Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Trong Cuộc Sống Hiện Đại.

09/04/201312:42(Xem: 6670)
Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Trong Cuộc Sống Hiện Đại.

Ứng Dụng Bát Chánh ĐạoTrong Cuộc Sống Hiện Đại

Thích Trí Lộc

Sự tuần hoàn của hoàn vũ cứ hết Xuân đến Hạ, rồi hết Thu sang Đông, mở đầu bằng mùa Xuân tươi đẹp nhưng lại kết thúc bằng mùa Đông giá lạnh. Sự vận hành của vũ trụ cũng trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại và không; hai giai đoạn đầu là hình thành, thành tựu và lại kết thúc bằng hai giai đoạn hoại và không. Tiến trình của một con người nói riêng hay của một chúng sanh nói chung cũng không ra ngoài thông lệ ấy, cũng trải qua bốn giai đoạn: sanh, lão, bệnh và chết. Như vậy bản chất của cuộc đời, của hoàn vũ hay của một kiếp người cũng luôn mang những tính chất: vô thường, vô ngã, khổ và không.

Suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp độ sanh không mõi mệt, cuối cùng dưới cội Ta-la song thọ, đức Thế Tôn đã tuyên bố rằng: “Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Con đường diệt khổ ấy được ghi chép trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo, toàn bộ hệ thống Tam tạng ấy được nhân loại khẳng định rằng: không có một hệ thống kinh điển, giáo lý của một tôn giáo nào, hay bất kỳ triết lý, học thuyết của một triết gia nào có thể so sánh được cả về nội dung lẫn hình thức, cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong Tam tạng kinh điển ấy có nhiều pháp môn và chúng ta thường nghe nói là có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập để diệt khổ, tám vạn bốn ngàn pháp môn ấy được khái quát, cô đọng qua phần Đạo đế, đó chính là Ba mươi bảy trợ đạo phẩm, và Bát chánh đạo lại chính là tinh hoa, là sự tóm thâu Ba mươi bảy trợ đạo phẩm. Như vậy Bát Chánh Đạo chính là nền tảng, là tinh hoa của toàn bộ hệ thống Tam tạng kinh điển của Phật giáo, là sự kết tinh, tóm thâu của tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, cũng chính là phương pháp tốt nhất để diệt khổ. Chính vì thế nên Bát chánh đạo có một vị trí vô cùng quan trọng, lại là con đường chân chính tốt nhất của mọi tôn phái trong đạo Phật, là pháp môn tiêu biểu nhất cho mọi người tu tập…

Đức Phật diệt độ cách đây đã gần ba ngàn năm, một khoảng thời gian rất dài, trải qua biết bao sự biến thiên đổi dời của nhiều thời đại, lịch sử đã nhiều lần sang trang, thế nhưng Bát chánh đạo vẫn không hề thay đổi hay lỗi thời, mà ngược lại Bát chánh đạo ngày càng thích hợp với chân lý của mọi thời đại, đây là tính khế thời và khế lý của pháp môn tu tập này. Chính vì thế mà mọi tông phái trong Phật giáo từ Nam tông đến Bắc tông, từ Tịnh Độ tông đến Hoa Nghiêm tông, từ Thiền tông đến Luật tông… đều áp dụng pháp môn này để tu tập, vì pháp môn này thích hợp với mọi trình độ, mọi căn cơ của chúng sanh, đây là tính khế cơ của pháp môn này.

Nhất là thời đại ngày nay - “Thời đại mới” - với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kiến thức con người ngày một nâng cao, biết bao học thuyết, tôn giáo bị phá bỏ, chỉ trích… Nhưng các phương pháp tu tập của Phật giáo, đặc biệt là pháp môn này luôn thích ứng với mọi thời đại và mọi quốc gia, mọi xã hội, mọi con người, cho dù đó là con người hiện đại, hay thời đại khoa học hiện đại nhất. Chính vì thế mà nhà khoa học lừng danh nhất của thế kỉ XX, Albert Einstein đã khẳng định: “Nếu có một tôn giáo thỏa mãn được những yêu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó là đạo Phật.”

Thế giới ngày nay đang phát triển một cách chóng mặt, chỉ một vài thế kỉ qua, những phát minh về khoa học trên mọi lĩnh vực đã đẩy sản lượng vật chất tăng nhanh gấp trăm ngàn lần so với sản lượng của hàng triệu năm trước đó cộng lại. Dù sống trong một thế giới giàu sang, văn minh, đầy đủ mọi phương tiện vật chất hiện đại nhất, nhưng con người vẫn ngày một bận rộn hơn, đầu óc con người vẫn ngày càng căng thẳng hơn, nhiều bệnh tật mới phát sinh, lòng tham lam, ích kỉ của con người cũng tăng lên, người nghèo khổ, chết đói vẫn tồn tại khắp nơi trên thế giới, nạn phạm pháp, giết người, khủng bố… cũng nhiều hơn. Phương tiện truyền thông vô cùng hiện đại, nhưng con người lại ít quan tâm với nhau hơn, chiến tranh trên thế giới diễn ra ngày càng qui mô và khủng khiếp hơn… Tất cả những điều ấy đòi hỏi một phương pháp hữu hiệu để mọi xã hội, mọi quốc gia áp dụng, để ngăn chặn và xóa bỏ những việc khó khăn, xóa bỏ những điều không tốt trên, góp phần dựng xây một thế giới hòa bình và hạnh phúc. Bát chánh đạo sẽ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đóng góp vào việc dựng xây ấy.

Nếu như con người hiện đại là chánh báo cần áp dụng pháp môn Bát chánh đạo để dứt bỏ lòng tham lam, tính vị kỉ… hoàn thiện nhân cách của chính mình, thì trái đất, hành tinh xanh của chúng ta là y báo của vạn loại hữu tình cũng cần ứng dụng pháp môn Bát chánh đạo để xây dựng hành tinh xanh ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn. Từ ngàn xưa đến nay, chưa bao giờ các nhà xã hội học, hay khoa học… kêu gọi mọi người hãy bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta một cách tha thiết như hôm nay. Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, tầng ozon bị chọc thủng, nhiệt độ trái đất đang tăng dần…hành tinh xanh của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt… Trong bài này, người viết xin giới thiệu những cống hiến của pháp môn Bát chánh đạo cho những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Bài viết gồm hai phần: những vấn đề trong cuộc sống hiện đại và sự ứng dụng pháp môn Bát chánh đạo để giải quyết mọi vấn đề ấy.

Phần I: Những Vấn Đề Trong Cuộc Sống Hiện Đại

Cuộc sống ngày nay, cuộc sống trong thời đại mới, nhân loại đã từng bước hoàn thiện đời sống chính mình. Kiến thức, trình độ của nhân loại đã đạt đến đỉnh cao, hàng ngàn phát minh khoa học đã ra đời đưa nền văn minh vật chất và kỉ thuật công nghệ phát triển đến mức độ chóng mặt. Con người ngày nay có thể ngồi một chỗ nhưng biết được mọi sự việc diễn ra trên thế giới, chỉ cần ngồi trong nhà nhưng có thể hưởng mọi thứ mà họ cần. Không những thế, con người còn khám phá ra những bí ẩn dưới lòng đại dương sâu hàng ngàn mét, hay có thể viếng thăm và khám phá những thiên hà cách xa trái đất hàng trăm năm ánh sáng, v.v… Tất cả những thành tựu khả quan ấy là điều không thể phủ nhận và kể hết được.

Thế nhưng bên cạnh những thành tựu khả quan ấy, bên cạnh sự phát triển vượt bậc ấy, ngay trong thời đại mới này, nhân loại đang phải đối diện với hàng trăm, hàng ngàn vấn đề nhức nhối, nan giải của thời đại, hàng loạt sự khủng hoảng đang làm đau đầu giới chức trách, làm sao tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ thế giới này. Những vấn đề ấy người viết xin trình bày tóm lược qua những điểm sau: Sự khủng hoảng tâm linh; khủng hoảng môi sinh; khủng hoảng xã hội và khủng hoảng văn hóa.

I. Tâm linh

Tâm linh là lĩnh vực tiềm ẩn bên trong mọi người rất khó diễn đạt, nhưng lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Mọi hành động của con người, mọi phát minh hay cống hiến của nhân loại đều xuất phát từ tư duy, nghiền ngẫm lâu dài của tâm trí. Lĩnh vực này thuộc về tâm linh, tôn giáo bao giờ cũng đề cao, chú trọng lĩnh vực này. Sự khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng chiến tranh, xung đột… cũng bắt nguồn từ lĩnh vực tâm linh.

1. Khủng hoảng tôn giáo

Tôn giáo đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong lòng xã hội, từ thời xa xưa ấy cho đến nay tôn giáo đã có một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhân loại ngày nay có khoảng 6 tỉ người, thì số lượng người theo tôn giáo, tín ngưỡng đã chiếm trên năm tỉ rồi, bởi sống giữa cuộc đời ai cũng cần có một chỗ dựa tâm linh để sống đẹp, sống có lý tưởng. Mỗi tôn giáo đều có lý tưởng riêng của mình, và cùng nhau hướng về lý tưởng, chân lý đó. Chân lý thì chỉ có một , nhưng chân lý có thể được phản ánh, diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo văn hóa, dân tộc, tập quán của con người… đó chính là lý do có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới. Cũng chính từ sự khác nhau ấy, cộng với tâm tham lam, lòng thù hận, tâm ích kỉ, sự chấp ngã… vốn có của con người nên có những tôn giáo đã lợi dụng lòng tin của con người, nhân danh Thượng đế, nhân danh Chân lý… để gây nên những cuộc chiến tranh làm kinh hoàng, khủng khiếp cho toàn thể nhân loại.

Lịch sử đã ghi lại những trang đen đẫm máu, khói lửa ngút trời của những đội quân Hồi giáo nhân danh Thánh Ala, nhân danh Thượng đế, Chân lý… đã tàn sát hàng ngàn, hàng triệu người không cùng tôn giáo, không cùng lý tưởng với họ hay không theo đạo họ. Nhân loại sẽ không sao quên được những cuộc Thập tự chinh đẫm máu, kinh khiếp ở châu Âu kéo dài gần hai thế kỉ do những người nhân danh Thiên chúa, nhân danh Thượng đế gây nên; mỗi một cuộc chiến là cả vạn người chết, thây người chết chất thành đồi, máu người chảy thành suối v.v…

Những người thiếu hiểu biết, chưa có nhận định sâu sắc đều cho rằng “đạo nào cũng tốt” do đó họ rất dễ dàng chọn những tôn giáo không lành mạnh, những tín ngưỡng không tốt đẹp… từ đó họ vô tình lấy đó làm lý tưởng cao đẹp cho đời mình, họ có ngờ đâu chính những lý tưởng sai lầm ấy lại gây nên những nỗi kinh khiếp đau thương cho toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông đã loan truyền không dứt những đau thương, chết chóc, những thảm hại của chiến tranh tôn giáo, sự phân biệt chủng tộc, sự truyền bá tôn giáo bằng đồng tiền, bằng gươm đao và súng đạn vẫn diễn ra khắp nơi trên thế giới: từ Kosovo đến miền Trung Đông; từ Tchesnia (Liên Bang Nga) đến Bắc Ái Nhĩ Lan, từ Kashmia (Ấn Độ) đến Indonesia và Sirilanka v.v… Nhất là sự kiện khủng bố hôm 11 tháng 9 năm 2001 của nhóm Hồi giáo cực đoan đã làm cả thế giới bàng hoàng kinh khiếp.

2. Chiến tranh và xung đột

Những người may mắn sống trong một thế giới thanh bình ít ai cảm nhận và thấy được giá trị của việc không có chiến tranh, chỉ những ai đã từng đi qua chiến tranh hay sống với chiến tranh thì mới thấy được hạnh phúc cao cả ấy. Lịch sử của loài người phần lớn đã hòa lẫn vào lịch sử của chiến tranh; đó là những trận đánh kinh khiếp, khói lửa ngập trời, đầu rơi máu chảy, nhà tan cửa nát, làng mạc biến thành bình địa, thành phố biến thành hầm hố, đại dương… con người sống trong lo âu sợ hãi, sống chết trong đói lạnh, trong kinh khiếp; vợ xa chồng, cha xa con, xa cả người yêu, xa quê hương đất nước; thây chết bỏ trên đất khách quê người, trên rừng thiêng nước độc, trong xứ lạnh băng giá hay trên những sa mạc hoang vu…

Lịch sử thế giới đã ghi nhận những cuộc thế chiến kinh khiếp lần I, cuộc chiến lần II… số lượng người chết không phải hàng vạn, hàng ngàn mà lên đến hàng chục triệu, trăm triệu người bị thương và chết chóc… sự tàn phá của chiến tranh cũng như hậu quả của chiến tranh không thể ước tính và tưởng tượng được.

Hai cuộc thế chiến kinh khiếp đã đi qua nhưng trên thế giới vẫn luôn diễn ra những cuộc chiến tranh và xung đột: cuộc chiến tranh giữa Irắc và Côoét, cuộc chiến vùng vịnh và cuộc chiến Nam Tư cũ… Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã không xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba nhưng: “Trong thời kỳ này, người ta cũng thống kê được 160 cuộc xung đột, làm 40 triệu người chết.”

Cuộc nội chiến ở châu Phi, hay chỉ riêng cuộc xung đột nội chiến ở Ruanda đã cho thấy số lượng người chết thật kinh khiếp: “Trong vài tháng, cuộc nội chiến ở Ruandađã làm cho 500.000 đến 800.000 người chết, phần lớn bị giết bằng dao rựa.”

Chiến tranh vẫn luôn luôn đã và đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Ước mơ được hòa bình, hạnh phúc vẫn là ước mơ muôn thuở của nhân loại, và giải pháp để chấm dứt chiến tranh, xung đột vẫn còn bí ẩn, chưa có một giải pháp hữu hiệu nhất.

3. Khủng hoảng tinh thần

Khủng hoảng tư duy là một trong những khủng hoảng thuộc về lĩnh vực khủng hoảng tâm linh. Khủng hoảng tư duy bao gồm nhiều loại khủng hoảng thuộc lĩnh vực đạo đức, tình cảm, tinh thần.

Thế giới chưa lúc nào như lúc này, người ta kêu gọi khắp mọi nơi báo động sự băng hoại đạo đức từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á… Sự khủng hoảng đạo đức ở các nước Phương Tây đã đến mức báo động. Những tin tức đăng tải trên các báo đài đã cho biết cả đến môi trường giáo dục học đường, môi trường được xem là chiếc nôi đạo đức cho toàn xã hội, cũng đang diễn ra tình trạng thiếu đạo đức. Các em học sinh ở tuổi vị thành niên đã sử dụng dao găm, mã tấu đánh chém, giết hại lẫn nhau, và thậm chí sử dụng súng ống bắn chết cả những thầy cô giáo của mình…. Đó là chưa kể những nơi khác thiếu sự giáo dục như: vũ trường, quán bar, rạp hát, đường phố…. Sự xuống cấp về đạo đức hay sự khủng hoảng đạo đức của xã hội phương Tây không thể kể hết được.

Đông phương cũng đang trên đà khủng hoảng đạo đức theo xã hội Tây phương, nền đạo đức ở các nơi này cũng đang xuống cấp. Người xưa từng dạy: “Bần cùng sanh đạo tặc”, điều này rất đúng. Nhưng những người bần cùng băng hoại đạo đức không đáng sợ bằng những kẻ giàu sang, trí thức mà băng hoại đạo đức, những hạng người này một khi họ băng hoại đạo đức: như những cán bộ có chức vị cao, những tay đại gia tham gia vào các tổ chức buôn lậu, tham nhũng hối lộ… thì hậu quả để lại tai hại vô cùng, không chỉ ảnh hưởng đến một vài người, mà ảnh hưởng đến cả xã hội, cả quốc gia. Đau lòng thay, xã hội hiện đại lại đang xảy ra rất nhiều sự xuống cấp đạo đức của những người như thế.

Đời sống hiện đại, con người phải đối diện với trăm ngàn sự việc, cho dù khoa học kĩ thuật đã cung cấp mọi thứ nhu cầu cho cuộc sống một cách hiện đại nhất. Nhưng con người không vì thế mà có thêm sự thanh thản, an lạc. Trái lại, họ càng lo âu sợ sệt, và ngày càng bận rộn hơn. Chưa lúc nào con người dễ kiếm được việc làm và dễ mất việc làm như thời bây giờ. Sự sợ hãi vì lo mất công ăn việc làm, sợ hãi vì sự thay đổi của con người, của hoàn cảnh, của thế sự; sợ đông người, sợ cướp bóc, sợ tật bệnh… muôn vàn nổi sợ hãi xảy ra, và đó chính là những nguyên nhân gây cơn sốt cho các bệnh về tâm thần, stress… Bên cạnh ấy còn cộng thêm những nỗi lo âu vì tật bệnh, nổi buồn vì mất người thân, lo sức khỏe, lo mất địa vị…. Thỏa mãn tất cả những tư tưởng, ước vọng, sự việc ấy là điều không đơn giản, đôi khi thỏa mãn điều này thì điều khác phát sinh. Công việc xô bồ của cuộc sống giống như những làn sóng trên đại dương bao la, hết lớp này đến lớp khác không bao giờ cùng tận. Chính vì thế mà những bệnh stress, tâm thần đã tăng cao trong xã hội hiện đại hơn bất cứ lúc nào.

II. Môi sinh

Danh từ môi sinh là thuật ngữ chỉ cho môi trường sống của con người và muôn loài sinh vật trên trái đất này. Môi trường bao gồm các yếu tố như rừng, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ v.v…

Trái đất là một hành tinh xanh rất đẹp, là nơi lý tưởng nhất để con người và muôn loài hữu tình cùng sinh sống và phát triển. Trên hành tinh xanh ấy, rừng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Rừng có khả năng điều hòa nhiệt độ, điều hòa không khí, cân bằng mạch nước ngầm trong lòng đất, giữ độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn đất,.. đồng thời rừng còn là nơi sinh sống của hàng triệu sinh vật. Rừng cung cấp cho con người gỗ quí, thức cho ăn động vật v.v… Lợi ích của rừng thật không thể kể hết. Thế mà con người vì lòng tham lam, thiếu hiểu biết đã nhẫn tâm tàn phá rừng, tàn phá tài nguyên vô giá ấy. Các nhà thống kê cho biết, ở châu Phi nửa số rừng xanh bị tàn phá, ở Mỹ châu mất 1/3 rừng, ở châu Á các khu rừng cũng bị tàn phá vô cùng nghiêm trọng, ở Nam Mỹ, rừng bị tàn phá thảm hại bằng cách đốt để lấy đất trồng cỏ… Tất cả những sự tàn phá ấy đã làm đảo lộn thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm, lũ lụt ngày càng nhiều, nhiệt độ trái đất tăng cao, đất đai ngày càng bị xói mòn, trở nên khô cằn sỏi đá v.v…

Con người tự cho mình là thông minh đã sản xuất ra hàng loạt vũ khí, như vũ khí hạt nhân, vũ khí chiến tranh, bom nguyên tử, vũ khí độc hại… những thứ đã góp phần tàn phá môi trường, hủy diệt sự sống. Một chiến tranh Vùng Vịnh đã làm hàng triệu tấn dầu tràn ra biển, hủy hoại không biết bao nhiêu loài sinh vật biển, gây ô nhiễm trầm trọng hàng trăm hải lý. Một sự rò rỉ nhà máy hạt nhân ở Liên Xô đã tàn phá và gây độc hại cho nhân dân quanh vùng phải tha phương cầu thực. Những chất độc màu da cam đã hủy hoại sự sống đến từng nhánh cây, cọng cỏ, gây chết chóc và dị tật cho con người và muôn vật, hậu quả để lại đến hàng trăm năm… Đó chỉ mới nêu ra một vài chi tiết nhỏ, chưa kể đến những vụ thử bom nguyên tử, sự tàn phá của các vũ khí độc hại khác trong chiến tranh đã phá hủy môi trường ở mức độ kinh khiếp như thế nào.

Theo th? tranh đã phá hủy môi trường ở mức độ kinh khiếp như thế nào.

Theo thống kê năm 1989, chỉ riêng ở Hoa Kì, mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học tống lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Nếu kể đến toàn thế giới thì số lượng sẽ như thế nào. Các khí thải của nhà máy, khói từ các xí nghiệp, động cơ xe cộ… đã làm cho không khí bị nhiễm độc, nhiệt độ trái đất tăng cao, hiệu ứng nhà kính xảy ra, tầng ozon bảo vệ trái đất bị thủng, lượng mưa axít độc hại ngày càng nhiều, vô số căn bệnh hiểm nghèo phát sinh, sự tan băng của Bắc và Nam cực đang diễn ra… khiến con người đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt.

Thích Trí Siêu, tác giả cuốn sách Xin Cứu Độ Mẹ Đất đã lên lời than rằng: “Con người thường tự hào rằng mình là giống sinh vật khôn lớn hơn các loài khác, có trí khôn biết phải biết trái, biết luân thường đạo lý, biết tiến bộ văn minh, biết điều khiển khai thác thiên nhiên, biết thám hiểm không gian, biết đủ các thứ khoa học kĩ nghệ, không như các loài trâu bò, heo ngựa. Nhưng có một điều mà con người không biết, đó là con người rất tham lam, độc ác, u mê. Cũng vì tham lam, độc ác, u mê mà con người trở thành vong ân bội nghĩa. Hiện nay con người đang tàn phá các loài khác và cũng tàn phá luôn cả Mẹ Đất. Chúng ta sống nhờ Mẹ Đất, ăn uống mỗi mỗi đều rút tỉa từ Mẹ Đất, vậy mà không biết ơn lại phá hoại. Ôi! Còn gì điên rồ ngu xuẩn và vô ơn bạc nghĩa hơn? Nếu Mẹ Đất bị tàn phá và chết thì thử hỏi chúng ta có tiếp tục sống được không? Tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ, phung phí được không?”

III. Xã hội

Xã hội càng phát triển, thế giới ngày càng hiện đại thì càng nhiều vấn đề trong xã hội nảy sinh, do đó những vấn đề nan giải xuất hiện ngày càng nhiều, và hiện tượng khủng hoảng là điều tất yếu. Sự khủng hoảng xã hội bao gồm các vấn đề kinh tế, chính trị, dân số, tật bệnh, đói nghèo v.v…
Trong các mối quan hệ giữa các quốc gia nói riêng hay các mối quan hệ trên thế giới nói chung, quan hệ kinh tế là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất. Một đất nước muốn phát triển giàu mạnh thì phải có nền kinh tế phát triển cao. Thế giới hiện đại có sự phát triển kinh tế một cách chóng mặt. Chỉ một vài thế kỉ qua, sản lượng kinh tế phát triển gấp trăm ngàn lần so với sản lượng kinh tế của hàng triệu năm trước đó cộng lại. Sự phát triển kinh tế ở các quốc gia diễn ra không đồng đều, có nước phát triển nhanh như các nước phương Tây, có nước phát triển chậm như các nước Châu Á, có nước phát triển vượt bậc như nước Nhật, có nơi gần như không phát triển như một số nước ở châu Phi… từ đó đã diễn ra những cuộc cạnh tranh, chạy đua về kinh tế, tạo ra sự khủng hoảng làm cho cả thế giới kinh khiếp, quay cuồng. Cuộc chiến tranh Lạnh, cuộc chiến chạy đua về vũ khí và kinh tế giữa Mỹ và Liên Xô đã làm cục diện thế giới thay đổi và hoang mang. Sự khủng hoảng về kinh tế được Pascal Boniface mô tả cả một chương dưới tựa đề là “Những Cuộc Chiến Tranh Kinh Tế”.

Bên cạnh sự khủng hoảng về kinh tế thì những khủng hoảng về chính trị càng diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn. Khủng hoảng chính trị phát sinh từ những bất đồng giữa các phe phái, đảng phái, các chủ nghĩa đối đầu… từ đó hình thành nên những cuộc xung đột, những cuộc chiến tàn khốc thanh trừng lẫn nhau, tranh giành lẫn nhau.

Việc đô thị hóa trong thế giới hiện đại diễn ra ngày càng nhiều, việc ấy đã kéo theo các vấn đề nhức nhối về sự phân bố dân cư, nhà ở, vệ sinh, tật bệnh v.v…

Dân số phát triển nhanh ở khắp mọi quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc… từ đó kéo theo không biết bao nỗi khó khăn khắp mọi mặt trong đời sống xã hội như nhà ở, môi trường, vệ sinh, thực phẩm, văn hóa giáo dục…

Vấn đề phạm phát trong xã hội mới diễn ra ngày càng nhiều và càng tinh vi hơn. Việc buôn lậu các mặt hàng trên thế giới diễn ra ngày càng nhiều, nhất là vấn đề buôn lậu ma túy, đã tạo cho xã hội một thảm cảnh lo sợ và kinh hoàng. Việc ly dị trong xã hội mới tăng cao hơn bất kì lúc nào hết… Đây là những vấn đề vô cùng bức thiết và làm đau đầu các nhà lãnh đạo.

Ngành khoa học và y học trong xã hội hiện đại đã phát triển cao, đã cống hiến nhiều phát minh trong lĩnh vực ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng điều đó cũng không làm yên lòng loài người trên trái đất, vì ngày càng nhiều tật bệnh mới phát sinh, mà toàn là những bệnh nan y làm ngành khoa học cũng phải bó tay vì chưa tìm ra thuốc điều trị thích hợp, chỉ cần một vài thập niên qua đã có hàng trăm bệnh nan y mới xuất hiện, đây là một trong những nỗi lo sợ nhất cho nhân loại hiện nay.

Tất cả những vấn đề trên đã tạo cho xã hội một khủng hoảng lớn, và phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên vẫn còn là những bí ẩn của mọi người, mọi quốc gia.

IV. Văn hóa

Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực rất rộng lớn, đa dạng và phong phú, nó bao hàm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và nó diễn ra khắp mọi nơi từ địa phương, quốc gia, cho đến toàn thế giới. Văn hóa thì đa dạng và phong phú, ở đây chúng ta thử tìm hiểu về khủng hoảng văn hóa ở các mặt sau: sách báo, phim ảnh, giáo dục…

Trong các phương tiện truyền thông đại chúng thuộc về văn hóa thì sách báo là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất. Sách báo ngày nay được in ấn với số lượng khá lớn, đa dạng và phong phú cả nội dung lẫn hình thức. Trong ấy có rất nhiều sách báo mang nội dung không thanh cao, chuyển tải những ý niệm thấp hèn. Nhiều tác giả khi viết sách, làm báo, soạn nhạc họ không minh định được cái thiện, cái ác. Do đó họ không đề cao cái đẹp, cái thiện, cái mỹ, sự thanh khiết cao cả của con người, sự an tịnh của tâm hồn… Ngược lại họ viết những trang mang những nội dung thấp hèn, kích động dục tính, viết lên sự thù hận tham lam… tạo sự chia rẽ kích động, làm ô nhiễm hàng vạn tâm hồn con người. Hơn nữa, nhiều nhà viết sách, báo ngày nay, vì bị mua chuộc bởi tình, tiền và danh vọng đã viết lên những trang sách mang nội dung không tốt, tạo những tư tưởng sai lầm cho nhiều thế hệ mai sau.

Song song với lĩnh vực sách báo là lĩnh vực phim ảnh, nếu như sách báo ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, thì phim ảnh ảnh hưởng ở độ rộng hơn. Nhưng phim ảnh kích động về chiến tranh, bạo lực, kinh dị, đặc biệt là những phim ảnh đồi trụy đã tạo nhiều stress cho khán giả, làm tha hóa mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp trẻ. Xã hội hiện đại với nhiều loài phương tiện như VCD, DVD, computer… đặc biệt là internet, đã góp phần tạo nên sự băng hoại đạo đức ở giới trẻ, đưa đến nạn phá thai ở tuổi vị thành niên, khủng hoảng về sự ly dị ở những cặp vợ chồng trẻ…

Ở lĩnh vực giáo dục cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các bậc cha mẹ ngày nay lo quá nhiều công việc nên không có nhiều thời gian quan tâm, dạy dỗ con cái mình đúng mức. Nhà trường thì không dạy nhiều hay quan tâm nhiều về các môn đạo đức… từ đó đã xuất hiện trong xã hội rất nhiều trẻ em ở tuổi vị thành niên đã sử dụng thuốc lá, rượu chè, cờ bạc, chơi bời quan hệ… rồi rơi vào con đường nghiện ngập, ma túy.

Thích Chân Quang, tác giả bộ sách về Tâm Lý Đạo Đức đã nhận xét: “Khi mà khoa học đã vươn đến đỉnh cao tột độ như hiện nay thì nhân loại bắt đầu hoảng sợ. Hành tinh con người bổng trở nên mong manh, dễ vỡ vì những trái bom hạt nhân đang nằm sẳn trên giàn. Một số nước Âu Mỹ cho phép mua bán súng đạn tự do khiến mạng sống con người trở nên hồi hộp lo âu. Phim ảnh khiêu dâm, bạo lực lan tràn trong mọi ngõ nghách của cuộc sống và tâm hồn con người đã trở nên băng hoại.”

Phần II: Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Cho Những Vấn Đề Thời Đại

Với những khủng hoảng trong thời đại mới vừa trình bày ở trên: khủng hoảng tâm linh, khủng hoảng môi sinh, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng văn hóa… đòi hỏi những nhà lãnh đạo cần có nhiều phương pháp để giải quyết để tái thiết lại một thế giới hòa bình, thanh cao, trong sạch, tốt đẹp… Ở đây, người viết xin giới thiệu một phương pháp hữu hiệu góp phần vào việc dựng xây một thế giới tốt đẹp như thế. Phương pháp đó chính là áp dụng Bát chánh đạo vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề trên.

I.Ứng dụng ở lãnh vực tâm linh

Khủng hoảng thuộc lãnh vực này được khái quát qua ba phần: khủng hoảng tôn giáo, khủng hoảng chiến tranh xung đột, và khủng hoảng tư duy. Tám phương pháp chân chánh sẽ lần lượt đưa ra hướng giải quyết cho những khó khăn này.

1. Khủng hoảng tôn giáo

Mục đích của tôn giáo là hướng dẫn nhân loại tìm về chân-thiện-mỹ, tạo sự đoàn kết giữa mọi người với nhau, tạo một cuộc sống hòa hợp, trau dồi đức tính và tinh thần thanh tịnh và cùng nhau hướng về chân lý. Chân lý thì chỉ có một, nhưng chân lý có thể và phải được phản ánh dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo văn hóa, dân tộc của từng vùng.

Nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng tôn giáo hay chiến tranh tôn giáo là do sự hiểu biết sai lầm, sự nhận thức lệch lạc, vì tự kỉ, dục vọng và danh vọng, chấp chặt vào giáo điều… của những nhà tôn giáo, từ đó họ mang danh Thượng đế, nhân danh chân lý để tạo sự hận thù và đánh giết những người không cùng quan điểm, không cùng tôn giáo với mình, tạo nên những cuộc chiến tranh kinh khiếp cho nhân loại.

Muốn chấm dứt tình trạng ấy, những nhà tôn giáo phải thực hiện Chánh kiến để có cái nhìn đúng đắn như thật, phải thực tập Chánh tư duy để có những suy tư chân chánh, nhờ thế họ sẽ thấy được chân lý chính là tình thương, là sự cảm thông và hiểu biết, là hạnh phúc của con người. Thực tập được điều đó, nhà tôn giáo sẽ có được sự cảm thông và hiểu biết, tư tưởng chân chánh ấy sẽ phát sinh những hành động tốt đẹp, họ sẽ không bao giờ gây bất cứ điều gì tổn hại cho con người mà chỉ đem lại sự lợi lạc, an bình thật sự cho nhân loại như mục đích tốt đẹp của tôn giáo đã nêu ra. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng phải thực hiện Chánh niệm và Chánh định để thanh lọc thân tâm, loại trừ tất cả những tư duy hữu ngã, những bản chất xấu xa, vị kỷ, dục vọng, danh vọng, giáo điều… khi thân tâm được thanh tịnh thì họ làm bất cứ điều gì cũng mang lại an lạc và hạnh phúc cho nhân loại, khi ấy nhà tôn giáo mới thực sự hướng dẫn nhân loại đến chân-thiện-mỹ, và dĩ nhiên lúc ấy sẽ không bao giờ xảy ra khủng hoảng tôn giáo nữa. Chính nhờ thực tập được điều này mà sự truyền bá của Phật giáo không bao giờ mang đến sự khủng hoảng cho nhân loại như một vài tôn giáo khác đã làm.

Phải chăng nhà khoa học lừng danh nhất của nhân loại trong thế kỉ XX, Albert Enstein đã nghiên cứu qua những phương pháp nhiệm màu này trong Phật giáo nên đã khẳng định: “Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt lên một Thượng đế cá nhân, tránh giáo điều thần học, bao quát cả hai mặt tự nhiên và tâm linh, nó phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ sự thực nghiệm của mọi sự vật tự nhiên và tâm linh, được quan niệm như một thể thống nhất có ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng một mô tả như vậy. Nếu có một tôn giáo thỏa mãn những yêu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó là Phật giáo.”

2. Chiến tranh và xung đột

Nếu chiến tranh và xung đột là tội ác, là khổ đau làm cho nhân loại kinh khiếp bao nhiêu thì hòa bình và hạnh phúc là ước mơ của hàng triệu người bấy nhiêu. Triết gia Berjamin Franklin nhận định: “Không bao giờ có một chiến tranh tốt hay một hòa bình xấu”. Chiến tranh và xung đột không phải ngẫu nhiên mà có, nó bắt nguồn từ những tư tưởng tham lam tranh giành của cải, tài nguyên, thuộc địa. Chiến tranh còn bắt nguồn từ những tư tưởng, ý niệm chia rẻ, hận thù và gian ác. Lời mở đầu bản hiến chương của Tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hợp Quốc (Unesco) đã khẳng định: “Chiến tranh do tâm phát khởi thì hòa bình cũng do tâm xây dựng”. Lời mở đầu bản hiến chương này nhắc nhở chúng ta rằng: công cuộc xây dựng hòa bình phải được xây dựng ngay chính tâm con người.

Tiến trình tu tập Bát chánh đạo chính là tiến trình thanh lọc tư tưởng, thanh lọc tâm. Mỗi khi con người áp dụng pháp môn này để quay về với chính mình để thanh lọc thân tâm thì chiến tranh và sự xung đột sẽ được tiêu diệt tận gốc rễ. Con người cần tu tập Chánh kiến để thấy được giá trị của hòa bình và an lạc, thấy được tội ác và khổ đau kinh khiếp của chiến tranh, xung đột. Từ đó, qua Chánh tinh tấn, con người nổ lực thực tập Chánh niệm và Chánh định để thanh lọc tâm, loại trừ những tư tưởng tham lam tranh giành của cải, tài nguyên, thuộc địa, dứt bỏ những ý niệm chia rẽ, hận thù và gian ác. Thực tập được điều này thì chiến tranh và xung đột sẽ không bao giờ phát sanh, đồng thời tâm ý cũng được định tĩnh và an lạc, và đó cũng chính là hạnh phúc tối thượng mà đức Phật thường dạy trong các kinh điển: “Không có hạnh phúc nào có thể sánh với sự an bình của tâm trí.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Trần Thạc Đức), bậc thầy về phong trào hòa bình thế giới đã nói: “Con người cần thấy rằng dục vọng, tham sân đã gây loạn cho thiên hạ, phải quay về tự thân để mở một cuộc thanh trừng vĩ đại bên trong nội giới. Phải ý thức rằng bản thân mình chứa đựng những yếu tố trí huệ và tình thương, mà cũng chứa đựng yếu tố si mê và dục vọng. Dục vọng si mê đã che lấp tình thương và trí huệ. Con người cần phải tranh đấu để diệt trừ chúng, để nuôi dưỡng trí tuệ và tình thương thì con người mới có thể đoàn kết sâu rộng, để tạo một đời sống chung cùng tươi đẹp.”

3. Khủng hoảng tinh thần

Khủng hoảng tinh thần được phân tích ở chương 2, đó chính là sự khủng hoảng của khối óc và con tim, sự lo sợ mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp về đạo đức của con người hiện đại. Sở dĩ có những việc ấy là do sự tất bật của xã hội hiện đại, con người sống hối hả, thiếu chánh niệm, tinh thần lúc nào cũng bị dao động, biến đổi theo hoàn cảnh, theo công việc, theo vật chất, danh vọng… để rồi chấp chặt, bám víu vào đó, chưa bao giờ có một chút thanh thản để quay về nội tâm, quán chiếu chính mình, thực hiện từng bước đi an lạc, từng hơi thở thảnh thơi. Muốn chấm dứt tình trạng ấy, con người cần thực tập Chánh kiến để thấy đúng, hiểu rõ về bản chất của cuộc đời vốn là vô thường, giả tạm; ngay cả tâm ý cũng thay đổi không ngừng, khi thấy được bản chất ấy ta sẽ không quá bám víu, chấp chặt vào mọi sự việc, cứ bình tĩnh, vui tươi và thoải mái giải quyết mọi công việc… có như thế thì tinh thần sẽ được quân bình, giảm bớt những sự lo âu, căng thẳng. Đồng thời áp dụng và thực hành phương pháp Chánh tư duy, Chánh niệm, Chánh định để có được những suy tư, nhớ nghĩ một cách đúng đắn, chân chính, thân tâm được định tĩnh sáng suốt. Được như thế thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao, thân tâm không còn dao động, lo âu, stress… Như thế thì khủng hoảng về tư duy sẽ không còn tồn tại nữa.

Đối với vấn đề đạo đức đang băng hoại, xuống cấp trong xã hội hiện đại, con người cần thực tập Chánh ngữ để thiết lập sự cảm thông, ý thức trong từng lời nói của mình, lúc nào cũng nói lời hay, lẽ thật mang tính chất xây dựng đoàn kết và thương yêu… Áp dụng Chánh nghiệp để ý thức trong từng hành động của mình lúc nào cũng mang lại sự tốt đẹp cho mình, cho người… Tu tập Chánh mạng, chọn cho mình những nghề nghiệp chân chánh, không chọn những nghề nghiệp gây tai hại cho người khác, như buôn lậu vũ khí, độc dược, đâm thuê giết mướn… Thực tâp được những việc như trên thì chắc chắn xã hội thanh bình sẽ được thiết lập, những khủng hoảng về đạo đức, tư duy sẽ không còn là nỗi lo cho nhân loại nữa.

II. Ứng dụng ở lãnh vực môi sinh

Môi sinh hay môi trường sống là điều kiện vô cùng cần thiết đối với con người. Công việc xây dựng làm sạch môi trường, tái thiết lại hành tinh xanh của trái đất ngày càng tươi đẹp để con người sinh sống là điều phải làm ngay trước mắt. Yếu tố căn bản nhất là bản thân mọi người phải có Chánh kiến để thấy được sự thật đó; phải thấy được rừng và cây xanh là yếu tố cần thiết nhất để tạo một môi trường đẹp và trong sạch. Cây xanh và rừng mang lại dưỡng khí cho con người và hàng triệu loài sinh vật; rừng điều hòa không khí, giảm lũ lụt và hạn hán, giữ độ phì nhiêu của đất, giữ mạch nước ngầm trong lòng đất… Cây xanh và rừng là người bạn thân tình nhất, tốt nhất của chúng ta; bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng chính là bảo vệ chính mình và bảo vệ trái đất. Nhờ có hiểu biết đúng đắn qua Chánh kiến, ta thực tập Chánh tư duy để có những suy nghĩ đúng đắn về bảo vệ rừng, xây dựng rừng; thực tập Chánh nghiệp để tạo những thiện nghiệp, những hành động tốt, như trồng cây gây rừng, kiến thiết lại những vùng thiên nhiên bị tàn phá, đồng thời phải biết lên án và ngăn chặn những hành vi phá hoại rừng…

Con người cần thực tập Chánh mạng, chọn cho mình những nghề nghiệp sinh sống thích hợp, chân chính, không vì tư lợi, vị kỷ bản thân mà chọn những nghề nghiệp chỉ lợi mình mà gây hại cho người khác và tàn phá thiên nhiên. Như tránh những nghề tàn phá cây xanh, núi rừng, buôn bán các hóa chất độc hại gây ra sự tàn phá thiên nhiên, môi trường… Phải ý thức khi xây dựng xí nghiệp, nhà máy; hạn chế tối đa việc thải những khí độc, khói vào không trung, phải có những giải pháp tối ưu để xử lý các chất thải độc hại mà không được thải vào sông hồ, biển cả…

Các nhà bảo vệ môi sinh trên thế giới cũng có những giải pháp cứu vãn tình hình khủng hoảng môi sinh như hạn chế sự khai thác tài nguyên thiên nhiên, tái thiết và sửa sang lại các môi trường bị tàn phá, phế bỏ dần những sinh hoạt gây tổn hại thiên nhiên và cùng lúc khuyến khích các kỹ thuật sản xuất biết yêu thương trái đất. Chuyển hóa dần xã hội tiêu thụ phung phí thành một xã hội biết tiết kiệm nhiên liệu hữu hạn và giảm thiểu sự phế thải để bớt ô nhiễm môi sinh…. Tất cả những dự án này đều hay và rất đúng. Nhưng nếu nhìn kĩ một chút, ta sẽ thấy những phương pháp ấy vẫn chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề. Bởi vì, nguyên nhân hay thủ phạm của sự tàn phá, gây ô nhiễm môi sinh chính là con người chứ không phải hoàn toàn ở khoa học hay kỹ thuật. Nếu tâm con người còn nhiều tham lam, sân hận và si mê… thì mọi hành động của con người vẫn luôn mang bản chất tàn phá và hủy diệt, gây ô nhiễm cho môi trường… Do đó muốn xây dựng một môi trường sống trong sạch, muốn thanh tịnh thiên nhiên thì điều trước tiên là phải thanh tịnh hóa thân tâm của mỗi người, việc thanh tịnh hóa thân tâm không gì tốt đẹp hơn là áp dụng Bát chánh đạo vào cuộc sống hằng ngày của mình. Được như thế thì con người luôn luôn được sống trong một thế giới hoàn mỹ nhất.

III. Ứng dụng ở lãnh vực xã hội

Những khó khăn về mặt xã hội hay những khủng hoảng của xã hội đã được trình bày vắn tắt ở chương 2. Thứ nhất là những khủng hoảng về kinh tế, sự khủng hoảng này phát sinh là do sự phát triển kinh tế không đồng đều, và hướng đi của những nhà làm kinh tế không đúng, nếu không muốn nói là sai lầm. Nguyên nhân chính là do những nhận định sai lệch, xuất phát từ những tư tưởng hơn thua tranh giành, tham lam đầy danh vọng… Do đó vấn đề đầu tiên đòi hỏi những nhà làm kinh tế phải có những nhận thức đúng đắn (chánh kiến), một cái nhìn xuyên suốt về tình hình xã hội, quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa hình của quốc gia mình… từ đó họ nghiền ngẫm, suy tư một hướng đi đúng đắn (chánh tư duy), áp dụng vào hành động phù hợp (chánh nghiệp), và nổ lực siêng năng (chánh tinh tấn), thực hiện những biện pháp hợp lý, đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng, làm giàu đẹp quốc gia mình. Một khi đã có những nhận định, những suy tư đúng đắn qua Chánh kiến và Chánh tư duy, thì kinh tế sẽ không vì hơn thua, danh vọng, tham tài mà chạy đua kinh tế như Mỹ và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh để rơi vào khủng hoảng. Nhờ phương pháp Bát chánh đạo, nhà kinh tế lúc nào thân tâm cũng an lạc, sáng suốt, luôn có những nhận định đúng đắn để đưa nền kinh tế quốc gia phát triển hợp lý, không bao giờ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Vấn đề mâu thuẩn trong chính trị cũng thế. Các nhà chính trị cần thực hiện con đường Bát chánh để làm cho tư tưởng, lời nói và việc làm đúng đắn, mang lợi ích thật sự cho con người, loại bỏ những tư tưởng thù hằn, kích bác chống trái lẫn nhau mà dẫn đến sự khủng hoảng, chiến tranh và giết hại. Nhờ thực hiện tám phương pháp đúng đắn mà các nhà chính trị có tâm từ ái, có hiểu biết, có cái nhìn xuyên suốt, biết thông cảm cho nhau, biết quan tâm lẫn nhau; dùng Chánh ngữ để giải quyết mọi vấn đề trong êm đẹp, hòa ái, mang lại đoàn kết, thiết lập một thế giới đại đồng, hòa bình và thịnh trị ở khắp mọi nơi.

Những khó khăn trong việc đô thị hóa cũng vậy. Việc đô thị hóa hình thành từ sự phát triển nhanh trong công nghiệp. Nếu những người quản lý đô thị áp dụng phương pháp Bát chánh trong cuộc sống hằng ngày thì thân tâm họ được thanh tịnh hóa, tinh thần minh mẫn, thân thể tráng kiện; họ có được cái nhìn cảm thông và xuyên suốt, không vì tư lợi mà bóc lột công nhân, không giận dữ mà ngược đãi người làm,… đồng thời họ biết xây dựng những công xưởng, nhà máy hay xí nghiệp với đầy đủ tiện nghi, bảo đảm những điều kiện sống tốt đẹp cho công nhân, từ phòng nghĩ, đến chế độ ăn uống, vệ sinh, các phương tiện về y tế, các vấn đề trật tự… bảo đảm quyền lợi và hạnh phúc của mọi người. Được như thế thì sự khủng hoảng, khó khăn trong việc đô thị sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp nhất.

IV. Ứng dụng ở lãnh vực văn hóa

Ngày nay, việc ứng dụng Bát chánh đạo để giải quyết nền văn hóa có vấn đề khủng hoảng như được nêu ở trên là điều có thể thực hiện được. Về phương diện sách báo, nguyên nhân của sự khủng hoảng là do người cầm bút có những tư tưởng không trong sạch, họ không minh định được vấn đề thiện ác, hoặc tâm hồn họ còn nhiều nhiễm ô của tham sân, của tình tiền, danh vọng chi phối, do vậy họ mới viết lên những trang sách gây ô nhiễm, tai hại cho cả nhiều thế hệ mai sau. Do đó người cầm bút cần áp dụng Bát chánh đạo để thanh lọc thân tâm, làm tâm hồn mình được trong sáng, thanh cao trở lại. Khi đó, họ sẽ không viết lên những trang sách mang nội dung thấp hèn, không ca ngợi dục vọng đê hèn, không vướng vào lợi danh, tình tiền, không viết lên những trang mang nội dung khát máu, kích động lòng người, gây chia rẽ hận thù…. Ngược lại, họ sẽ biết nâng niu trân trọng những trang viết của mình, sẽ viết lên những điều tốt giúp ích cho toàn xã hội, viết lên những lời hay ý đẹp, ca ngợi sự thật, ca ngợi sự thanh khiết cao cả của tâm hồn con người; mỗi trang, mỗi dòng đều mang nội dung lành mạnh, xây dựng đoàn kết, thắp lên tình thương… chuyển hóa tâm hồn con người ngày một thanh khiết tốt đẹp hơn.

Nhà làm phim cũng phải áp dụng phương pháp Bát chánh để tu tập, để có Chánh kiến thấy rõ rằng những phim mình sáng tác sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Nếu nhà làm phim với tâm hồn không trong sạch còn nhiều giận hờn, si mê và tham sân… thì thể hiện ra những phim ảnh với nội dung không lành mạnh, mang nội dung bạo động, kích dục, hận thù… Một khi con đường Bát chánh được thực hiện thì nhà làm phim sẽ có Chánh kiến, có tư duy đúng đắn… biết thanh lọc tâm mình qua Chánh niệm, Chánh định, thì họ sẽ sản xuất ra những phim ảnh với nội dung thanh cao, ca ngợi đức hy sinh, ca ngợi cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống, phát triển những đức tánh cao cả trong mọi người, lên án cái xấu, cái ác trong xã hội… tạo những tư tưởng thuần lương, thanh khiết cho mọi người.

Ở lĩnh vực giáo dục của gia đình, học đường hay trong xã hội, những bậc cha mẹ, thầy cô giáo phải áp dụng Bát chánh đạo để có được sự hiểu biết chân chánh, có được những tư duy đúng đắn, có được những hành động tốt đẹp, một nghề nghiệp thuần lương, có được tâm hồn luôn thanh cao và trong sáng để tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chính mình và dựng xây xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Làm được như vậy thì chính họ là những tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, học sinh họ noi theo. Nhờ thực tập con đường Bát chánh mà họ còn có được sự cảm thông, biết quan tâm chia sẻ, chăm sóc con cái, học sinh nhiều hơn; đưa các em vào những nề nếp, những sinh hoạt lành mạnh, thân thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn… Như thế thì vấn đề xuống cấp về đạo đức ở các em ở tuổi vị thành niên nói riêng hay mọi người nói chung sẽ không còn là nỗi lo ngại nữa, ngược lại một xã hội tốt đẹp, lành mạnh văn minh sẽ hiện hữu khắp mọi nơi.

***

Dòng đời nói chung hay một kiếp người nói riêng luôn tiềm ẩn trong đó những nỗi vui buồn, được mất, thạnh suy, vô thường biến động. Đã là một con người thì cũng luôn ẩn chứa trong mình những niềm vui, nỗi buồn hay hạnh phúc và đau khổ. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời trong nôi đến lúc già, bệnh, chết nằm trong lòng đất quạnh hiu, giá lạnh. Cả một chuỗi thời gian dài sinh sống con người chợt nhận ra rằng vui thì ít nhưng những nỗi khổ, niềm đau thì hình như không kể hết được. Bản chất cuộc đời luôn là khổ không, vô ngã. Đức Phật ra đời với những thông điệp diệt khổ, để làm vơi bớt những nổi khổ, niềm đau của nhân thế. Qua thời gian nghiên cứu mọi lý thuyết về triết học và tôn giáo, Tổng thống Nehru tuyên bố rằng: “Đức Phật vĩ đại hơn tất cả các lý thuyết và tín điều, thông điệp bất diệt của Ngài làm rúng động nhân loại qua nhiều thời đại. Có lẽ không một thời điểm nào trong lịch sử quá khứ mà thông điệp hòa bình của Ngài lại cần thiết hơn cho nhân loại đang đau khổ và cuồng loạn như hôm nay.”

Thông điệp vĩ đại ấy chính là vô lượng pháp môn tu học thể hiện qua Tam tạng kinh điển mà một đời người bỏ công ra đọc (chưa cần hiểu nghĩa) cũng chưa chắc là đọc hết, nhưng Tam tạng kinh điển ấy được đúc kết và cô đọng qua Tám con đường chân chánh, dù là Nam truyền hay Bắc truyền; dù là Tịnh độ tông hay Hoa nghiêm tông, dù là Luật tông hay Pháp tướng tông… Tất cả đều lấy con đường Bát chánh làm nền tảng; bởi vì đó là con đường chân chánh, con đường Trung đạo.

Đã qua rồi một thời có những những nhận định phiến diện: “Tôn giáo là liều thuốc phiện” tạo hiểu lầm cho nhân loại. Cũng đã qua rồi một thời cho đạo Phật là bi quan, yếm thế… Những gì mà Phật giáo đã thể hiện, đã cống hiến cho nhân loại trong hàng chục thế kỷ qua đủ thấy rằng Phật giáo là một tôn giáo vô cùng lạc quan và thực tế. Điều này đã được tiến sĩ W.Rahula nhận định: “Phật giáo rất thực tế, vì Phật giáo lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới. Phật giáo không sai lầm lôi kéo chúng ta đến sống trong một thiên đường rồ dại, Phật giáo cũng không đe dọa và hành hạ chúng ta bằng tất cả những sợ hãi giả tưởng và các mặc cảm tội lỗi. Phật giáo kêu gọi chúng ta nên chính xác và khách quan những gì thế giới chung quanh chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường đi đến tự do toàn hảo, hòa bình và hạnh phúc.”

Quả thật, suốt quá trình hiện diện trên cõi đời hơn 25 thế kỷ, Phật giáo đã thể hiện tất cả những yếu tố lạc quan, cống hiến những phương pháp tích cực. Đặc biệt với Bát chánh đạo, đây không những là một pháp môn căn bản và hữu hiệu nhất cho hành giả tu tập hướng về an lạc, chảy về suối Thánh, đạt được Niết-bàn cao cả, mà Bát chánh đạo còn là một phương pháp hữu hiệu nhất để ứng dụng vào cuộc sống mới, xây dựng cuộc đời, giải quyết những vấn đề mới, giải quyết những khủng hoảng đang hiện diện gây khó khăn cho nhân loại như khủng hoảng tâm linh, khủng hoảng môi sinh, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng văn hóa … mang lại một cuộc sống thật sự hạnh phúc và an lạc cho cả thế giới này.

Thế giới ngày nay, nhân loại đang từng bước hoàn thiện đời sống con người và xã hội; lãnh vực giáo dục cũng đang từng bước được cải thiện nâng cao dần lên. Thế nhưng, thế giới ngày nay phát triển nhanh đến mức độ kinh khiếp trên mọi lãnh vực, từ đó kéo theo những khó khăn trong xã hội, những phương pháp của xã hội cũng như những cải thiện trong mặt giáo dục không theo kịp để tạo sự cân bằng xã hội. Nguyên nhân của sự không theo kịp ấy là vì những phương pháp ấy chỉ cố gắng giải quyết sự việc ở mức độ xã hội, có quan tâm đến con người nhưng chỉ quan tâm ở mặt hình thức, có tính chất tạm thời. Muốn giải quyết mọi vấn đề một cách hoàn hảo nhất, đúng đắn nhất là phải giải quyết ở ngay bản tâm con người; chừng nào con người còn tham lam, sân hận, ích kỉ và thù nghịch lẫn nhau, thì chừng ấy xã hội vẫn còn những vấn đề rắc rối và những sự khủng hoảng vẫn tiếp tục xảy ra. Do đó con người cần phải can đảm, quay về chính bản tâm mình để làm một cuộc “thanh trừng” vĩ đại, loại trừ tất cả những bản tánh xấu ác. “Tâm bình thì thế giới bình”, một khi trong tâm con người không còn những sự tham lam, ích kỉ… biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, biết phát triển trí tuệ thật sự… thì chừng ấy thế giới sẽ hòa bình, an lạc và phát triển theo hướng tốt đẹp nhất. Để có được điều này không gì tốt đẹp hơn là phải đưa Bát chánh đạo vào ứng dụng trong cuộc đời để thanh lọc thân, tâm con người, làm giàu đẹp, an bình và hạnh phúc cho cuộc sống.

Đã đến lúc mọi người trên thế giới cần quay về Phật giáo để tìm lại sự an lạc đích thực của tâm hồn mình và làm giàu đẹp thế giới. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo trên thế giới, lãnh đạo quốc gia phải nhìn lại vấn đề, để đủ can đảm đem phương pháp Bát chánh đạo nhiệm mầu này dựng xây cuộc sống, đưa Bát chánh đạo vào chương trình giáo dục xã hội, giáo dục học đường, giáo dục gia đình và giáo dục cho từng cá nhân. Được như thế thì con người sẽ không còn tham, sân, si, hận thù và ích kỉ… Xã hội sẽ không còn những lo âu sợ sệt về những sự khủng hoảng. Nhân loại sẽ sống trong một thế giới đại đồng, bình yên, hạnh phúc và giàu đẹp.

Phật giáo vô cùng thực tế, rất tích cực cho cuộc sống và con người, cho dù đó là con người trong lịch sử hay con người trong thế giới hiện đại. Chính vì thế, ta thấy rất nhiều bậc vĩ nhân trên thế giới đều áp dụng Phật giáo để làm kim chỉ nam hướng về chân-thiện-mỹ, áp dụng cho đời sống bản thân, cho quốc gia, cho con người và cho xứ sở họ: từ Đại đế Asoka (A-dục) vĩ đại trong lịch sử cho đến Tổng thống Nehru của xứ Ấn; từ vua Lý Thái Tổ làm vang danh đất Việt cho đến tướng quân Lý Thường Kiệt anh hùng; từ nhà khoa học lừng danh nhất thế giới Albert Einstein đến tiến sĩ W.Rahula học giả trứ danh trong thời hiện tại v.v…

Để kết thúc bài viết này, người viết xin mượn lời của giáo sư Rhys Davids, Chủ tịch hội Pàli Text Society, như là một lời nhắn gởi đến tất cả mọi người hãy ứng dụng Bát chánh đạo để làm đẹp và thăng hoa cho cuộc sống của mình: “Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt của Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.”

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5223)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12504)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4394)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3582)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3465)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6455)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8198)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 9884)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10190)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9444)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]