Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Theo đuổi vui thú

13/07/201100:56(Xem: 4510)
2. Theo đuổi vui thú

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ
VI
Bốn đối thoại ở Madras
– 2 –

THEO ĐUỔI VUI THÚ

Quan tâm đến mình và hy sinh vì mình. Cần sự thỏa mãn. Những mức độ của sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn tâm lý có bất kỳ ý nghĩa nào không? “Một vũng xoáy của sự tổn thương và đau khổ bên trong.” Sự hung hăng. Theo đuổi vui thú. “Không có gốc rễ của thiên đàng trong vui thú – chỉ có gốc rễ của sự dửng dưng và đau khổ.” Quan sát là kỷ luật riêng của nó.

Krishnamurti: Chúng ta sẽ cùng nhau nói gì sáng nay đây? (Khoảng ngừng).

Người hỏi: Chúng ta được phép theo đuổi điều gì chúng ta đã nói lần trước chúng ta đã gặp nhau ở đây, liên quan đến những ý tưởng? Liệu chúng ta có thể sống mà không có những ý tưởng, những niềm tin hay không?

Krishnamurti: Bạn không nghĩ rằng trước khi chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề đó hay bất kỳ vấn đề nào khác liệu không quan trọng, khi phải suy xét, suy xét kỹ càng, không những một ai khác, nhưng, điều gì quan trọng hơn là, tỉnh thức rõ ràng được chính mình. Dường như đối với tôi rất quan trọng phải suy xét những động cơ riêng của người ta, những thái độ, những niềm tin, những cách sống, những thói quen, những truyền thống của người ta, cách người ta suy nghĩ và tại sao người ta suy nghĩ theo cách đó. Bởi vì tôi không thấy làm thế nào chúng ta có thể có sự thông minh nếu chúng ta không tỉnh thức được sự lý luận và không-lý luận riêng của chúng ta, nếu chúng ta không tỉnh thức được những thái độ xúc cảm riêng của chúng ta và những niềm tin khoáng đạt hay nhỏ nhen của chúng ta. Tôi không thấy làm thế nào chúng ta có thể tạo ra bất kỳ loại thông minh nào trong cuộc sống của chúng ta (thông minh là một cách sống chân thật và lành mạnh) nếu chúng ta không tỉnh thức được điều gì chúng ta đang nói và vì vậy suy xét mọi thứ, không chấp nhận một sự việc về chính chúng ta hay những người khác. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta khởi sự từ đó – mà không có nghĩa rằng chúng ta phải nghi ngờ mọi thứ vì việc này sẽ là một hình thức khác của không thông minh. Nhưng nếu chúng ta có thể suy xét, vậy thì tôi nghĩ rằng sáng nay trong khi đang cùng nhau nói chuyện về vấn đề đó, điều gì chúng ta sẽ khám phá, sẽ có được chút giá trị nào đó.

Người hỏi: Chúng ta có thể tiếp tục về điều gì ông vừa nói hay không?

Người hỏi: Ông sẽ tiếp tục về chủ đề không gian và thời gian chứ?

Người hỏi: Ông sẽ giải thích về vị bác sĩ uống thuốc L.S.D. và xóa tan không gian bên trong chính anh ấy, liên quan đến người quan sát và điều được quan sát?

Người hỏi: Chúng ta có thể bàn luận về sự ganh tị và những hoạt động của nó hay không?

Krishnamurti: Thưa bạn nếu tôi được phép đặt cho bạn một câu hỏi – sự quan tâm gắn bó, căn bản, sâu thẳm của bạn trong cuộc sống là gì?

Người hỏi: (Không nghe được)
Krishnamurti: Đó là sự quan tâm căn bản sâu thẳm của bạn, phải không, thưa bạn? Khá mơ hồ phải không? Nếu bạn bỏ qua tất cả những vấn đề quanh co, gián tiếp, hai nghĩa loanh quanh vấn đề mấu chốt và nếu bạn giải quyết một vấn đề trực tiếp và chân thật, bạn sẽ biết được điều gì là sự quan tâm toàn bộ, gắn bó, căn bản của bạn chứ?

Người hỏi: Được tự do.

Người hỏi: Chúng tôi muốn được hạnh phúc.

Người hỏi: Tôi thực sự quan tâm đến chính mình . . .

Krishnamurti: . . . như hầu hết mọi người chúng ta đều như thế, quan tâm đến sự tiến bộ của tôi, quan tâm đến công việc của tôi, quan tâm đến gia đình nhỏ xíu của tôi, có một vị trí tốt hơn, nhiều thanh danh hơn, nhiều quyền hành hơn, chi phối những người khác, và vân vân và vân vân. Tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý, phải vậy không, tự thú nhận với chính mình rằng đó là điều gì hầu hết chúng ta quan tâm – tôi trước, và mọi người khác là thứ yếu.

Người hỏi: Và điều đó rất sai trái.

Krishnamurti: Tôi không nghĩ nó sai trái. Có gì sai trái về nó đâu? Bạn thấy không, thưa bạn, đó là điều gì chúng ta luôn luôn làm. Bây giờ chúng ta hãy nắm lấy sự kiện đó. Hầu hết chúng ta đều quan tâm, trong cái góc nhỏ xíu mà chúng ta sống, không chỉ phía bên ngoài mà còn cả phía bên trong. Chúng ta quan tâm đến nó, nhưng chúng ta không bao giờ, khiêm tốn, chân thật, tự thú nhận điều đó. Nếu chúng ta làm như vậy chúng ta hơi xấu hổ về nó và vì vậy chúng ta đưa ra những lời bình phẩm như thế này: “Tôi không nghĩ rằng điều đó là đúng”, “Điều đó là sai trái”, “Điều đó không giúp đỡ được nhân loại”, và tất cả mọi chuyện. Vì vậy nó ở đó. Từ căn bản người ta quan tâm đến chính người ta và người ta nghĩ rằng điều đó là sai trái (vì những lý do khác nhau, thuộc học thuyết, thuộc truyền thống, và vân vân). Cái sự kiện hàng ngày thực tế là rằng người ta quan tâm đến chính người ta, và bạn nghĩ rằng điều đó là sai trái. Nhưng điều gì bạn suy nghĩ là không thích đáng, nó không có giá trị gì cả. Tại sao lại đưa ra nhận xét đó? Tại sao lại nói “Điều đó là sai trái”? Nó là một ý tưởng, phải vậy không? – nó là một quan niệm? Cái gì là là cái sự kiện, đó là sự kiện người ta quan tâm đến chính người ta.

Người hỏi: Tôi không biết liệu có đúng khi đặt ra một câu hỏi hay không?

Krishnamurti: Đúng chứ. Đặt câu hỏi đi, thưa bạn.

Người hỏi: Khi tôi làm một điều gì đó cho những người khác tôi cảm thấy thỏa mãn hơn. Tôi thấy rằng quan tâm đến chính mình không gây thỏa mãn, nhưng làm việc cho một trường học hay giúp đỡ một người khác mang lại thỏa mãn hơn là nghĩ về chính mình, mà hoàn toàn không gây thỏa mãn

Krishnamurti: Sự khác biệt là gì? Bạn muốn sự thỏa mãn – đó là quan tâm đến chính mình. Hãy theo sát điều này, thưa bạn, cho chính bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm sự thỏa mãn khi giúp đỡ những người khác và vì vậy việc đó cho sự thỏa mãn nhiều hơn, bạn vẫn còn quan tâm đến bạn, về điều gì sẽ cho bạn sự thỏa mãn nhiều hơn. Tại sao lại mang bất kỳ ý tưởng học thuyết nào vào nó? Người ta muốn tự do bởi vì nó gây thỏa mãn nhiều hơn và sống một cuộc sống nhỏ nhen tầm thường không gây thỏa mãn. Vì vậy tại sao lại có suy nghĩ hai mặt này? Tại sao lại nói một phía gây thỏa mãn và phía kia không. Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Tại sao không nói rằng – tôi thực sự muốn sự thỏa mãn dù nó ở trong ái ân, trong tự do, hay trong giúp đỡ những người khác, trong trở thành một vị thánh vĩ đại, hay một người chính trị, hay kỹ sư, hay luật sư. Tất cả nó cùng là một qui trình, phải vậy không? Sự thỏa mãn trong nhiều cách, cả tiềm ẩn lẫn hiển lộ, đó là điều gì chúng ta muốn. Đúng không? Khi chúng ta nói rằng chúng ta muốn tự do chúng ta muốn nó bởi vì chúng ta nghĩ rằng có lẽ nó gây thỏa mãn khủng khiếp; và sự thỏa mãn tột độ, dĩ nhiên, là ý tưởng kỳ lạ của đáp ứng cho mình này.

Người hỏi: Vậy là chúng ta phải loại bỏ sự tìm kiếm thỏa mãn này.

Krishnamurti: À, không thưa bạn. Hãy chờ đó thưa bạn. Loại bỏ sự thỏa mãn không là tự do. Tự do là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn; không là cái gì đó có được từ cái gì khác. Nếu tôi loại bỏ hay làm tự do chính tôi khỏi sự thỏa mãn, tôi đang làm tự do chính tôi khỏi nó bởi vì tôi tìm kiếm một sự thỏa mãn lớn lao hơn nhiều. Không à? Vì vậy tại sao không tìm ra lý do chúng ta muốn thỏa mãn? Không phải “chúng ta không nên” đó, nó chỉ là một ý tưởng, một công thức, và vì vậy có mâu thuẫn, và vì vậy có xung đột. Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu một vấn đề duy nhất. Hầu hết chúng ta ao ước, ham muốn, tìm kiếm, khao khát sự thỏa mãn. Đúng chứ?

Người hỏi: Tôi không nghĩ như thế.

Krishnamurti: Bạn không nghĩ như thế. Tại sao không, thưa bạn?

Người hỏi: Tôi không quan tâm đặc biệt đến sự thỏa mãn, nhưng tôi muốn biết tại sao tôi lại không thỏa mãn?

Krishnamurti: (Ồ! Chúa ơi!) Làm thế nào bạn biết rằng bạn không thỏa mãn. Bởi vì bạn đã biết sự thỏa mãn! (Tiếng cười) Đừng cười thưa các bạn, vì Chúa, đừng cười. Làm ơn, đây không là sự luồn lách khôn khéo của tranh luận. Tại sao tôi lại không thỏa mãn? Bởi vì tôi đã lập gia đình và việc đó không làm tôi thỏa mãn; bởi vì tôi đi đến đền chùa và việc đó không cho tôi sự thỏa mãn; (hãy theo sát tất cả điều này). Tôi đến những buổi họp mặt và việc đó chẳng có ý nghĩa gì cả; tôi nhìn cây cối và không cảm thấy gì cả; và thế là dần dần tôi không còn thỏa mãn với mọi thứ tôi nhìn, hay có được hay đã cảm thấy. Điều đó có nghĩa gì? Tôi đang tìm kiếm một thỏa mãn mà trong đó không có sự không thỏa mãn! Không à? Đây không là một câu nói khôn khéo; nó là điều hiển nhiên, phải không? Không à, thưa bạn? Hãy nhìn kìa, mỗi người chúng ta đang tìm kiếm sự thỏa mãn mặc dù anh ấy không thỏa mãn. Đúng chứ? Bây giờ, tại sao chúng ta tìm kiếm sự thỏa mãn? – Không phải rằng nó đúng hay nó sai, nhưng cái hệ thống máy móc của sự tìm kiếm này là gì? (Khoảng ngừng lâu). Bạn chờ đợi tôi phân tích nó giùm bạn phải không?

Người hỏi: Trong vài lãnh vực thiết yếu chúng ta phải tìm kiếm sự thỏa mãn để sống.

Krishnamurti: Vâng thưa bạn, dĩ nhiên có những nhu cầu thiết yếu; nhưng hãy đợi đó, thưa bạn, trước khi chúng ta đến điều đó, liệu chúng ta có thể tìm ra tại sao chúng ta tìm kiếm sự thỏa mãn hay không? Hãy tìm hiểu nó, thưa bạn. Thỏa mãn là gì?

Người hỏi: Tôi nghĩ chúng tôi cần một số nhận thức về vấn đề ông trình bày đó với mục đích để phân biệt rõ ràng cho chính chúng tôi cái gì sẽ cho chúng tôi sự hạnh phúc vĩnh cửu.

Krishnamurti: Đừng chỉ sử dụng những từ ngữ, nhưng hãy suy nghĩ nó một chút nữa, chỉ suy nghĩ nó thôi. Tôi không biết bất kỳ điều gì về nhận thức – nó không có ở đây, nếu tôi được phép đề nghị. Chúng ta không đang bàn luận việc đó, thưa bạn, và chúng ta cũng không đang nói về vĩnh cửu hay không vĩnh cửu. Chúng ta muốn tìm ra tại sao chúng ta, những con người luôn luôn đang tìm kiếm sự thỏa mãn.

Người hỏi: (Khán giả gợi ý nhiều lý do nhưng hầu như không thể nghe được.) Chúng tôi tìm kiếm sự thỏa mãn bởi vì chúng tôi muốn thay đổi.

Krishnamurti: Hãy chờ một tí, thưa các bạn, chỉ một tí thôi, thưa các bạn. Thức ăn gây thỏa mãn cho bạn, phải vậy không – có một bữa ăn ngon? Tại sao vậy? Bởi vì tôi đói, và thật là tốt khi loại bỏ cái cảm giác bụng bị trống rỗng. Hãy tìm hiểu một chút nữa, thẳng đến tình dục. Gây rất thỏa mãn, điều đó rõ ràng. Tất cả các bạn đều im lặng! Tiếp theo, khi có một vị trí mà trong đó bạn thống trị những người khác, điều đó cũng gây rất thỏa mãn, phải vậy không? Bạn cảm thấy có quyền hành, bạn cảm thấy bạn ở trong một vị trí để ra lệnh cho những người khác làm mọi việc, và vì thế việc đó gây rất thỏa mãn. Người ta tìm kiếm những phương pháp khác nhau để tìm ra sự thỏa mãn – qua thức ăn, qua tình dục, vị trí, qua những đức hạnh khác nhau, và vân vân. Tại sao vậy? Người ta có thể hiểu rõ khi bạn thèm muốn thức ăn để cho bạn cảm thấy thỏa mãn khi bạn ăn nó, nhưng tại sao chuyển đến mức độ khác cho sự thỏa mãn; và có một sự việc như thế hay sao? Tôi cảm thấy được thỏa mãn với thức ăn, tôi muốn nhiều loại thức ăn, và, nếu tôi có tiền và ăn nó ngon miệng, tôi kiếm nó. Tôi cũng muốn một vị trí tốt trong xã hội, một vị trí rất được kính trọng, mà gây thỏa mãn nhiều bởi vì ở đó tôi cảm thấy an toàn, với một ngôi nhà to lớn, một người cảnh sát đứng canh ở cổng, và mọi chuyện như thế. Sau đó tôi muốn có thêm nữa về nó – một ngôi nhà lớn hơn và hai người cảnh sát, và vân vân. Bây giờ, sự thèm khát thỏa mãn này là gì? Các bạn hiểu rõ không, thưa các bạn, sự thèm khát, nó là cái gì? Tôi có một thèm khát thức ăn và tôi ăn nó – nếu tôi có thể có nó. Nhưng thèm khát vị trí – chúng ta hãy xem xét khía cạnh đó. Hầu hết chúng ta đều muốn vị trí – như người kỹ sư giỏi nhất, hay vị luật sư giỏi nhất, hay vị chủ tịch của một tổ chức nào đó, hay điều này hay điều kia. Tại sao? Ngoại trừ tiền bạc nó mang lại, ngoại trừ sự thoải mái, tại sao lại có sự thèm khát này?

Người hỏi: Tôi muốn thể hiện cho những người khác việc gì tôi có thể làm.

Krishnamurti: Mà là, làm cho những người gần bên cảm thấy ganh tị.

Người hỏi: (Nhiều câu bình phẩm ngắt ngang, không nghe rõ)

Krishnamurti: (Đó là như thế à? Hãy chờ đó thưa bạn – bạn đã không nghe quý ông kia, thưa bạn.) Nếu bạn không có vị trí của bạn, bạn sẽ không là ai cả. Cởi bỏ những cái áo choàng của vị Giáo hoàng, hay những vị Khất sĩ không còn đi lang thang nữa và ông ấy sẽ chẳng còn là ai cả. Đó là như thế phải không? Vì vậy chúng ta sợ hãi không là ai cả, và đó là lý do tại sao chúng ta muốn có vị trí phải không? Để được đánh giá là một học giả vĩ đại, một triết gia, một giáo viên? Nếu bạn thấy mình ở trong vị trí đó nó gây rất thỏa mãn – có tên của bạn được in trên tờ báo, và người ta đến với bạn và mọi chuyện như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta làm tất cả việc này? Đó là, phía bên trong chúng ta chỉ là những con người tầm thường với những đau khổ đang dày xéo, xung đột, cãi cọ trong gia đình, cay đắng, lo âu và sợ hãi liên tục ở đó. Và có một vị trí phía bên ngoài nơi tôi được coi như một công dân rất được kính trọng, điều đó gây rất thỏa mãn. Đúng chứ? Tại sao chúng ta muốn vị trí bên ngoài này, tôi hỏi, và bạn đáp lại rằng “Tôi muốn nó bởi vì trong sống hàng ngày của tôi, tôi chỉ là một con người nhỏ nhen tội nghiệp.” Đúng chứ? Đó là như thế? (Khoảng ngừng lâu).

Người hỏi: (Nhiều câu gợi ý không nghe được).

Krishnamurti: Điều gì thực sự đang xảy ra? Chúng ta đã đến được một mấu chốt nào đó, thưa bạn, chúng ta hãy bám sát nó; mấu chốt này là người ta phát giác rằng người ta muốn một vị trí mà sẽ gây thỏa mãn bởi vì bên trong người ta . . . chỉ là một người nhỏ nhen tầm thường. Nhưng có một người cảnh sát đứng canh ở cổng cho tôi một quan trọng khủng khiếp. Đúng không? Điều này rõ ràng, phải không? Chúng ta không phải tìm hiểu tất cả việc đó, phải không?

Người hỏi: Chúng ta phải phơi bày chính mình, thưa ông.

Krishnamurti: Tôi đang phơi bày bạn bây giờ! Bạn có lẽ không muốn được phơi bày nhưng đó là sự thật! – tôi là một thực thể đau khổ nhỏ nhen bên trong, với tất cả mọi loại giáo điều, những niềm tin trong Thượng đế, những nghi lễ và tất cả việc đó – một vũng xoáy của những ma mãnh và đau khổ bên trong, và phía bên ngoài tôi muốn có một người cảnh sát đứng canh ở cổng! Bây giờ tại sao tôi phải có sự thèm khát vị trí bên ngoài này? Bạn hiểu rõ không? Tại sao vậy?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Không thưa bạn. Làm ơn hãy tìm hiểu nó. Tại sao chúng ta muốn? Lý do gì? Đừng rút gọn nó đến từ ngữ “ích kỷ”, thưa bạn.

Người hỏi: (Đóng góp dài không nghe rõ)

Krishnamurti: Thưa bạn, thưa bạn. Hãy nhìn, thưa bạn! Bạn không có một thèm khát cho vị trí, cho quyền hành, cho thanh danh, để được công nhận như một con người vĩ đại, có sự nổi tiếng, sự tai tiếng, và vân vân? Bạn không có ham muốn này à?

Người hỏi: (Bình phẩm không nghe rõ)

Krishnamurti: Bạn thấy cách bạn đang tẩu thoát khỏi điều này! Bạn không có ham muốn này à, thưa bạn?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Cuối cùng chúng ta cũng đến điểm mấu chốt! Bây giờ tại sao? Hãy tìm hiểu nó, thưa bạn. Tại sao? Tại sao bạn thèm khát một vị trí? Đừng nói do bởi những hoàn cảnh nên tôi đã bị đặt trong vị trí đó bởi xã hội, nên tôi đã bị quy định theo lối đó.

Người hỏi: Tôi ham muốn trong cùng cách như khi tôi bị đói tôi thèm muốn thức ăn.

Krishnamurti: Ồ không thưa bạn! Ồ không! Bạn thấy rằng chúng ta không thể đối diện điểm mấu chốt này gì cả!

Người hỏi: Những gợi ý thêm nữa. (Không nghe được)

Krishnamurti: Chúng ta hãy nghiêm túc. Buông thả trong tất cả những từ ngữ này là điều quá xuẩn ngốc. Bạn thực sự không đang suy nghĩ gì cả. Thưa bạn, đây là một câu hỏi rất đơn giản. Mọi người khắp thế giới đều muốn một vị trí – dù trong xã hội, trong gia đình, hay ngồi cạnh Thượng đế, “phía bên phải của Cha”. Mọi người đều muốn một vị trí, có một thèm khát đối với nó. Tại sao vậy?

Người hỏi: (không nghe rõ)

Krishnamurti: Không thưa bạn! Đừng tuôn ra những từ ngữ. Hãy phân tích nó, thưa bạn, đừng chỉ trả lời! Tại sao bạn muốn có nó?

Người hỏi: Đó là điều tự nhiên.

Krishnamurti: Tự nhiên à? Ồ thưa bạn! Bạn nói một điều rồi sau đó chuyển sang một điều khác. Bạn có khi nào để ý những con thú không, thưa bạn? Bạn có một sân nuôi gà; bạn có khi nào nhận thấy rằng luôn luôn có một con gà đang mổ một con khác? Có trật tự của hành động mổ. Vì vậy có lẽ chúng ta đã thừa hưởng sự việc này – muốn thống trị, muốn gây chiến, muốn tìm kiếm một vị trí là một hình thức của hung hăng. Không phải sao? Dĩ nhiên có chứ. Tôi có ý nói một vị thánh mà muốn tìm kiếm một vị trí liên quan đến sự thánh thiện của ông ấy cũng hung hăng như một con gà đang mổ con gà khác trong sân! Tôi không biết liệu bạn có theo kịp tất cả điều này không. Bạn không à? Có lẽ chúng ta đã thừa hưởng sự thôi thúc hung hăng để thống trị này, đó là, để có một vị trí. Đúng không? Và điều này liên quan đến cái gì, sự hung hăng này, để có một vị trí trong xã hội (một vị trí mà phải được công nhận bởi những người khác, nếu không nó không là vị trí gì cả)? Tôi phải luôn luôn ngồi trên cái bục. Tại sao vậy? (Khoảng ngừng) Làm ơn hãy tiếp tục suy nghĩ điều này đi, thưa các bạn. Tôi đang phải trình bày mọi vấn đề. Tại sao bạn có sự hung hăng này? (Khán giả gợi ý điều gì đó.) Không thưa bạn. Nó không phải một vấn đề của cái gì đó đang thiếu sót. Ồ, làm thế nào chúng ta sẽ bàn luận cùng một nhóm người mà không bao giờ muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì.
Người hỏi: (Không nghe rõ).

Krishnamurti: Đó là một trong những lý do, thưa bạn. Nhưng, chúng ta hãy quan sát điều này, thưa bạn. Có sự hung hăng. Đúng chứ? Khi tôi muốn có một vị trí trong xã hội, mà được công nhận bởi xã hội, đó là một hình thức của hung hăng. Bây giờ, tại sao tôi lại hung hăng?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Bạn thấy không, bạn không vận dụng điều đó cho chính bạn. Bạn không tìm ra, trong chính bạn, tại sao bạn lại hung hăng. Hãy quên đi “vị trí trong xã hội” chúng ta đã phân tích điều đó lúc nảy. Tại sao chúng ta hung hăng?
Người hỏi: Để đạt đến điều gì chúng ta muốn, điều gì chúng ta nhắm đến.

Krishnamurti: Và bạn nhắm đến cái gì? (Chúng ta đã nói điều đó rồi, thưa bạn. Chúng ta đã rời khỏi điều đó rồi.) Câu hỏi bây giờ là, “Tại sao chúng ta hung hăng? Làm ơn hãy tìm hiểu nó, thưa bạn. Người chính khách hung hăng, một quan chức quan trọng hung hăng, dù trong kinh doanh hay trong tôn giáo họ đều hung hăng – tại sao vậy?

Người hỏi:: Trạng thái hung hăng bắt nguồn từ sợ hãi.

Krishnamurti: Đó là như thế à? Có lẽ! Hãy tìm ra cho chính bạn, thưa bạn. Bạn hung hăng trong gia đình. Tại sao vậy? Trong văn phòng, trên xe buýt, và vân vân. Tại sao bạn hung hăng? Đừng giải thích nó, thưa bạn. Chỉ tìm ra tại sao bạn là như thế.

Người hỏi: Tại sao tôi lại sợ hãi không là gì cả?

Krishnamurti: Hãy quan sát! Như người đàn ông kia vừa nói, sợ hãi có lẽ là nguyên nhân của sự hung hăng này bởi vì xã hội được cấu trúc để cho một công dân mà có một vị trí được tôn trọng được đối xử bằng một lễ phép lớn lao, trái lại một con người không có vị trí gì cả bị quẳng vào một xó – đưa vào quân đội và đến Việt nam, để bị giết chết. Vì vậy tại sao chúng ta hung hăng? Đó là bởi vì chúng ta sợ hãi không là ai cả phải không? Đừng trả lời nó, thưa các bạn, hãy tìm hiểu nó! Tìm hiểu nó trong chính bạn! Hay là, chúng ta sợ hãi bởi vì nó đã trở thành một thói quen. Tìm kiếm một vị trí đã trở thành một thói quen. Chúng ta thực sự không sợ hãi, nhưng nó đã trở thành một thói quen. Tôi không biết liệu bạn có theo kịp điều này hay không? Nếu do bởi sợ hãi làm cho chúng ta hung hăng, đó là một sự việc. Nhưng nó có lẽ là động lực của xã hội mà đang làm cho bạn sợ hãi. Bạn biết không thưa các bạn, họ đã làm một cuộc thí nghiệm, đặt những con chuột, hàng ngàn con chuột, trong một căn phòng rất nhỏ. Và khi chúng ở đó chúng mất đi mọi ý thức của sự cân đối. Con mẹ mà sắp sửa có con nhỏ, con chuột mẹ, không thèm quan tâm nữa, bởi vì áp lực của không gian, bởi vì không gian chật chội, sự kiện rằng có quá nhiều chuột đang sống cùng nhau làm cho chúng điên dại. Hãy theo sát điều này. Trong cùng cách như vậy, nếu con người sống trong một thành phố rất, rất đông đúc và không có nhiều không gian, nó làm cho họ cũng rất hung hăng, làm cho họ thô bạo. Những con thú cần không gian để kiếm ăn; chúng có quyền về lãnh thổ, giống như những con chim. Chúng thiết lập lãnh thổ của chúng và chúng săn bắt những con thú khác bén mãng vào lãnh thổ đó. Vì vậy chúng có những quyền về lãnh thổ, và quyền về tình dục – tất cả những con thú đều có những quyền này. Và quyền về tình dục không có sự quan trọng lớn lao như quyền về lãnh thổ. Đúng chứ? Dĩ nhiên một số các bạn có lẽ biết tất cả điều này. Vậy là chúng ta có lẽ hung hăng bởi vì chúng ta không có đủ không gian quanh chúng ta về phần vật lý. Bạn đang theo sát tất cả điều này chứ? Và điều này có lẽ là một trong những lý do vì sao chúng ta hung hăng. Một gia đình đang sống trong một căn phòng nhỏ, hay trong một ngôi nhà nhỏ cùng mười người các bạn trong đó, bạn bùng nổ, bị tức giận chẳng vì lý do gì cả. Vì vậy con người phải có không gian, và bởi vì anh ấy không có đủ không gian về phần vật lý, đó có lẽ là một trong những lý do gây ra sự hung hăng. Và người ta có lẽ hung hăng bởi vì người ta sợ hãi. Bây giờ bạn lệ thuộc vào loại nào? Bạn hung hăng bởi vì bạn bị sợ hãi phải không?

Người hỏi: (Gợi ý không nghe rõ.)

Krishnamurti: Vậy là, bạn đang nói rằng, hãy bảo đảm được sự an toàn vật chất của tôi rồi sau đó tôi sẽ không hung hăng. Nhưng có một sự việc như sự an toàn được bảo đảm trong cuộc sống hay sao? Và vì thế đó là lý do căn bản tại sao chúng ta sợ hãi – khi biết rằng không có sự an toàn vĩnh cửu nào như thế. Ở Việt nam không có an toàn. Ở đây bạn có lẽ có một chút an toàn nhưng nơi nào có chiến tranh không có an toàn gì cả và, khi một trận động đất xảy ra, nó hủy diệt mọi thứ – và vân vân. Vì vậy, hãy tìm hiểu điều này cho chính các bạn, thưa các bạn, và tìm ra liệu sự hung hăng của bạn được sinh ra từ sợ hãi, hay từ sự kiện rằng bạn bị vây bủa một cách chật chội, cả bên ngoài lẫn bên trong. Phía bên trong bạn không có tự do – thuộc trí năng bạn không có tự do, bạn lặp lại điều gì những người khác đã nói. Những sáng chế về công nghệ, xã hội, cộng đồng, tất cả điều đó được cảm thấy liên tục như một áp lực vào bạn khiến bạn không còn khả năng gặp gỡ và vì vậy bạn nổ tung, bạn cảm thấy vô vọng. Bây giờ, nó là loại nào – bạn lệ thuộc vào loại nào? Hãy tìm ra, thưa các bạn. (Khoảng ngừng lâu.) Nếu bạn bị sợ hãi, và vì vậy bạn hung hăng, làm thế nào bạn sẽ giải quyết được sự sợ hãi này? Và nếu bạn được tự do khỏi sợ hãi bạn sẽ mất đi niềm vui thú của hung hăng, bạn không bận tâm khi bị sợ hãi chứ? Và vì biết rằng bạn sẽ mất đi niềm vui thú của hung hăng, bạn không thèm sợ hãi phải không? Đúng chứ? Bạn có theo sát điều này không? (Khoảng ngừng) Sợ hãi gây khó chịu lắm nhưng hung hăng lại dễ chịu hơn. Đúng chứ? Và vậy là tôi không bị bận tâm khi bị sợ hãi chút chút bởi vì sự hung hăng cùng vui thú của nó cân bằng sự sợ hãi.

Người hỏi: Tôi ý thức được những khó khăn của tình huống.

Krishnamurti: A, tôi không biết bạn ý thức được điều gì, thưa bạn. Hãy tìm hiểu nó. Tôi chỉ đang hỏi bạn. Vì vậy bạn có lẽ thích hung hăng hơn, nhưng cùng lúc lại bị sợ hãi. Vì vậy bạn thực sự không lưu tâm đến sợ hãi hay hung hăng.

Người hỏi: (Không nghe rõ.)

Krishnamurti: Thưa các bạn, đây là một vấn đề rất khó khăn bởi vì mỗi người sẽ giải thích sự hung hăng theo cách riêng của anh ấy. Nhưng nếu bạn có thể đối diện với vấn đề của sợ hãi này và xem thử liệu chúng ta có hiểu rõ sợ hãi đồng thời xem thử liệu có một khả năng được tự do khỏi sợ hãi, và điều đó được thấu suốt, vậy thì sẽ còn có sự hung hăng – sự tử tế của bạn, sự tử tế của tôi, sự tử tế của anh ấy hay của cô ấy nữa hay không? Bạn theo sát điều này chứ thưa bạn? Vì vậy chúng ta hãy nắm lấy yếu tố này. Sợ hãi gây ra hung hăng phải không? Dĩ nhiên như thế. Tôi sợ hãi khi không có bất kỳ niềm tin nào và thế là tôi hung hăng vì niềm tin tôi có. Vì vậy sợ hãi đã sinh ra sự hung hăng liên quan đến niềm tin! Điều đó đơn giản. Đúng chứ? (Tất cả các bạn đang hưởng một giấc ngủ sáng sớm phải không, hay cái gì!) Vậy là, liệu có thể được tự do khỏi sợ hãi hay không? (Cuối cùng chúng ta đã đến được điểm mấu chốt!) Người ta chỉ đặt ra câu hỏi đó khi người ta thực sự muốn được tự do khỏi sợ hãi. Liệu có thể sống không sợ hãi hay không? Nó là một vấn đề rất phức tạp. Nó không là nói rằng, “Vâng, chúng ta phải sống không sợ hãi” và nhai lại những câu nói về nó. Nhưng liệu người ta có thể sống không sợ hãi được không? Nó có nghĩa gì? Theo vật chất, nó có nghĩa gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu từng bước một. Theo vật chất nó có nghĩa gì khi sống không sợ hãi? Liệu có thể được, trong xã hội này như nó được cấu trúc, trong một văn hóa theo loại này, dù là văn hóa Cộng sản hay văn hóa hiện tại, hay một văn hóa cổ xưa, liệu có thể sống trong một xã hội mà không có sợ hãi hay không?

Người hỏi: Không thể được.

Krishnamurti: Tại sao vậy? Lạ lùng quá, thưa các bạn! Khi người ta đến được những câu hỏi căn bản thì tất cả các bạn lại rất im lặng.

Người hỏi: Tôi chỉ suy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra cho cuộc sống của tôi.

Krishnamurti: Bạn sợ rằng nếu bạn có sự an toàn vĩnh cửu trong một xã hội ổn định, bạn sẽ không có sợ hãi phải không? (Không nghe rõ) (Vâng thưa bạn. Điều đó được hiểu, thưa bạn.) Vì thế bạn sẽ không sợ hãi nếu bạn có một sự bảo đảm rằng cuộc sống, sự tồn tại hàng ngày mà bạn quen thuộc sẽ không bị quấy rầy khỏi cái khuôn mẫu bạn đã quen thuộc. Đúng không? Và trên nền tảng đó chúng ta xây dựng xã hội. Rõ ràng là như thế. Đó là điều gì người Cộng sản đã làm. Vì vậy bạn nói rằng không thể sống trong một xã hội mà không có sợ hãi. Đó là như thế phải không? Không à?

Người hỏi: Tôi nghĩ rằng phải có thể được nhưng tôi không biết làm thế nào để thực hiện nó.

Krishnamurti: À! Nếu bạn nghĩ rằng nó có thể thực hiện được, đó chỉ là một ý tưởng. Sự thật là rằng người ta sợ hãi sống trong một xã hội như nó là, mà không có sự hãi. Đúng chứ?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: (Chúng ta đang làm điều đó, thưa bạn. Đó là điều gì chúng ta đang bàn luận, thưa bạn.) Một trong những sợ hãi của chúng ta là rằng muốn sống trong một xã hội người ta phải hung hăng. Chúng ta hãy chấp nhận điều đó trong chốc lát rằng – muốn sống trong một xã hội thuộc bất kỳ loại nào, Cộng sản, Tư bản, hay Ấn độ giáo, hay Hồi giáo bạn phải hung hăng và vì vậy bị sợ hãi với mục đích để tồn tại. Hãy để nó ở đó. Bây giờ chúng ta sợ hãi ở mức độ nào của sự tồn tại của chúng ta? Tôi có thể hiểu rõ rằng tôi sợ hãi vì tôi có lẽ không đủ lương thực cho ngày mai và vì vậy tôi sắp xếp để tàng trữ nó trong một tháng hay hai ngày và tôi sẽ bảo vệ nó và thấy rằng không ai ăn cắp được nó. Và tôi sợ rằng Chính phủ sẽ xuất hiện và làm điều này hay điều kia, và vì vậy tôi sợ hãi. Tôi có thể hiểu rõ điều đó. Bây giờ có phải chúng ta chỉ hung hăng ở đó, ở mức độ đó. Chúng ta chỉ sợ hãi ở mức độ đó phải không?

Người hỏi: Phía bên trong chúng ta cũng giống như thế.

Krishnamurti: Chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ “phía bên trong”? Từ ngữ đó có nghĩa gì, thưa bạn?

Người hỏi: (Không nghe rõ. Nhiều lời bình phẩm.)

Krishnamurti: Vậy là có sợ hãi ở mức độ khác. Nó được gợi ý rằng có sự sợ hãi trong liên hệ, và vì vậy chúng ta hung hăng trong liên hệ. Bây giờ tại sao chúng ta sợ hãi trong liên hệ? (Tôi không biết từ ngữ “chân thật” có nghĩa gì, thưa bạn.) Tại sao chúng ta sợ hãi trong liên hệ? Bạn sợ hãi người vợ của bạn hay người chồng của bạn, hay người hàng xóm của bạn hay ông chủ của bạn phải không? Tôi biết đó là một sự việc khá khủng khiếp khi thú nhận rằng bạn sợ hãi người vợ của bạn! Người ta sợ hãi mọi liên hệ. Tại sao vậy?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Tại sao tôi sợ hãi? Làm ơn hãy đơn giản về nó bởi vì chẳng mấy chốc nó trở nên rất phức tạp và nếu chúng ta không đơn giản ngay từ đầu chúng ta sẽ không hiểu được bất kỳ điều gì cả. Tại sao tôi sợ hãi người vợ của tôi hay người hàng xóm của tôi, hay ông chủ của tôi (mà là liên hệ) – tại sao?

Người hỏi: (Nhiều lời bình phẩm, không nghe rõ.)

Krishnamurti: Người bạn thân mến của tôi, bạn chưa lập gia đình! Vì vậy hãy để đó trong chốc lát. Tai ương của bạn sẽ đến mau thôi!

Người hỏi: Có sợ hãi trong liên hệ bởi vì “anh ấy” hay “cô ấy” hay “ông chủ của tôi” có thể chối từ cho tôi cái gì đó. (Lời bình phẩm thêm nữa nghe không rõ.)

Krishnamurti: Làm thế nào bạn bàn luận điều này khi bạn sẽ không đi từng bước một! Đừng nhảy vọt, đừng kết luận. Bạn sợ hãi người hàng xóm của bạn, ông chủ của bạn phải không? Sợ hãi – bạn biết rồi. Ông ấy có lẽ đuổi việc bạn. Ông ấy có lẽ không cho bạn lên lương, ông ấy có lẽ không khuyến khích bạn. Và cũng vậy bạn có lẽ sợ hãi người vợ của bạn vì cô ấy thống trị, cô ấy càu nhàu, cô ấy bắt nạt, cô ấy không đẹp. Vì vậy người ta sợ hãi. Tại sao vậy? Bởi vì người ta thèm khát sự tiếp tục. Chúng ta tìm hiểu chầm chậm hơn vào việc đó. Tôi xin lỗi khi quả quyết rằng phải tìm hiểu chầm chậm, từng bước một. Tôi sợ hãi người vợ của tôi, vì sao vậy? Tôi sợ hãi bởi vì – nó rất đơn giản – cô ấy bắt nạt tôi và tôi không muốn bị bắt nạt. Tôi khá nhạy cảm và cô ấy hung hăng, và tôi bị trói buộc với cô ấy qua nghi lễ, qua hôn nhân, qua con cái. Và vì vậy tôi sợ hãi. Cô ấy thống trị tôi và tôi không thích điều đó. Đúng không thưa các bạn? Tôi sợ hãi vì lý do đó, bởi vì tôi khá nhạy cảm và tôi thích làm những công việc khác hẳn. Tôi muốn nhìn ngắm cây cối, tôi muốn vui đùa với con cái, tôi muốn đi làm muộn, hay làm việc này việc kia, và cô ấy bắt nạt tôi và tôi không thích bị bắt nạt. Vậy là tôi bắt đầu sợ hãi cô ấy. Đúng không? Và cũng vậy, nếu tôi chống lại và nói rằng “Đừng bắt nạt tôi” cô ấy sẽ kềm hãm vui thú ái ân của cô ấy, vui thú của tôi với cô ấy. Vậy là tôi sợ hãi điều đó. Đúng chứ thưa các bạn? Các bạn vẫn rất im lặng về việc này! Các bạn là một thế hệ rất lạ lùng! Tôi sợ hãi bởi vì cô ấy muốn gây ra một cuộc cãi cọ với tôi, và vân vân. Vậy thì tôi sẽ phải làm gì đây? Tôi sợ hãi và tôi bắt buộc phải liên hệ với cô ấy. Cô ấy thống trị tôi, cô ấy bắt nạt tôi, cô ấy ra lệnh cho tôi mọi việc, cô ấy khinh miệt tôi. Và, nếu tôi là một người đàn ông mạnh mẽ, tôi có sự khinh miệt đối với cô ấy. Bạn biết đó! Vì vậy tôi sẽ làm gì đây? Tôi sợ hãi. Tôi thừa nhận sự kiện đó, hay tôi lại che giấu nó đi và nói rằng “Nó là cái nghiệp của tôi”, “Nó là tình trạng bị quy định của tôi”, bạn biết không – bạn phàn nàn chống lại xã hội và môi trường sống quanh bạn.

Người hỏi: Tôi nghĩ rằng người ta phải chịu đựng trong im lặng.

Krishnamurti: Chịu đựng trong im lặng! Dù sao đi nữa bạn cũng đã làm việc đó.

Người hỏi: Ly dị cô ấy!
Krishnamurti: Ly dị quá tốn kém và mất quá nhiều thời gian, vì vậy bạn sẽ làm gì đây?

Người hỏi: Chịu đựng nó.

Krishnamurti: Bây giờ điều gì xảy ra? Hãy theo sát nó, thưa các bạn. Điều gì xảy ra? Bạn bị sợ hãi và bạn chịu đựng nó. Vì vậy điều gì đang xảy ra cho bạn? Bạn bị sợ hãi và bạn quen thuộc sự sợ hãi này. Bạn quen thuộc với sự bắt nạt này, quen thuộc với môi trường sống, vì vậy dần dần bạn trở nên đờ đẫn hơn và đờ đẫn hơn. Dần dần bạn mất đi mọi nhạy cảm. Bạn không còn nhìn ngắm cây cối mà bạn đã nhìn ngắm trước kia nữa, bạn không bao giờ nở nụ cười. Thế là dần dần bạn trở nên xơ cứng. Chính xác đó là điều gì đã xảy ra với các bạn thưa quí bạn và thưa quí cô. Bởi vì các bạn đã quen thuộc với nó. Các bạn đã quen thuộc với cái xã hội thối tha này, với những đường sá bẩn thỉu này. Bạn không nhìn ngắm những con đường bẩn thỉu và bầu trời đáng yêu của một buổi chiều tối. Vì vậy sợ hãi (sự không hiểu rõ nó của bạn) kéo bạn đến tình trạng xơ cứng. Các bạn sẽ làm gì đây, thưa các bạn! Đừng chỉ nói rằng “Vâng, ông hoàn toàn đúng”. Người bác sĩ đã chẩn đoán căn bệnh của bạn và ông ấy hỏi bạn sẽ làm gì đây? Bạn đã quen thuộc với kinh Upanishads, kinh Gita, sự bẩn thỉu, khu nhà tồi tàn, sự bắt nạt của người vợ, sự dọa nạt của những người chính trị, bạn đã hoàn toàn vô cảm, xơ cứng. Bạn có lẽ đưa ra những bài giảng thuyết khôn ngoan, đọc sách báo và trích dẫn và tất cả việc đó, nhưng phía bên trong bạn xơ cứng. Vì vậy bạn sẽ làm gì đây? (Khoảng ngừng) Không trả lời à.

Người hỏi: Loại bỏ tất cả việc đó đi.

Krishnamurti: Làm thế nào? Bằng một cử chỉ đáng yêu?

Người hỏi: Loại bỏ sự liên hệ.

Krishnamurti: Bước ra khỏi cuộc đời cô ấy, và cuộc đời con cái hay sao? Rồi rơi vào một cái bẫy khác? Vậy thì bạn sẽ làm gì đây thưa bạn?

Người hỏi: Tìm ra tại sao cô ấy bắt nạt tôi.

Krishnamurti: Cô ấy sẽ không nói cho tôi biết. Cô ấy có những đau khổ riêng của cô ấy. Cô ấy có . . . Chúa biết những vấn đề gì. Có lẽ, cô ấy không thỏa mãn về ái ân. Có lẽ cô ấy bị bệnh tật – Ồ, có lẽ có hàng tá sự việc. Bạn biết, cô ấy cảm thấy rằng cô ấy phải được nghỉ ngơi, có một ngày nghỉ, trải qua một thời gian nào đó mà không có người chồng của cô ấy, tách rời anh ấy, đi nghỉ ngơi. Vì vậy từ cô ấy tôi phải tìm ra tại sao cô ấy bắt nạt tôi. Trước tiên, tôi phải giải quyết chính tôi. Chúa ơi. Các bạn, những con người thật là quá quắt . . . Vì vậy tôi sẽ làm gì đây?

Người hỏi: Kháng cự lại cô ấy.

Krishnamurti: Tôi không thể làm việc đó.

Người hỏi: Cố gắng thỏa hiệp.

Krishnamurti: Ồ Chúa ơi! Cô ấy giữ cá tánh của cô ấy và tôi giữ cá tánh của tôi. Vì vậy tôi sẽ làm gì đây?

Người hỏi: Bạn trở nên dửng dưng.

Krishnamurti: Đó là điều gì bạn đã làm rồi. Bạn đã hoàn toàn dửng dưng với mọi thứ – với cây cối, với vẻ đẹp, với cơn mưa, với những đám mây, với sự bẩn thỉu, với người vợ, với con cái. Bạn hoàn toàn dửng dưng.
Người hỏi: Có lẽ chúng ta phải nghi vấn mọi thứ mà chúng ta chấp nhận từ trước đến nay.

Krishnamurti: Hãy nhìn thưa bạn, nó là một vấn đề nghiêm trọng nhiều hơn là chỉ những trao đổi bằng lời nói này. Bởi vì bạn đã trở nên dửng dưng, lãnh đạm – qua sợ hãi, qua sự dọa nạt bởi những Thần thánh, kinh Upanishads, kinh Gita, bởi những nhà chính trị, bởi người vợ. Bạn đã trở nên xơ cứng, phải vậy không? Vì vậy làm thế nào bạn thức giấc được sự xơ cứng này và quẳng nó đi? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Tôi đã bị làm xơ cứng bởi người vợ của tôi, bởi những lặp lại của những quyển sách thiêng liêng đáng sợ, bởi xã hội tôi sống, tôi đã trở nên hoàn toàn vô cảm. Tôi không quan tâm đến điều gì xảy ra cho tôi hay điều gì xảy ra cho những người khác. Tôi đã trở nên lãnh đạm, khô khan. Tôi công nhận điều đó. Đó là một sự kiện. Bạn có lẽ không công nhận nó. Bạn có lẽ nói, “Ồ lúc này hay lúc khác tôi có lẽ trải qua những thời điểm kha khá nhạy cảm ”. Những lúc này hay lúc khác đó chẳng có giá trị gì cả khi toàn thời gian bị xơ cứng. Vì vậy, tôi phải làm gì đây? Tôi công nhận việc đó như một sự kiện. Và vấn đề là không phải làm thế nào loại bỏ được nó! Tôi không chỉ trích nó. Tôi nói, “Đó là một sự kiện.” Thế là tôi sẽ làm gì đây? Ồ, thưa các bạn. Tôi sẽ làm gì đây?

Người hỏi: Tôi cảm thấy vô vọng.

Krishnamurti: Vậy là bạn không thể làm gì cả, rồi sau đó bạn có nguyên một chính thể Ấn độ như nó là bây giờ! Bây giờ tôi muốn làm một việc gì đó; tôi thực sự làm. Bạn, những Thượng đế của bạn, những quyển sách tôn giáo của bạn, xã hội, nền văn hóa mà trong đó bạn đã lớn lên, tất cả những việc này đã biến tôi thành vô cảm và xơ cứng không thể tin nổi. Vì vậy tôi sẽ làm gì? Ồ, thưa các bạn. Tôi sẽ làm gì đây?

Người hỏi: Kết thúc toàn bộ sự việc.

Krishnamurti: Kết thúc à? Tôi sợ hãi phải kết thúc, đúng chứ? Trước hết tôi có ý thức, tôi có nhận rõ rằng tôi dửng dưng hay không? Các bạn có nhận rõ không, thưa các bạn? (Các bạn thật là một thế hệ kỳ lạ!) (Khoảng ngừng lâu.) Được rồi, thưa các bạn, tôi sẽ nói hết việc này. Tôi trở nên vô cảm, và tôi thấy những lý do cho việc này trong người vợ của tôi, trong gia đình tôi, dư thừa dân số, trọng tải khủng khiếp của mười ngàn năm truyền thống, những nghi lễ vô tận, những bẩn thỉu bên trong ngôi nhà và bên ngoài ngôi nhà, và vân vân. Tôi thấy những lý do tại sao cái trí bị làm xơ cứng, qua giáo dục và vân vân. Đó là sự kiện. Bây giờ tôi sẽ làm gì đây? Trước hết tôi không muốn sống theo lối đó. Đúng không? Tôi không thể sống theo lối đó. Nó còn tồi tệ hơn một con thú. (Ồ! Các bạn không hứng thú à.)

Người hỏi: Làm ơn hãy tiếp tục.

Krishnamurti: Vì vậy trước hết tôi thấy nguyên nhân, và hậu quả, và tôi thấy không thể sống theo lối đó được nữa. Bây giờ điều gì làm cho tôi nói rằng, “Không thể sống theo lối đó được nữa”? Làm ơn hãy theo sát tất cả điều này. (Thưa các bạn. Làm ơn đừng ho.) Điều này đòi hỏi chú ý nhiều lắm. Điều gì khiến tôi nói rằng, “Tôi không được sống theo lối đó nữa”? (Khoảng ngừng lâu) Tôi bị vô cảm. Nếu nó gây đau khổ và tôi muốn thay đổi, lúc đó tôi đang thay đổi bởi vì tôi nghĩ rằng một cái gì đó sẽ cho tôi sự vui thú lớn lao hơn. (Ồ, các bạn không thấy tất cả việc này!) Tôi muốn thay đổi bởi vì tôi thấy rằng một cái trí mà quá xơ cứng thực sự không đang sống và phải có thay đổi. Nếu tôi thay đổi bởi vì nó gây đau khổ – hãy theo sát điều này, làm ơn – nếu tôi thay đổi vì nó gây đau khổ vậy thì tôi đang theo đuổi vui thú. Đúng chứ? Và sự theo đuổi vui thú là nguyên nhân của trạng thái vô cảm này. Vô cảm này đã bị gây ra bởi vì tôi đã tìm kiếm vui thú – vui thú trong gia đình, trong những vị Chúa, trong kinh Upanishads, kinh Koran, kinh Bible, trong Giáo hội. Và tất cả việc đó đã khiến tôi đến tình trạng này – xơ cứng. Nguồn gốc của chuyển động đã là vui thú, và nếu tôi chống lại việc này lại nữa nó sẽ là sự theo đuổi của vui thú!
Bạn có đang theo sát tất cả điều này không? Tôi đã nhận ra cái gì đó! Tôi đã nhận ra rằng nếu tôi thay đổi bởi động cơ của vui thú tôi sẽ quay trở lại cùng vòng luẩn quẩn cũ. Làm ơn, thưa các bạn, hãy hiểu rõ điều này – bằng những quả tim của bạn, không phải bằng những cái trí nhỏ nhen ngu xuẩn của bạn. Hiểu rõ điều này bằng những quả tim của các bạn – rằng khi bạn đã bắt đầu tìm kiếm vui thú bạn phải kết thúc trong tai họa, mà là tình trạng xơ cứng. Nếu bạn phá vỡ được xơ cứng đó bởi vì bạn muốn một loại vui thú khác vậy thì bạn quay trở lại cùng vòng luẩn quẩn. Vì vậy tôi đang nói rằng, “Hãy nhìn điều gì tôi đang làm!” Vì vậy tôi phải rất cảnh giác về vui thú. Tôi sẽ không phủ nhận nó, bởi vì nếu tôi phủ nhận nó tôi đang tìm kiếm một vui thú khác, vui thú lớn lao hơn. Vì vậy tôi thấy rằng vui thú dẫn cái trí đến những thói quen mà tạo ra xơ cứng hoàn toàn. Tôi treo bức tranh đó trên tường vì nó cho tôi niềm vui lớn lao. Tôi đã ngắm nghía nó trong viện bảo tàng hay trong phòng trưng bày tranh và tôi nói rằng, “Ồ đó là bức tranh đẹp làm sao!” Tôi mua nó, nếu tôi có tiền, và treo nó trong phòng của tôi. Tôi ngắm nghía nó hàng ngày – và nói rằng “Đẹp quá”. Vậy thì tôi đã quen thuộc với nó. Bạn hiểu rõ chứ? Vì vậy vui thú ngắm nghía nó mỗi ngày đã tạo ra một thói quen mà bây giờ ngăn cản tôi không thấy được nữa. Tôi không biết liệu bạn có hiểu rõ điều này. Giống như ái ân! Cái thói quen như thế, quen thuộc đến một điều gì đó, là sự bắt đầu của dửng dưng. Bạn đang theo sát tất cả điều này chứ? Bạn quen thuộc với sự bẩn thỉu của ngôi làng kế bên khi bạn đi ngang qua nó hàng ngày. Những cậu bé và những cô bé đang làm bẩn con đường – sự bẩn thỉu, tồi tàn, bụi bặm. Bạn quen thuộc với nó, và sau đó bạn đã quen thuộc với nó. Cùng cách như vậy bạn đã quen thộc với vẻ đẹp của cây cối, đơn giản bạn không nhìn nó nữa. Vậy là tôi đã khám phá ra rằng nơi nào tôi theo đuổi vui thú phải có, sâu thẳm bên trong nó, gốc rễ của xơ cứng. Ồ! Làm ơn hãy thấy điều này! Không có gốc rễ thiên đàng trong vui thú, chỉ có gốc rễ của dửng dưng và đau khổ.
Vậy là tôi sẽ làm gì nếu tôi thấy điều đó rất rõ ràng? Vui thú là một việc cám dỗ! Bạn hiểu rõ chứ? Tôi nhìn ngắm một cái cây: nó là một thú vị lớn lao. Nhìn ngắm một đám mây đen đầy nước mưa và cái cầu vồng, và điều này dường như là một sự việc lạ thường. Đó là một vui thú, đó là một hài lòng, đó là một tận hưởng kỳ diệu. Tại sao tôi không thể để nó lại ở đó. Bạn hiểu rõ chứ? Tại sao tôi phải nói rằng, “Tôi phải cất giữ nó lại”? (Tôi không biết liệu bạn có đang theo sát tất cả điều này hay không.) Sau đó vào ngày kế tiếp tôi thấy đám mây đen khác, đầy nước mưa, và những chiếc lá đang nhảy múa trong gió, ký ức của ngày hôm qua đã làm hỏng cảnh đang thấy này. Tôi đã trở nên vô cảm. Vì vậy tôi sẽ phải làm gì đây? Tôi không thể phủ nhận vui thú, nhưng điều này không có nghĩa tôi nuông chiều vui thú. Vì vậy bây giờ tôi hiểu rõ rằng chắc chắn vui thú nuôi dưỡng sự dửng dưng. Tôi thấy được nó. Tôi thấy nó như một sự kiện giống như tôi thấy cái mirophone – không phải như một ý tưởng, không phải như một lý thuyết, không phải như một suy nghĩ, nhưng như một sự kiện thực sự. Đúng chứ? Vậy là tôi đang nhìn ngắm sự vận hành của vui thú. Bạn theo kịp chứ? Qui trình của vui thú là cái gì tôi đang nhìn ngắm. Như, “Tôi thích bạn” và “Tôi không thích một ai khác nữa”, mà lại nữa trong cùng khuôn mẫu. Tất cả những đánh giá của tôi đều dựa vào thích và không thích. Tôi thích bạn bởi vì bạn được kính trọng. Tôi không thích bạn bởi vì bạn không được kính trọng. Bạn là một người Hồi giáo, hay một người Ấn độ giáo, hay bạn có những thỏa mãn ái ân này và tôi thích những thỏa mãn ái ân khác – và vân vân. Bạn theo kịp không? Thích và không thích. Vì vậy tôi nhìn ngắm nó. Và lại nữa thích và không thích là một thói quen, mà tôi đã vun quén qua vui thú. Lúc này cái trí đang nhìn ngắm toàn chuyển động của vui thú, và bạn không thể nhìn ngắm nó nếu bạn chỉ trích nó. Các bạn có đang theo sát điều này không? Vậy là điều gì đã xảy ra cho cái trí của tôi? Hãy nhìn ngắm nó, thưa bạn. Điều gì đã xảy ra cho cái trí của tôi? (Ồ! bạn chỉ tuôn ra những từ ngữ. Bạn không biết bạn đang nói gì.) (Điều đó đúng, thưa bạn.) Nó đã trở nên nhạy cảm hơn nhiều. Đúng chứ? Vì vậy thông minh hơn nhiều. Bây giờ thông minh đó đang vận hành, không phải thông minh của tôi hay thông minh của bạn, chỉ là thông minh. Tôi không hiểu bạn có đang theo sát điều này không. Trước kia, đã có trạng thái dửng dưng và tôi không thèm lưu tâm. Cái trí không thèm lưu tâm đến việc liệu tôi có sống giống như một con heo hay không. Và tôi nhận ra rằng tôi phải thay đổi. Và tôi thấy muốn thay đổi đến một vui thú lớn hơn vẫn là quay trở về cùng một hỗn độn. Vậy là cái trí đã nhận ra cái gì đó, đã thấy cái gì đó. Không phải bởi vì ai đó đã nói về nó – nhưng nó đã thấy cái gì đó rất rõ ràng – rằng nơi nào có sự theo đuổi vui thú, việc này chắc chắn nuôi dưỡng sự dửng dưng. Vì vậy cái trí đã được mài bén. Và nó đang quan sát vui thú trong từng chuyển động. Và bạn chỉ có thể quan sát bất kỳ cái gì đó một cách tự do, nếu không kềm hãm, chỉ trích hay đánh giá. Vì vậy cái trí đang quan sát. Và nó nói rằng “Điều gì là sai trái với tôi, tại sao tôi không thể nhìn ngắm một cái cây, tại sao tôi không thể nhìn ngắm khuôn mặt đẹp đẽ của một em bé hay của người phụ nữ?” Tôi không thể nhắm mắt lại – mù quáng chạy trốn đến dãy Himalayas. Nó ở đó. Đúng chứ? Vì vậy tôi sẽ làm gì? Không nhìn à. Quay đầu đi khi tôi đi ngang qua một người phụ nữ hay sao? (Mà điều gì những vị khất sĩ làm, họ biết được tất cả những ma mãnh cũ kỹ và tất cả việc đó.) Vì vậy tôi sẽ phải làm gì đây? Vì vậy tôi nhìn. Bạn hiểu không? Tôi nhìn. Tôi ngắm cái cây đó, vẻ đẹp của cành cây, vẻ đẹp uốn lượn của cái cây. Tôi nhìn khuôn mặt đẹp đó, thật cân đối, nụ cười, đôi mắt. Tôi nhìn. Hãy theo sát điều này. Khi tôi nhìn, không có vui thú. Bạn có nhận thấy được nó không? Bạn có nắm bắt được nó không? Bạn hiểu rõ điều gì chúng ta đang nói chứ? Khi tôi nhìn, còn có chỗ nào dành cho vui thú không? Tôi không nhìn bằng sự sợ hãi, nói rằng, “Chúa tôi ơi! Tôi đang vướng vào cái bẫy của vui thú!” Nhưng tôi nhìn, cho dù nó là cái cây, cái cầu vồng, đường bay của con chim, hay một người phụ nữ đẹp, hay một người đàn ông. Tôi nhìn. Trong nhìn đó không có vui thú. Vui thú chỉ nảy sinh khi tư tưởng chen vào.
Bây giờ nếu không hiểu rõ toàn tiến hành này – những vị thánh, những con người xấu xa không chín chắn được gọi là những vị thánh, những vị Rishi, những tác giả, họ đều đã chỉ trích việc này. Đừng nhìn, họ nói. Và thế là – nhìn. Và khi bạn thấy rất rõ ràng không có vui thú hay không vui thú. Nó ở đó. Vẻ đẹp của khuôn mặt, dáng đi, cái áo, vẻ đẹp của cái cây. Một giây sau tư tưởng chen vào và nói rằng, “Đó là một phụ nữ đẹp”. Và tất cả sự tưởng tượng, ái ân, những gợi ý, những ly kỳ, bắt đầu. Các bạn có theo sát được tất cả điều này không, thưa các bạn, và các bạn sẽ làm gì về nó đây? Điều gì xảy ra? Tư tưởng chen vào, và điều gì quan trọng lúc này không là vui thú, bởi vì điều đó đã được hiểu rồi, không có gì phải giải thích thêm về nó. Hãy nhìn điều gì đã xảy ra. Cái trí đã trở nên nhạy cảm lạ thường, và vì vậy có kỷ luật cực kỳ, kỷ luật cực kỳ nhưng không qua một kỷ luật bị áp đặt. Bằng cách nhìn ngắm rằng tôi xơ cứng, vô cảm – nhìn ngắm nó, và nhìn ngắm nó – cái trí đã trở nên nhạy cảm. Nhìn ngắm là kỷ luật. Tôi tự hỏi liệu bạn có nắm bắt được điều này! Không có sự trấn áp trong loại kỷ luật mà cần thiết cho mục đich thấy. Vậy là cái trí đã trở nên nhạy cảm cực kỳ, kỷ luật cao độ, và vậy là mộc mạc – không phải sự mộc mạc liên quan đến quần áo hay thức ăn, tất cả việc đó đều quá không chín chắn và trẻ con. Và lúc này cái trí nói rằng nó đang nhìn ngắm vui thú và nó thấy rằng sự tiếp tục của vui thú được tạo tác bởi tư tưởng. Đúng không? Vậy là tôi đã thâm nhập vào một kích thước hoàn toàn khác hẳn. Bạn hiểu rõ chứ? Một kích thước mà trong đó tôi phải làm việc rất cần cù và không một ai sẽ nói cho tôi về nó. Tôi có thể nói cho bạn, nhưng bạn phải làm việc đó cho chính bạn. Vì vậy tôi hỏi – “Tại sao tư tưởng lại chen vào tất cả việc này?” Tôi nhìn cái cây đó, tôi nhìn người phụ nữ đó, tôi nhìn người đàn ông đi ngang qua trong chiếc xe sang trọng, một chiếc xe đẹp được lái bởi một người tài xế, và tôi nói rằng “Được rồi”. Nhưng tại sao tư tưởng lại chen vào? Tại sao vậy? (Khoảng ngừng lâu) (Khán giả đưa ra một gợi ý) Không thưa bạn, không thưa bạn. Tôi đã không học nghệ thuật của nhìn ngắm. Hãy lắng nghe điều này. Tôi đã không học nó. Khi tôi đã nói “Tôi thấy được sự xơ cứng, vô cảm” tôi thực sự đã không thấy nó. Hãy thấy nó – đừng thay đổi sự vô cảm, nhưng chỉ thấy nó. Vì vậy lúc này, tôi đang hỏi chính mình, “Tại sao tư tưởng lại chen vào bức tranh đó?” Tại sao tôi không thể chỉ nhìn cái cây đó, hay người phụ nữ đó, hay chiếc xe hơi đó? Tại sao? Tại sao tư tưởng lại chen vào việc này?

Người hỏi: Ký ức xuất hiện như một rào chắn.

Krishnamurti: Hãy tự đặt ra cho chính bạn câu hỏi, thưa bạn, và đừng nói rằng “Ký ức xuất hiện như một rào chắn”. Bạn vừa nghe ai khác nói điều đó. Bạn đã nghe tôi nói điều đó hàng tá lần, và bạn lặp lại và quăng lại những từ ngữ đó vào tôi. Chúng không có ý nghĩa gì đối với tôi cả. Tôi đang đưa ra một câu hỏi hoàn toàn khác hẳn. Tôi đang hỏi tại sao tư tưởng cứ chen vào nó. (Lời gợi ý từ khán giả) Hãy hỏi chính bạn, thưa bạn, và tìm ra câu trả lời. Tại sao có sự ngăn cản liên tục này của tư tưởng? Bạn hiểu rõ chứ thưa bạn? Rất lý thú nếu bạn tìm hiểu nó cho chính bạn. Lúc này bạn không thể nhìn vào bất kỳ việc gì mà không có tư tưởng, mà không có một hình ảnh, mà không có một biểu tượng. Tại sao? (Khoảng ngừng lâu) Bạn muốn tôi trả lời nó phải không? Một quý ông ngồi rất thoải mái và nói rằng “Vâng”. “Làm ơn trả lời nó đi, được chứ thưa ông?” Và nó sẽ chẳng tạo ra sự khác biệt gì cho quý ông đó. (Điều đó đúng, và nó đã trở thành một thói quen. Suốt năm mươi năm qua, bất kỳ điều gì bạn đã thực hiện) Nếu nó là một thói quen, vậy thì tôi sẽ làm gì đây? Tôi có thấy thói quen như một ý tưởng hay thực sự như một thói quen – bạn thấy sự khác biệt chứ? Nếu bạn thấy vậy thì bạn phải tìm cho ra.

MADRAS
Ngày 05 tháng giêng năm 1968
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 8337)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 12004)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 30330)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12538)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20182)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8586)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 11275)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14549)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 22898)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 21013)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]