Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17-Con sông của cuộc sống

29/06/201115:25(Xem: 5004)
17-Con sông của cuộc sống

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 17
Con sông của cuộc sống

Tôi không biết trên những chuyến đi dạo bạn có nhận thấy một cái ao hẹp, dài bên cạnh con sông hay không. Vài người dân chài chắc đã đào nó, và nó không được khơi vào con sông. Con sông đang chảy đều đều, sâu và rộng, nhưng cái ao này lại đầy những lớp váng cặn bã bởi vì nó chẳng liên quan gì với cuộc sống của con sông, và không có con cá nào trong nó. Nó là một cái ao nước tù, còn con sông sâu đầy sức sống và sinh lực, chảy mau lẹ dọc theo.

Bây giờ, bạn không nghĩ rằng những con người cũng giống như thế đó hay sao? Họ đào một cái ao nhỏ xíu cho chính họ tách biệt khỏi dòng chảy xiết của cuộc sống, và trong cái ao nhỏ xíu đó họ trì trệ, chết; và sự trì trệ này, sự thối rữa này chúng ta lại gọi là tồn tại. Đó là, tất cả chúng ta đều muốn có một trạng thái bền vững; chúng ta muốn những ham muốn nào đó kéo dài mãi mãi, chúng ta muốn những vui thú không bao giờ chấm dứt. Chúng ta đào một cái hố nhỏ xíu và ngăn chặn chính mình trong nó với gia đình chúng ta, với những tham vọng của chúng ta, những văn hoá của chúng ta, những sợ hãi của chúng ta, những thần thánh của chúng ta, vô số hình thức thờ phụng của chúng ta, và ở đó chúng ta chết, bỏ mặc cuộc sống trôi qua – cuộc sống đó mà là không cố định, liên tục đang thay đổi, thật mau lẹ, có chiều sâu lớn lao, một sức sống và vẻ đẹp lạ thường.

Bạn không nhận thấy rằng nếu bạn ngồi yên lặng trên bờ sông bạn nghe được bài ca của nó – tiếng vỗ của nước, âm thanh của dòng nước chảy qua? Luôn luôn có một ý thức của chuyển động, một chuyển động lạ lùng hướng về cái rộng hơn và sâu hơn. Nhưng trong cái ao nhỏ xíu đó không có chuyển động gì cả, nước của nó là tù hãm. Và nếu bạn quan sát bạn sẽ nhận thấy rằng đây là cái gì hầu hết chúng ta đều muốn: những cái ao tù hãm nhỏ xíu của sự tồn tại tách khỏi cuộc sống. Chúng ta nói rằng sự tồn tại ao tù của chúng ta là đúng, và chúng ta đã sáng chế ra một triết lý để chứng minh điều đó đúng; chúng ta đã phát triển những lý thuyết xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo để ủng hộ nó, và chúng ta không muốn bị quấy rầy bởi vì, bạn thấy không, điều gì chúng ta theo đuổi là một ý thức của bền vững.

Bạn có biết tìm kiếm sự bền vững là gì hay không? Nó có nghĩa là muốn những vui thú tiếp tục vô tận và muốn đau khổ chấm dứt càng mau càng tốt. Chúng ta muốn cái tên mà chúng ta mang được nổi tiếng và muốn tiếp tục qua gia đình, qua tài sản. Chúng ta muốn một ý thức của bền vững trong những liên hệ của chúng ta, trong những hoạt động của chúng ta, mà có nghĩa rằng chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống liên tục, kéo dài trong cái ao tù hãm; chúng ta không muốn bất kỳ sự thay đổi thực sự nào ở đó, vì vậy chúng ta đã xây dựng nên một xã hội đảm bảo cho chúng ta sự bền vững của tài sản, của tên tuổi, của danh tiếng.

Nhưng bạn thấy không, cuộc sống không giống như thế chút nào cả; cuộc sống không bền vững. Giống như những chiếc lá rơi khỏi một cái cây, tất cả mọi sự vật đều không bền vững, không có gì tồn tại ; luôn luôn có sự thay đổi và cái chết. Bạn có khi nào nhìn thấy một cái cây đang đứng trơ trụi tương phản với bầu trời, nó đẹp làm sao đâu? Tất cả những cành của nó đều hiển hiện theo đường nét, và trong sự trơ trụi của nó có một bài thơ, có một bài ca. Mỗi chiếc lá đều rụng hết và nó đang ngóng trông mùa xuân. Khi mùa xuân đến cái cây lại tràn đầy tiếng nhạc của nhiều chiếc lá, mà vào đúng mùa lại rơi rụng và bị thổi bay đi, và đó là phương cách của cuộc sống.

Nhưng chúng ta không muốn bất kỳ sự việc nào thuộc loại đó. Chúng ta bám vào con cái của chúng ta, vào những truyền thống của chúng ta, vào xã hội của chúng ta, vào tên tuổi của chúng ta và những đức hạnh nhỏ nhoi của chúng ta, bởi vì chúng ta muốn sự bền vững; và đó là lý do tại sao chúng ta sợ chết. Chúng ta khiếp sợ khi mất đi những sự việc mà chúng ta biết. Nhưng cuộc sống không là cái gì chúng ta muốn nó hiện diện; cuộc sống không bền vững gì cả. Chim chóc chết, tuyết tan, cây cối bị gãy hay bị tàn phá bởi những cơn bão, và vân vân. Nhưng chúng ta muốn mọi thứ cho chúng ta sự thỏa mãn đều được bền vững; chúng ta muốn chức vụ, uy quyền chúng ta có trên những người khác, được kéo dài mãi mãi. Chúng ta từ chối chấp nhận cuộc sống như nó hiện diện trong thực tế, sự thật.

Sự thật rằng là cuộc sống giống như con sông: chuyển động không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm kiếm, khám phá, xô đẩy, tràn qua bờ, thâm nhập mọi khe rãnh với nguồn nước của nó. Nhưng bạn thấy không, cái trí sẽ không cho phép điều đó xảy ra cho nó. Cái trí nhận thấy rằng thật là nguy hiểm, liều lĩnh, khi sống trong một tình trạng không bền vững, không an toàn, vì vậy nó xây dựng một bức tường quanh chính nó; bức tường của truyền thống, của tôn giáo có tổ chức, của những lý thuyết chính trị và xã hội. Gia đình, tên tuổi, tài sản, những đức hạnh nhỏ nhoi mà chúng ta đã vun quén – đây là mọi thứ ở trong những bức tường, tách biệt khỏi cuộc sống. Cuộc sống là chuyển động, không bền vững, và nó liên tục cố gắng để xuyên thấu, để phá vỡ những bức tường này, mà đằng sau chúng có hoang mang, rối loạn và đau khổ. Thần thánh trong những bức tường này đều là những thần thánh giả dối, và những tác phẩm lẫn những triết lý của họ không có ý nghĩa gì cả bởi vì cuộc sống vượt khỏi chúng.

Bây giờ, một cái trí không có những bức tường, không bị đè nặng bởi những thu lợi, tích lũy, hiểu biết riêng của nó, một cái trí sống không thời gian, không an toàn – với một cái trí như thế đó, cuộc sống là một sự việc lạ thường. Một cái trí như thế đó tự chính nó là cuộc sống, bởi vì cuộc sống không có nơi nghỉ ngơi. Nhưng hầu hết chúng ta đều muốn có một nơi nghỉ ngơi; chúng ta muốn một ngôi nhà nhỏ, một cái tên, một vị trí, và chúng ta nói những sự việc này là rất quan trọng. Chúng ta đòi hỏi sự bền vững và tạo ra một nền văn hoá được dựa vào đòi hỏi này, sáng chế ra những thần thánh mà không phải là thần thánh gì cả nhưng chỉ là một chiếu rọi những ham muốn riêng của chúng ta.

Một cái trí đang tìm kiếm bền vững chẳng mấy chốc sẽ trì trệ; giống như cái ao đó dọc theo con sông, chẳng mấy chốc đầy rác rưởi, thối rữa. Chỉ có một cái trí không còn những bức tường, không nơi bấu víu, không rào chắn, không nơi nghỉ ngơi, một cái trí đang chuyển động hoàn toàn cùng cuộc sống, đang xô đẩy không ngừng nghỉ, đang thông hiểu, đang nổ tung – chỉ một cái trí như thế đó mới có thể hạnh phúc, mới mẻ mãi mãi, bởi vì nó có tánh sáng tạo trong chính nó.

Bạn có hiểu tôi đang nói về điều gì hay không? Bạn nên hiểu, bởi vì tất cả điều này là bộ phận của nền giáo dục thật sự và, khi bạn hiểu rõ nó, toàn cuộc sống của bạn sẽ được thay đổi, liên hệ của bạn với thế giới, với người láng giềng của bạn, với người vợ hay người chồng của bạn, sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Lúc đó bạn sẽ không cố gắng để thành tựu chính mình qua bất kỳ sự việc gì, đang thấy rằng việc theo đuổi sự thành tựu chỉ mời mọc thêm khốn khổ và sầu não. Đó là lý do do tại sao bạn nên hỏi những giáo viên của bạn về tất cả điều này và thảo luận nó giữa các bạn. Nếu bạn hiểu rõ nó, bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ sự thật lạ thường của cuộc sống là gì, và trong hiểu biết rõ ràng đó có vẻ đẹp và tình yêu lớn lao, nở hoa của tốt lành. Nhưng những nỗ lực của một cái trí đang tìm kiếm một cái ao của an toàn, của bền vững, chỉ có thể dẫn đến sự tối tăm và phân hóa. Ngay khi đã được thiết lập trong một cái ao, một cái trí như thế đó sợ hãi để mạo hiểm ra ngoài, để thông hiểu, để khám phá; nhưng sự thật, Chúa, thực tại hay bất kỳ cái gì bạn muốn, ở bên ngoài cái ao.

Bạn có biết tôn giáo là gì không? Nó không ở trong những câu kinh, nó không ở trong thực hành những nghi lễ, hay là bất kỳ nghi thức nào khác, nó không ở trong sự thờ phụng những vị thần thánh bằng thiếc hay những hình ảnh bằng đá, nó không ở trong những đền chùa và những nhà thờ, nó không ở trong việc đọc kinh Bible hay kinh Gita, nó không ở trong sự lặp đi lặp lại một cái tên thiêng liêng hay trong việc theo đuổi một điều mê tín nào đó được sáng chế ra bởi con người. Những việc này không là tôn giáo.

Tôn giáo là trạng thái cảm thấy của tốt lành, tình yêu đó mà giống như con sông, đang sống, đang chuyển động mãi mãi. Trong trạng thái đó bạn sẽ phát hiện ra rằng kia kìa có một khoảnh khắc khi không còn bất kỳ tìm kiếm nào cả; và sự kết thúc của tìm kiếm này là khởi đầu của một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Tìm kiếm Chúa, sự thật, cảm thấy của hoàn toàn tốt lành – không phải là sự vun quén của tốt lành, của khiêm tốn, nhưng tìm kiếm từ một cái gì đó vượt khỏi những sáng chế và những ma mãnh của cái trí, mà có nghĩa rằng có một cảm thấy cho một cái gì đó, đang sống trong nó, đang là nó – đó là tôn giáo thực sự. Nhưng bạn có thể làm được việc đó chỉ khi nào bạn rời khỏi cái ao mà bạn đã đào cho chính mình và đi ra ngoài để vào con sông của cuộc sống. Vậy thì cuộc sống có một cách kinh ngạc để chăm sóc bạn, bởi vì lúc đó không còn sự chăm sóc nào về phần bạn nữa. Cuộc sống chuyên chở bạn đến nơi nó muốn bởi vì bạn là một bộ phận của chính nó; lúc đó không còn vấn đề của an toàn, của người ta nói gì hay không nói gì, và đó là vẻ đẹp của cuộc sống.

Người hỏi: Điều gì làm cho chúng ta sợ chết?

Krishnamurti: Bạn nghĩ rằng một chiếc lá rơi xuống mặt đất có sợ hãi chết hay sao? Bạn nghĩ rằng một con chim sống trong sợ hãi chết à? Nó gặp gỡ chết khi chết đến; nhưng nó không quan tâm đến chết, nó quá bận rộn cùng đang sống, cùng bắt những côn trùng, làm một cái tổ, hót một bài hát, bay vì niềm vui được bay. Bạn có khi nào nhìn ngắm những con chim lượn lờ vút cao trong không gian không cần vẫy cánh, đang được mang đi bởi cơn gió hay không? Chúng dường như thích thú vô tận. Chúng không lo ngại chết. Nếu chết đến thì cũng được thôi, chúng kết thúc. Không có lo ngại chuyện gì sắp xảy ra; chúng đang sống khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, phải vậy không? Chính là chúng ta những con người mới luôn luôn sợ chết – bởi vì chúng ta không đang sống. Đó là điều rắc rối: chúng ta đang chết, chúng ta không đang sống. Những người già ở gần gần nấm mồ, và những người trẻ thì không xa đó lắm.

Bạn thấy không, có sự lo lắng này với chết bởi vì chúng ta sợ hãi mất đi cái đã được biết, những thứ mà chúng ta đã thâu lượm. Chúng ta sợ hãi mất đi người vợ hay người chồng, một đứa con hay người bạn; chúng ta sợ hãi mất đi những gì chúng ta đã học được, đã tích lũy được. Nếu chúng ta có thể mang theo tất cả những thứ mà chúng ta đã thâu lượm – bạn bè của chúng ta, những sở hữu của chúng ta, những đức hạnh của chúng ta, nhân cách của chúng ta – vậy thì chúng ta không sợ chết, phải vậy không? Đây là lý do tại sao chúng ta bịa đặt những lý thuyết về chết và đời sau. Nhưng sự thật là rằng chết là một kết thúc và hầu hết mọi người chúng ta đều không sẵn lòng đối diện với sự thật này. Chúng ta không muốn rời bỏ cái đã được biết; vì vậy chính do sự bấu víu vào cái đã được biết mới tạo ra sợ hãi trong chúng ta, không phải là cái không được biết. Cái không được biết không thể nào trực nhận được bởi cái đã được biết. Nhưng cái trí, được cấu thành từ cái đã được biết, nói rằng, “tôi sắp kết thúc,” và vì vậy nó bị sợ hãi.

Bây giờ, nếu bạn có thể sống từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác và không lo ngại về tương lai, nếu bạn sống không có tư tưởng về ngày mai – mà không có nghĩa một hời hợt của bận rộn ngày hôm nay; nếu, ý thức được toàn qui trình của cái đã được biết, bạn có thể buông bỏ cái đã được biết, xóa sạch nó hoàn toàn, rồi thì bạn phát giác rằng một sự việc kinh ngạc xảy ra. Hãy thử nó trong một ngày – gạt đi mọi thứ bạn biết, quên nó đi, và chỉ nhìn điều gì đang xảy ra. Đừng đem theo những lo âu của bạn từ ngày này sang ngày khác, từ giờ này sang giờ khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, hãy buông bỏ tất cả chúng đi, và bạn sẽ thấy rằng từ buông bỏ này có một sống lạ thường mà gồm cả sống và chết. Chết chỉ là kết thúc của một cái gì đó, và trong chính chết đó có một cái mới mẻ lại.

Người hỏi: Người ta nói rằng trong mỗi người chúng ta đều có chân lý vĩnh cửu và không thời gian; nhưng, vì cuộc sống chúng ta rất ngắn ngủi, làm thế nào có chân lý trong chúng ta?

Krishnamurti: Bạn thấy không, chúng ta đã biến chân lý thành một cái gì đó vĩnh cửu. Và chân lý có vĩnh cửu hay không? Nếu nó vĩnh cửu, vậy thì nó vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian. Khi nói một cái gì đó là vĩnh cửu ngụ ý rằng nó tiếp tục; và cái gì tiếp tục không là chân lý. Đó là vẻ đẹp của chân lý: nó phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không phải được ghi nhớ. Một chân lý được ghi nhớ là một sự việc không còn sinh khí. Chân lý phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc bởi vì nó đang sống, nó không bao giờ giống nhau; và tuy nhiên mỗi lần bạn phát hiện nó, nó lại giống y hệt.

Điều quan trọng là không tạo ra một lý thuyết của chân lý, không nói rằng chân lý là vĩnh cửu trong chúng ta và tất cả chuyện còn lại của nó – đó là một sáng chế của những con người già nua khiếp sợ cả chết lẫn sống. Những lý thuyết tuyệt vời này – rằng chân lý là vĩnh cửu, rằng bạn không cần phải sợ hãi bởi vì bạn là một linh hồn bất diệt, và vân vân – đã được sáng chế ra bởi những con người khiếp sợ mà cái trí của họ đang thối rữa và những triết lý của họ không có giá trị gì cả. Sự thật là rằng chân lý là sống, và sống không có vĩnh cửu. Sống phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày; nó phải được phát hiện, nó không thể trở thành quen thuộc. Nếu bạn quen thuộc với ý nghĩ rằng bạn biết sống, bạn không đang sống. Ba bữa ăn mỗi ngày, quần áo, chỗ ở, ái ân, công việc của bạn, vui chơi của bạn và qui trình suy nghĩ của bạn – cái qui trình, lặp đi lặp lại, nhàm chán đó không là sống. Sống là một cái gì đó để được phát hiện; và bạn không thể nào phát hiện nó nếu bạn không chết đi, nếu bạn không xóa đi tất cả những thứ mà bạn đã tìm được. Hãy thử nghiệm điều gì tôi đang nói. Hãy gạt đi những triết lý của bạn, những tôn giáo của bạn, những phong tục của bạn, những điều cấm kỵ thuộc chủng tộc của bạn và tất cả những chuyện đó, vì chúng không là sống. Nếu bạn bị trói buộc trong những sự việc kia bạn sẽ không bao giờ phát hiện được sống; và chức năng của giáo dục, chắc chắn như vậy, là giúp đỡ bạn luôn luôn phát hiện sống.

Một người nói rằng anh ta biết không còn sinh khí nữa. Nhưng một người nghĩ rằng, “Tôi không biết,” đang khám phá, đang tìm ra, không đang tìm kiếm một kết thúc, không đang suy nghĩ dựa vào ý tưởng đến hay trở thành – một người như thế đang sống, và đang sống đó là chân lý.

Người hỏi: Tôi có thể có một ý tưởng hoàn hảo hay không?

Krishnamurti: Có thể bạn có được. Bằng cách giả thuyết, phỏng đoán, chiếu rọi, bằng cách nói rằng, “Đây là xấu xa và kia là hoàn hảo,” bạn sẽ có một ý tưởng của sự hoàn hảo. Nhưng ý tưởng của hoàn hảo đó, giống như niềm tin của bạn trong Chúa, không có ý nghĩa gì cả. Hoàn hảo là một cái gì đó được sống trong một khoảnh khắc không được định trước, và khoảnh khắc đó không có sự tiếp tục; vì vậy hoàn hảo không thể nào được suy nghĩ ra, và cũng không thể nào tìm được một phương pháp biến nó thành vĩnh cửu. Chỉ có cái trí rất yên lặng, không có ý định từ trước, không sáng chế, không chiếu rọi, mới có thể biết được một khoảnh khắc của hoàn hảo, một khoảnh khắc mà là trọn vẹn.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại muốn trả thù bằng cách gây tổn thương người đã gây tổn thương cho chúng ta?

Krishnamurti: Đó là phản ứng thuộc về sinh tồn, thuộc bản năng, phải vậy không? Trái lại, cái trí thông minh, cái trí tỉnh thức, đã suy nghĩ về nó rất sâu sắc, cảm thấy không có ham muốn đánh trả lại – không phải bởi vì nó đang cố gắng có đạo đức hay tu dưỡng sự tha thứ, nhưng bởi vì nó thấy rằng đánh trả lại là ngu ngốc, nó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng bạn thấy không, điều đó đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc.

Người hỏi: Tôi có niềm vui khi chọc ghẹo những người khác, nhưng chính tôi lại tức giận khi bị chọc ghẹo.

Krishnamurti: Tôi sợ rằng nó cũng như vậy đối với những người lớn. Hầu hết chúng ta thích khai thác những người khác, nhưng chúng ta lại không thích bị khai thác. Muốn gây tổn thương hay muốn gây bực dọc cho những người khác là trạng thái thiếu suy nghĩ nhất, phải vậy không? Nó phát sinh từ lối sống tự cho mình là trung tâm. Dù bạn hay người bạn khác thích được chọc ghẹo, vì vậy tại sao cả hai không chấm dứt chọc ghẹo? Đó là sự thể hiện có suy nghĩ chín chắn.

Người hỏi: Công việc của con người là gì?

Krishnamurti: Bạn nghĩ nó là gì? Nó có phải là học tập, đậu những kỳ thi, có một việc làm và làm nó trong suốt cuộc đời của bạn? Nó có phải là đi đến đền chùa, tham gia những tổ chức, đưa ra những đổi mới khác nhau? Có phải công việc của con người là giết những thú vật cho lương thực riêng của anh ấy? Có phải công việc của con người là xây một cây cầu cho chiếc xe lửa băng qua, đào những cái giếng trong vùng đất khô cạn, tìm ra dầu mỏ, leo lên những ngọn núi, chinh phục quả đất và không gian, làm những bài thơ, vẽ, thương yêu, căm ghét? Tất cả những việc này là công việc của con người phải không? Xây dựng những nền văn minh bị sụp đổ trong vài thế kỷ, tạo ra những cuộc chiến tranh, sáng chế Chúa trong hình ảnh riêng của con người, giết chóc những người khác nhân danh tôn giáo hay chính thể, nói chuyện về hoà bình và tình huynh đệ trong khi lại chiếm giữ quyền lực và thô bạo với những người khác – đây là điều gì con người đang làm quanh bạn, phải vậy không? Và đây là công việc thực sự của con người hay sao?

Bạn có thể thấy rằng tất cả những việc này đều dẫn đến hủy diệt và đau khổ, đến hỗn loạn và vô vọng. Những thứ xa xỉ lớn lao tồn tại kề bên khốn khổ cực độ; bệnh tật và đói khát, cùng những cái tủ lạnh và máy bay phản lực. Tất cả những việc này là công việc của con người; và khi bạn thấy nó bạn không tự hỏi chính mình, “Đó là tất cả à? Bộ không có cái gì khác nữa mà là công việc thực sự của con người hay sao?” Nếu chúng ta có thể tìm ra điều gì là công việc thực sự của con người, vậy thì những chiếc máy bay phản lực, những cái máy giặt, những cây cầu, nhà trọ, tất cả sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn; nhưng nếu không tìm được công việc thực sự của con người là gì, chỉ mải mê buông thả trong những đổi mới, trong việc đẽo gọt cái gì con người đã làm, sẽ không dẫn đến nơi nào cả.

Vì vậy, công việc thực sự của con người là gì? Chắc chắn công việc thực sự của con người là khám phá sự thật, Chúa; nó là thương yêu và không bị trói buộc vào những hoạt động khép kín riêng của anh ấy. Trong chính sự khám phá cái gì là sự thật có tình yêu, và tình yêu đó trong liên hệ của con người với con người sẽ sáng tạo một văn minh khác hẳn, một thế giới mới mẻ.

Người hỏi: Tại sao chúng ta thờ phụng Chúa?

Krishnamurti: Tôi e rằng chúng ta không thờ phụng Chúa. Đừng cười. Bạn thấy không, chúng ta không yêu Chúa; nếu chúng ta có yêu Chúa, sẽ không có việc này mà chúng ta gọi là thờ phụng. Chúng ta thờ phụng Chúa bởi vì chúng ta sợ hãi Ngài; có sợ hãi trong những quả tim của chúng ta, không phải là thương yêu. Đền chùa, nghi lễ, sự ràng buộc thiêng liêng – những sự việc này không thuộc về Chúa, chúng là những tạo tác của lòng kiêu hãnh và sợ hãi của con người. Chỉ những người bất hạnh, những người sợ hãi mới thờ phụng Chúa. Những người mà có của cải, chức vụ và quyền hành không là những người hạnh phúc. Một người tham vọng là một người bất hạnh nhất. Hạnh phúc đến chỉ khi nào bạn được tự do khỏi tất cả những điều đó – và vì vậy bạn không thờ phụng Chúa. Chính những người đau khổ, những người bị hành hạ, những người thất vọng mới lê lết đến một ngôi đền; nhưng nếu họ gạt đi điều tạm gọi là thờ phụng và hiểu rõ sự đau khổ của họ, vậy thì họ sẽ là những người đàn ông và người đàn bà hạnh phúc, vì họ sẽ khám phá sự thật là gì, Chúa là gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 11728)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
17/09/2012(Xem: 9222)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
14/09/2012(Xem: 8832)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
01/09/2012(Xem: 3593)
Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện vào tuần lễ cuối tháng 8-2012. Lần này là từ các tăng ni Hoa Kỳ. Tiến hóa hay là sáng tạo? Có phải các chủng loại trên địa cầu đã tiến hóa qua các dạng đời sống khác nhau, hay có phải con người là sản phẩm của một đấng Thượng Đế tạo ra theo mô hình của ngài?
31/08/2012(Xem: 4139)
Để đưa thế giới u ám bước ra đạo lộ ánh sáng và văn minh, ngày nay vấn đề nam nữ bình đẳng đã trở thành đề tài nghiêm trọng cho các nhà Nhân quyền và Nữ quyền. Tôn giáo và chính trị độc tài đã làm cho các nhà lãnh đạo Nhân quyền phải nhức nhối vì những tư tưởng cực đoan nhân danh giới điều của thần thánh… đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Để có cái nhìn đúng với giáo lý từ bi và trong sáng của Đạo Phật, người dịch xin giới thiệu forum dưới đây để Tăng Ni, những ai có trí tuệ thì xin hãy bước vào trang web với đường link dưới đây và cùng nhau làm sáng tỏ tinh thần bình đẳng của Đức Phật.
29/08/2012(Xem: 10747)
Bát-nhã Tâm Kinh, một bản kinh rất quan trọng trong truyền thống văn học Đại thừa, có tên đầy đủ trong âm Hán Việt là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh. Vì gọi tắt là Tâm Kinh, nên nhiều người đã hiểu lầm rằng đây là bài kinh dạy về tâm, phân tích về tâm và càng hiểu lầm hơn, đó là bài kinh phân tích về trái tim. Có thể tạm hiểu nôm na Bát-nhã Tâm Kinh là kinh nói về trái tim tuệ giác, hay là tinh hoa giác ngộ tuyệt đỉnh, hay là vô thượng bồ đề, nói ở góc độ cốt lõi nhất, cô đọng nhất và mô tả đúng được cái thực tại của trí tuệ nhất.
02/08/2012(Xem: 16603)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11520)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
24/07/2012(Xem: 15233)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
13/07/2012(Xem: 3571)
Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì chữ chữ "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ. Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan. Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự là. Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết. Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]