ rệt. Tôi đang sử dụng những từ ngữ đơn giản, không phải thuộc kỹ thuật, bởi vì tôi không nghĩ rằng bất kỳ diễn tả kỹ thuật nào sẽ giúp đỡ chúng ta giải quyết được những vấn đề khó khăn của chúng ta; vì vậy tôi sẽ không sử dụng bất kỳ những thuật ngữ hoặc tâm lý hoặc khoa học. Tôi không đọc bất kỳ quyển sách về tâm lý hay bất kỳ quyển sách tôn giáo nào, may mắn thay. Tôi muốn chuyển tải, bằng những từ ngữ rất đơn giản mà chúng ta sử dụng trong sống hàng ngày của chúng ta, một ý nghĩa sâu thẳm hơn; nhưng điều đó rất khó khăn nếu bạn không biết lắng nghe như thế nào.

Có một nghệ thuật của lắng nghe. Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày. Khi bạn ở trong một trạng thái thâu nhận liên tục của cái trí, những sự việc có thể được hiểu rõ dễ dàng; bạn đang lắng nghe khi chú ý thực sự của bạn được trao vào một điều gì đó. Nhưng bất hạnh thay hầu hết chúng ta đều lắng nghe qua một bức màn của kháng cự. Chúng ta bị che khuất bởi những thành kiến, dù thuộc tín ngưỡng hay thuộc tinh thần, thuộc tâm lý hay thuộc khoa học; hay bởi những lo âu, những ham muốn và những sợ hãi hàng ngày của chúng ta. Và cùng những sự việc này làm thành một bức màn, chúng ta lắng nghe. Vì vậy, thật ra chúng ta lắng nghe sự huyên náo riêng của chúng ta, âm thanh riêng của chúng ta, không phải điều gì đang được nói. Rất khó khăn khi gạt đi sự rèn luyện của chúng ta, những thành kiến của chúng ta, khuynh hướng của chúng ta, kháng cự của chúng ta, và, vượt khỏi sự diễn tả bằng từ ngữ, để lắng nghe đến độ chúng ta hiểu rõ ngay tức khắc. Đó sẽ là một trong những khó khăn của chúng ta.

Nếu, trong suốt nói chuyện này, bất kỳ điều gì được nói ra mà trái ngược với cách suy nghĩ và niềm tin của bạn, chỉ lắng nghe, đừng phản kháng. Bạn có lẽ đúng, và tôi có lẽ sai; nhưng bằng cách lắng nghe và suy xét cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra sự thật là gì? Sự thật không thể được trao tặng cho bạn bởi người nào đó. Bạn phải tìm ra nó; và muốn tìm ra, phải có một trạng thái của cái trí mà trong đó có sự nhận biết trực tiếp. Không có nhận biết trực tiếp khi có một kháng cự, một phòng vệ, một bảo vệ. Hiểu rõ hiện diện qua nhận biết được cái gì là. Nhận biết chính xác cái gì là, cái thực sự, cái thực tại, mà không diễn giải nó, không chỉ trích hay biện hộ nó, là, chắc chắn, sự khởi đầu của thông minh. Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu diễn giải, giải thích tùy theo tình trạng bị quy định của chúng ta, tùy theo thành kiến của chúng ta, lúc đó chúng ta mất đi sự thật. Rốt cuộc, nó giống như sự tìm hiểu. Muốn biết một việc gì đó là gì, chính xác nó là gì, đòi hỏi sự tìm hiểu – bạn không thể diễn giải nó tùy theo những tâm trạng của bạn. Tương tự, nếu chúng ta có thể nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe, nhận biết được cái gì là, một cách chính xác, vậy thì vấn đề được giải quyết. Và đó là điều gì chúng ta đang cố gắng thực hiện trong tất cả những nói chuyện này. Tôi sẽ chỉ rõ cho bạn cái gì là, và không diễn giải nó tùy theo sự tưởng tượng của tôi; bạn cũng không nên diễn giải nó hay giải thích nó tùy theo nền tảng quá khứ hay sự giáo dục của bạn.

Vậy thì, liệu không thể nhận biết được mọi thứ như nó là hay sao? Chắc chắn, khởi đầu từ đó, có thể có một hiểu rõ. Thừa nhận, nhận biết được, nắm được cái là, kết thúc đấu tranh. Nếu tôi biết rằng tôi là một người nói dối, và nó là một sự kiện mà tôi nhận ra, vậy thì đấu tranh kết thúc. Thừa nhận, nhận biết được người ta là gì, là sự khởi đầu của thông minh rồi, sự khởi đầu của hiểu rõ, mà giải thoát bạn khỏi thời gian. Khi mang vào chất lượng của thời gian – thời gian, không phải trong ý nghĩa tuần tự, nhưng như một vật trung gian, như một qui trình tâm lý, qui trình của cái trí – là hủy hoại và tạo tác sự rối loạn.

Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rõ cái gì là khi chúng ta công nhận nó mà không chỉ trích, không biện hộ, không gắn kết. Nhận biết được rằng người ta đang ở trong một quy định nào đó, trong một trạng thái nào đó, là đã có sẵn một tiến hành giải thoát; nhưng một con người không nhận biết được quy định của anh ấy, đấu tranh của anh ấy, cố gắng là một cái gì đó khác hơn anh ấy là, tạo ra thói quen. Vì vậy, chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng chúng ta muốn tìm hiểu cái gì là, quan sát và nhận biết được chính xác cái gì là thực sự, không cho nó bất kỳ ý nghĩa bóng bẩy, không cho nó một giải thích. Nó cần một cái trí nhạy bén lạ thường, một tâm hồn mềm dẻo lạ thường, để nhận biết được và để theo sát cái gì là; bởi vì cái gì là đang liên tục chuyển động, đang liên tục trải qua một thay đổi, và nếu cái trí bị trói buộc vào niềm tin, vào hiểu biết, nó chấm dứt sự theo đuổi, nó không còn theo sát chuyển động mau lẹ của cái gì là. Chắc chắn, cái gì là không đứng yên – nó luôn luôn đang chuyển động, như bạn sẽ thấy nếu bạn quan sát nó rất kỹ càng. Muốn theo sát nó, bạn cần một cái trí rất nhạy bén và một tâm hồn thật mềm dẻo – mà bị chối từ khi cái trí đứng yên, cố định trong một niềm tin, trong một thành kiến, trong một nhận dạng; và một cái trí và một tâm hồn cằn cỗi không thể theo sát một cách dễ dàng, mau lẹ, cái gì là.

Tôi nghĩ, người ta nhận biết được mà không cần có quá nhiều bàn cãi, quá nhiều diễn giải bằng từ ngữ, rằng có sự hỗn loạn, hoang mang và đau khổ cá thể cũng như tập thể. Không chỉ ở Ấn độ nhưng khắp thế giới; ở Trung quốc, Mỹ, Anh, Đức, toàn thế giới có hỗn loạn, đau khổ chồng chất. Không chỉ thuộc quốc gia, không chỉ ở đây, nó ở khắp thế giới. Có sự đau khổ vô cùng, và nó không những của cá thể nhưng còn cả của tập thể. Vì vậy nó là một thảm kịch của thế giới, và chỉ giới hạn nó vào một khu vực địa lý, một phần tô màu của tấm bản đồ, là điều vô lý; bởi vì nếu vậy bạn sẽ không hiểu rõ trọn vẹn ý nghĩa của sự đau khổ cá thể cũng như toàn thế giới này. Nhận biết được sự hỗn loạn này, phản ứng ngày hôm nay của chúng ta là gì? Chúng ta phản ứng như thế nào đây?

Có đau khổ thuộc chính trị, thuộc xã hội, thuộc tôn giáo; toàn thân tâm thuộc tâm lý của chúng ta bị hỗn loạn, và tất cả những người lãnh đạo, thuộc tôn giáo và chính trị, đã không giúp ích cho chúng ta; tất cả những quyển sách đã mất đi ý nghĩa của chúng. Bạn có lẽ dựa vào kinh Bhagavad Gita hay kinh Bible hay những quyển sách mới nhất về chính trị hay tâm lý, và bạn sẽ thấy rằng chúng đã mất đi chất lượng đặc trưng của nó, chất lượng của sự thật đó; chúng đã trở thành thuần túy những từ ngữ. Bạn, chính bạn, mà là người lặp lại những từ ngữ kia, bị rối loạn và hoang mang, và chỉ lặp lại những từ ngữ không chuyển tải được điều gì cả. Vì vậy những từ ngữ và những quyển sách đã mất đi giá trị của chúng; đó là, nếu bạn trích dẫn kinh Bible, hay Marx, hay kinh Bhagavad Gita, bởi vì bạn, người trích dẫn nó, chính bạn bị hoang mang, rối loạn, sự lặp lại của bạn chỉ trở thành lời nói láo; bởi vì điều gì được viết ra ở đó trở thành thuần túy là tuyên truyền, và tuyên truyền không là sự thật. Vì vậy khi bạn lặp lại, bạn đã chấm dứt hiểu rõ trạng thái thân tâm riêng của bạn. Bạn chỉ che đậy sự rối loạn riêng của bạn bằng những từ ngữ của uy quyền. Nhưng điều gì chúng ta đang cố gắng làm là hiểu rõ rối loạn này và không che đậy nó bằng những trích dẫn; vậy là phản ứng của bạn đến nó là gì? Bạn phản ứng đến sự hỗn loạn lạ thường này, hoang mang này, sự bất ổn của tồn tại này như thế nào? Hãy nhận biết được nó, khi tôi bàn luận về nó: theo sát, không phải những từ ngữ của tôi, nhưng sự suy nghĩ mà đang năng động trong bạn. Hầu hết chúng ta đều quen là những khán giả và không tham gia vào trò chơi. Chúng ta đọc những quyển sách nhưng không bao giờ viết những quyển sách. Nó đã trở thành truyền thống của chúng ta, thói quen toàn cầu và quốc gia của chúng ta, để là những khán giả, để xem một trận bóng đá, để xem những người chính trị và những người giảng thuyết. Chúng ta chỉ là những người đứng ngoài, nhìn vào, và chúng ta đã mất đi khả năng sáng tạo. Vì vậy chúng ta muốn thâm nhập và thẩm thấu.

Nhưng nếu bạn chỉ đang theo dõi, nếu bạn chỉ là những khán giả, bạn sẽ mất đi toàn ý nghĩa của nói chuyện này, bởi vì đây không là một nói chuyện mà bạn sẽ lắng nghe từ sức mạnh của thói quen. Tôi sẽ không trao cho bạn thông tin mà bạn sẽ tìm được trong một quyển từ điển bách khoa. Điều gì chúng ta đang cố gắng làm là theo sát những suy nghĩ của nhau, theo đuổi đến mức chúng ta có thể làm được, sâu thẳm đến mức chúng ta có thể làm được, những hàm ý, những đáp trả của những cảm thấy riêng của chúng ta. Vì vậy làm ơn hãy tìm ra phản ứng của bạn đến nguyên nhân này, đến đau khổ này, là gì; không phải những từ ngữ của người nào đó là gì, nhưng bạn, chính bạn phản ứng như thế nào. Phản ứng của bạn là một trong những dửng dưng nếu bạn có lợi lộc bởi sự đau khổ, bởi sự hỗn loạn, nếu bạn rút ra được lợi lộc từ nó, hoặc thuộc kinh tế, hoặc thuộc xã hội, thuộc chính trị hay thuộc tâm lý. Thế là bạn không thèm quan tâm nếu hỗn loạn này tiếp tục. Chắc chắn, càng có hỗn loạn, rắc rối trong thế giới nhiều bao nhiêu, người ta càng tìm kiếm an toàn nhiều bấy nhiêu. Bạn không nhận thấy điều đó hay sao? Khi có hỗn loạn trong thế giới thuộc tâm lý, và trong mọi cách, bạn tự-khóa chặt mình trong một loại an toàn nào đó, hoặc an toàn của một tài khoản ngân hàng hoặc an toàn của một học thuyết; hoặc ngược lại bạn nhờ vào sự cầu nguyện, bạn đi đến đền chùa – mà thực sự đang tẩu thoát khỏi điều gì đang xảy ra trong thế giới. Càng ngày càng nhiều giáo phái đang được thành lập, càng ngày càng nhiều thêm những ‘chủ nghĩa’ đang sinh sôi khắp thế giới. Bởi vì hỗn loạn càng có nhiều bao nhiêu, bạn càng muốn một người lãnh đạo, một ai đó mà sẽ dẫn dắt bạn ra khỏi hỗn loạn này nhiều bấy nhiêu; thế là bạn nương nhờ những quyển sách tôn giáo, hay theo sau một trong những vị thầy mới nhất; hay bạn hành động và phản ứng theo một hệ thống mà dường như giải quyết được vấn đề, một hệ thống hoặc thuộc phe tả hoặc thuộc phe hữu. Chính xác đó là điều gì đang xảy ra.

Khoảnh khắc bạn nhận biết được hỗn loạn, được chính xác cái gì là, bạn cố gắng tẩu thoát khỏi nó. Những giáo phái kia mà trao tặng bạn một hệ thống cho giải pháp của đau khổ, kinh tế, xã hội hay tôn giáo, là điều tồi tệ nhất; bởi vì lúc đó hệ thống trở thành quan trọng và không phải con người – dù nó là một hệ thống của tôn giáo, hay một hệ thống của phe tả hay của phe hữu. Hệ thống trở thành quan trọng; triết lý, ý tưởng, trở thành quan trọng, và không phải con người; và vì lợi ích của ý tưởng, của học thuyết, bạn sẵn lòng hiến dâng tất cả nhân loại, mà chính xác là điều gì đang xảy ra trong thế giới. Đây không chỉ là sự diễn giải của tôi; nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng nó chính xác là điều gì đang xảy ra. Hệ thống đã trở thành quan trọng. Thế là, khi hệ thống đã trở thành quan trọng, con người, bạn và tôi, không còn ý nghĩa; và những người điều khiển hệ thống, dù thuộc những tôn giáo hay xã hội, dù thuộc phe tả hay phe hữu, đảm trách uy quyền, đảm trách quyền hành, và vì vậy hy sinh bạn, cá thể. Đó chính xác là điều gì đang xảy ra.

Bây giờ nguyên nhân của hỗn loạn này, đau khổ này là gì? Làm thế nào đau khổ này xảy ra, đau khổ này, không chỉ bên trong nhưng còn cả bên ngoài, sợ hãi và chờ đợi chiến tranh này, chiến tranh thế giới lần thứ ba sẽ xảy ra. Nguyên nhân của nó là gì? Chắc chắn nó phơi bày một sụp đổ của tất cả những giá trị tinh thần, đạo đức, và sự tôn vinh của tất cả những giá trị dục tình, giá trị của những sự việc được làm bởi bàn tay hay bằng cái trí. Điều gì xảy ra khi chúng ta không còn những giá trị nào khác ngoại trừ giá trị của những sự việc thuộc giác quan, giá trị của những sản phẩm của cái trí, của bàn tay hay của máy móc? Chúng ta càng đề cao những giá trị của những sự việc thuộc giác quan nhiều bao nhiêu, sự hỗn loạn càng to tát bấy nhiêu, đúng chứ? Lại nữa, đây không là lý thuyết của tôi. Bạn không cần trích dẫn những quyển sách để hiểu được những giá trị của bạn, sự giàu có của bạn, sự tồn tại thuộc kinh tế và xã hội của bạn được đặt nền tảng trên những sự việc được làm bởi bàn tay hay bởi cái trí. Vì vậy chúng ta sống và vận hành và đưa toàn thân tâm của chúng ta ngập chìm trong những giá trị thuộc giác quan, mà có nghĩa rằng những sự việc, những sự việc của cái trí, những sự việc bằng bàn tay và của máy móc, đã trở thành quan trọng; và khi những sự việc đó trở thành quan trọng, niềm tin trở thành quan trọng thống trị – mà chính xác là điều gì đang xảy ra trong thế giới, phải không?

Vẫn vậy, trao tặng càng nhiều ý nghĩa đến những giá trị của giác quan càng tạo ra hỗn loạn; và, vì ở trong hỗn loạn, chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi nó qua những hình thức khác nhau, dù thuộc tôn giáo, kinh tế, xã hội, hay qua tham vọng, qua quyền lực, qua tìm kiếm sự thật. Nhưng sự thật ở gần sát bên. Bạn không phải tìm kiếm nó; và một người tìm kiếm sự thật sẽ không bao giờ tìm được nó. Sự thật ở trong cái gì là – và đó là vẻ đẹp của nó. Nhưng khoảnh khắc bạn hình dung nó, khoảnh khắc bạn tìm kiếm nó, bạn bắt đầu đấu tranh; và một người đấu tranh không thể hiểu rõ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải yên lặng, phải quan sát, nhận biết một cách thụ động. Chúng ta thấy rằng sống của chúng ta, hành động của chúng ta, luôn luôn ở trong phạm vi của hủy hoại, trong phạm vi của đau khổ; giống như một con sóng, rối loạn và hỗn loạn luôn luôn bao phủ chúng ta. Không có khoảng ngừng trong sự hỗn loạn của tồn tại.

Hiện nay bất kỳ điều gì chúng ta làm dường như đều dẫn đến hỗn loạn, dường như đều dẫn đến đau khổ và bất hạnh. Hãy nhìn vào sống riêng của bạn và bạn sẽ thấy rằng sống của bạn luôn luôn trong vòng vây của đau khổ. Công việc của chúng ta, hoạt động xã hội của chúng ta, chính trị của chúng ta, sự qui tụ các quốc gia để chấm dứt chiến tranh, tất cả đều tạo ra chiến tranh thêm nữa. Sự hủy diệt liền ngay sau sống; bất kỳ điều gì chúng ta làm đều dẫn đến chết chóc. Đó là điều gì thực sự đang xảy ra.

Liệu chúng ta có thể kết thúc đau khổ này ngay tức khắc, và không tiếp tục bị trói buộc trong chuyển động của hoang mang và đau khổ? Đó là, những vị thầy vĩ đại, dù đó là Phật hay Chúa đã đến; họ đã đảm nhận Sự thật, làm cho chính họ, có lẽ, được tự do khỏi hỗn loạn và đau khổ. Nhưng họ đã không bao giờ ngăn cản được đau khổ, họ đã không bao giờ kết thúc được hỗn loạn. Hỗn loạn tiếp tục, đau khổ tiếp tục. Nếu bạn, khi thấy sự lộn xộn thuộc kinh tế và xã hội này, hỗn loạn này, đau khổ này, rút lui vào cái gì được gọi là đời sống tôn giáo và lẩn tránh thế giới, bạn có lẽ cảm thấy bạn đang ở chung cùng những vị thầy vĩ đại này; nhưng thế giới vẫn tiếp tục cùng những hỗn loạn của nó, đau khổ của nó và hủy hoại của nó, đau khổ mãi mãi của những người giàu có và những người nghèo khó của nó. Vì vậy, vấn đề của chúng ta, vấn đề của bạn và vấn đề của tôi, là liệu chúng ta có thể ra khỏi đau khổ này ngay tức khắc. Nếu, đang sống trong thế giới, bạn phủ nhận là một bộ phận của nó, bạn sẽ giúp đỡ những người khác ra khỏi hỗn loạn này – không phải trong tương lai, không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này. Chắc chắn đó là vấn đề của chúng ta. Chiến tranh có thể sắp xảy ra, hủy diệt hơn, thảm khốc hơn trong hình thức của nó. Chắc chắn, chúng ta không thể ngăn cản được nó, bởi vì những bất đồng càng ngày càng sâu đậm và quá gần gũi. Nhưng bạn và tôi có thể nhận biết được sự hỗn loạn và đau khổ ngay tức khắc, đúng chứ? Chúng ta phải nhận biết được chúng, và sau đó chúng ta sẽ ở trong một vị trí của làm thức dậy một người khác cùng sự hiểu rõ Sự thật. Nói cách khác, bạn có thể được tự do ngay tức khắc hay không? – bởi vì đó là cách duy nhất để vượt khỏi sự đau khổ này. Nhận biết có thể xảy ra trong hiện tại; nhưng nếu bạn nói, ‘Tôi sẽ thực hiện nó vào ngày mai’, con sóng của hỗn loạn bủa vây bạn, và rồi thì bạn luôn luôn bị chìm nghỉm trong hỗn loạn.

Bây giờ liệu có thể đến được trạng thái đó khi chính bạn nhận biết được sự thật ngay tức khắc và thế là kết thúc hỗn loạn? Tôi nói rằng được, và rằng nó là cách duy nhất. Tôi nói rằng nó có thể làm được và phải được làm, không bị đặt nền tảng trên giả thuyết hay niềm tin. Tạo ra sự cách mạng lạ thường này – mà không phải cuộc cách mạng để loại bỏ những người tư bản và thiết lập một nhóm người khác – tạo ra sự thay đổi kỳ diệu này, là cách mạng thực sự duy nhất, là ‘nghi vấn’. Điều gì thông thường được gọi là cách mạng chỉ là sự bổ sung hay sự tiếp tục của phe hữu tùy theo những ý tưởng của phe tả. Phe tả, sau đó, là sự tiếp tục của phe hữu trong một hình thức được bổ sung. Nếu phe hữu được đặt nền tảng trên những giá trị thuộc giác quan, phe tả không là gì cả ngoại trừ sự tiếp tục của cùng những giá trị thuộc giác quan, khác biệt chỉ trong mức độ hay diễn tả. Vì vậy cách mạng thực sự có thể xảy ra chỉ khi nào bạn, cá thể, trở nên nhận biết được trong liên hệ với một người khác của bạn. Chắc chắn điều gì bạn là trong liên hệ với một người khác, với người vợ của bạn, người con của bạn, ông chủ của bạn, người hàng xóm của bạn, là xã hội. Xã hội tự chính nó không-tồn tại. Xã hội là điều gì bạn và tôi, trong liên hệ của chúng ta, đã tạo ra; nó là sự chiếu rọi phía bên ngoài của tất cả những trạng thái tâm lý riêng, phía bên trong của chúng ta. Vì vậy nếu bạn và tôi không hiểu rõ về chính mình, chỉ chuyển đổi phía bên ngoài, mà là sự chiếu rọi của phía bên trong, không có ý nghĩa gì cả; đó là không thể có sự thay đổi hay bổ sung có ý nghĩa nào trong xã hội, chừng nào tôi còn không hiểu rõ về chính tôi trong liên hệ với bạn. Bị rối loạn trong liên hệ của tôi, tôi tạo ra một xã hội mà là bản sao chính xác, một diễn tả phía bên ngoài của điều gì tôi là. Đây là một sự kiện rõ ràng, mà chúng ta có thể bàn luận. Chúng ta có thể bàn luận liệu rằng xã hội, sự diễn tả phía bên ngoài đã sản sinh ra tôi, hay liệu rằng tôi đã sản sinh ra xã hội.

Vì vậy, liệu nó không là một sự kiện rõ ràng rằng, tôi là gì trong liên hệ với một người khác của tôi tạo ra xã hội và rằng, nếu không có sự thay đổi cơ bản trong chính tôi, không thể có một thay đổi của vận hành cốt lõi của xã hội, hay sao? Khi chúng ta dựa vào một hệ thống cho sự thay đổi xã hội, chúng ta chỉ đang tẩu thoát khỏi vấn đề, bởi vì một hệ thống không thể thay đổi con người; con người luôn luôn thay đổi hệ thống, mà lịch sử đã phơi bày rõ ràng. Chỉ đến khi nào tôi, trong liên hệ với bạn của tôi, hiểu rõ về chính tôi, tôi là nguyên nhân của hỗn loạn, đau khổ, hủy diệt, sợ hãi, hung bạo. Hiểu rõ về chính tôi không là vấn đề của thời gian; tôi có thể hiểu rõ về chính tôi ngay khoảnh khắc này. Nếu tôi nói: ‘Tôi sẽ hiểu rõ về chính tôi vào ngày mai’, tôi đang mang vào sự hỗn loạn và đau khổ, hành động của tôi là hủy hoại. Khoảnh khắc tôi nói rằng tôi ‘sẽ’ hiểu, tôi mang vào yếu tố thời gian và vì vậy đã bị trói buộc trong chuyển động của hỗn loạn và hủy diệt. Hiểu rõ là ngay lúc này, không phải ngày mai. Ngày mai chỉ dành cho cái trí lười biếng, một cái trí lờ đờ, một cái trí không quan tâm. Khi bạn quan tâm điều gì đó, bạn thực hiện nó ngay tức khắc, có hiểu rõ ngay tức khắc, thay đổi ngay tức khắc. Nếu bạn không thay đổi ngay lúc này, bạn sẽ không bao giờ thay đổi, bởi vì thay đổi xảy ra vào ngày mai chỉ là một bổ sung, nó không là thay đổi. Thay đổi chỉ có thể xảy ra ngay tức khắc; cách mạng là ngay lúc này, không phải ngày mai.

Khi điều đó xảy ra, bạn hoàn toàn không có một vấn đề, bởi vì lúc đó cái tôi không còn tự-lo âu về chính nó; vậy thì bạn vượt khỏi chuyển động của hủy diệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138242)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18804)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10565)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11807)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12342)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14555)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6049)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28830)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15654)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 13421)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]