Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 1 – Ngọn lửa của Đau khổ

15/07/201114:24(Xem: 4607)
Đối thoại 1 – Ngọn lửa của Đau khổ

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970
Đối thoại 1 – Ngọn lửa của Đau khổ
Đối thoại 2 – Thuật giả kim và Sự Đột biến
Đối thoại 3 – Ngăn chặn Sự Xấu xa
Đối thoại 4 – Thức dậy của Năng lượng
Đối thoại 5 – Bước Đầu tiên là Bước Cuối cùng
Đối thoại 6 – Năng lượng và Sự Đột biến
Đối thoại 7 – Người Quan sát và Cái gì là
Đối thoại 8 – Chuyển động Rút vào
Đối thoại 9 – Thời gian và Sự Thoái hóa
Đối thoại 10 – Chết và Sống
Đối thoại 11 – Vẻ đẹp và Sự Nhận biết

Đối thoại 1

NGỌN LỬA CỦA ĐAU KHỔ

New Delhi, ngày 12 tháng 12 năm 1970

C

húng ta đang dạo bộ trong một ngôi vườn thoáng đãng gần một khách sạn to lớn. Có một dải xanh sẫm vàng trong bầu trời phía tây và tiếng ồn của những chiếc xe buýt, xe cộ đang chạy qua. Có những cây non tươi tốt đầy hứa hẹn, được tưới nước hàng ngày. Chúng vẫn còn đang tăng trưởng, đang sáng tạo những ngôi vườn và một con chim đang vẫy cánh trong bầu trời, bay lượn vùn vụt vòng vòng trước khi bổ nhào xuống quả đất; và ở phía đông, mặt trăng đang từ từ tròn trịa. Điều gì đẹp đẽ không là những sự việc này nhưng, sự trống không vô hạn dường như ôm trọn quả đất. Điều gì đẹp đẽ là người đàn ông nghèo khổ gầm đầu xuống đất, đang mang một chai dầu hôi nhỏ.

Krishnamurti:Đau khổ có nghĩa gì trong quốc gia này? Những con người trong quốc gia này gặp gỡ đau khổ như thế nào? Họ chạy trốn đau khổ qua sự giải thích về nghiệp lực? Cái trí ở Ấn độ vận hành như thế nào khi nó gặp gỡ đau khổ? Người Phật giáo gặp gỡ nó trong một cách, người Thiên chúa giáo trong một cách khác. Cái trí Ấn giáo gặp gỡ nó như thế nào? Nó kháng cự đau khổ, hay tẩu thoát đau khổ? Hay cái trí Ấn giáo lý luận nó?

Người hỏi P: Liệu thực sự có nhiều cách gặp gỡ đau khổ? Đau khổ là sự buồn bã – buồn bã vì ai đó chết, buồn bã vì chia ly. Liệu có thể gặp gỡ đau khổ này trong những phương cách khác nhau?

Krishnamurti: Có nhiều cách tẩu thoát nhưng chỉ có một cách duy nhất để gặp gỡ đau khổ. Thật ra, những tẩu thoát mà chúng ta quen thuộc là những phương cách để lẩn trốn sự kinh hoàng của đau khổ. Bạn thấy, chúng ta sử dụng những giải thích để gặp gỡ đau khổ nhưng những giải thích này không giải đáp được nghi vấn. Cách duy nhất để gặp gỡ đau khổ là hiện diện mà không có bất kỳ kháng cự, hiện diện mà không có bất kỳ chuyển động thoát khỏi đau khổ, cả bên ngoài lẫn bên trong, vẫn còn trọn vẹn cùng đau khổ, mà không muốn thoát khỏi nó.

P: Bản chất của đau khổ là gì?

Krishnamurti:Có đau khổ cá nhân, đau khổ hiện diện khi có sự mất mát một ai đó mà bạn thương yêu, sự cô độc, sự chia ly, sự lo âu cho người khác. Cùng cái chết, cũng có cảm giác rằng người khác đã không còn hiện diện, và có quá nhiều điều mà anh ấy đã mong muốn thực hiện. Tất cả điều này là đau khổ cá nhân. Rồi thì có người đàn ông đó ăn mặc rách nát, bẩn thỉu, đầu cúi gầm; ông ấy dốt nát, ông ấy không chỉ dốt nát về hiểu biết sách vở, nhưng sâu thẳm, thực sự dốt nát. Cảm giác mà người ta có cho người đàn ông đó không phải là tự-thương xót, cũng không phải có một đồng hóa cùng người đàn ông đó; không phải rằng bạn được đặt vào một vị trí tốt đẹp hơn ông ấy và vì vậy bạn cảm thấy thương hại ông ấy, nhưng bên trong người ta có một ý thức của trọng lượng không-thời gian của đau khổ trong con người. Đau khổ này không có một chút cá nhân nào về nó. Nó hiện diện.

P:Tại sao anh đang nói, chuyển động của đau khổ đã và đang vận hành bên trong tôi. Không có nguyên nhân tức khắc cho đau khổ này nhưng dường như nó giống như cái bóng, luôn luôn theo cùng con người. Anh ấy sống, anh ấy thương yêu, anh ấy hình thành những quyến luyến và mọi thứ kết thúc. Dù điều gì anh nói có thực sự đến chừng nào, trong việc này có một vô hạn của đau khổ. Làm thế nào nó sẽ kết thúc? Dường như không có đáp án. Ngày hôm trước anh đã nói trong đau khổ là toàn chuyển động của đam mê. Nó có nghĩa gì?

Krishnamurti: Liệu có một liên quan giữa đau khổ và đam mê? Tôi không hiểu đau khổ là gì. Liệu có một việc như đau khổ mà không có nguyên nhân. Chúng ta biết đau khổ mà là nguyên nhân và hậu quả. Người con trai của tôi chết; trong đó được bao hàm sự đồng hóa cùng người con trai của tôi, tôi muốn cậu ấy là cái gì đó mà tôi không là, tôi tìm kiếm sự tiếp tục qua cậu ấy; và khi cậu ấy chết, tất cả điều đó bị khước từ và tôi phát giác mình không còn mọi hy vọng nào. Trong đó có tự-thương xót, sợ hãi; trong đó có buồn bã mà là nguyên nhân của đau khổ. Đây là số mạng của mọi người. Đây là điều gì chúng ta có ý qua từ ngữ đau khổ.

Cũng có đau khổ của thời gian, đau khổ của dốt nát, không phải sự dốt nát của hiểu biết nhưng sự dốt nát của tình trạng bị quy định hủy hoại riêng của người ta. Đau khổ vì không hiểu rõ về chính người ta; đau khổ vì không hiểu rõ về vẻ đẹp tại chiều sâu của sự hiện diện của người ta và vượt khỏi nó. Liệu chúng ta có thấy rằng khi chúng ta lẩn trốn đau khổ qua những hình thức giải thích khác nhau, thực sự chúng ta đang phung phí một việc lạ thường đang xảy ra?

P: Vậy thì người ta làm gì?

Krishnamuri: Bạn đã không trả lời câu hỏi của tôi, ‘Liệu có, một đau khổ mà không có nguyên nhân và hậu quả?’ Chúng ta biết đau khổ và chuyển động rời khỏi đau khổ.

P: Anh đã nói về đau khổ không-dính dáng nguyên nhân và hậu quả. Liệu có một trạng thái như thế?

Krishnamurti:Con người đã sống cùng đau khổ từ thời gian không thể nhớ được. Anh ấy chưa bao giờ biết làm thế nào để giải quyết được nó. Thế là anh ấy hoặc tôn sùng nó hoặc lẩn trốn nó. Cả hai đều là cùng chuyển động. Cái trí của tôi không thực hiện hai việc này, nó cũng không sử dụng đau khổ như một phương tiện của thức dậy. Vậy thì điều gì xảy ra?

P: Tất cả những sự việc khác là những sản phẩm thuộc những giác quan của chúng tôi. Đau khổ còn nhiều hơn thế. Nó là một chuyển động của quả tim.

Krishnamurti: Tôi đang hỏi bạn sự liên quan giữa đau khổ và tình yêu là gì.

P: Cả hai đều là những chuyển động của quả tim.

Krishnamurti: Tình yêu là gì và đau khổ là gì?

P: Cả hai đều là những chuyển động của quả tim, một cái được nhận dạng như hân hoan và cái còn lại như đau khổ.

Krishnamurti: Tình yêu là vui thú? Bạn sẽ nói tình yêu và vui thú là giống nhau? Nếu không hiểu rõ bản chất của vui thú, không có chiều sâu để hân hoan. Bạn không thể mời mọc hân hoan. Hân hoan xảy ra. Đang xảy ra có thể bị biến thành vui thú. Khi vui thú đó bị khước từ, có bắt đầu của đau khổ.

P: Tại một mức độ nó là như thế, nhưng nó không là như thế tại một mức độ khác.

Krishnamurti: Như chúng ta đã nói, hân hoan không là sự việc để được mời mọc. Nó xảy ra. Vui thú tôi có thể mời mọc, vui thú tôi có thể theo đuổi. Nếu vui thú là tình yêu, vậy thì tình yêu có thể được vun quén.

P: Chúng ta biết vui thú không là tình yêu. Vui thú có lẽ là một thể hiện của tình yêu nhưng nó không là tình yêu. Cả vui thú lẫn tình yêu đều nảy sinh từ cùng cái nguồn.

Krishnamurti: Tôi đã hỏi sự liên quan giữa đau khổ và tình yêu là gì? Liệu có thể có tình yêu nếu có đau khổ – đau khổ là tất cả những sự việc mà chúng ta đã nói?

P: Tôi sẽ nói ‘có’.

Krishnamurti: Trong đau khổ, có một nhân tố của tách rời, của phân chia. Liệu không có quá nhiều tự-thương xót trong đau khổ, hay sao? Sự liên quan của tất cả điều này với tình yêu là gì? Tình yêu có sự lệ thuộc? Tình yêu có chất lượng của ‘tôi’ và ‘bạn’?

P:Nhưng anh đã nói về đam mê...

Krishnamurti: Khi không có chuyển động của tẩu thoát khỏi đau khổ vậy thì tình yêu hiện diện. Đam mê là ngọn lửa của đau khổ và ngọn lửa đó chỉ có thể được thức dậy khi không có tẩu thoát, không có kháng cự. Mà có nghĩa gì? – Mà có nghĩa, đau khổ không có trong nó chất lượng của phân chia.

P: Trong ý nghĩa đó, liệu trạng thái đó của đau khổ có bất kỳ khác biệt nào với trạng thái của tình yêu? Đau khổ là buồn bã. Anh nói khi trong buồn bã đó không có kháng cự, không có chuyển động thoát khỏi buồn bã, ngọn lửa của đam mê trỗi dậy. Lạ lùng thay trong những kinh điển cổ xưa, kama (tình yêu), agni (lửa), và yama (chết) được giải thích là giống hệt nhau; chúng được đặt trên cùng mức độ; tất cả chúng đều giống hệt; chúng sáng tạo, rửa sạch và hủy diệt để sáng tạo lại. Phải có một kết thúc.

Krishnamurti: Bạn thấy, chính xác đó là nó. Sự liên hệ của một cái trí mà đã hiểu rõ đau khổ và vì vậy sự kết thúc của đau khổ là gì? Chất lượng của cái trí mà không còn sợ hãi sự kết thúc, mà là chết, là gì?

Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5534)
Hóa thân phải chăng là một hiện tượng siêu hình như ma quỷ hóa làm người, người hóa thành ông bình vôi trong truyện cổ tích? Hóa thân phải chăng là óc tưởng tượng không có thực trong sinh hoạt tâm lý của con người? Hay hóa thân không chỉ có thế mà còn có một ý nghĩa tích cực?
09/04/2013(Xem: 5439)
Làm thế nào để thay đổi hoàn cảnh xã hội là một loạt đề tài do Pháp sư Tịnh không giảng dạy vào mùa hạ năm 1997 tại Ðài bắc, và được đài truyền hình Ðài lục phát sóng. Ðối tượng của chương trình này không chỉ nhắm vào quần chúng xã hội Ðài loan hiện tại, mà nó còn bao quát cả nhân dân các nước trên thế giới, . . .
09/04/2013(Xem: 4467)
Tập sách mỏng về Đức Đạt-Lại Lạt-Ma thứ 14 Tenzin Gyatso bao gồm những đề tài liên quan đến Đức Đạt-lại Lạt-ma, một vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng cũng như của các Phật tử khắp trên thế giới. Những tài liệu này được tổng hợp từ Internet.
09/04/2013(Xem: 10428)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 4840)
Cho đến nay chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác nào về vấn đề Việt Nam có bao nhiêu người dân theo đạo Phật. Nhưng cho dù như thế nào đi nữa, người dân Việt nam theo đạo Phật vẫn chiếm đa số, chưa kể đến số lượng người được gọi là theo đạo Ông Bà cũng chịu ảnh hường khá sâu đậm về văn hoá truyền thống giáo dục của Phật giáo.... Education is quite important. Whether the policies of education are soundly prepared or not keeps quite a key factor in deciding whether the organization or the country in question is healthily developing or in stagnation...
09/04/2013(Xem: 4980)
Trước hiện tình của đất nước và sự lầm than khổ sở của trăm họ, chúng tôi, một nhóm người tài hèn đức mọn, không biết chi hơn là trích dịch trong quyển "GIÁO LÝ CỦA ÐỨC PHẬT" do một vị tu sĩ Tích Lan, Ðại Ðức Walpola Rahula soạn ra, . . .
09/04/2013(Xem: 7188)
Năm Nguyên Hưng thứ 2 (403), Thái úy Hoàn Huyền được thăng chức Tể phụ. Huyền từ lâu đã có dã tâm soán đoạt, lúc này lại dựa uy của vua Tấn hạ chiếu buộc Sa môn phải lạy cả vua và lục thân. Huyền gởi thư nêu lại việc đại thần Dữu Băng từng dâng thư buộc Tăng phải lạy tục và việc đại thần Hà Sung phản bác.
09/04/2013(Xem: 8108)
Theo đạo Phật nhu cầu sống con người gồm có 4 loại: 1. Đoàn thực, là các loại thức ăn và uống, 2. Xúc thực, là các loại cảm xúc của 5 căn, trong đó có cả cảm xúc của thân, 3. thức thực, là những loại tri thức, 4. Tư niệm thực, là ý chí muốn sống...
09/04/2013(Xem: 4864)
Bất cứ ai đã kinh nghiệm trạng thái sân hận đều biết chúng khó chịu thế nào. May mắn thay, Đức Phật đã dành cho chúng ta những lời hướng dẫn rõ ràng về cách buông bỏ sân, cách sống sao để tránh sân hận, . . .
09/04/2013(Xem: 4428)
Trong thời đại phát triển khoa học ngày nay, con người càng trở nên bận rộn, mệt mõi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức, những trở ngại và những sự cạnh tranh tất yếu mà cuộc sống mang lại; và buột phải đồng hành theo nhịp sống hiện đại của xã hội hầu thoả mãn được nhu cầu sống cho chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]