Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Saanen, 12 tháng bảy 1964

16/07/201100:30(Xem: 4881)
09. Saanen, 12 tháng bảy 1964

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Saanen, 12 tháng bảy 1964

Liệu bạn, như một cá thể, có thể tự-tìm hiểu về chính bạn rất kỹ càng, một cách tàn nhẫn, và tìm ra liệu mỗi người chúng ta có thể hoàn toàn được tự do? Chắc chắn, chỉ trong tự do mới có thể có sự thay đổi. Và chúng ta phải có tự do, không phải hời hợt, không phải trong ý nghĩa của xén tỉa từng chút một đó đây, nhưng chúng ta phải tạo ra một thay đổi cơ bản trong chính cấu trúc của cái trí. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rất quan trọng khi nói chuyện về sự thay đổi, bàn luận nó, và thấy rõ chúng ta có thể thâm nhập vấn đề này sâu sắc đến chừng nào.

Bạn biết tôi có ý gì qua từ ngữ thay đổi? Thay đổi là suy nghĩ trong một cách hoàn toàn khác hẳn; thay đổi là tạo ra một trạng thái của cái trí trong đó không có lo âu tại bất kỳ thời điểm nào, không có ý thức của xung đột, không có đấu tranh để đạt được, để là hay trở thành cái gì đó. Nó là hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi. Muốn tìm ra được tự do khỏi sợ hãi có nghĩa gì, tôi nghĩ người ta phải hiểu rõ vấn đề của người thầy và người được dạy này và qua đó khám phá học hành là gì. Ở đây không có người thầy, và không có người đang được dạy. Tất cả chúng ta đều đang học hành. Vì vậy bạn phải hoàn toàn loại bỏ ý tưởng người nào đó sẽ giảng giải cho bạn hay chỉ bảo cho bạn phải làm gì – mà có nghĩa rằng sự liên hệ giữa bạn và người nói hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta đang học hành; bạn không đang được dạy bảo. Nếu bạn thực sự hiểu rõ rằng bạn không phải ở đây để được dạy bảo bởi bất kỳ ai, rằng không có người thầy để dạy bảo bạn, không đấng cứu rỗi để cứu rỗi bạn, không vị đạo sư để nói cho bạn phải làm gì – nếu bạn thực sự hiểu rõ sự kiện này – vậy thì bạn phải tự-làm mọi thứ cho chính bạn, và điều đó đòi hỏi năng lượng vô hạn.

Chúng ta thường thường học hành qua nghiên cứu, qua những quyển sách, qua trải nghiệm, hay qua được giảng giải. Đó là những cách thông thường của học hành. Chúng ta ghi nhớ làm gì và không làm gì, suy nghĩ cái gì và không suy nghĩ cái gì, cảm thấy như thế nào, phản ứng như thế nào. Qua trải nghiệm, qua nghiên cứu, qua phân tích, qua dò tìm, qua tìm hiểu nội tâm, chúng ta lưu trữ hiểu biết như ký ức, và sau đó ký ức đáp trả đến những thách thức và những đòi hỏi thêm nữa, từ đó có nhiều hơn và nhiều hơn học hành. Chúng ta quá quen thuộc với tiến trình này; nó là cách duy nhất mà chúng ta học hành. Tôi không biết làm thế nào để lái một chiếc máy bay, vì vậy tôi học hành. Tôi được giảng giải, tôi kiếm được kinh nghiệm, ký ức của những điều đã được giữ lại, và sau đó tôi lái máy bay. Đó là tiến trình duy nhất của học hành mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc. Chúng ta học hành qua tìm hiểu, qua trải nghiệm, qua giảng giải. Điều gì được học hành được ghi nhớ như hiểu biết, và hiểu biết đó vận hành bất kỳ khi nào có một thách thức hay bất kỳ khi nào chúng ta phải làm việc gì đó.

Lúc này, tôi nghĩ có một cách học hành hoàn toàn khác hẳn, nhưng muốn hiểu rõ nó, và muốn học hành trong cách khác hẳn này, bạn phải hoàn toàn loại bỏ uy quyền; ngược lại bạn sẽ chỉ được dạy bảo, và bạn sẽ lặp lại điều gì bạn đã được dạy bảo. Đó là lý do tại sao hiểu rõ bản chất của uy quyền là điều rất quan trọng. Uy quyền ngăn cản học hành – học hành mà không là sự tích lũy của hiểu biết như ký ức. Ký ức luôn luôn phản ứng trong những khuôn mẫu, vì vậy nó không có tự do. Một con người bị chất đầy bởi hiểu biết, bởi những dạy bảo, một con người bị trĩu nặng bởi những sự việc anh ấy đã học hành, không bao giờ được tự do. Anh ấy có lẽ thông thái cực kỳ, nhưng sự tích lũy hiểu biết của anh ấy ngăn cản anh ấy được tự do, và thế là anh ấy không thể học hành.

Chúng ta tích lũy vô số hình thức của hiểu biết – khoa học, sinh lý học, công nghệ học, và vân vân – và hiểu biết này là cần thiết cho sự thịnh vượng vật chất của nhân loại. Nhưng chúng ta cũng tích lũy hiểu biết cho mục đích an toàn, cho mục đích vận hành mà không bị quấy rầy, cho mục đích hành động luôn luôn trong những biên giới thuộc thông tin riêng của chúng ta và qua đó cảm thấy chắc chắn. Chúng ta muốn không bao giờ giờ bị không-chắc chắn, chúng ta sợ hãi không-chắc chắn, và thế là chúng ta tích lũy hiểu biết. Sự tích lũy tâm lý này là điều gì tôi đang nói, và chính bởi điều này dã ngăn chặn hoàn toàn sự tự do.

Vì vậy khoảnh khắc người ta bắt đầu tìm hiểu tự do là gì, người ta phải tìm hiểu không chỉ về uy quyền mà còn cả về hiểu biết. Nếu bạn chỉ đang được giảng giải, nếu bạn chỉ đang tích lũy điều gì bạn nghe, điều gì bạn đọc, điều gì bạn trải nghiệm, vậy thì bạn sẽ phát hiện rằng bạn không bao giờ được tự do, bởi vì bạn luôn luôn đang vận hành trong khuôn mẫu của cái đã được biết. Đây là điều gì thực sự xảy đến cho hầu hết chúng ta, vì vậy người ta sẽ làm gì?

Người ta thấy cái trí và bộ não vận hành như thế nào. Bộ não là một vật tiến hóa, phát triển, thuộc thú tính mà sống và vận hành bên trong những bức tường thuộc trải nghiệm riêng của nó, hiểu biết riêng của nó, những hy vọng và những sợ hãi riêng của nó. Nó luôn luôn năng động trong cảnh giác và bảo vệ chính nó, và trong khía cạnh nào đó nó phải như vậy; ngược lại chẳng mấy chốc nó sẽ bị hủy diệt. Nó phải có mức độ an toàn nào đó, vì vậy theo thói quen nó tự gây lợi bằng cách thâu lượm mọi loại hiểu biết, vâng lời mọi loại hướng dẫn, tạo ra một khuôn mẫu để sống dựa vào nó, và thế là chẳng bao giờ được tự do. Nếu người ta đã quan sát bộ não riêng của người ta, toàn sự vận hành của nó, người ta nhận biết được cách thức đã thành khuôn mẫu này của sự tồn tại mà trong đó không còn tánh tự phát gì cả.

Vậy thì học hành là gì? Liệu có một loại học hành khác, một học hành mà không là tích lũy, mà không chỉ trở thành một hậu cảnh của ký ức hay hiểu biết mà tạo ra những khuôn mẫu và chặn đứng sự tự do? Liệu có một loại học hành mà không trở thành một gánh nặng, mà không làm tàn tật cái trí nhưng, trái lại, trao tặng nó sự tự do? Nếu bạn đã có lần đặt nghi vấn đó cho chính bạn, không phải hời hợt nhưng thăm thẳm, bạn sẽ biết rằng người ta phải tìm ra tại sao cái trí bám vào uy quyền. Dù nó là uy quyền của người giảng dạy, của đấng cứu rỗi, của quyển sách, hay uy quyền của hiểu biết và trải nghiệm riêng của người ta, tại sao cái trí bám vào uy quyền đó.

Bạn biết uy quyền có nhiều hình thức. Có uy quyền của những quyển sách, uy quyền của giáo hội, uy quyền của lý tưởng, uy quyền của trải nghiệm riêng của bạn, và uy quyền của hiểu biết mà bạn đã thâu lượm. Tại sao bạn bám vào những uy quyền đó? Thuộc công nghệ có nhu cầu của những uy quyền. Điều đó đơn giản và chắc chắn. Nhưng chúng ta đang nói về trạng thái tâm lý của cái trí; và hoàn toàn tách rời khỏi uy quyền thuộc công nghệ, tại sao cái trí bám vào uy quyền trong ý nghĩa thuộc tâm lý?

Hiển nhiên, cái trí bám vào uy quyền bởi vì nó sợ hãi không-chắc chắn, không-an toàn; nó sợ hãi cái không biết được, sợ hãi điều gì có lẽ xảy ra vào ngày mai. Và liệu bạn và tôi có thể sống mà không có uy quyền nào cả – uy quyền trong ý nghĩa của thống trị, khẳng định, giáo điều, hung hăng, muốn thành công, muốn nổi tiếng, muốn trở thành người nào đó? Liệu chúng ta có thể sống trong thế giới này – đi đến văn phòng và mọi chuyện như thế – trong một trạng thái của khiêm tốn hoàn toàn? Đó là một việc rất khó khăn phải tìm được, đúng chứ? Nhưng tôi nghĩ chỉ trong trạng thái khiêm tốn hoàn toàn đó – mà là trạng thái của một cái trí luôn luôn sẵn lòng không-biết – mà người ta có thể học hành. Ngược lại người ta luôn luôn đang tích lũy và vì vậy đang ngừng học hành.

Vì vậy liệu người ta có thể sống ngày sang ngày trong trạng thái đó? Chắc chắn, một cái trí thực sự đang học hành không có uy quyền, nó cũng không tìm kiếm uy quyền. Bởi vì nó ở trong một trạng thái của học hành liên tục, không chỉ từ những sự việc bên ngoài mà còn cả từ những sự việc bên trong, nó không phụ thuộc vào bất kỳ nhóm người nào, bất kỳ xã hội nào, bất kỳ chủng tộc hay văn hóa nào. Nếu bạn liên tục đang học hành từ mọi sự việc sự vật mà không tích lũy, làm thế nào có thể có bất kỳ uy quyền nào, bất kỳ người thầy nào? Làm thế nào bạn có thể theo sau bất kỳ ai? Và đó là cách duy nhất để sống – không phải học hành từ những quyển sách, tôi không có ý như thế, nhưng học hành từ những đòi hỏi riêng của bạn, từ những chuyển động của tư tưởng riêng của bạn, thân tâm riêng của bạn. Vậy thì cái trí của bạn luôn luôn tươi trẻ; nó quan sát mọi thứ mới mẻ lại và không có cái nhìn mệt nhoài của hiểu biết, của trải nghiệm, của điều gì nó đã học hành. Nếu người ta hiểu rõ điều này thực sự, sâu thẳm, vậy thì tất cả uy quyền kết thúc. Vậy thì người nói không quan trọng gì cả.

Trạng thái lạ thường mà sự thật phơi bày, sự vô hạn của sự thật, không thể được trao cho bạn bởi một người khác. Không có uy quyền; không người hướng dẫn. Bạn phải tự-khám phá nó cho chính bạn và qua đó mang một ý nghĩa nào đó vào sự hỗn loạn này mà chúng ta gọi là sống. Nó là một chuyến hành trình phải được thực hiện hoàn toàn một mình, không có những người bạn, cũng không có người vợ, cũng không có người chồng, cũng không những quyển sách. Bạn có thể khởi hành trên chuyến hành trình này chỉ khi nào bạn thực sự thấy sự thật rằng bạn phải hoàn toàn đi một mình, và vậy là bạn có một mình, không phải từ sự cay đắng, không phải từ sự bi quan, không phải từ sự thất vọng, nhưng bởi vì bạn thấy sự kiện rằng trạng thái một mình là tuyệt đối cần thiết. Chính là sự kiện này, và đang trực nhận của sự kiện này, giải phóng con người được tự do để đi một mình. Quyển sách, đấng cứu rỗi, người thầy – chúng là chính bạn. Vì vậy bạn phải tự-tìm hiểu về chính bạn; bạn phải tự-học hành về chính bạn – mà không có nghĩa tích lũy hiểu biết về chính bạn và với hiểu biết đó quan sát những chuyển động của tư tưởng riêng của bạn.

Muốn học hành về chính bạn, muốn biết về chính bạn, bạn phải quan sát về chính bạn bằng một trạng thái trong sáng, bằng một tự do. Bạn không thể học hành về chính bạn nếu bạn chỉ đang áp dụng hiểu biết, đó là, quan sát về chính bạn dựa vào điều gì bạn đã học hỏi từ người giảng dạy nào đó, từ quyển sách nào đó, hay từ trải nghiệm riêng của bạn.

‘Bạn’ là một thực thể lạ thường; nó là một vật đầy sức sống, phức tạp, sinh động cực kỳ, thay đổi liên tục, chịu đựng tất cả mọi loại trải nghiệm. Nó là một vũng xoáy của năng lượng khổng lồ, và không người nào có thể dạy bảo cho bạn về nó – không người nào! Đó là việc đầu tiên phải nhận ra. Khi một lần bạn nhận ra điều đó, thực sự thấy sự thật của nó, bạn đã được giải phóng khỏi một gánh nặng chồng chất: bạn đã chấm dứt nương dựa người nào đó để chỉ bảo cho bạn phải làm gì. Có sẵn sự khởi đầu của hương thơm lạ thường này của sự tự do.

Vì vậy tôi phải biết về chính tôi, bởi vì nếu không biết về chính tôi, không thể có sự kết thúc xung đột; không thể có sự kết thúc sợ hãi và tuyệt vọng; không thể có sự hiểu rõ về chết. Khi tôi hiểu rõ về chính tôi, tôi hiểu rõ về tất cả những con người, toàn sự liên hệ của con người. Hiểu rõ về chính mình là học hành về thân thể vật chất và những phản ứng khác nhau của dây thần kinh; nó là nhận biết được mọi chuyển động của tư tưởng; nó là hiểu rõ cái sự việc được gọi là ghen tuông, tàn ác, và khám phá điều gì là trìu mến, điều gì là thương yêu. Nó là hiểu rõ toàn cái đó mà được gọi là ‘cái tôi’, ‘cái bạn’.

Học hành không là một tiến hành của đặt nền tảng của sự hiểu biết. Học hành là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; nó là một chuyển động trong đó bạn đang tự-quan sát vô hạn về chính bạn, không bao giờ chỉ trích, không bao giờ nhận xét, không bao giờ đánh giá, nhưng chỉ đang quan sát. Khoảnh khắc bạn đang chỉ trích, diễn giải, hay đánh giá, bạn có một khuôn mẫu của hiểu biết, của trải nghiệm, và khuôn mẫu đó ngăn cản bạn không học hành.

Một đột biến tại ngay gốc rễ của cái trí chỉ có thể được khi bạn hiểu rõ về chính bạn. Và phải có một đột biến như thế; phải có sự thay đổi. Tôi không đang sử dụng từ ngữ thay đổi trong ý nghĩa của bị ảnh hưởng bởi xã hội, bởi khí hậu, bởi trải nghiệm, hay bởi áp lực trong hình thức nào đó. Những áp lực và những ảnh hưởng sẽ chỉ xô đẩy bạn trong một phương hướng nào đó. Tôi có ý sự thay đổi mà xảy ra một cách không nỗ lực bởi vì bạn hiểu rõ về chính bạn. Chắc chắn có một sự khác biệt lớn lao giữa hai thay đổi này, giữa sự thay đổi được tạo ra qua cưỡng bách và sự thay đổi mà đến một cách tự phát, tự nhiên, tự do.

Bạn thấy chứ, tôi cảm thấy rằng sống của chúng ta là quá hời hợt. Chúng ta biết và đã trải nghiệm quá nhiều, chúng ta có thể nói chuyện rất khôn ngoan, nhưng thật ra chúng ta không có chiều sâu. Chúng ta sống trên bề mặt, và đang sống trên bề mặt, chúng ta cố gắng khiến cho đang sống trên bề mặt đó trở thành rất nghiêm túc. Nhưng tôi đang nói về một trạng thái nghiêm túc mà không chỉ tại mức độ bề mặt, một trạng thái nghiêm túc mà xuyên thủng vào ngay tại những chiều sâu thăm thẳm của thân tâm người ta. Hầu hết chúng ta đều không thực sự được tự do, và tôi cảm thấy rằng nếu chúng ta không được tự do – tự do khỏi phiền muộn, tự do khỏi những thói quen, tự do khỏi những bất lực thuộc hệ thần kinh cơ thể, tự do khỏi sợ hãi – sống của chúng ta vẫn còn nông cạn và trống rỗng khủng khiếp, và trong sự quy định đó chúng ta trở nên già nua và chết.

Vì vậy chúng ta sẽ tìm ra liệu chúng ta có thể phá vỡ sự tồn tại hời hợt mà chúng ta đã nuôi dưỡng quá cẩn thận này và có thể lục lọi vào cái gì đó sâu thẳm hơn. Và sự tiến hành lục lọi không qua uy quyền; nó không là vấn đề của được dạy bảo bởi một người khác để phải làm nó như thế nào, bởi vì không người nào có thể dạy bảo bạn được. Chúng ta có mặt ở đây vì mục đích cùng nhau học hành điều gì là đúng thực trong tất cả chủ đề này, và ngay khi bạn hiểu rõ điều gì là đúng thực, vậy là tất cả dựa dẫm vào uy quyền đều kết thúc. Vậy là bạn không cần bất kỳ quyển sách nào; bạn không cần bất kỳ nhà thờ hay đền chùa nào; bạn không còn là một người theo sau nữa. Có một vẻ đẹp vô cùng, một chiều sâu vô cùng, một tình yêu vô cùng trong tự do, mà lúc này chúng ta chẳng biết gì cả bởi vì chúng ta không được tự do. Vì vậy dường như đối với tôi, quan tâm đầu tiên của chúng ta là thâm nhập vào tự do này, không chỉ qua sự phân tích từ ngữ hay lời nói mà còn cả qua được tự do khỏi từ ngữ.

* * *

Thời tiết rất nóng, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã làm tất cả mọi thứ để khiến cho bên trong căn lều này được mát mẻ.

Bạn biết, người ta phải tự-kỷ luật chính mình, không phải qua sự áp đặt hay kiểm soát chặt chẽ nhưng qua sự hiểu rõ toàn vấn đề của kỷ luật, học hành về nó. Chỉ cần chấp nhận sự kiện tức khắc này, sự nóng nực. Người ta có thể nhận biết được sự nóng nực này và không bị bực bội bởi nó, bởi vì sự hứng thú của người ta, sự tìm hiểu của người ta, mà là chính sự chuyển động của học hành, còn quan trọng hơn sự nóng nực và sự bực bội của thân thể. Vì vậy học hành cần đến kỷ luật, và chính động thái của học hành là kỷ luật; thế là không cần có sự kỷ luật áp đặt, không cần có sự kiểm soát giả tạo. Đó là, tôi muốn lắng nghe không những điều gì đang được nói nhưng còn cả tất cả những phản ứng mà những từ ngữ đó đánh thức trong tôi. Tôi muốn nhận biết được mọi chuyển động của tư tưởng, của mọi cảm giác, của mọi cử chỉ. Trong chính nó là kỷ luật, và kỷ luật như thế mềm dẻo lạ thường.

Vì vậy tôi nghĩ việc đầu tiên bạn phải khám phá là liệu bạn – như một con người đang sống trong một cộng đồng hay văn hóa đặc biệt – thực sự đòi hỏi sự tự do như bạn đòi hỏi lương thực, tình dục, thanh thản, và ở chừng mực nào bạn sẵn lòng thâm nhập với mục đích được tự do. Đó là việc duy nhất mà chúng ta có thể chia sẻ, chỉ từng đó và không gì thêm nữa. Bởi vì mọi thứ khác trở thành thuần túy cảm tính, hiến dâng, cảm xúc, mà quá không chín chắn. Nhưng nếu bạn và tôi cùng nhau đang thực sự tìm kiếm, thâm nhập, học hành nó có nghĩa gì để được tự do, vậy thì trong sự phong phú đó chúng ta có thể chia sẻ.

Như lúc đầu tôi đã nói, ở đây không có người thầy; không có người được dạy bảo. Mỗi người chúng ta đang học hành, nhưng không học hành về người nào khác. Bạn không đang học hành về người nói hay về người hàng xóm của bạn. Bạn đang học hành về chính bạn. Và nếu bạn đang học hành về chính bạn, vậy thì bạn là người nói; bạn là người hàng xóm của bạn. Nếu bạn đang học hành về chính bạn, bạn có thể thương yêu người hàng xóm của bạn; ngược lại bạn không thể, và tất cả điều này vẫn chỉ là những từ ngữ. Bạn không thể thương yêu người hàng xóm của bạn nếu bạn có ganh đua. Toàn cấu trúc xã hội của chúng ta – kinh tế, chính trị, luân lý, tôn giáo – đều được đặt nền tảng trên sự ganh đua, và cùng lúc chúng ta lại nói chúng ta phải thương yêu người hàng xóm của chúng ta. Một sự việc như thế là điều không thể xảy ra được, bởi vì nơi nào có ganh đua nơi đó không thể có tình yêu.
Vậy là muốn hiểu rõ tình yêu là gì, sự thật là gì, phải có tự do, và không ai có thể trao tặng sự tự do đó cho bạn. Bạn phải tự-tìm được nó cho chính bạn qua sự làm việc gian nan.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 8279)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 11811)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29880)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12360)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20024)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8500)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 10946)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 13874)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 22137)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 20791)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]