Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ sự suy vong của Phật giáo Ấn Độ, nghĩ về văn hóa Việt Nam.

09/04/201312:48(Xem: 4125)
Từ sự suy vong của Phật giáo Ấn Độ, nghĩ về văn hóa Việt Nam.

TỪ SỰ SUY VONG CỦA PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ,

NGHĨ VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Nhất Thanh

---o0o---

… Người ta nói Phật giáo mất dấu ở Ấn Độ là do người Hồi giáo, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười hai đã phá hoại, san bằng những thánh tích và giết sạch những tu sĩ Phật giáo. Nhưng với người viết bài này, Phật giáo Ấn Độ không đơn thuần suy vong bởi những phá hoại ấy mà do chính những người vẫn hàng ngày thờ lạy Đức Phật…

Phật giáo ví như những bó mạ được gieo trên mảnh ruộng Ấn Độ. Những cây mạ non được nhổ đi cấy trên nhiều mảnh ruộng khác và đã tạo ra rất nhiều đồng lúa trĩu hạt, thế mà trên mãnh ruộng gốc kia, mạ lại chẳng cho được hạt nào. Nghĩ như thế cũng có phần hời hợt, bởi vì kỳ thực nhân sinh quan Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống, nếp ăn nếp nghĩ của người Ấn Độ đến mức khiến cho người vội vàng khó nhận ra được nó. Người ta gọi đó là thứ văn hóa chiều sâu (deep colture), còn sự phát triển trên bề mặt (surface development) của Phật giáo Ấn Độ đến nay gần như tuyệt diệt. Những người chủ của các đồng lúa trĩu hạt kia (như người Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Tây Tạng…) và cả những người mới nhân giống trên mảnh đất mầu mỡ của họ (như các nước Âu Mỹ) đang đem những hạt giống Phật giáo về gieo lại trên mảnh ruộng Ấn Độ. Nghĩa cử đó có thể là biểu hiện của lòng nhớ nguồn nhớ cội, cũng có thể vì người ta hiểu rằng, trên xứ sở tâm linh kia, xứ sở có một nền văn hóa lâu đời nhất thế giới, có những con sông dài nhất thế giới, có những vĩ nhân lớn nhất thế giới, cội nguồn của mọi tôn giáo triết học, chắc chắn hạt giống Phật giáo sẽ lại ươm mầm mạnh mẽ nếu người ta biết chắt lọc, phân định, không để chúng lẫn lộn với những hạt giống khác, và không để những thứ cỏ dại làm ảnh hưởng đến hạt giống hiền hòa kia.

Trước khi tôi đi Ấn Độ, một người bạn đã bảo tôi rằng: “Đi Ấn Độ mà làm gì! Phật giáo chẳng còn gì ở đất nước ấy cả”. Nhưng khi thong thả chu du các vùng Nam-Bắc Ấn, tôi chợt nhận ra rằng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ là một đất nước có nhiều tầng văn hóa trong một không gian và thời gian. Nếu bạn thử dạo chơi vào một buổi chiều ở thành cổ Ba La Nại (Vanares) hay Calcutta, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị, khi trên cùng một đường phố dọc bờ sông Hằng (Ganga), những ngôi thành cổ bên cạnh những tòa cao ốc cực kỳ hiện đại, trong khi bên dưới vẫn còn những người sống một đời sống cây cỏ như cách đây mấy ngàn năm. Trên đường còn nguyên vẹn những đường ray xe điện với những chuyến tàu ngang dọc có thời thuộc địa Anh, trong khi dưới lòng đất là cả một hệ thống metro hiện đại chằng chịt. Những gã nhà giàu bụng bự bóp còi xe inh ỏi chở những cô gái mang sắc phục Hồi giáo phủ voan đen kín mặt; những đạo sĩ Hindu tay khoát nước sông Hằng hướng về phía mặt trời cầu nguyện; những chàng trai đạo Sikh tóc dài bới cao bởi một chiếc khăn; những chú bò đi nghênh ngang trên đường phố đông người; những chàng Tây ba-lô lội vào các hàng quán mua vải lụa Kasia dệt bằng máy dệt thô sơ thời trung cổ; những người kéo xe tay, chiếc xe chri có hai cần và hai chiếc bánh to hơn bánh xe bò; và cả những giáo sĩ đạo Kỳ na (Jainism) lõa lồ ngang nhiên trên đường phố… Tất cả đều ở trong cùng một không gian, một thời gian … Ấn Độ.

Với những thứ người ta nhìn thấy được, đúng là Phật giáo không còn ở Ấn Độ, ngoài Tứ động tâm (bốn thánh tích Phật giáo quan trọng) và những hang động vùng Nam Ấn. Nhưng ngắm nhìn một cách kỹ lưỡng hơn, ta thấy Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, có một vị vua tên A Dục (Akosa) đã kính ngưỡng Phật giáo và sắc ban những đạo luật quan trọng. Rất nhiều ảnh hưởng của Phật giáo qua vị vua này vãn còn hiện diện, như việc hết sức hạn chế không phá hoại cây rừng, không bắn giết chim thú, thiết lập những bồn nước uống cho người qua đường dọc các thành phố… Ngày nay, giữa thủ đô Delhi vẫn còn một mảng rừng nguyên sinh, và người ta tôn trọng cây cối đến nỗi trên một đoạn đường cao tốc vẫn còn những cây cổ thụ chắn ngang gtiưa đường mà không bị đốn phá, chim thú vẫn sống xen lẫn với người, khách bộ hành không có tiền dù đi khắp thành thành thị thôn quê vẫn không sợ khát. Đó là nói về văn hóa vật thể, còn văn hóa phi vật thể của Phật giáo trong đời sống người dân Ấn Độ thì rất sâu đậm như: thái độ trước cái chết, tình hiền hòa hỷ xả, niềm tin sâu sắc vào đời sống tâm linh, xem thường vật chất, thích ăn chay, kiêng rượu thịt…, tất cả hòa quyện vào với văn hóa Hindu, khiến chúng ta khó lòng nhận ra màu sắc Phật giáo. Bên cạnh đó, những bữa cơm thường ngày của người dân Ấn cũng chua dưới bảng hiệu một câu Vegand Nonveg (chay và không chay). Thức ăn chay hầu hết dành cho dân bản xứ, thức ăn mặn dành cho du khách. Điều ngạc nhiên nhất của tôi là khi đi vào bất kỳ quán ăn nào ở Ấn Độ cũng thấy có sẵn đồ chay.

Người ta nói Phật giáo mất dấu ở Ấn Độ là do người Hồi giáo, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười hai đã phá hoại, san bằng những thánh tích và giết sạch những tu sĩ Phật giáo. Nhưng với người viết bài này, Phật giáo không phải do suy vong ở Ấn Độ bởi những người phá hoại Phật giáo, mà do chính những người vẫn hàng ngày thờ lạy Đức Phật.

Đạo Hindu được xem như là quốc giáo của Ấn Độ, có truyền thống từ mấy nghìn năm, trước cả khi Đức Phật ra đời. Khi còn là một thái tử, Đức Thế Tôn cũng từng được học Tứ Phệ-đà, thánh điển của Bà La Môn. Một số quan niệm của Phệ-đà (Veda) và Áo Nghĩa Thư (Upanisad) vẫn còn dấu ấn trong kinh điển Phật giáo. Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo và giáo hóa ở Ấn Độ, người Ấn, đặc biệt là người theo Bà La Môn đã xem Đức Phật như một vị thần trong tín ngưỡng của họ. Và người ta vẫn hàng ngày thờ lạy Đức Phật như thờ lạy một vị thần linh. Trong khi quan niệm của Bà La Môn là hữu ngã, thế giới này do Brama sáng tạo ra, thì Đức Phật lại chủ trưong vô ngã, vạn pháp duyên sinh. Thế rồi người ta chắc lọc hết những tinh ba của văn hóa Phật giáo - ngoại trừ quan niệm về Ngã - đem vào văn hóa truyền thống của họ, nhất là hình thức bên ngoài, dần dần được Hindu hóa. Ngay trong những thánh tích Phật giáo quan trọng như Tứ động tâm, người ta dựng cả một đền thờ Hindu phía trước, họ đem cả Linga vào đặt trước điện Phật, rồi hàng ngày, bao nhiêu người lũ lượt vào lạy lục cầu nguyện, và thờ Phật theo quan niệm Hindu.

Văn hóa có sức mạnh vô cùng to lớn, nhất là khi văn h��a được duy trì bằng phương cách bảo thủ thì không có sức mạnh nào có thể phá hủy được. Những thánh tích Phật giáo bị Hồi giáo phá hủy có thể xây dựng lại được, nhưng văn hóa Phật giáo đã được Hindu hóa rồi thì khó nhận ra.

Từ văn hóa Phật giáo Ấn Độ, liên hệ đến văn hóa Phật giáo Việt Nam, xem ra, với những gì người ta thấy được, Phật giáo Việt Nam cũng là một trong những nước Phật giáo mạnh nhất thế giới.

Ở Việt Nam hiện tại có đa số dân là Phật tử hoạc tự nhận mình là Phật tử, theo đạo Phật, khoảng 35 nghìn tu sĩ, gần 15 nghìn chùa chiền có mặt khắp phố cùng quê. Dân tộc Việt Nam nói có tới 4.000 năm văn hiến, nhưng những gì còn được ghi lại thực chất chỉ hơn 2.000 năm. Và ngót khoảng thời gian ấy là có sự hiện diện của Phật giáo. Nếu không có nền văn hóa Phật giáo ăn sâu vào tâm hồn người dân Việt, dân tộc Việt Nam hẳn đã bị Nho hóa một cách cứng nhắc bởi 1.000 năm Bắc thụôc rồi. Thậm chí nếu không có văn hóa Phật giáo với khả năng dung hòa và uyển chuyển, bản đồ Việt Nam cũng có thể đã thuộc về phương Bắc. Nói như thế không phải là quá đáng, bởi vì chúng ta bị họ đô hộ, chúng ta dùng ngôn ngữ văn tự của họ, sống theo nhân sinh quan của họ. Nhưng có nhiều cuộc đại thắng phương Bắc của dân tộc ta là do chính những triều đại, những ông vua Phật giáo, hoặc những ông vua trị quốc dưới sự cố vấn của các nhà sư Phật giáo làm nên. Điều ấy là lịch sử hiển nhiên không cần bàn cãi. Thế thì việc bảo tồn, phát huy văn hóa Phật giáo là việc làm quan trọng để duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, sự tồn sinh của dân tộc. Sự bảo tồn và phát huy ấy phải nằm trong một chiến lược lâu dài, cả vĩ mô lẫn vi mô, bằng ý thức của chính những người lãnh đạo và khắp nhân dân.

Với văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện đại, nếu nhìn từ sự suy vong của Phật giáo Ấn Độ, hẳn có nhiều điều để chúng ta suy ngẫm. Chúng ta tự hào là một nước Phật giáo mạnh, nhưng thực chất nó đang mạnh trên bề mặt, còn chiều sâu văn hóa đã dần cạn đi bởi rất nhiều lý do chủ quan và khách quan. Nếu không khôi phục và phát huy chiều sâu văn hóa thì Phật giáo Việt Nam rồi cũng sẽ suy vong bởi chính những người đang thờ lạy hoặc cổ xúy Phật giáo. Đứng về mặt văn hóa vật thể mà đại biểu là kiến trúc và các thánh tích Phật giáo, nếu chỉ so sánh với Ấn Độ thôi, chúng ta cũng chỉ là một cành cây trụi lá giữa đồng hoang so với mảng rừng trù phú ở Ấn Độ. Ngoài Tứ động tâm được xem là di sản văn hóa lớn của nhân loại, Ấn Độ còn có vô số những di chỉ quan trọng khắp vùng Nam Ấn như Đại tháp Sanchi, quần thể hang động Phật giáo giáo ở Aurangabad (như Ajanta, Ellora), Hyderabad, Mumbai, Puné, Nagajruna v.v… Đó là những kỳ quan thế giới được tạo dựng trên hai ngàn năm, trải qua nhiều thế hệ, bảo lưu vô số những công trình hội họa, điêu khắc và đặc biệt là linh khí hội tụ từ lịch đại Tổ sư Phật giáo. Hàng ngày, có hàng triệu lượt du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đến chiêm bái, cầu nguyện và tham quan du lịch. Du lịch Ấn Độ là du lịch tâm linh. Hành hương chính là hồi hương về những miền đất thánh của tâm hồn. và điều làm tôi ngạc nhiên nhất là những du khách đến tham quan những di tích Phật giáo Ấn Độ nhiều nhất là những người đến từ một cường quốc kinh tế thế giới: Nhật Bản. Đất nước Nhật như chiếc thuyền con giữa đại dương, họ hiểu hơn ai hết khi một chiếc thuyền bị nghiêng một bên thì nó sẽ bị chìm. Nên một mặt họ phát triển kinh tế, một mặt họ tạo điều kiện cho dân đi du lịch tâm linh khắp thế giới, hấp thụ tinh ba của nhân loại về làm giàu cho văn hóa của họ. Chính Suzuki, một học giả người Nhật nổi tiếng thế giới đã từng nói; Xã hội giống như một chiếc ghế ba chân, nếu cứ kéo dài cái chân ghế kinh tế và khoa học kỹ thuật trong khi hai chân ghế đạo đức tâm linh và thuần phong mỹ tục ngày càng ngắn lại thì chiếc ghế sẽ mất thăng bằng, sẽ ngã đổ. Đó là những bài học quý báu trên chiến lược phát triển văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, những kiến trúc Phật giáo hàng ngàn năm còn lại chỉ là một vài, một phần do binh lửa chiến tranh, một phần do chính con người phá hoại. Ngày nay người ta cũng có ý thức bảo tồn, nhưng không hoàn toàn vì mục đích Phật giáo. Hàng ngày có hàng triệu người Việt Nam đến các chùa lễ Phật, nhưng được bao nhiêu người lạy Phật theo tinh thần Phật giáo? Sách báo thời đại thông tin lan tràn, nhưng những gì viết về văn hóa Phật giáo hoặc đạo đức tâm linh chỉ như muối bỏ biển. Đó là chưa nói đến sự tấn công từ nhiều mặt, sự tiếp nhận văn hóa phương Tây một cách thiếu chọn lọc đang làm băng hoại văn hóa bản địa, héo úa tình thương, bào mòn tính nhân bản. Để bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo, người viết xin góp vài ý kiến nhỏ nhoi:

- Đối với những di chỉ Phật giáo, hãy dành cho nó một vị trí khang trang, xứng với tầm vóc của nó, tạo một không khí du lịch tâm linh rộng rãi.

- Khơi dậy truyền thống dân tộc, niềm tự hào dân tộc bằng chính trí tuệ, tình yêu và tâm hồn người Việt.

- Tổ chức các đoàn thể sinh hoạt văn hóa trên cơ sở giáo lý Phật giáo, giúp thanh thiếu niên có môi trường sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh.

- Đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng những tác phẩm, những bài khảo cứu, bài viết có nội dung hướng về đạo hiếu nguồn ân, tránh xa những văn hóa dục lạc, đồi trụy.

- Bồi dưỡng nhân tài, dành mọi ưu tiên cho những con người và tổ chức có khả năng hướng đạo tâm linh.

Như trên chỉ là vài ý kiến, vi góc nhìn, mục đích chỉ là góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội phồn vinh theo phương châm của Nhà nước đã đề ra.

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo số 5 (6/2005)

---o0o---

Vi tính: Nguyên Trang. Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10787)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11250)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16175)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3489)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 12828)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 7555)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 6733)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 81562)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11074)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5299)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567